Ghi chép thôn Vũ(3) _Du lịch

Chuong 19:


2 tháng

trướctiếp

Tôi xem định vị, phát hiện Bàn Tử đang ở trong chùa, nhưng Bàn Tử nói với tôi, hắn không ở trong chùa, định vị của hắn là đang ở dưới chùa. Leo đến một chỗ nào đó trên bậc thang đá, sẽ có một con đường nhỏ chỉ vừa cho một người đi qua – nói là đường nhỏ, thật ra là những chỗ gồ có thể đi qua trên tường. Cứ cách nửa mét lại có một hòn đá gồ lên như vậy, có thể dùng để đặt chân.
Đá này được người ta trổ ra, chắc đã có lịch sử trên ngàn năm rồi. Con đường nhỏ đó có thể thông xuống móng chùa.
Vì chùa Cát Lạp được xây trên sườn núi, để con dốc được ngang bằng, người xây dựng năm ấy đã chuyển rất nhiều đá lên, kê cao phần thấp hơn, biến mặt đất thành đất bằng.
Người từng làm xây dựng đều biết, đây không thể là một mặt phẳng hoàn chỉnh khổng lồ, mà sẽ giống như ruộng bậc thang, hình thành từng tầng mặt phẳng, những mặt phẳng này hết sức bằng phẳng, có thể xây nhà. 
Cho nên chùa Cát Lạp cao thấp lộn xộn, từ nơi cao nhất đi lên, chính là suối nước nóng trên vách đá của chúng tôi, nơi thấp nhất chính là cổng chùa, chênh lệch nhau khoảng sáu bảy bậc thang.
Thay vì nói con đường nhỏ này thông đến móng chùa, chi bằng nói đây là đường vào núi của người địa phương từ lúc ngôi chùa còn chưa được xây nên, chính là kiểu đường dành cho dược nông đi hái đông trùng hạ thảo.
Vừa hay con đường này hiện tại thông đến nền móng ngôi chùa. Chúng tôi ở trong chùa, đi xuống bên dưới rìa chùa xem thử, theo lý mà nói có thể nhìn thấy mặt hông của móng chùa, giống như bức tường cao được chất lên từ đá. Nhưng tường bao của chùa rất cao, tầm mắt của chúng tôi đã bị cản trở.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp