6.
Dù đã có lần tiếp xúc đó nhưng mối qu/an h/ệ giữa chúng tôi vẫn không hề thay đổi, gặp nhau trong trường cũng chẳng buồn chào hỏi, thậm chí cái gật đầu qua loa cũng không có.
Hội thao mùa thu đến gần. Dù đang học lớp 12, nhưng theo truyền thống của trường, khối cuối cấp vẫn phải tham gia.
Học sinh không đăng ký thi đấu có thể đi cổ vũ hoặc sinh hoạt tự do.
Tôi không đăng ký dự thi, suốt hôm trước chỉ cắm đầu học trong lớp.
"Nghe nói ngày mai Hạ Vân Lãng thi mấy môn đấy." Đang giải đề, Thôi Lạc ngồi cùng bàn bỗng lên tiếng nói.
Từ sau lần ấy, tôi và Thôi Lạc dần thân thiết hơn, câu chuyện cũng nhiều lên.
"Ồ." Đầu tiên là tôi hơi sửng sốt, sau đó nghĩ đến thân phận giả của mình, vội tiếp lời: "Cậu ấy có nhắc qua, nhưng tôi không hỏi kỹ."
Thôi Lạc gật đầu, sau đó còn nói: "Vậy mai mình cùng đi xem đi?"
Đâu có lý do gì để từ chối, tôi đành đồng ý.
7.
Ngày hôm sau không khí mát mẻ.
Không biết có phải vì sự hiện diện của Hạ Vân Lãng không mà sân vận động chật cứng người. Tôi và Thôi Lạc mãi mới tìm được chỗ ngồi.
Từng môn thi đấu diễn ra suôn sẻ, Hạ Vân Lãng hoàn thành các phần thi rất nhẹ nhàng, cũng giành thứ hạng rất cao.
Gần trưa, phần kịch tính nhất là chạy tiếp sức bốn trăm mét khiến ai nấy đều phấn khích.
Hạ Vân Lãng là người chạy chặng cuối cùng của đội.
Ban đầu mọi thứ đều thuận lợi, các lượt chuyền gậy trước đó đều trơn tru. Khi gậy đến tay cậu ấy, đội họ đã dẫn đầu.
Nhưng ở những mét cuối, một quả bóng từ đâu lao vụt tới, đ/ập thẳng vào người cậu ấy.
Lúc ấy, cậu ấy đang chạy nước rút nên không kịp tránh.
Hạ Vân Lãng bị quả bóng đ/ập ngã xuống đất, lăn liền mấy vòng do quán tính.
Đám đông đồng loạt thét lên.
Trong khoảnh khắc đó, tôi không chút suy nghĩ, vội vạch đám người xông vào đường chạy.
8.
Cậu ấy bị thương ở chân, trông khá nghiêm trọng. Bởi vì khi tôi chạy đến gọi, cậu ấy đ/au đến mức co quắp lại, mặt đỏ bừng cả lên.
Thấy tình cảnh ấy, tôi chẳng kịp suy nghĩ nhiều, phản ứng đầu tiên là kéo cậu ấy dậy, đỡ cậu ấy nằm lên lưng mình, sau đó dồn toàn lực mười tám năm sống trên đời, cõng cậu ấy lao thẳng về phía phòng y tế.
9.
May là không tổn thương xươ/ng, chỉ bị trật mắt cá chân và vài vết trầy da.
Bác sĩ trường khám kỹ cho cậu ấy rồi kê một ít th/uốc, dặn dò đủ điều.
Trong lúc đó, giáo viên và vài bạn học cũng kéo đến, vòng trong vòng ngoài xếp thành mấy lớp.
"Mọi người về đi." Thấy tình hình không nghiêm trọng, thầy giáo thở phào nhẹ nhõm.
Đám đông lục tục trở lại sân vận động.
Bác sĩ dặn Hạ Vân Lãng đừng đi lại ngay, hãy xoa bóp một lúc.
Đợi đến khi phòng y tế vắng người, tôi mới bước đến nói: "Để tôi giúp cậu."
Không biết vì bất ngờ thấy tôi xuất hiện hay ngạc nhiên vì tôi vẫn còn ở lại, ánh mắt cậu ấy thoáng chút bối rối.
"Trước kia tôi thường xoa bóp cho bà nội." Tôi tiếp tục xung phong nhận việc: "Tay nghề rất tốt."
Hạ Vân Lãng nhìn tôi vài giây, cuối cùng không từ chối.
Suốt quá trình chúng tôi im lặng, không ai cố gắng bắt chuyện.
Nhưng khi sắp kết thúc, cậu ấy đột nhiên đưa tay ra.
Khi tôi kịp nhận ra, chiếc khóa bình an giả trên cổ đã nằm gọn trong lòng bàn tay cậu ấy.
Tôi đỏ mặt cúi gằm, bối rối không biết xoay xở thế nào.
"Xin lỗi..." Tôi ấp úng thú nhận: "Chỉ là... lúc đó tôi... tôi thực sự không có ý gì khác..."
Hạ Vân Lãng không lên tiếng, tiếp tục nhìn chằm chằm vật trong tay.
"Xin lỗi."
Một lát sau, cậu ấy đặt chiếc khóa bình an xuống, ngả người vào thành giường.
"Cậu còn chưa nói cho tôi biết tên của cậu."
Tôi ngẩng lên, ngơ ngác nhìn cậu ấy, hơi bất ngờ trước câu hỏi.
"Nhóc con, cậu tên là gì?" Cậu ấy hỏi lại.
"Lê Văn." Tôi thì thầm đáp.
"Lê Văn." Cậu ấy lẩm nhẩm lặp lại: "Người nhỏ nhưng không ngờ sức lực lại lớn như vậy."
10.
Tối thứ bảy nào tôi cũng đi làm thêm, mỗi lần một chỗ khác nhau, khi thì quán bar, lúc lại đến
KTV hoặc chỗ tương tự.
Thỉnh thoảng tôi cũng nhận làm công nhật phân loại bưu kiện, nói chung thấy việc gì là làm nấy.
Chiều hôm thi cuối tháng mười một, nộp bài xong tôi lao ngay ra khỏi phòng thi vì buổi tối phải đi làm.
Công việc toàn lặt vặt như chạy nước, dọn dẹp nhưng do khuôn viên quá rộng mà chỉ mình tôi đảm nhận, bận đến mức ăn cơm cũng không kịp.
"Ôi trời." Khoảng chín giờ tối, vừa bước vào khu chơi bi-a đã nghe tiếng ai đó chế giễu: "Đại ca, anh ki/ếm đâu ra cây cơ rá/ch nát thế này?"
Tôi quay về hướng âm thanh, thấy Hạ Vân Lãng đứng cùng nhóm bạn chơi bóng rổ hôm trước, xen lẫn vài gương mặt lạ.
Trên tay cậu ấy đang cầm chính cây cơ tôi tặng.
Bước chân của tôi quá đột ngột khiến cả nhóm chú ý ngay.
"Cậu lo chuyện bao đồng làm gì." Hạ Vân Lãng liếc tôi rồi quay đi, giọng châm chọc: "Dù gì hôm nay cậu cũng sẽ phải khóc lóc xin tha."
Nhưng người bạn kia vẫn điềm nhiên, vừa nhún vai vừa tiếp lời:
"Chưa biết ai thua đâu. Nhưng giờ thắng thua với tôi không quan trọng bằng việc... ai có thể khiến thiếu gia nhà giàu như cậu bỏ cơ hàng chục triệu để dùng thứ vài trăm này?"
Nghe lời bọn họ nói, vừa quét dọn tôi vừa cúi gằm mặt vì ngượng... Hóa ra mình đúng là không biết lượng sức.
"Bớt xen vào chuyện người khác, rảnh thì lo mà xem lại mình đi."
Hai người tiếp tục cãi vã vài câu. Tôi chưa nghe hết đã vội bước ra ngoài.