Năm nay Diệp Quốc Thịnh đã bảy mươi tuổi, ông chịu ảnh hưởng từ những thập niên bảy mươi tám mươi của thế kỷ trước, ông vẫn luôn cho rằng "mua bán" là hành vi đầu cơ trục lợi. Ông có thể "mua bán" mấy trứng chim, bán ve chai hoặc làm chút thủ công để kiếm tiền nhưng ông chưa từng cho rằng "mua bán" là một việc đứng đắn mà ông có thể làm.
Sau khi được cháu trai nhắc nhở thì ông chợt nghĩ, hay là thử một lần xem sao.
Diệp Trì hỏi: "Nội ơi, mình bán măng thì có thể kiếm được tiền đúng không ạ?"
Diệp Quốc Thịnh trả lời: "Ừ!"
"Vậy chúng ta đi bán đi ạ!"
"Trước hết cần phải đào lên đã con!"
"Làm sao để đào ra hả nội?"
"Về nhà lấy công cụ!"
"Dạ, mình đi thôi nội!"
Hai ông cháu nắm tay nhau xuống núi và trở về nhà lấy cuốc cùng sọt, sẵn tiện mang theo hai cái xẻng rồi cùng nhau đi lên núi Cảnh Sơn. Diệp Trì rất vui, đi được hai bước thì nhảy cẫng lên, vừa đến rừng tre thì đã chạy đi tìm măng.
"Nội ơi, chỗ này có hai mụt măng ạ!"
"Ừ, để ông đến!"
Diệp Quốc Thịnh đặt sọt và xẻng xuống, vác cuốc đến trước mặt Diệp Trì và ra hiệu cho bé đứng sang một bên, sau đó ông dùng cuốc đào xung quanh. Măng thường không mọc một mình mà sẽ mọc theo cụm, một cụm có năm sáu bảy tám cái. Chỉ đăng ở app tyt thôi nha!
Diệp Quốc Thịnh đào một hồi, vì lo sẽ phạm vào măng nên ông đổi sang xẻng nhỏ và xúc đất lên, sau đó lấy măng từ trong đất ra và đưa cho Diệp Trì. Diệp Trì vui vẻ nhận lấy măng và cho vào trong sọt rồi quay lại ngồi xổm xem Diệp Quốc Thịnh đào măng, thấy đoạn nào khó đào bé còn nhướn mày cắn răng như thể muốn làm thay Diệp Quốc Thịnh vậy.
Đào một hồi lâu thì Diệp Trì cũng đã biết cách đào măng, bé nói: "Nội ơi, để con đào cho, con biết cách rồi! Nội ngồi nghỉ một lát đi ạ!"
Diệp Quốc Thịnh hỏi: "Con biết đào sao?"
"Để con thử!" - Diệp Trì nó -"Biết đâu con thử một lát rồi cũng làm được thì sao ạ!"
Diệp Quốc Thịnh biết bây giờ nên để cho trẻ con làm việc độc lập nên ông đưa ngay cái xẻng cho Diệp Trì: "Được rồi, con thử xem! Nhớ đừng để tay bị thương nhé!"
"Dạ nội!"
Diệp Trì cầm lấy xẻng và xiên xuống đất, xiên một hồi thì thấy một mụt măng nhưng bé thấy cầm xẻng thì không thuận tay lắm nên bỏ xẻng sang một bên và dùng tư thế giống cún con đào đất để lấy măng lên.
Diệp Quốc Thịnh thấy thì nhanh chân chạy đến ngăn cản: "Aizzz Diệp Trì con ơi, sao con không dùng xẻng mà lại dùng tay thế này?"
Diệp Trì quay đầu nói: "Con không quen dùng xẻng lắm, dùng tay sẽ nhanh hơn ạ!"
"Lỡ tay bị thương thì sao hả con? Mau qua đây, để ông đào cho, con nhặt là được!"
"Dạ!"
Diệp Trì đứng dậy ngồi xổm bên cạnh Diệp Quốc Thịnh, nhìn thấy măng lộ ra thì chạy vội đến: "Để con, để con, để con!"
Sau đó bé vươn bàn tay nhỏ bé và ra sức đào, khi ôm được măng to vào lòng thì cười vui vẻ: "Nội ơi, nội xem con nhặt được măng rồi nè!"
"Ừ, cho vào sọt đi con!"
"Dạ!"
Đào măng không phải một việc đơn giản, không phải mụt măng nào cũng trồi lên mặt đất, mà có trồi lên mặt đất rồi cũng không nhất định đã già, cho nên ngoài trừ đào thì còn phải biết cách lựa.
Cực khổ là vậy nhưng hai ông cháu Diệp Quốc Thịnh vẫn đào được một sọt to, Diệp Trì chỉ vào dưới chân và nói: "Nội ôi, chỗ này vẫn còn một mụt măng đó nội!"
Diệp Quốc Thịnh thu cuốc lại: "Không đào nữa!"
"Tại sao ạ?"
"Hết chỗ đựng rồi con!"
Diệp Trì quay đầu nhìn về cái sọt, đúng là không đựng được nữa.
Diệp Quốc Thịnh nói: "Cũng không biết có bán hết hay không, nếu đào thêm thì lỗ bán không hết sẽ bị hư!"
Diệp Trì đi tới nói: "Dạ, vậy mình không đào nữa!"
"Ừ, về nhà thôi con!"
"Dạ, mình về nhà!"
Diệp Quốc Thịnh khiêng cái cuốc và sọt, trong sọt là cái xẻng và phần lớn măng, phần măng nhỏ ông đưa cho Diệp Trì ôm, bé bảo muốn giảm bớt sức nặng cho ông nội.
Hai ông cháu chân trước chân sau xuống núi thì mặt trời cũng đã xuống đường chân trời.
Diệp Trì nhìn lên trời và nói: "Nội ơi, trời gần tối rồi!"
Diệp Quốc Thịnh đi chầm chậm: "Ừ, mặt trời lặn rồi sẽ nhanh tối lắm!"
"Vậy bây giờ chúng ta có cần đi bán măng không nội?"
"Không, trời tối mọi người đều phải về nhà, ngày mai chúng ta sẽ đi bán sau!"
"Để đến mai thì măng có hư không nội?"
"Không, măng có thể để ba ngày!"
"Vậy về nhà rồi chúng ta có ăn măng không nội?"
"Ừ, chúng ta ăn thử xem măng có ngon không có gì ngày mai đi bán cũng yên tâm đôi chút!"
"Chắc chắn ngon lắm luôn đó nội!" - Diệp Trì kiên định nói.
Diệp Quốc Thịnh nở nụ cười, khi hai ông cháu về đến nhà thì trời cũng tối hẳn, ông lấy hai mụt măng bỏ vỏ, rửa sạch rồi bào thành sợi, cắt một ít thịt, đợi lửa lớn thì xào thật nhanh, không cần cho thêm gia vị gì thì cũng đã ngửi thấy mùi thơm của thịt và mùi măng đặc trưng làm người ta thèm nhỏ dãi.
Diệp Trì không ngừng nuốt nước bọt. Chỉ đăng ở app tyt thôi nha!
Đến khi ăn cơm thì Diệp Trì càng vui vẻ hơn: "Nội ơi, măng ngon quá!"
Diệp Quốc Thịnh nếm thứ một chút, măng tươi đúng là ăn rất ngon, xem ra sáng mai đi bán ông cũng yên tâm hơn rồi. Sau khi ăn cơm chiều, Diệp Quốc Thịnh sợ măng bị thâm nên đã lấy một ít đất che lên trên, sau đó mới cùng Diệp Trì dẫn bò vào phòng, lùa gà vào trong chuồng, hai ông cháu cùng nhau đi rửa mặt và chui vào ổ chăn nhỏ.
Tối qua Diệp Trì nằm ngủ bên chân Diệp Quốc Thịnh là vì khi đó ông cố ý làm lơ bé nhưng hôm nay thì khác, Diệp Quốc Thịnh quyết định sẽ sống cùng và nuôi Diệp Trì nên trước mắt cứ để Diệp Trì ngủ cũng ông, đợi thêm hai ngày nữa sẽ đặt thêm một cái giường nhỏ cho bé con.
Nhưng Diệp Trì chỉ muốn ngủ cùng ông nội, bé còn kéo balo tới và lấy bút chì, vở, đồ chuốt và cục tẩy cho Diệp Quốc Thịnh xem, bé nói đây là mẹ đã mua cho bé. Bé từng đi mẫu giáo nhưng sau đó vì không có tiền nên không đi nữa. Mẹ Diệp Trì nói có thể đợi đến tháng chín năm nay trường khai giảng thì bé có thể học lớp một rồi.
Diệp Quốc Thịnh nhìn Diệp Trì và hỏi: "Con muốn đi học lớp một sao?"
Diệp Trì gật đầu: "Dạ!"
"Con chưa học xong mẫu giáo thì khi đi học lớp một có theo kịp các bạn không?"
"Dạ kịp, con biết viết nhiều chữ rồi đó nội!" - Diệp Trì nói - "Mẹ nói trường mẫu giáo chỉ để cho em bé chơi thôi, con chơi rất ngoan!"
"Ừ, đến tháng chín ông đưa con nhập học lớp một nhé!"
"Dạ nội!"
Diệp Quốc Thịnh nhìn qua đồ dụng học tập của Diệp Trì xong rồi tiếp tục kiểm tra balo của bé, thấy bên trong có vài bộ đồ, ông nghĩ ngoài mua giày thì ông còn cần mua thêm một vài bộ đồ mặc trong mùa xuân cho Diệp Trì.
"Ông nội ơi!" - Diệp Trì khẽ gọi một tiếng.
Diệp Quốc Thịnh nhìn về phía Diệp Trì.
Diệp Trì cất bút vở vào trong ngăn nhỏ của balo, nói: "Đợi khi con đi học thì mẹ sẽ trở về!"
Diệp Quốc Thịnh không nói gì.
Diệp Trì nhớ những lời Diệp Hoành Vĩ đã nói, bé chớp chớp đôi mắt trong veo và hỏi: "Nội ơi, nội nói mẹ con có trở về không ạ?"
Diệp Quốc Thịnh chần chừ một chút và nói: "Chuyện tương lai ông nội không biết nữa."
"Mẹ không cần con nữa hay sao?"
Diệp Quốc Thịnh không trả lời câu hỏi này mà chỉ nói: "Diệp Trì à, mẹ con nhất định rất yêu thương con!"
"Tại sao ạ?"
"Nếu không thì sao con lại hoạt bát và lanh lợi thế này chứ!"
"Vậy sao mẹ lại đưa con đến đây và đi mất?"
"Vì cuộc sống khó khăn quá con à!" - Diệp Quốc Thịnh sờ đầu Diệp Trì - "Nuôi một đứa bé còn nhỏ là một chuyện không dễ dàng gì, phải chăm sóc cho con, phải lo cho con ăn còn phải dạy dỗ con. Mẹ con chỉ có một mình mà phải làm tất cả những việc này, quả thật đã rất vất vả rồi! Mẹ con đưa con đến chỗ của ông là để bản thân có thể yên tâm đi kiếm tiền, muốn có cuộc sống tốt hơn. Nếu mẹ con có cuộc sống tốt rồi thì sau này muốn giúp đỡ con cũng dễ hơn. Uhm, nói cách khác thì hai mẹ con đi cùng nhau sẽ không tốt cho cả hai!"
Diệp Trì nghe thấy vậy thì liền vui vẻ.
Diệp Quốc Thịnh nói: "Ngủ đi, ngày mai ông còn đi bán măng nữa!"
Diệp Trì lập tức nói theo: "Nội ơi, ngày mai con cũng muốn đi bán măng với nội!"
"Vậy thì con phải dậy sớm đó, gà trống vừa gáy thì phải dậy rồi!"
"Con dậy được, nội yên tâm!"
"Ừ, vậy con ngủ đi!"
"Dạ nội!"
Diệp Trì chui vào trong chăn và lập tức nhắm mắt lại.
Diệp Quốc Thịnh cũng nằm xuống, vươn tay tắt đèn, cả căn phòng chìm vào trong bóng tối, không gian cũng trở nên im lặng lạ lùng. Diệp Quốc Thịnh không ngủ ngay mà ông nằm lẳng lặng, tự suy nghĩ về những chuyện đã xảy ra trong ngày hôm nay. Từ chán ghét Diệp Trì, rồi tiếp nhận đứa cháu nội này, rồi cùng đi đào măng và bây giờ trong chăn có thêm một đứa bé. Đây là một chuyện mà trước giờ ông không dám nghĩ đến.
Có thể là do quan hệ huyết thống, cả ông và Diệp Trì đều không có khoảng cách nào khi sống chung với nhau. Chỉ đăng ở app tyt thôi nha!
Nghĩ kĩ lại thì có một đứa nhỏ bên người cũng được lắm chứ, ít nhất không cần làm bạn với bò, gà nữa và mỗi ngày cũng phong phú hơn. Chưa kể đứa bé này lại rất đáng yêu, mỗi ngày đều ríu ra ríu rít cũng làm cho một ông già như ông thấy có thêm sức sống hẳn ra.
Đúng vậy, ông phải có thêm sức sống thì mới có thể sống lâu một chút, rồi chăm sóc cho Diệp Trì lâu một chút, ít nhất cũng phải sống đến khi cháu nội mười tám tuổi mới được!
Nghĩ đến đây, lần đâu tiên Diệp Quốc Thịnh cảm thấy cơn buồn ngủ đến thật nhanh, trong chốc lát ông đã ngủ và bắt đầu có tiếng ngáy. Mà lúc này Diệp Trì vẫn chưa ngủ, bé hơi nhớ mẹ, hai ngày rồi mà mẹ vẫn chưa gọi cho bé. Bé hơi buồn trong lòng!
Bé di chuyển lại gần ông nội, ngửi thấy mùi thuốc lá trên người ông, nghe âm thanh nhai nhòm nhèm của bò vàng, cảm nhận hơi ấm của tấm chăn. Tất cả đều rất thoải mái, dần dần nỗi buồn trong lòng bé cũng không còn nữa và mí mắt cũng càng lúc càng nặng, cuối cùng bé đã ngủ.
Tờ mờ sáng hôm sau, không biết tiếng gà gáy lần thứ bao nhiêu truyền vào trong tai Diệp Trì, bé lập tức ngồi dậy và quay đầu nhìn sang kế bên, bên giường không còn ai nữa.
"Ông nội ơi!" - Diệp Trì gọi lớn.
Diệp Quốc Thịnh ngậm điếu cày, quần áo chỉnh tề ló đầu vào: "Con thức rồi sao?"
Diệp Trì hỏi: "Nội ơi, nội đi bán măng chưa ạ?"
"Chưa đâu!"
"Con đi với nội nha!"
"Ừ!"
Vì muốn đến chợ trên trấn Cảnh Sơn nên Diệp Quốc Thịnh đã dậy từ sớm, ông còn chạy bộ nửa tiếng, sau đó trở về hấp bánh bao và trứng gà, cho bò ăn, ba con gà mái và một con gà trống cùng Đại Hắc ông đều không quên. Sau đó ông mang sọt lên vai, nắm tay Diệp Trì, hai ông cháu cùng nhau đi chợ.
Diệp Trì ăn bánh bao chưa xong, một tay nắm lấy tay ông nội, một tay cầm bánh bao trái cắn một cái phải cắn một cái, nhét hết vào miệng làm cho quai hàm phồng lên như một trái bóng nhỏ. Diệp Quốc Thịnh thấy thế thì đứng lại, đợi cho Diệp Trì nuốt hết mới cùng nhau đi nhanh ra chợ.
Ông sợ nếu không sẽ bị trễ mất!
Hai ông cháu vội vàng đi đến chợ trên trấn Cảnh Sơn, vừa đến nơi thì cảnh tượng trước mắt vô cùng náo nhiệt, đoàn người đi tới đi lui, tiếng rao bán vang to không ngừng.
Hai ông cháu không khỏi ngây người một lúc.
___Editor: bé ngoan quá làm mình xót nhiều lắm, ông nội cũng khổ quá…