Trọng Sinh 70: Trở Về Trước Ngày Kết Hôn Với Tra Nam

Chương 3: Bé con đã trở lại


2 tháng

trướctiếp

Trần Nhân bị dọa đến mức bật khóc thành tiếng, cô ta thật sự rất sợ, lỡ như đại đội đối xử với cô ta như kẻ thù của quốc gia rồi kéo cô ra phê bình, bắt cô ta ở trong chuồng bò thì phải làm sao.

Ngay vào lúc này đột nhiên Cố Nguyệt Hoài lên tiếng cắt ngang: “Đợi đã!”

Mắt Trần Nhân sáng rực lên, lòng thầm thở phào nhẹ nhõm, cô ta biết chắc chắn Cố Nguyệt Hoài không thể đối đầu với mình được, đây là người một lòng một dạ muốn gả cho anh trai mình, sao lại có thể ra tay tàn ác như thế với “cô em chồng tương lai” này được chứ?

Hoàng Phượng Anh nhìn Cố Nguyệt Hoài, bà ấy cũng nghĩ rằng cô hối hận rồi, muốn lên tiếng bênh vực cho Trần Nhân, dù sao thì số bột mì này cũng là của cô, nếu như cô không muốn truy cứu thì họ cũng không thể nói gì được.

“Chủ nhiệm Hoàng, là một “phần tử tri thức” đã được đi học vài ngày nhưng Trần Nhân lại biết là sai nhưng vẫn làm, theo lý thì nên phạt, hy vọng chủ nhiệm và bí thư có thể xử lý một cách công bằng và chính trực, đừng khiến quần chúng nhân dân thất vọng.”

“Lương thực là do mọi người cùng góp sức, cực khổ lắm mới trồng ra được, hầu hết mọi người đều từng trải qua “thời kỳ nạn đói ba năm” nên có lẽ cũng biết số bột mì ít ỏi mà Trần Nhân rải ra ngoài kia cũng đủ để cứu sống năm người sắp chết đói rồi!”

“Có câu “Khi no đừng quên lúc đói” “Tiết kiệm cần cù gạo đầy lu, vung tay phung phí kho cạn sạch”, hiện tại Trần Nhân đã quên mất những khó khăn trước đây rồi!”

Cố Nguyệt Hoài nói rất rõ ràng, rành mạch, nói đến mức giận run người, đến nỗi phải đưa cánh tay lên nắm chặt lại thành quyền.

Những lời nói của cô đã kích động cơn lửa giận trong lòng của mọi người, lúc này họ đồng loạt nhìn sang Trần Nhân, ánh mắt không khác gì đang nhìn kẻ địch cả, người lãng phí lương thực thì dựa vào đâu để tranh công điểm chứ? Dựa vào gì mà có thể sống an nhàn thoải mái hơn họ? - Bản edit thuộc quyền sở hữu của 𝖙y𝖙novel chỉ đăng tải duy nhất tại ứng dụng T Y T -

Lãnh đạo không sai, người sai là Trần Nhân.

Ba hồn bảy vía của Trần Nhân như bị đá bay ra khỏi thân xác, cô ta nhìn Cố Nguyệt Hoài, không dám tin đây là sự thật.

Đây là đồ ngu xuẩn trước đây còn mong sao được liếm ngón chân của cô ta sao?

Sau khi Hoàng Phượng Anh nghe Cố Nguyệt Hoài nói xong thì sắc mặt trở nên nghiêm túc hơn, trịnh trọng nói: “Xin đồng chí Cố yên tâm, cán bộ chúng tôi là những người phục vụ cho nhân dân, chắc chắn sẽ không đứng về phía những người không đứng đắn như Trần Nhân đâu!”

Trong lòng bà ấy, Cố Nguyệt Hoài với tiếng xấu đồn xa đã được thay bằng “đồng chí Cố”.

Cố Nguyệt Hoài cười, ánh mắt nhìn Hoàng Phượng Anh cũng đầy sự tin tưởng.

Bất chợt cô lại chỉ xuống đống bột mì đang nằm rơi vãi khắp nơi dưới đất: “Trước khi bắt Trần Nhân đi thì cháu hy vọng cô ta có thể bù đắp cho sai lầm của mình, nhặt tiền và bột mì lên để thể hiện thái độ biết sửa sai của mình.”

Trong đám đông, không biết là ai đã hô lên hưởng ứng: “Đúng! Đúng vậy! Làm sai thì phải biết sửa sai!”

Hoàng Phượng Anh quay đầu sang nhìn Trần Nhân, sắc mặt u ám nói: “Trần Nhân! Đồng chí Cố nói rất đúng, cô làm đi!”

Một chuỗi biến cố diễn ra liên tục đã khiến Trần Nhân hoảng sợ đến mức hai chân mềm nhũn, run lên bần bật từ nãy đến giờ, cô ta hoàn toàn không dám nghĩ đến cuộc đời sau này của mình sẽ ra sao, thế nên chỉ biết làm theo lời Hoàng Phượng Anh nói, làm gì dám hó hé tiếng nào? Mặt cô ta tối sầm lại ngồi xuống nhặt.

Tiền thì dễ nhặt, vấn đề là bột mì đã bị đổ ra hơn một nửa, chỉ có thể gom lại số bột mì nằm trên bề mặt thôi.

Trần Nhân làm xong thì lại run bần bật đưa nó cho Cố Nguyệt Hoài.

Cố Nguyệt Hoài nhìn vào đôi mắt tránh né không dám nhìn thẳng mình của Trần Nhân thì mỉm cười, nhưng ánh mắt ấy lại không hề có ý cười nào cả, cô bình tĩnh, thản nhiên nhận lấy tiền và túi bột mì từ tay đối phương, giọng nói rất chân thành: “Biết sai mà sửa là một việc vô cùng lớn lao.”

Trần Nhân nghe thấy giọng nói “vui vẻ hoà nhã” kia thì lưng bất chợt lạnh run.

Cố Nguyệt Hoài nhìn đi nơi khác, quay sang nói với Hoàng Phượng Anh: “Chủ nhiệm Hoàng, bác xem đầu óc cháu kìa, cháu không thể ở lại đây lâu được nữa, phải đến trạm y tế của công xã ngay để băng bó. Phía đại đội cháu không đi với bác được, nhưng cháu vô cùng tin tưởng vào cách làm việc của tổ chức.”

Hoàng Phượng Anh gật đầu: “Được thôi, cháu mau đi đi, đi bằng xe của đại đội ấy.”

Đại đội sản xuất Đại Lao Tử cách trạm y tế của công xã một đoạn đường khá xa, đầu của Cố Nguyệt Hoài bị thương khá nặng, trọng lượng của cô cũng không nhẹ nên nếu trên đường đến trạm y tế mà xảy ra chuyện gì không may thì cũng rất phiền phức, thế nên đi xe qua đó là tốt nhất.

Hoàng Phượng Anh nói xong thì lại gật đầu với một người đàn ông trung niên trong đám đông, bảo người đó nhanh chóng lấy xe bò đưa Cố Nguyệt Hoài đi.

Nếu đổi lại là trước đây thì chắc chắn sẽ không có ai tình nguyện bỏ mặc công điểm không làm mà chạy đi đưa Cố Nguyệt Hoài đến trạm y tế của công xã đâu, nhưng hôm nay không biết tại sao mà sau khi nghe xong những lời Cố Nguyệt Hoài nói thì họ bỗng thấy nhiệt huyết tràn trề, người được chỉ mặt cũng vui vẻ đồng ý ngay.

Cố Nguyệt Hoài cũng không hề từ chối, lên tiếng cảm ơn, vết thương của cô thật sự không thể kéo dài thêm nữa.

*

Trạm y tế của công xã.

Cố Nguyệt Hoài vừa đến thì đã bảo người kéo xe bò nhanh chóng quay về ngay.

Cả đại đội cũng chỉ có một con bò này thôi, bình thường nó được dùng để cày cuốc, được người dân nơi đây xem như báu vật vậy, cô có thể nhờ vào vết thương trên đầu mà ngồi một lần là vinh dự lắm rồi, nếu như còn dại dột dùng để quay về thì đúng thật là gây phiền phức cho mình.

Cô đi vào trạm y tế, nhờ bác sĩ may lại vết thương, bôi thuốc và băng bó lại, cuối cùng lấy thêm một tuýp thuốc mỡ rồi ra về.

Cả quá trình như thế tốn một đồng bảy.

Cố Nguyệt Hoài nhét tuýp thuốc mỡ vào túi, bước ra khỏi trạm y tế.

Cô đứng trước cửa trạm y tế, ngẩng đầu nhìn lên ánh mặt trời chói mắt, tự chế giễu cho cuộc đời mình, đúng thật là tai hoạ lưu lại ngàn năm mà, cô bị người ta hại chết, sau đó sống lại, quay về nơi bắt đầu mọi sự đau khổ của kiếp trước.

Kiếp này cô nhất định phải sống thật tốt, tuyệt đối không giẫm phải vết xe đổ của kiếp trước nữa!

*

Công xã Hoàng Oanh cách thôn Đại Lao Tử không xa lắm, nếu đi bộ thì khoảng hai mươi phút là đến.

Bây giờ đang là cuối thu, không khí mát mẻ dễ chịu, nếu đi bộ về thì trừ việc phải thở dốc do mệt ra thì cũng không có gì quá đáng cả.

Cố Nguyệt Hoài đi được vài bước thì chống eo thở dốc, cúi đầu nhìn xuống cơ thể to như thùng nước của mình thì thầm nở một nụ cười khổ, được sống lại là một chuyện rất tốt, chỉ có điều phải điều khiển cơ thể mập mạp, tròn trĩnh như thế này thì cảm thấy không quen cho lắm.

Vào kiếp trước, ba năm sau cô mới giảm cân thành công, kiếp này nhất định phải đẩy việc giảm cân lên sớm hơn mới được.

Trên con đường đất gập ghềnh ấy có rất nhiều người đi lại, đôi lúc cũng sẽ gặp vài người cưỡi xe lừa, xe bò hoặc là đẩy xe cút-kít thu hút những ánh nhìn ngưỡng mộ của những người đi bên cạnh.

Cố Nguyệt Hoài cũng là một “nhân vật” nổi danh khắp nơi gần xa, có không ít người phụ nữ lúc đi ngang qua cô còn âm thầm chỉ chỉ trỏ trỏ, nói xấu sau lưng cô nữa.

Một là mắng cô không biết xấu hổ, muốn gả vào nhà người ta đến phát điên rồi.

Hai là cảm thấy tiếc cho đội trưởng tiểu đội sản xuất số sáu của đại đội sản xuất Đại Lao Tử - Trần Nguyệt Thăng, sao anh ta lại bị một người như cô quấn lấy thế này?

Cố Nguyệt Hoài không thèm để ý, bỏ mặc những lời nói ấy ngoài tai, chỉ muốn nhanh chóng về nhà.

Được sống lại một kiếp, cô sẽ có thể được gặp lại cha và các anh lần nữa, nhớ lại kết cục bi thảm mà họ gặp phải và một con người không hề biết sợ hãi những điều ác ý và khinh thường trong kiếp trước như bản thân thì Cố Nguyệt Hoài lại cảm thấy tim mình như bị hàng ngàn cây kim đâm vào vậy.

Họ đối xử với cô tốt như thế, chỉ thiếu điều móc hết tim gan ra cho cô, nhưng còn cô thì sao?

Cố Nguyệt Hoài thấy khó chịu trong lòng, bước chân cũng nhanh hơn bình thường.

Cô rất mong được về nhà sớm để ôm lấy họ, chân thành nói với họ rằng: Bé con của họ đã về rồi đây.

Trước cửa thôn Đại Lão Tử có một giếng nước và một cây hòe lớn, trước đây trên cây hoè này có treo rất nhiều sợi dây đỏ được dùng để cầu phúc, nhưng sau đó lại bị xem là mê tín dị đoan nên đã có lệnh hoặc là chặt bỏ gốc cây đó, hoặc là tháo hết số dây đỏ đó xuống.

Cây hoè này đã được mấy trăm năm tuổi, người trong thôn không ai đành lòng đốn nó đi cả nên đã tháo hết số dây đỏ treo chằng chịt trên cây xuống.

Cố Nguyệt Hoài ngắm nhìn thêm một lúc rồi quay sang nơi khác, cả đoạn đường cô đi rất nhanh nên chẳng mấy chốc đã đến được cuối thôn Đại Lao Tử.

Cô thẫn thờ đứng nhìn căn nhà được xây bằng đất đá trước mặt mình, khoé mắt bắt đầu đỏ hoe.

Căn nhà này trông không hề có cao sang gì nhưng lại rất vững chắc, cũng được xem là bắt mắt trong thôn này, ai nấy cũng nói cha và những người anh của cô là những kẻ ăn không ngồi rồi, không làm được việc gì lớn, nhưng căn nhà này lại do họ dốc biết bao công sức, xây lên từng chút từng chút một.

Thế nên vào lúc người khác đều đang sống trong căn nhà sụp xệ rách nát thì gia đình cô đã được ở trong căn nhà bằng đất biết bao nhiêu người muốn mà không được.

 

 


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp