Nhiều năm trước, Lôi Bản Xương ở chỗ này vô tình gặp được một tên đạo mộ tặc, đạo mộ tặc đó nói cho ông cụ biết, trong rừng thông phía sau núi, có một mộ cổ, nấm long quan trong mộ đã bắt đầu lớn, ba năm sau bất cứ lúc nào vào cũng có thể lấy. Tuổi ông cụ đã ngày càng cao, vốn cũng không muốn sử dụng loại bàng môn tả đạo này, nhưng đến giờ, đây có thể là cơ hội duy nhất để ông cụ được câu con cá này khi còn sống.
Tôi nghe đã đại khái biết chuyện gì xảy ra, bao gồm những thứ ông cụ muốn nói hay không muốn nói. Trước đó ông cụ nói ông cầm đèn năm mươi mấy năm, vừa thấy Muộn Du Bình cũng biết hắn làm nghề đó.
Cầm đèn là một trong những tiếng lóng vùng Trung Nguyên, chính là chỉ người phụ trách chia của lúc đổ đấu, mấy thập niên trước đồ trong cổ mộ vẫn còn nhiều, lúc chia đồ dựa theo chức trách, kinh nghiệm, mức độ mạo hiểm, mỗi người tham dự đều có tỷ lệ riêng. Loại tỷ lệ này lúc bắt đầu đều phải quy ước trước, phần lớn đều có mật ngữ, như chia “hoa mai”, hay chia “cá hố”, hoặc chia theo “vỏ xe lửa”, nhưng đạo mộ tặc trình độ văn hóa thấp, một khi đào ra thứ tốt, rất nhiều người sẽ đổi ý, cho nên phải có người cầm đèn, thật ra thì chính là sau khi đạo mộ tặc quy ước xong sẽ giao những kí hiệu hoa mai, cá hố, vỏ xe lửa, đại lão K cho hắn, như vậy nếu có người đổi ý sẽ cần tìm người cầm đèn nghiệm chứng, thắp đèn nhỡ có giở trò thì cũng đành chịu, nhưng người thắp đèn sẽ biết người nào tốt xấu, sau này khi lại gắp lạt ma, người khác thường sẽ hỏi ý kiến người cầm đèn.
(theo zhidao thì hình như đại lão K là chỉ quân bài K?!!?)
Kỳ thực chính là người đáng tin đứng ra chấm điểm.
Người cầm đèn gặp qua nhiều đạo mộ tặc, hơn 50 năm, gần như chỉ cần liếc một cái là có thể nhìn ra. Bàn Tử nói với tôi đúng tú bà là đứng giữa đám người chọn tiểu thư, nhìn đâu chuẩn đó. Là ngoại bát hành không giống với nghề nghiệp bình thường.
Tôi chăm chú nhìn ông cụ, cũng có chút cảm khái, nếu gặp lão tiền bối như vậy sớm vài năm, tôi hẳn sẽ phấn khởi lắm, người từng trả giơ tay nhấc chân đều có cảm giác bức người. Hôm nay ở thôn này gặp ông cụ này, thật ra thì cũng là một lão đại, điệu bộ của ông cụ, uống trà, nói năng, thật ra đều không tồi, nhưng chẳng biết từ lúc nào, tôi thấy những ông già như vậy, trong lòng chỉ còn thấy đáng thương .
Bạn từng đi xa hơn người ta, cho nên cũng không sợ hãi chút nào nữa.
“Loại cổ thư này tin được sao?” tôi nhìn tập photocopy ngư chí kia: “Sau núi mặc dù không biết ở đâu, nhưng nghe cũng biết cách nơi đây không quá xa, sao cụ không tự đi lấy. Mộ đã qua tay người trộm, hẳn cũng sẽ không có nguy hiểm gì.”
Lôi Bản Xương thở dài, lắc đầu nói: “Mặc dù tôi biết rất nhiều đạo mộ tặc, nhưng không biết tự đi. Thật ra mấy năm nay tôi cũng nhờ vả rất nhiều người, nhưng bọn họ đều không muốn giúp tôi. Những người này, mình không có lợi thì không giúp người.”
Cổ mộ kia hiển nhiên đã từng bị trộm qua, đến lượt tôi tôi cũng sẽ không vì giúp anh đào quan tài mà động can qua, nhưng ông cụ vừa nói, là có chuyện tốt muốn bàn với chúng tôi, tôi liền hỏi ông cụ là chuyện gì.
Ông già chợt nhìn cửa một lát, đứng dậy đóng cửa lại, sau đó trở lại trong phòng, đóng hết cửa phòng, sau đó nhờ chúng tôi giúp một tay, dọn hết cần câu trên tường đi. Chúng tôi kinh ngạc thấy, trên vách tường kia, vẽ rất nhiều đường cong.
Bút pháp của ông cụ rất tốt, những đường cong này đều có chú thích, vài đường xem qua là hiểu ngay, vẽ một vài đỉnh núi, bên trên đều có nét bút của ông cụ, dưới vài chân núi, vẽ rất nhiều con sông, tôi nhìn là biết kia phần lớn đều không phải là sông trong khe núi trên mặt đất, phần lớn là những đường cong màu đen, vẽ thành rất nhiều đường màu đen kỳ quái, đều là sông ngầm.
“Tôi ở đây câu cá dưới sông ngầm, để làm rõ hướng chảy của sông, sau khi tôi câu được cá sẽ gắn nhãn, rồi thả trở về. Hơn mười năm qua, thả cá ở hồ này, câu lên ở hồ kia, khoảng cách xa nhất là hơn ba mươi cây số, tôi liên hệ những quy luật đó, ký hiệu lại toàn bộ, tất cả đều ở đây, đây phần lớn là quỹ tích sông ngầm.” ông già rất hưng phấn, tựa như một đứa trẻ đem khoe cái đĩa DVD vàng mình giấu được.
Ba người chúng tôi đứng dậy, đứng thành một hàng học theo Muộn Du Bình đút tay vào túi, nhìn trên những hình trên vách tường. Những đường cong màu đen giống như biến thành mạch máu đen, trên những mạch máu này, viết rất nhiều con số. Có hơn mười mấy hàng.
“Đây là cái gì?”
“Đây là thời gian.” ông già nói: “Những con cá được thả ra ở đây, đều đi qua sông ngầm này, tới miệng hồ kế tiếp. Tôi đã đoán được độ phức tạp của sông ngầm. Cái này rất kỳ diệu, có mấy miệng hồ chỉ cách nhau hai cây số, nhưng cá đi qua sông ngầm cần thời gian đến mấy tháng. Có mấy miệng hồ cách nhau những ba mươi cây số, nhưng cá chỉ cần một buổi tối là có thể xuất hiện ở miệng hồ khác.”
“Do nước chảy sao?” tôi hỏi.
“Lúc đầu tôi cũng cho là như vậy, nhưng không đúng, bởi vì tôi thả cá ở một hồ ngoài ba mươi cây số xong, vẫn có thể trong một ngày ở một hồ ngược dòng câu được loại cá này, nếu như là vì nước chảy, phải là đơn hướng chứ không phải song hướng, sau đó tôi mới phát hiện, có thể có một cách giải thích khác. Có thể, không phải tất cả hồ đều được nối bởi sông ngầm, mà còn những thứ khác?”
Ông cụ chỉ vào trung tâm vách tường, có một vòng tròn lớn, bị tô đen kín hết, dường như tất cả sông ngầm, đều có liên hệ đến vòng tròn đen này.
“Đây là cái gì?” Bàn Tử hỏi.
“Đây là hồ ngầm.” ông già tiếp tục nói: “Nhưng đây không phải là hồ ngầm thiên nhiên, là hồ nhân tạo.”