Lúc Tiêu Nguyên Thạch hận đến nghiếng răng nghiến lợi, ba người Thời Khanh Lạc ở trà lâu ăn rất vui vẻ.
Ăn xong trà bánh thì ngồi một lát, ba người đi theo Nghệ vương rời đi.
Mới vừa xuống lầu đi tới cửa trà lâu, thì gặp phải Cát Xuân Di mang một nha hoàn đến.
Khổng Nguyệt Lan đang sóng vai nói chuyện với Lương Vũ Lâm, vì vậy không chú ý Cát Xuân Di.
Trái lại Thời Khanh Lạc và Tiêu Bạch Lê lại nhìn thấy được, chẳng qua hai người lựa chọn xem thường.
Chờ bốn người đi xa, Cát Xuân Di nhìn bóng lưng bọn họ, trên mặt tràn đầy khiếp sợ.
Sao Nghệ vương lại ở cùng với ba người Khổng thị?
Thái độ còn hiền hòa như vậy, sao có thể?
Cát Xuân Di từng đi theo Nhị Hoàng tử vào cung tham gia yến hội, cho nên có gặp Nghệ vương.
Bởi vì Nghệ vương có thân phận cao quý, cộng thêm dung mạo tuấn mỹ xuất chúng, rất khó không để người khác chú ý.
Lúc ấy nàng ta nhìn thêm mấy lần, trong lòng còn nghĩ cũng không biết tương lai nữ nhân nào có may mắn gả cho Nghệ vương làm chính phi.
Nghệ vương nổi danh không gần nữ sắc, hậu viện ngay cả một thị thiếp cũng hông có, phục vụ bên cạnh đều là gã sai vặt.
Đàn ông như vậy, ai gả qua chính là quá hạnh phúc.
Dù sao cũng không cần đối mặt với hậu viện phức tạp, cũng không cần chia sẻ tướng công của mình cho những nữ nhân khác.
Cũng vì vậy nữ tử muốn gả cho Nghệ vương giống như cá diếc sang sông.
Nghệ vương cho Cát Xuân Di cảm giác giống như một trích tiên, đóa hoa trên cao chỉ có thể đứng nhìn từ xa.
Ngày đó ở trong yến hội, Nghệ vương cũng không có thái độ gì đặc biệt đối với nữ tử khác.
Nàng ta vẫn cho là Nghệ vương có tính cách lạnh lùng, nhưng không nghĩ đến cũng có một mặt ôn hòa như vậy.
Nếu đối với nữ tử thế gia nào khác, nàng ta có thể tiếp nhận.
Nhưng đối với Khổng Nguyệt Lan, vậy làm sao nàng ta không giật mình cho được.
Trước đó cũng có nghe nói qua, Nghệ vương và Tiêu gia có quan hệ không tệ, nhưng đó cũng là với Tiêu Hàn Tranh chứ?
Lúc này trong lòng nàng ta sinh ra một loại ghen tỵ, toàn thân bốc ra mùi chua, Khổng thị, nữ nhân bị vứt bỏ sao có thể xứng với đối đãi như vậy của Nghệ vương?
Cũng vì vậy, nàng ta mất hết hứng thú đi trà lâu uống trà ăn điểm tâm, dẫn theo nha hoàn của Cát Xuân Như xoay người trở về phủ.
Nàng ta phải nghĩ cách điều tra một chút, Nghệ vương và Khổng thị có quan hệ gì.
Bởi vì sự dịu dàng trong mắt của Nghệ vương làm cho nàng ta có một loại suy đoán nhưng lại không dám tin tướng,càng hông thể tiếp thu nổi.
Mấy người Thời Khanh Lạc cũng không biết lúc này Cát Xuân Di đã biến thành chanh tinh, chẳng qua dù biết cũng không thèm để ý.
Trái lại còn muốn sống càng tốt hơn, như vậy mới có thể làm cho người đáng ghét càng khó chịu hơn.
Tiếp theo, Nghệ vương ở viện bên cạnh.
Gần đây Thời Khanh Lạc mua hai cửa hàng một ngôi nhà ở Bắc Thành, vị trí tương đối chênh lệch.
Nhưng nàng đã viết thư cho Lương Hữu Tiêu và Hề Duệ thương lượng, chuẩn bị mua viện và cửa hàng trên con đường này, mở một xưởng len sợi, đến lúc đó người đến người đi, nhân khí tăng lên, tất nhiên giá phòng cũng sẽ tăng lên.
Xưởng len sợi ở huyện Hà Dương cũng không phải là của huyện nha, mà là do bọn Lương Hữu Tiêu và Hề Duệ mở, sau đó đưa cho nàng hoa hồng.
Tất nhiên gia quyến của quan viên Đại lương được phép mở tiệm, chỉ là không thể trực tiếp buôn bán, không tranh lợi với dân.
Thời Khanh Lạc đặt mua viện và cửa hàng này, đều là tiền hoa hồng hằng năm của nàng, không có cùng một đường với bá tánh, ai có thể nói gì.
Trên triều đình từ quan nhất phẩm đến quan ngũ phẩm, có nhà nào mà gia quyến lhông có mấy cửa hàng?
Nếu đại tộc hế gia muốn dựa hết vào bổng lộc triều đình phát, vậy hoàn toàn không thể chống đỡ chi tiêu của một đại gia đình.
Cửa hàng, viện, ruộng, và thôn trang, những thứ này đều là nguồn thu vào.
Thời Khanh Lạc còn bỏ tiền ra, mua trước mấy cái viện ở cuối con đường này, chiếm gần một phần ba diện tích con đường phố này.
Mới thợ đến xây dựng, dựa theo bản vẽ của nàng.
Nàng muốn xây một xưởng lớn, chính là loại có hu làm việc khu sinh hoạt.
Lần này số lượng có chút lớn, ít nhất phải tuyển trên trăm người, bao ăn bao ở.
Sau khi Tiêu Hàn Tranh đi tới Bắc thành nhận công vụ, cũng không đối nghịch với Cẩm vương, đặt trọng tâm vào chuyện dân sinh.
Lập ra không ít kế goạch, mục tiêu chỉ có một, hy vọng Bắc Thành và bá tánh trong phạm vị mình quản hạt, có được một cuộc sống tốt.
Chẳng những không tị hiềm, còn đưa kế hoạch của mình cho Cẩm vương.