Ngọn bấc trên chiếc đèn dầu lay động, hắt một quầng sáng mờ lên trang giấy. Nguyễn Đăng Khải cúi đầu, cẩn thận chép từng chữ. Nét bút của anh thanh tú nhưng dứt khoát, mực chưa kịp khô đã loang chút nhòe vì chất lượng giấy.
Bên ngoài, tiếng guốc gỗ lộp cộp trên nền sân đất. Một giọng đàn bà vang lên, vừa lanh lảnh vừa vội vã.
“Khải à! Sao còn chưa chuẩn bị? Lão nương tới đón ngươi đây!”
Cửa bị đẩy mạnh, bà mối Lê thị lách người vào trong, không buồn giữ ý tứ. Bà mối này là người do chính nguyên chủ trước kia mời tới lo liệu hôn sự. Vóc dáng đậm đà, gương mặt phúc hậu nhưng miệng thì lanh lẹ hơn bất cứ ai trong làng. Trong kí ức của Lý Đăng Khải trước nay đã quen với tính khí của bà ta, nên cũng không bất ngờ trước sự đường đột này.
Anh đặt bút xuống, thong thả xoa nhẹ cổ tay. “Bà mối đến rồi à?”
Lê thị chống tay lên hông, nhìn anh chằm chằm. “Ta không đến thì ngươi còn định ngồi chép sách tới khi nào? Hôn sự đã định, vậy mà ngươi chưa đi xem ngày lành tháng tốt, cũng chưa so tuổi hai đứa xem có hợp hay không. Lỡ mà không hợp thì còn biết đường mà hóa giải chứ!”
“ Việc hôn nhân đại sự cả đời của ngươi đấy”
Lý Văn Hàn im lặng một chút, rồi khẽ gật đầu. Việc này anh đã từng nghe bà mối nhắc từ trước với nguyên chủ, chỉ là anh chưa quen với các nghi lễ phức tạp của thời đại này, nên cứ lẫn lự mãi.
Thấy anh không phản đối, Lê thị liền giục. “Mau sửa soạn đi, ta đưa ngươi qua nhà thầy Lưu xem ngày. Ông ấy là người tinh tường nhất vùng, xem mệnh, chọn ngày cưới hỏi đều rất giỏi. Nếu ngươi không thích, ta có thể dẫn ngươi lên chùa, nhờ sư thầy chọn một ngày đẹp.”
Lý Văn Hàn nhìn bà mối, rồi nhìn ra ngoài cửa sổ. Bầu trời hôm nay cao và trong, mây trắng lững lờ trôi, đúng là ngày đẹp. Anh chậm rãi đứng dậy, phủi nhẹ vạt áo.
“Vậy phiền bà dẫn đường.”
Lê thị hớn hở, dẫn dắt anh tới nhà thầy xem mệnh.
Lý Văn Hàn mở ngăn tủ, rút ra một túi vải nhỏ chứa ít tiền rồi mới thong thả theo chân bà mối ra khỏi nhà. Dù biết rõ bà Lê thị kêu anh chuẩn bị cũng là có ý chuẩn bị tiền, nhưng anh cũng không phải người không biết lễ nghĩa đi gặp thầy bói mà không có chút lễ vật thì cũng khó coi.
Đường làng, hai bên là những hàng tre xanh rì đung đưa trong gió. Hôm nay trời nắng đẹp, từng tia sáng len qua kẽ lá, rọi xuống con đường nhỏ đầy bụi. Mấy đứa trẻ trong xóm chạy ngang qua, thấy anh thì rụt rè cúi chào. Anh chỉ khẽ gật đầu, tiếp tục bước đi.
Nhà thầy Lưu nằm gần đầu làng, có cây đa cổ thụ che mát. Khi hai người vừa đến trước cổng, đã thấy trong nhà một ông lão đầy nét nhăn, tóc cũng đã bạc.
Bà Lê thị hắng giọng, lên tiếng. “Thầy ơi, ta dẫn Đăng Khải tới xem ngày cưới đây!”
Bên trong, một giọng trầm vang lên. “Vào đi.”
Họ bước vào trong. Căn nhà gỗ nhỏ, bàn thờ Phật được đặt chính giữa, bên cạnh là một án thư chất đầy sách cũ. Thầy Lưu đã ngoài năm mươi, tóc bạc hoa râm, đôi mắt sáng và sâu, nhìn một cái là như có thể thấu suốt lòng người.
Anh cúi đầu chào, rồi đặt nhẹ túi tiền lên bàn. “Làm phiền thầy, đây là chút lọc và thành ý của con.”
Thầy Lưu gật gù, mở tờ giấy đã chuẩn bị sẵn. “Nghe nói ngươi và Trần Tử An đã định hôn. Vậy nói ta nghe, hai đứa sinh năm nào?”
Anh đáp. “Ta sinh năm Nhâm Thìn, Tử An sinh năm Ất Mùi.”
Thầy Lưu lật sổ, chấm đầu bút vào mực đỏ, ghi lại ngày tháng năm sinh của cả hai. Một lúc sau, ông vuốt râu, cười nhẹ: “Nhâm Thìn thuộc hành Thủy, Ất Mùi thuộc hành Kim. Kim sinh Thủy, hai người mệnh hợp, có phúc phần lâu dài.”
Lý Văn Hàn yên lặng. Anh không quá tin vào bói toán, nhưng nếu đã hợp thì xem như cũng là điều tốt.
Thầy Lưu tiếp tục. “Nhâm Thìn mang số làm trụ cột, là người có chí lớn, nếu đi đúng đường thì công danh rộng mở. Ất Mùi lại mang số vượng gia đạo, nếu vợ chồng đồng lòng thì không chỉ làm ăn phát đạt mà con cái sau này cũng thông minh, hiếu thuận.”
Bà Lê thị nghe vậy thì vỗ tay cười. “Vậy thì quá tốt rồi! Thế còn ngày lành tháng tốt? Mùa hè năm nay có ngày nào đẹp không thầy?”
Thầy Lưu gõ nhẹ đầu bút lên bàn, suy nghĩ một chút rồi nói: “Năm nay mùa hạ có vài ngày đẹp để cưới hỏi. Ngày 16 tháng 4, 10 tháng 5, 25 tháng 6 đều là ngày Hoàng đạo, vượng phu ích tử. Nếu muốn thêm phần hanh thông, có thể làm lễ vào buổi sáng, tránh giờ Mùi và giờ Dậu.”
Anh gật đầu. Tuy không biết trong thôn xóm có bao nhiêu người tin vào những điều này, nhưng có lẽ việc chọn ngày cưới cũng là một phần không thể thiếu trong tập tục nơi đây.
Bà Lê thị hớn hở. “Vậy ta sẽ nói với nhà gái ngày phù hợp. Khải, ngươi thấy thế nào?”
Anh chậm rãi đáp. “Dạ Được.”
Thầy Lưu thu xếp lại sách vở, nhìn anh một lúc lâu rồi nói thêm. “Nhớ, đã là duyên phận, thì hãy thuận theo. Đừng quá đắn đo.”
Lý Văn Hàn cảm thấy khá thú vị, có lẽ người thầy bói này nhìn được chút gì từ biểu cảm của anh chăng. “ Dạ”
Anh rời khỏi nhà thầy bói, ánh nắng hè rực rỡ chiếu lên vạt áo nâu sồng của anh. Trong lòng anh vẫn còn nhiều điều chưa rõ, nhưng chí ít, chuyện hôn sự này xem ra trong mắt thầy bói không phải là điều xấu.
Lý Văn Hàn chỉnh lại vạt áo cho ngay ngắn rồi bước vào sân nhà trưởng thôn Lý Phúc. Trước khi đến đây, anh đã lường trước rằng sẽ phải nghe một bài giảng dài, nhưng nghi thức cưới hỏi là chuyện quan trọng, không thể qua loa.
Dưới gốc cây đa giữa sân, trưởng thôn đang ngồi trên chõng tre, phe phẩy quạt nan, dáng vẻ ung dung. Thấy anh, ông đặt quạt xuống, nhấp một ngụm trà rồi cất giọng.
“Hôm nay cháu đến tìm ta có việc gì?”
Anh bước lên vài bước, cúi đầu thật thấp, cung kính thưa.
“Bẩm trưởng thôn, vãn bối đến hỏi về các nghi thức cưới hỏi. Ngày cưới đã chọn xong, nhưng vãn bối chưa rõ cần chuẩn bị những gì.”
Trưởng thôn đưa mắt nhìn anh, ánh mắt già dặn. Ông cầm lấy tờ giấy ghi ngày cưới trên tay anh, liếc nhìn qua một lượt rồi mới chậm rãi gật đầu.
“Tốt. Hiểu lễ nghĩa như vậy là chuyện đáng khen.”
Ông đặt tờ giấy xuống bàn gỗ bên cạnh, rồi nói tiếp.
“Lễ cưới của dân ta không quá cầu kỳ, nhưng cũng không thể làm qua loa. Có ba bước quan trọng là Lễ Dạm Ngõ, Lễ Ăn Hỏi và Lễ Cưới.”
Nói rồi, trưởng thôn nhìn thẳng vào anh, giọng trầm ổn.
“Ngươi đã làm xong Lễ Dạm Ngõ. Hai nhà đã đồng ý, sính lễ cũng đã bàn bạc. Giờ chỉ còn lại hai việc chính.”
Lý Văn Hàn cúi đầu lắng nghe, không dám ngắt lời.
“Lễ Ăn Hỏi, tức là mang lễ đến nhà gái để chính thức nhận nàng dâu. Nhà trai phải dâng lễ vật, thường là gạo, rượu, trầu cau, đôi khi thêm ít vải vóc hoặc con gà, con vịt. Nhà gái nhận lễ, đồng thời hàng xóm láng giềng cũng được mời đến chứng giám. Nếu nhà ngươi có lòng, có thể mời thêm họ hàng hoặc trưởng bối trong làng cùng đi.”
Anh chắp tay cung kính đáp. “Vãn bối đã hiểu. Vậy sau đó là Lễ Cưới, phải không ạ?”
Lý Phúc khẽ gật đầu, giọng chậm rãi.
“Phải. Hôm ấy, ngươi phải dẫn đoàn người sang nhà gái, mang theo lễ vật. Nhà gái sẽ làm lễ giao con, đôi bên bái tạ tổ tiên. Sau đó, nhà gái sẽ để nàng lên kiệu, theo ngươi về nhà chồng."
“Nếu nhà giàu có, sẽ rước dâu bằng kiệu. Nhưng người dân trong làng ta ít ai dùng kiệu. Phần lớn cô dâu đi bộ, có người thân đi cùng che ô. Nếu xa quá, có thể dùng thuyền nếu đi đường sông, hoặc dùng xe bò, xe trâu kéo.”
Anh ghi nhớ từng lời, sau đó chắp tay cúi đầu thật sâu.
“Vãn bối đã rõ. Chỉ có một chuyện, vãn bối không còn song thân. Đến ngày bái đường, có cần nhờ trưởng bối nào đứng ra chứng giám không ạ?”
Lý Phúc vuốt râu, trầm ngâm một lúc rồi mới đáp.
“Theo lệ thường, nếu cha mẹ mất sớm, nên nhờ một vị trưởng bối trong họ đứng ra làm chủ hôn. Nếu họ hàng không còn ai, có thể xin trưởng thôn hoặc một vị cao niên trong làng làm chứng.”
Lý Văn Hàn lập tức cúi đầu, giọng thành khẩn.
“Nếu trưởng thôn không chê, vãn bối xin nhờ người làm chứng chủ trong Lễ Cưới.”
Lý Phúc nhìn hắn một lúc lâu, rồi cười.
“Được. Chuyện vui này ta nhận.”
Anh lại chấp tay cúi đầu thật sâu, nghiêm túc nói. "Đa tạ trưởng thôn.”
Trưởng thôn phất tay, ra hiệu không có việc gì lớn lao. Trưởng thôn có mời anh lại dùng cơm nhưng anh vẫn từ chối khéo léo “ còn vài ngày nữa vãn bối có tiệc mừng nên giờ vãn bối xin phép về trước để chuẩn bị”.
Nhận được cái gật đầu, Lý Văn Hàn thở nhẹ một hơi rồi rời nhà trưởng thôn, nắm chặt ống tay áo. Lễ cưới này, anh muốn làm cho tốt.
Trước hết là vì danh dự của người đọc sách, nhưng bên cạnh đó anh cũng không muốn phu lang của mình chịu thiệt.
Sau khi rời khỏi nhà trưởng thôn, Lý Văn Hàn không vội quay về mà dừng lại suy nghĩ. Hắn không rõ có cần đưa tiền hay quà cảm tạ cho trưởng thôn hay không.
Theo lẽ thường, trưởng thôn không đòi hỏi gì, nhưng nếu đã nhờ vả làm chứng chủ trong lễ cưới, ít nhiều cũng phải có chút thành ý.
Nếu là những gia đình khá giả, họ có thể mang lễ vật như trầu cau, rượu hoặc gạo đến biếu. Nhưng anh chỉ là một kẻ nghèo túng, chẳng có dư dả để làm chuyện đó.
Suy tính một hồi, anh quyết định làm theo lối dân gian. Sau lễ cưới sẽ biếu trưởng thôn một phần lễ vật như rượu, thịt hoặc một mâm cỗ nhỏ để tỏ lòng cảm tạ. Như vậy vừa hợp lẽ vừa không khiến trưởng thôn khó xử.
Anh cảm thấy như mình đã giải quyết xong một việc quan trọng.
Mặt trời đã lên cao, ánh nắng gay gắt trải khắp con đường làng. Sau một buổi sáng bận rộn với việc xem ngày và hỏi han về lễ cưới, Lý Văn Hàn quyết định thuê xe bò của Ngưu ca để lên huyện sắm đồ.
Ngưu ca là người chuyên chở hàng thuê trong làng. Y có một chiếc xe bò chắc chắn, mỗi ngày đều đi lại giữa huyện và làng chở lúa, gạo, hoặc hàng hóa.
Anh đi thẳng đến nhà Ngưu ca, chắp tay chào hỏi. Ngưu ca, hôm nay xe của huynh có rảnh không? Ta muốn thuê một chuyến lên huyện.”
Ngưu ca đang ngồi dưới bóng tre, nghe vậy liền hỏi. "Chở cái gì? Lên sớm hay muộn?”
“Hôm nay lên huyện mua đồ để làm Lễ Ăn Hỏi.”
Ngưu ca gật gù, biết ngay là chuyện cưới hỏi. Y nhổm dậy, phủi bụi trên áo, rồi nói.
“Được, nhưng giá chở lên huyện là 50 xuyến, vừa đi vừa về. Ta phải nghỉ cả buổi đấy.”
Lý Văn Hàn tính toán một lát, giá này cũng hợp lý. Anh gật đầu.
“Vậy nhờ huynh. Ta sẽ chuẩn bị sẵn, chừng nào huynh đi thì báo ta một tiếng.”
Lên huyện mua sắm cho Lễ Hỏi. Mua đồ tặng phu lang có chút mong chờ.
Vậy là, Lý Văn Hàn cùng Ngưu ca lên đường. Cả hai ngồi trên xe bò, lắc lư theo từng nhịp kéo của con vật. Chuyến đi kéo dài khoảng cả canh, không có gì đặc biệt ngoài cảnh đồng quê hiền hòa trôi qua, và tiếng lục đục của bánh xe lăn trên con đường đất.
Khi tới huyện, Lý Văn Hàn không quá cảm thấy có chút choáng ngợp bởi cảnh đông đúc. Bởi ở hiện đại ở những trung tâm còn nhiều hơn vậy gấp mấy lần.
Đây là nơi mua bán sầm uất nhất vùng, với những tiệm vàng bạc lấp lánh và các cửa hàng đồ cưới bày bán đủ loại lễ vật. Anh biết mình cần phải lựa chọn kỹ càng, vừa phải đủ nghi thức lại không vượt quá khả năng tài chính.
Anh bước vào một tiệm nhỏ chuyên bán đồ cưới. Bà chủ là một người phụ nữ trung niên, đôi mắt sáng và nhanh nhẹn. "Chào cậu, cần mua gì cho đám cưới à?" bà chủ hỏi.
"Ta cần mua một số đồ vật cho Lễ Ăn Hỏi, bộ chăn gối, rồi vài món đồ trang sức." Lý Văn Hàn trả lời.
Bà chủ nhanh nhẹn chỉ cho hắn các món đồ cần thiết. Lý Văn Hàn quyết định chọn một bộ chăn gối với màu sắc trang nhã, phù hợp với lễ cưới. Giá cả hợp lý, anh chi 50 đồng cho bộ chăn gối này.
Tiếp theo, anh đến tiệm vàng bạc gần đó. Theo lời giới thiệu của chủ quán “Chiếc nhẫn bạc này giá 200 xuyến, còn vòng tay bạc thì 1 quan. Nếu muốn trâm bạc khắc hoa văn, ta lấy 3 quan.”
Ang cũng định tặng lễ cho mẫu thân của phu lang mình vì thế quyết định mua hai cái vòng tay bạc và 1 trâm bạc khắc hoa văn tinh tế.
Sau một hồi chọn lựa anh vẫn quyết định chọn như bạn đầu tổng gần 5 quan vừa khớp với số tiền hắn có, không quá đắt đỏ.
Lại mua thêm rượu cho phụ thân của song nhi là 30 đồng.
Ang cảm thấy hài lòng với những món quà này, là món quà tặng mà anh lựa chọn cho lễ ăn hỏi này, vừa thể hiện tình cảm của anh, vừa đủ ý nghĩa mà không quá xa xỉ.
Với những vật phẩm cần thiết đã mua xong, Lý Văn Hàn và Ngưu ca lại bắt đầu chuyến trở về. Cả hai ngồi trên xe bò, lắc lư trong suốt hành trình dài, không có nhiều lời chủ yếu chỉ nói về việc cưới xin của anh, ngoài tiếng cọ xát của bánh xe trên đường đất. Anh không biết món quà này sẽ làm cho sống nhi của mình vui hay không nữa.
Khi về đến làng, Ngưu ca nhận tiền thuê xe 100 xuyến và chúc Lý Văn Hàn may mắn. Lý Văn Hàn cảm ơn và mang đồ vào trong nhà, cẩn thận sắp xếp bộ chăn gối và chiếc vòng tay vào tủ gỗ trong phòng, chuẩn bị cho ngày vui sắp tới.
Đêm đó, Lý Văn Hàn ngồi nhìn những món đồ đã mua. Anh không chỉ cảm thấy hạnh phúc vì đã có thể chuẩn bị đầy đủ và thích nghi với cuộc sống này nhanh như vậy. Mà còn vì đã có thể tặng cho phu lang tương lai một món quà chân thành. Anh sẽ làm ngày cưới trở thành một ngày đẹp đẽ và đáng nhớ của anh ở thế giới này.
___________
Ví dụ cụ thể:
1 quan = 10 tiền
1 quan = 100 xuyến
1 tiền = 10 xuyến
___________
đố mọi người bé thụ năm nay bảo nhiêu tuổi:33