Trở Lại Thập Niên 60: Tôi Bị Hệ Thống Hố

Chương 6


2 tháng

trướctiếp

Đêm đó, những người được nghe kể chuyện bắt đầu về khoác lác với người nhà.

"Mọi người biết vì sao đội sản xuất Đại Kiều Loan lại lớn không? Không biết thì để tôi nói cho nghe...."

"Thế có biết Phương Nguyên đến từ đâu không? Mấy người không biết chữ nên không biết, chuyện này đặc biệt lắm. Trong đội của chúng ta có người họ Phương, thế có biết vì sao mang họ Phương không? Có chủ đích hết đấy...."

Cứ thế, ba câu chuyện xưa cứ được những người đó kể đi kể lại, kể đến tận đêm khuya khoắt mới đi ngủ.

Ngày đi làm hôm sau, những người kia lại bừng bừng hứng thú đợi nghe giảng.

Ngay cả khi làm việc cũng rất hăng hái.

Đến lớp còn được nghe chuyện sao? Những câu chuyện này còn chưa được nghe bao giờ, không nghe là tiếc lắm nha.

Nếu biết không phải đi học mà là đi nghe kể chuyện thì họ đã bưng cơm chạy đến ngồi nghe rồi.

Có người vội vã dập lúa rồi hỏi Tô Mạn: "Nhóc Mạn, hôm nay còn kể chuyện xưa không?"

Tô Mạn nói: "Giống hôm qua, nhưng phải nhớ ba từ hôm qua đã học. Nếu không thì sẽ tốn thời gian ôn luyện lại từ cũ, không có thời gian kể chuyện."

Nghe yêu cầu của Tô Mạn nên mọi người nhanh chóng chạy đi học những từ cũ.

Thật ra chỉ có mỗi ba chữ thôi, mà vì hôm đó bọn họ có viết trên mu bàn tay để khoe khoang, lúc khoe còn chỉ vào ba chữ này nên giờ không viết cũng biết chữ đó là chữ gì và còn biết cả câu chuyện chữa đựng trong con chữ.

Đối với những xã viên ít học, bắt họ đọc chữ chẳng khác nào bắt họ đi chết, nhưng họ lại cầu mong được nghe kể chuyện xưa.- Bản edit thuộc quyền sở hữu của 𝖙y𝖙novel chỉ đăng tải duy nhất tại ứng dụng T Y T -

Nên nhờ việc khoe khoang khắp nơi đã khiến ba chữ đó đã in vào đầu lúc nào không hay.

Đừng nói là Tô Mạn kiểm tra họ vào ban tối, ngay cả câu chuyện mà cô kể họ cũng có thể kể lại một lượt.

Dì Ngưu với vài người khác làm chung với Tô Mạn, nghe ngóng được chuyện từ người khác nên cũng bảo cô kể cho họ nghe.

Tô Mạn nói: "Không được, làm việc phải tập trung vào. Phân biệt rõ mình nên làm gì. Nếu không thì đại đổi trưởng sẽ không cho tôi dạy mọi người nữa. Lúc nào giảng bài tôi cũng kể chuyện, nếu dì muốn nghe thì tối nay cứ đến phòng họp, tôi sẽ kể chuyện mới."

Nghe Tô Mạn nói thế, dì Ngưu và những người khác vỗ tay hồ hởi: "Được được, tối nay tôi cũng đi học."

Không chỉ có những đội viên của Đại Kiều Loan kinh ngạc trước những câu chuyện của Tô Mạn, mà đến cả người nhà ông Tô cũng kinh ngạc không kém, trước giờ họ không hề biết Nhị Nha nhà mình lại có tài năng đến vậy.

Biết sớm hơn là họ đã được nghe không ít chuyện xưa rồi.

Có điều trước giờ Nhị Nha không thích nói chuyện, đoán chừng cũng không muốn kể cho họ nghe.

Lâm Tuyết Cúc nhanh chóng gợi ý cho mẹ chồng Lý Xuân Hoa để Tô Mạn ưu tiên cho nhà mình.

Lý Xuân Hoa lập tức hét lớn: "Ưu tiên cho nhà mình, bảo Nhị Nha ưu tiên cho nhà mình á? Con có bản lĩnh thì tự đi mà nói, đừng có sai khiến mẹ."

Lâm Tuyết Cúc đành khịt mũi tức giận và quay sang nói với Tống Ngọc Hoa.

Tống Ngọc Hoa: "Chị, em út đang giảng trong phòng họp, nếu chị muốn thì cứ đến đó nghe. Hôm nay em cũng vội làm xong việc rồi đi nghe này, em út kể chuyện hay lắm, em chưa được nghe bao giờ, giờ cũng đã học được ba chữ đấy."

Lâm Tuyết Cúc: "..."

Vì có kể chuyện nên toàn bộ nhóm xã viên trong Đại Kiều Loan từng rất chán ghét chuyện học giờ lại trở nên hào hứng không thôi.

Ai cũng ngóng trông được tan làm sớm để đi nghe kể chuyện.

Đến tối, lúc Tô Mạn vừa đến phòng họp thì nó đã chật kín người, bên ngoài còn nhiều người đứng đợi.

Mọi người đều nhìn cô bằng ánh mắt chờ mong.

Tô Man nhìn tới nhìn lui.

Nếu là bình thường thì cô chắc chắn sẽ kêu mọi người ra khỏi phòng họp và sau đó ở bên ngoài giảng cho mọi người nghe, nhưng giờ cô chọn làm lơ.

Dù sao thì cô cũng chỉ giảng bài, nghe được hay không cũng không phải trách nhiệm của cô.

Có cạnh tranh thì cô mới có giá trị.

Đến khi Tô Mạn bước vào, căn phòng họp ồn ào chợt im phăng phắc.

"Nhị Nha, cô giảng mau đi, bọn tôi trông cả ngày rồi." Có người hét lên.

Tô Mạn nghiêm túc nói: "Đây là lớp học nên mọi người phải giữ trật tự, nếu cứ nhao nhao thì tôi lại tốn thời gian giữ trật tự, đến lúc đó không kể chuyện được đâu."

Nghe thế chẳng ai dám lên tiếng nữa.

Họ sợ lãng phí thời gian thì Tô Mạn sẽ không giảng cho họ nghe nữa. Những người từng học lớp của hôm qua nói Tô Mạn rất cứng đầu, nói học nửa tiếng là chỉ học nửa tiếng, nhiều hơn cũng không chịu.

Trước hết, Tô Mạn chọn bừa một người từng học hôm qua để kiểm tra chữ.

Vài người đọc được, còn nói ra ý nghĩa của con chữ.

Sau khi nói xong còn bảo rằng họ có thể kể lại chuyện ngày hôm qua.

Tô Mạn cười nói: "Chuyện thì không cần, nhớ được là tốt rồi. Để thưởng cho mọi người, hôm nay tôi sẽ thêm 10 phút kể chuyện."

Nghe thế, phía dưới ai cũng vỗ tay rào rào.

Tô Mạn ấn ấn bàn tay rồi nói: "Được rồi, hôm nay chúng ta học bài mới."

"Chữ Lý....Chữ này cũng có nguồn gốc của nó....Tương truyền rằng..."

Đói với những đội viên, những lớp học xóa nạn mù chữ trước đây đều khiến họ thấy khô khan buồn tẻ, đi học như đi tù, một ngày như dài cả năm. Nhưng giờ nghe Tô Mạn kể chuyện lại thấy thời gian trôi qua quá nhanh.

Tưởng chừng chỉ mới vài giây mà chuyện xưa đã kể xong, giờ tan học cũng đã tới.

Mọi người nghe chưa đã.

Những câu chuyện này khác với những câu chuyện họ từng nghe xã viên khác kể.

Tô Mạn kể rất cuốn, làm người nghe có một cảm giác rất kỳ lạ, cảm tưởng như họ đã lạc vào câu chuyện, như thể mạch truyện đang diễn ra trước mắt.

Lúc kết thúc câu chuyện, mạch truyện dứt đi, mọi người đều cảm thấy quá ngắn.

"Nhóc Mạn, nói thêm đi, kể tiếp đi."

Tô Mạn lắc đầu: "Đại đội quy định chừng ấy thời gian thì không thể hơn được, nhớ học kỹ mấy chữ ngày hôm nay, nếu nhớ được thì mai tôi lại kể thêm 10 phút. Nhân tiện, ngày mai tôi dạy bài mới, lần này đổi cách dạy thành dùng tên của mọi người. Để mọi người tự viết tên của mình, học luôn cả ý nghĩa tên mình là gì."

Mới mẻ thật, nhưng chẳng phải chỉ là một cái tên thôi sao? Chẳng lẽ cũng có chuyện để kể hả?

Phương pháp mới này của Tô Mạn khiến mọi người càng tò mò và mong chờ hơn.

Thứ như lòng hiếu kỳ này, người càng muốn biết thì nó càng rời đi.

Đến khi về nhà cũng ngủ không được, sau khi khoe khoang xong thì nằm vắt tay suy nghĩ xem tên mình có ý nghĩa gì.

"Ầy, nếu nhóc Mạn có thể luôn kể chuyện cho mọi người nghe thì tốt biết mấy. Mỗi ngày giảng mỗi nhiều."

Lúc này ai cũng ghen tỵ với nhà ông Tô.

Nhà ông Tô sướng thế, là người nhà của Tô Mạn, muốn nghe bao nhiêu thì nghe.

Nhóc Mạn tốt vậy mà sao lại sinh ra trong một nhà hỗn tạp thế kia?

Lúc này người nhà ông Tô cũng đang vây quanh Tô Mạn, đòi cô kể chuyện cho họ nghe.

Hôm nay, ngoại trừ Tô Thiết Sơn ra thì ai cũng đi.

Về là nhớ mai không quên được, càng muốn được Tô Mạn ưu tiên.

"Vậy thì khó cho con quá." Tô Mạn thở dài. "Con phải làm việc mỗi ngày rồi còn phải vắt óc nghĩ ra những câu chuyện cho mọi người. Rất mệt. Mọi người không biết đâu, để có thể kể chuyện ngày nào con cũng phải tốn nhiều thời gian để suy nghĩ... Hơn nữa, con rất đói... Không phải lúc nào cũng được ăn no, mà kể chuyện lại tốn nhiều sức lực, càng kể càng đói, con biết mọi người không sót con nhưng con phải biết sót thân mình chứ."

Cô nói xong khiến cả nhà không biết phản bác như nào.

Không chỉ Tô Mạn luôn thấy đói mà họ cũng không ngày nào được no bụng, chưa bao giờ được no.

Nên sau khi tan làm, mọi người chỉ nằm yên chứ không hề muốn hoạt động.

Nghe chuyện xưa cũng vì có thể giảm bớt cảm giác đói.

Tô Mạn lại nói: "Hay vậy đi, sau này mọi người giao việc cho con ít lại một chút, con sẽ kể cho mọi người một câu chuyện ngắn mỗi ngày, thấy sao?"

Bình thường Tô Mạn cũng không phải làm quá nhiều việc nhà, cùng lắm chỉ là giặt áo quần với rửa chén.

Nhưng cô ưa sạch sẽ nên ngày nào cũng giặt, thành ra việc trở nên nhiều.

Nghe Tô Mạn nói thế, Tống Ngọc Hoa nhanh chóng bước ra: "Nhị Nha, để chị làm cho."

"Không thể để mỗi mình chị làm mãi được, ai cũng nghe kể hết mà."

Mọi người nhanh chóng nhìn sang Lâm Tuyết Cúc.

Thì giờ đàn ông không thể giúp em dâu giặt đồ được, Lý Xuân Hoa thì lại càng không.

Lâm Tuyết Cúc: "....Tôi giúp Ngọc Hoa."

Lúc này Tô Mạn mới cười: "Thế sau này con sẽ kể cho mọi người nghe nhiều hơn, chắc chắn hay hơn mấy chuyện bên ngoài."

Cứ bịa ra một câu chuyện dài là được.

...

Tù tì mấy ngày sau, Tô Mạn đều kể cho mọi người nghe mỗi câu chuyện về cái tên của họ.

Khi thì một tên, khi lại hai tên.

Người được nhắc đến thì vui, người không được nhắc đến thì đem lòng thương nhớ.

Mọi người cứ đắn đo, nếu nhóc Mạn kể nhiều hơn chút là được rồi, người ta cũng sẽ không thương nhớ nhiều đến vậy.

Đã thế ngày nào cũng có nhiều người đến nghe chuyện, phòng họp không còn ngồi được, mà đứng ngoài thì không nghe thấy.

Mọi người đã đói bụng, ăn không đủ no, giờ cả thức ăn về tinh thần cũng không có, trong lòng ai cũng khó chịu.

Mọi người không nhịn được nữa bèn chạy đi tìm đội trưởng Quách, xem có thể nói Tô Mạn giảng nhiều hơn được không.

Gần đây đội trưởng Quách cũng đến nghe kể chuyện, vô tình xem đó như một cách giải trí hằng ngày, trong lòng ông ấy thầm nghĩ sẽ đến nói với Tô Mạn.

Nhưng vấn đề là Tô Mạn đang làm việc không lương nên đội trưởng như ông ấy cũng không thể bắt người ta kéo dài thời gian tự nguyện cống hiến được.

Thành thật mà nói, ban ngày Tô Mạn làm việc, ban đêm còn phải kể chuyện cho mọi người, vất vả biết mấy.

Đừng nghĩ kể chuyện là dễ, tốn công lắm đó.

"Việc này không dễ giải quyết, đồng chí Tô Mạn cũng làm việc như mọi người, có ai đã tan làm mà sẵn sàng đứng ra làm việc nhiều hơn không? Hơn nữa, sức khỏe của đồng chí Tô Mạn không tốt. Đã bỏ công ra làm, nếu kiệt sức thì biết làm sao?"

Đúng, Nhị Nha của nhà ông Tô sinh non nên sức khỏe không tốt thật.

Nên những nhiệm vụ giao cho cô đều rất nhẹ nhàng.

Hay là việc đồng áng trong nhà không làm được nhiều thì để cô kể chuyện cho mọi người nghe.

Người khác không dám yêu cầu, nhưng cựu đội trưởng Hứa Căn Sinh thì có.

"Ông Quách, tôi nghĩ sắp xếp chuyện này như vậy cũng là một ý kiến hay. Hiện nay nhà nào cũng đói, tuy người ta không thể chết đói, nhưng cảm giác đói khát vẫn rất khó chịu. Trước đây nhiều lo âu phiền muộn, giờ có chuyện xưa để nghe, vô tình phân tán sự khó chịu của mọi người. Không phải mấy người có học hay nói đó sao, gì mà thức ăn tinh thần. Trước kia Hồng quân Liên Xô đánh giặc chẳng phải cũng có đoàn văn công diễn xuất an ủi đó sao."

Đại đội trưởng Quách nói: "Mọi người đồng ý không?"

Hứa Căn Sinh cười: "Hỏi là biết."

Đại đội trưởng Quách vò đầu lo lắng: "Sợ đồng chí Tô Mạn không kể được nhiều chuyện xưa thôi."

"Vậy đi nghe ngóng trước đi rồi tính, nếu cô ấy đồng ý thì chuyện đâu vào đấy hết rồi."

Thế là giữa trưa lúc tan làm, Tô Mạn được đại đội trưởng Quách mời ra nói cụ thể về chuyện này.

“Bây giờ các đội viên đều trông cậy vào cháu, giờ cả ngày ai cũng muốn nghe. Ý tôi là cháu có thể toàn tâm toàn ý kể chuyện, tạm thời ngừng làm việc và kể hai tiếng mỗi ngày được không?”

Kể một câu chuyện dài hai tiếng không dễ chút nào.

Tô Mạn tự tin nói: “Cháu tự tin mình có thể kể chuyện và không lợi dụng đại đội. Những người khác làm việc cả ngày mà cháu chỉ làm việc trong hai giờ là không thích hợp. Hay vậy đi, ban ngày cháu dạy cho những người ở độ tuổi nhi đồng, buổi tối... lại kể chuyện xưa cho họ. Thời gian làm việc buổi tối cũng có thể coi như lao động tự nguyện."

Đội trưởng Quách nghe thế thì vui mừng khôn xiết.

Vậy là được rồi, có đủ thời gian, mà cũng không có vấn đề gì. Quan trọng hơn cả là mấy đứa nhỏ cũng được học chữ.

"Cứ quyết định vậy đi."

Sau khi đội trưởng Quách rời đi, Tô Mạn hỏi hệ thống: “789, thời gian kể chuyện tối nay của tôi vẫn là lao động tình nguyện.”

789 vui vẻ nói: "Đúng vậy, ký chủ, cô thật sự rất tuyệt!"

"Tôi định nói là vẫn được thưởng điểm Thánh Mẫu cho lao động tự nguyện đúng không?"

Công việc tình nguyện trước đây của cô đều thuộc về làm việc tốt nên có thể nhận được 8 điểm Thánh Mẫu mỗi ngày.

Về lâu dài, đây sẽ là một khoản thu nhập lớn và là một nghề lương cao.

789: "Đúng thế... và hơn thế nữa."

Ôi ôi hóa ra ký chủ vẫn là ký chủ trước kia.

Thế là trước khi bắt đầu công việc giờ chiều, đội trưởng Quách đã sắp xếp và để mọi người góp ý.

Kết quả là không ai trong hợp tác xã có bất kỳ phản đối nào.

Ôi chúa ơi, một câu chuyện dài hai tiếng đồng hồ, thế là có thể ngủ ngay sau khi nghe rồi. Thoải mái!

Một số người có con nhỏ ở nhà cũng rất hài lòng với sự sắp xếp này.

Trước đây họ lo con mình lớn lên sẽ không biết đọc nhưng giờ đây chúng đã có thể nghe nhóc Mạn kể chuyện và học hỏi kiến thức mỗi ngày.

Thấy mọi người không phản đối, đội trưởng Quách hăng hái nói: “Được rồi, tạm thời công việc của đồng chí Tô Mạn sẽ được sắp xếp như thế. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã thay đổi địa điểm kể chuyện, sẽ kể ở quảng trường rộng rãi, để mọi người đều có thể nghe đủ!"

"Được!" Ai nấy trong hợp tác xã cũng vui mừng.

Mặt khác, các thành viên của nhà ông Tô đều nhìn Tô Mạn với vẻ mặt ngơ ngác.

Vậy là Nhị Nha không cần làm việc nữa?

Mỗi ngày chỉ cần kể chuyện là không cần phải làm gì hết nữa?

Dù việc này đã được giải quyết nhưng Tô Mạn vẫn không hề lơ là và tiếp tục làm việc chăm chỉ vào buổi chiều, điều này càng khiến dì Ngưu và dì Cao khen ngợi không thôi.

Dì Ngưu thầm nói với Tô Mạn: “Cháu không cần phải làm việc nữa, sau này đừng làm việc nữa nhé. Cố gắng chăm sóc thân thể thật tốt thì sau này mới có thể tìm được một mái ấm tốt. "

Dì Ngưu nói một cách chân thành. Gần đây, sau khi chơi thân với Tô Mạn nhiều, dì ấy mới phát hiện ra đứa trẻ này ngoài việc ít nói thì thực sự là một người quá nhiệt tình. Ai cũng giúp, lúc nào cũng giúp, không nói hai lời. Mà dì ấy cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.

Đối với một cô bé có tấm lòng ấm áp như vậy, dì Ngưu chân thành mong cô sẽ có một cuộc sống tốt đẹp.

Ở hiền ắt sẽ gặp lành.

Tô Mãn cười nói: "Cháu cũng không thể nói chắc chắn, sau này mọi người không cần cháu nữa thì cháu sẽ về. Cháu cũng không phải cán bộ trong đoàn đội."

Dì Ngưu nói: “Dì hiểu rồi, cháu cũng không kém gì mấy cán bộ đó đâu.”

Tô Mạn nghe vậy, khẽ mỉm cười và không nói gì.

Bắt đầu từ ngày hôm sau, Tô Mạn không phải đi làm nữa. Hằng ngày, trong phòng họp của đoàn lại có hàng chục trẻ em cùng đến học.

Mà vì đây chỉ là hoạt động tự nguyện nên không mấy người tới.

Những đứa lớn hơn phải làm việc để kiếm điểm, những đứa nhỏ quá nghịch ngợm thì lại không đến. Những đứa trẻ đến đây chỉ mới năm, sáu tuổi, chưa đủ lớn và đang trong độ tuổi người lớn bảo gì làm nấy.

Tô Mạn bịa ra một số câu chuyện về Tiểu Hồng và Tiểu Minh cho chúng. Dù sao cũng không cần quá hào hứng, chỉ cần đủ để đối phó với bọn trẻ là được.

Sau khi kể xong câu chuyện, Tô Mạn nói: “Mấy đứa có biết tại sao chị lại kể nhiều chuyện như vậy không?”

Bọn trẻ đều lắc đầu: “Không biết.”

Tô Mạn hỏi tiếp: "Có muốn biết không?"

Bọn trẻ gật đầu lia lịa.

"Vì chị thích học, đến khi mấy đứa biết chữ, học thật nhiều thì sau này muốn nghe gì cũng tự đọc được, nghe cho đã."

Đôi mắt của bọn trẻ sáng bừng lên.

Hóa ra học cũng có lợi như thế.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp