Tác Giả: Thanh Hoa

Gió chiều nhè nhẹ lùa qua khe cửa, mang theo mùi rơm rạ ngai ngái, phả vào gian nhà nhỏ đơn sơ. Bên trong, Lê Văn Toản và Trần Thị Lệ ngồi đối diện bà mối Lương, vẻ mặt trĩu nặng những tâm sự.

Bà Lương, dáng người mập mạp, vận áo tứ thân gọn gàng, đầu quấn khăn chỉnh tề, tay nâng chén nước lên hớp một ngụm rồi mới thong thả cất giọng.

“Ông bà Lê, chuyện hôn nhân của Tử An, ta thấy cũng nên có quyết định rõ ràng. Nhà trai chờ đã lâu, sính lễ cũng đã trao, không thể kéo dài mãi được.”

Lê Văn Toản thoáng cau mày, nhìn xuống chén nước trước mặt. Còn Trần Thị Lệ thì khẽ nắm chặt tà áo, giọng nói có phần do dự.

“Bà Lương, chúng tôi cũng không muốn dây dưa, nhưng Tử An năm nay mới mười hai, liệu có sớm quá không? Dù sao song nhi thân thể yếu hơn nam tử bình thường, sợ rằng chưa gánh vác được việc gia đình…”

Bà mối mỉm cười, giọng nói vừa ngọt ngào vừa mang theo chút rắn rỏi.

“Bà nghĩ vậy là sai rồi. Mười hai đã không còn nhỏ nữa, song nhi nếu không gả sớm thì chỉ có nước ở giá. Hơn nữa, bên nhà trai bát tự hợp lắm, sau này chắc chắn phu thê hòa thuận, con đàn cháu đống. Ông bà thử nghĩ mà xem, có gia đình nào muốn cưới song nhi đã quá mười lăm đâu? Đến khi ấy, dù muốn gả cũng chẳng ai chịu rước.”

Lê Văn Toản nghe vậy thì thở dài, vẫn còn lưỡng lự. Ông biết bản thân đã nhận tiền thì nên gả con qua sớm cho nhà trai đỡ lo. Nhưng con ông còn nhỏ, nếu không phải vì tiền thuốc cho con trai ông cũng thực sự không muốn làm như vậy.

“Vậy… nhà trai có nói khi nào sẽ qua làm Lễ Ăn Hỏi chưa?”

Bà Lương vỗ tay cười tươi.

“ Nếu ông bà chịu thì ngày mốt thôi! Nhà trai đã chuẩn bị đâu ra đó rồi. Đợi làm xong Lễ Ăn Hỏi, đến cuối vụ của năm là có thể đón dâu luôn cũng nhanh lắm.”

Trần Thị Lệ nghe vậy thì thoáng giật mình, đưa mắt nhìn trượng phu, ánh mắt có chút bối rối.

Toản dù không nói gì, nhưng trong lòng cũng đã nghiêng về phía bà mối. Quả thật bà ấy nói không sai.

Ở gian phòng nhỏ phía sau, Tử An nép sát vào vách gỗ, đôi mắt tròn xoe lấp lánh. Y vốn chỉ định nghe lén một chút, nhưng càng nghe, tim lại càng đập nhanh hơn.

Y hiểu chuyện gia đình nghèo khó, hiểu cha mẹ khó xử, nhưng cũng không khỏi dâng lên một nỗi mong chờ mơ hồ.

Hôn nhân với y là một khái niệm xa lạ nhưng cũng đầy tò mò. Y từng nghe các chị trong làng kể chuyện cưới gả, nói rằng có người nâng khăn sửa túi, có người sẽ che chở cả đời… Trong lòng trẻ con non nớt, y không biết tương lai thế nào, nhưng nghĩ đến việc có một người gọi mình là phu lang, một người sẽ sống chung suốt đời, y lại thấy vừa lo lắng vừa có chút háo hức.

Nhưng y cũng có chút sợ, bởi trong làng y thấy không ít phu lang và dâu khi về nhà trượng phu luôn bị đánh đập.

Song nhi như y, ai rồi cũng phải xuất giá. Nếu phải gả đi, vậy thì có khi nào người kia sẽ đối xử tốt với y không? Hay người đó sẽ chửi mắng y, đánh y dù là việc nhỏ nhất.?

Bên ngoài, cuộc trò chuyện vẫn tiếp tục.

Trần Thị Lệ không kìm được, lên tiếng hỏi.

“Bà Lương, nhà trai rốt cuộc là người thế nào? Tính tình có tốt không?”

Bà mối cười khà khà.

“Thư sinh hiền lành, chịu khó, lại có chí tiến thủ, không phải kẻ lười biếng đâu. Ông bà cứ yên tâm, Tử An gả qua đó sẽ không chịu khổ đâu. Với lại ông bà đã hỏi nhiều lần lắm rồi.”

Những lời ấy như an ủi phần nào nỗi lo trong lòng hai vợ chồng. Lê Văn Toản gật gù, cuối cùng cũng cất giọng nhỏ nhẹ nói.

“Vậy để nhà tôi chuẩn bị mai làm lễ.”

Sau câu nói ấy, mọi thứ dường như đã định đoạt.

Tử An vẫn đứng sau cánh cửa, bàn tay nhỏ vô thức siết chặt lại. Y không biết mình đang mong chờ điều gì, nhưng trong lòng tựa như có một cơn gió nhẹ thổi qua, mang theo cả lo âu lẫn những cảm xúc lạ lẫm mà y không thể gọi tên.

Bà mối Lương rời đi, bóng lưng tròn trịa khuất dần nơi đầu ngõ, để lại trong căn nhà nhỏ một bầu không khí nặng nề khó nói.

Lê Văn Toản chậm rãi vuốt mặt, ánh mắt trầm ngâm nhìn ra khoảng sân trước nhà. Ông vốn là người ít nói, lại càng ít thể hiện cảm xúc, nhưng Trần Thị Lệ chỉ cần nhìn cũng hiểu rõ chồng mình đang suy nghĩ điều gì.

Bà đặt tay lên đầu gối, thở dài.

“Ông nghĩ sao?”. Bà biết ông vẫn xem trọng đứa con trai hơn, nhưng bà lại thương con quá, con bà ngoan như vậy lại nhỏ tuổi gả đi làm sao làm tốt trách nhiệm phu lang?. Lỡ may chồng không thương... Với bà biết Lý Văn Khải cũng không tốt như bà mối nói.

Toản không vội trả lời, một lúc lâu sau mới chậm rãi lên tiếng.

“Gả thì cũng phải gả thôi… Nhà mình nghèo, không có lựa chọn nào khác.”

Lệ mím môi, ánh mắt có chút phiền muộn. Hôn nhân của con, vốn là chuyện trọng đại, vậy mà giờ đây lại như một món hàng trao đổi để đổi lấy chút sính lễ mà lo cho đứa nhỏ đang bệnh. Nhưng bà cũng hiểu rõ, nếu không có số bạc ấy, đứa con út của bà có khi không qua khỏi mùa đông năm nay.

Trong lòng bà tràn ngập mâu thuẫn, vừa thương con lớn, vừa lo cho con nhỏ.

“Tử An còn nhỏ quá…” Bà lẩm bẩm, giọng nói như một lời tự nhủ hơn là mong chờ hồi đáp.

Bên cạnh, Toản cũng thở dài nặng nề.

“Song nhi mà quá tuổi thì ai rước? Đợi thêm hai, ba năm nữa, chưa chắc đã tìm được người chịu cưới. Nhà trai chịu đến hỏi, lại đưa sính lễ trước, cũng coi như có lòng.”

Lệ không nói gì thêm, chỉ lặng lẽ cúi đầu.

Ở gian nhà sau, Tử An ngồi bệt xuống chiếc phản gỗ, hai tay ôm lấy đầu gối, ánh mắt có chút hoang mang. Y không hoàn toàn hiểu hết những lo toan của cha mẹ, nhưng cũng không phải không nhận ra tình cảnh của gia đình.

Nhà nghèo, cha mẹ khổ sở vì tiền bạc. Nếu y có thể gả đi, có lẽ sẽ giúp cha mẹ bớt gánh nặng?

Nhưng hôn nhân là như thế nào? Y sẽ phải làm gì? Họ có thật sự đối tốt với y như lời bà mối nói không?

Tử An cúi đầu, ngón tay nhỏ vô thức vân vê vạt áo. Trong lòng y tràn ngập những cảm xúc đan xen—vừa lo sợ, vừa tò mò, lại có chút mong chờ mơ hồ.

Cả hai nhà Nguyễn và Lệ điều tất bật chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, mới chúc một ngày đã qua, liền nhanh chóng tới ngày Ăn Hỏi.

Lễ ăn hỏi là sự kiện trọng đại, dù hai nhà đều không khá giả nhưng không thể làm sơ sài. Cả họ Lý và họ Lệ đều tất bật chuẩn bị từ sáng sớm, ai nấy đều mong lễ nghi được chu toàn.

Nhà họ Lý chuẩn bị sính lễ từ sớm, quần áo chỉnh tề, người lớn cũng đã mời đủ. Chỉ cần đợi giờ lành liền lên đường qua nhà song nhi.

Trong sân nhà họ Lý, bà mối Lưu đến từ sớm, sau khi chuẩn bị gần xong hết bà ta quạt tay phe phẩy, giọng lanh lảnh.

“Sính lễ đâu? Để ta xem nào! Không thể để mất mặt trước nhà gái được!”

Những món sính lễ đã được gói ghém cẩn thận. Một bình rượu cho ông Lê Văn Toản, một chiếc vòng bạc cho bà Trần Thị Lệ. Còn lại một chiếc vòng bạc, một trâm cài tóc, một bộ quần áo mới là dành cho Lệ Tử An. Dù không quá nhiều, nhưng từng món đều thể hiện sự chu đáo.

Bà mối Lưu cầm chiếc vòng bạc lên, mắt sáng rỡ, xuýt xoa.

“Ôi chao, vòng bạc này tốt đấy! Còn có cả trâm cài, áo quần mới! Nhà trai có thành ý ghê chưa! Ở cái làng này, có bao nhiêu nhà gả con mà lễ ăn hỏi đã có đủ bạc, trâm, quần áo như vầy? Có người còn để dành đến ngày cưới mới trao đấy!”

Anh không ngờ trong mắt bản thân chuẩn bị sơ sài như vậy nhưng trong mắt người khác là mình chuẩn bị hơi nhiều. Đang suy nghĩ, anh đã nghe thấy giọng của trưởng thôn.

“Nhưng sính lễ thế này, lễ cưới có còn gì để trao không? Ăn hỏi là để báo hỷ, còn cưới hỏi mới là quan trọng nhất. Cháu không nghĩ đến chuyện để dành để ngày cưới trao được nhiều hơn, giúp cả hai nhà họ Lệ, họ Nguyễn được nở mày nở mặt à?”

Bà mối Lưu cũng gật gù.

“Đúng đó! Nhưng thôi, nhà trai đã chuẩn bị đủ đầy thế này, cũng coi như có lòng. Chỉ là lần sau làm gì cũng phải nghĩ xa hơn chút.”

Anh gật đầu, chậm rãi nói.

“Dạ thưa. Con suy nghĩ chưa chu toàn. Nhưng đã đưa ra rồi thì cũng không thể thu lại. Ngày cưới, con cũng sẽ chuẩn bị chu toàn không để mất mặt đâu ạ.”

Trưởng thôn hừ nhẹ một tiếng nhưng không nói gì thêm. Bà mối Lưu thấy anh chịu nhận sai cũng cười xòa.

“Thế mới phải chứ! Được rồi, chuẩn bị xuất phát thôi, không thì mặt trời đứng bóng mất!”

Lúc này nhà họ Lệ tất bật lo liệu, mặc dù đồ gần như đã chuẩn bị xong từ ngày hôm qua nhưng đến gần giờ vẫn còn lại một số việc.

Bên nhà họ Lệ, bà Trần Thị Lệ và dì của Tử An đang tất bật chuẩn bị chè nước, dọn dẹp lại sân nhà.

Bà con hàng xóm cũng kéo sang giúp đỡ, người lau bàn ghế, người chuẩn bị chén đĩa. Một bà thím đứng cạnh bà Lệ, cười nói.

“Song nhi nhà ngươi có phúc thật đó!, nhỏ tuổi đã có người cưới hỏi, không cần phải lo sau này không có ai để gả đi. Nhà trai lại là người đọc sách, còn là họ hàng với trưởng thôn.”

Bà Lệ cười nhẹ, nhưng trong lòng vẫn còn chút lo lắng. Đối với một gia đình như họ, việc gả con không chỉ là chuyện tình cảm hay danh dự mà còn ảnh hưởng đến mạng sống của con trai út.

Trong buồng, Lệ Tử An ngồi im lặng, bàn tay vân vê vạt áo mới. Y biết hôm nay là ngày quan trọng, nhưng lòng vẫn không khỏi thấp thỏm.

Lễ Ăn Hỏi đúng giờ được diễn ra.

Khi mặt trời lên cao, đoàn nhà trai chính thức lên đường.

Trưởng thôn và bà mối Lưu đi đầu, theo sau là anh cùng một số trưởng bối trong họ. Khi đến trước sân nhà họ Lệ, đoàn nhà trai dừng lại chỉnh trang lại y phục, sắp xếp đội hình ngay ngắn.

Bà mối Lưu bước lên trước, giọng nói vang dội.

“Hôm nay, nhà trai chúng tôi mang sính lễ đến xin hỏi cưới, mong nhà gái vui lòng nhận cho!”

Ông Lê Văn Toản ngồi trong nhà nhanh chóng ra mở cửa, ánh mắt mang chút nụ cười. Ông vội đáp mời mọi người vào nhà.

“Mời vào.”

Sau khi vào nhà, những món sính lễ được dâng lên. Dì của Tử An mở từng gói ra xem, chiếc vòng bạc, trâm cài tóc, áo quần mới đều được bày ngay ngắn.

Bà mối Lưu cười tít mắt, vỗ tay nói lớn.

“Nhìn xem, vòng bạc này, trâm cài này, quần áo mới nữa! Sính lễ thế này là rất có thành ý rồi!”

Bà ngừng lại, quay sang anh, lắc đầu nhẹ.

"Chỉ tiếc là lễ ăn hỏi đã đầy đủ thế này, không biết ngày cưới còn gì để trao nữa không?. Chắc là sẽ tốt hơn nhỉ." Bà ta nói một câu cho có lệ, vừa phòng trường hợp nếu như ngày cưới không được tốt như thế này thì cũng có lý do.

Một số người bên nhà gái cũng gật đầu tán thành.

Trưởng thôn hắng giọng.

“Cũng không trách thằng bé, nhà không có người lớn chuẩn bị được thế này cũng đã có lòng. Có thể nó không biết tính toán cho toàn. Nếu tới ngày cưới không được tốt thì mong thông gia thông cảm.”

Ông Toản nhanh chóng lắc đầu xua tay, “làm sao có thể trách được con rể.”

Anh nhìn mọi người xung quanh, hiểu được ý của họ. Vậy ra phong tục ở đây là phải để dành sính lễ quan trọng cho lễ cưới sao? Nhưng những sính lễ anh chuẩn bị này có quan trọng đâu, rõ là ngày cưới anh còn muốn tặng nhiều thêm.

Nhưng Lý Văn Hàn vẫn chắp tay xin lỗi.

“Là con suy nghĩ chưa chu toàn. Nhưng con có tấm lòng, mong nhạc phụ, nhạc mẫu đừng chê trách. Chuyện lễ cưới con cũng sẽ chuẩn bị chu toàn.”

Bà Lệ cảm thấy người con rể này thực sự rất lễ nghĩa, những sính lễ này đối với nhà mình thật sự đã rất nhiều. Dù cho lễ cưới có tặng ít hơn đi chăng nữa thì cũng không mất mặt. Bởi được sính lễ như vậy, trong làng ngoài con mình tới nay chắc cũng chỉ được vài ba người.

Lúc này, dì của Tử An bước vào buồng, dịu dàng nói.

“Tử An, ra chào nhà trai đi con.”

Cửa buồng mở, bóng dáng mảnh khảnh của Tử An xuất hiện.

Anh nhìn lên, thoáng sững lại. Anh thật sự đã quên mất một điều, cổ đại kết hôn rất sớm. Rõ ràng đối phương chỉ mới là một đứa nhóc a... Có lẽ vì du nhập với ký ức của Lý Đăng Khải mà anh xem việc này là bình thường mất rồi. Trong mấy ngày qua anh thật sự không nghĩ đến vấn đề này.

Lệ Tử An mặc bộ vải thô màu nâu, đơn giản nhưng sạch sẽ, gọn gàng. Làn da y nâu, đôi mắt rủ xuống, không dám nhìn thẳng vào anh, nhưng chính sự e dè ấy lại khiến người ta có cảm giác muốn che chở. Bởi nhìn không khác gì một đứa em trai, anh không tài nào xem đây là vợ mình được. Nếu xem là vợ anh cảm thấy mình thật là con mẹ nó biến thái.

Bà mối Lưu vỗ tay cười lớn.

“Ôi dào, xem kìa! Tiểu phu lang nhà ta xinh quá! Nhà trai có phúc ghê chưa!”

Những người xung quanh cũng cười rộ lên. Trưởng thôn Lý cũng chỉ gật gù. mặc dù song nhi nhà Lệ gia rất ưa nhìn nhưng cũng chưa đến mức đẹp, làn da dù gì cũng có chút thô.

Lễ ăn hỏi diễn ra trong bầu không khí vui vẻ. Hai bên gia đình bàn bạc ngày cưới, chuyện sính lễ, cỗ bàn. Sau khi mọi thứ xong xuôi, nhà trai cáo từ ra về, để lại sính lễ và hẹn ngày đón dâu.

Khi đoàn nhà trai rời đi, anh vô thức ngoảnh lại nhìn. Không khỏi suy nghĩ, mặc dù song nhi kia có chút đen, gầy nhưng quả thật khuôn mặt rất ưu tú. Nếu nuôi lên trắng trắng mềm mềm thì sẽ là một chàng trai thanh tú.

Tự phỉ nhổ bản thân, anh là đang thấy sắc nổi lòng ham với một đứa bé. Nhưng cũng tự hứa với bản thân, vì một ranh giới đạo đức anh chắc chắn sẽ đợi cậu bé đó lớn hơn một chút nữa, dù gì cũng là phu lang của mình. Xem như nuôi vợ từ nhỏ đi.

 

Tôi cũng cảm thấy mình biến thái, tại vì nếu cái độ tuổi này ở trong hiện thực mà kết hôn chắc ông công bị túm đầu đi mấy kiếp rồi...😂

Nhưng nó khá phù hợp với thời xưa á, theo tôi tìm hiểu thì độ tuổi kết hôn hợp lý cho con gái là từ 13 đến 16 tuổi. Nếu qua tuổi đó từ 16 đến 18 tuổi trở lên thì được gọi là gái lỡ thì.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play