Đừng nhìn nàng như vậy chứ?
Ôn Noãn ho khan, ra vẻ thần bí nói: "Nhiên nhi, tỷ nói cho muội biết một bí mật, muội đừng có nói cho ai khác nghe nha! Sau khi tỷ rơi xuống nước hôn mê vài ngày, khi đó tỷ đã mơ một giấc mơ rất dài, cũng mơ thấy có rất nhiều người, mà người ở nơi đó biết rất nhiều thứ nên tỷ đã học được nhiều thứ khác ở trong mơ, học được cả cách kiếm thật nhiều tiền. Trong đó còn có người xào ốc để bán bún ốc kiếm bạc. Tỷ cũng không biết giấc mơ này có thật hay không cho nên muốn thử xem sao. Nếu là thật, vậy thì từ nay về sau chúng ta đã có thể nhanh chóng kiếm được bạc, sống những ngày tốt hơn."
"Giấc mơ đều là giả." Ôn Nhiên suýt chút nữa đã trừng lớn mắt, nàng còn tưởng là bí mật gì!
Cũng chỉ là một giấc mơ!
"Tỷ cảm thấy nó rất chân thực! Tỷ muốn thử, nếu là giả thì cứ quên đi, còn nếu là thật thì sao? Thì sau này nhà chúng ta có thể kiếm được rất nhiều bạc, mua được căn nhà lớn, mua đất, mở cửa tiệm, hơn nữa hai ca ca cũng có thể đến trường, làm rạng rỡ tổ tông, đại tỷ và nhị tỷ cũng có thể về nhà."
Lời nói của Ôn Noãn đã khiến Ôn Nhiên dao động, cô bé cũng muốn kiếm bạc.
Cô bé liếc mắt nhìn những con ốc nằm đầy trong lòng sông, dù sao cũng cứ thử xem sao!
"Được rồi, chúng ta bắt một ít ốc về thử xem sao, dù sao cũng không tốn bạc."
Ôn Noãn mỉm cười: "Đúng, dù sao cũng không tốn bạc, chúng ta bắt nhiều một chút!"
Ôn Noãn xoay người xắn ống quần.
"Được. À, tam tỷ, tỷ đừng xuống nước! Để muội làm là được." Ôn Nhiên ném gà rừng trong tay ở bên bờ sông, cô bé xắn ống quần lên một cách thành thục, đá văng đôi giày đã thủng lỗ chỗ của mình, bắt đầu xuống nước bắt ốc.
"Được." Ôn Noãn cũng đồng ý, bên bờ sông cũng có rất nhiều ốc, nàng có thể nhặt một chút.
Nàng không xuống dưới nước cũng không sao.
"Tỷ đi hái hai miếng lá cây đến để gói lại." Ôn Noãn đi đến chân núi hái mấy cái lá cây lớn hình tròn, dùng để đựng ốc.
Không đến nửa khắc, Ôn Nhiên đã bắt được hai gói ốc, hai người vui vẻ về nhà.
Con sói xám ở trên núi nhìn hai người đã đi vào cửa nhà thì nó mới quay đầu trở về.
Hai người về đến nhà, trong nhà vẫn chưa có ai trở về.
"Tam tỷ, ốc nước ngọt này xử lý thế nào?"
Ôn Noãn đổ một chậu nước trong, ngâm những con ốc nước ngọt đã được rửa sạch bùn ở trong sông vào trong chậu nước: "Muội cứ để ngâm như vậy một ngày một đêm, đừng động vào nó, nó sẽ nhả ra tất cả bùn trong bụng một cách sạch sẽ."
Ôn Noãn còn muốn bỏ chút muối, nhưng nghĩ đến muối ở đây rất quý, mà nước sông ở cổ đại cũng không có bẩn nên ốc này chỉ cần nhả sạch bùn là có thể yên tâm ăn.
"Nhiên nhi, chúng ta giết gà rừng đi, sau đó nấu cháo gà, hôm nay chúng ta sẽ ăn được ăn món cháo gà thơm ngon!
"Dạ, giết một con, giữ lại một con gà và con thỏ để đem lên trấn bán."
"Không cần bán, tất cả đều làm thịt, bán cũng không thể mua thịt! Cứ ăn hết."
Ôn Niên ngẫm nghĩ thấy cũng đúng.
Hiện tại tam tỷ bởi vì mỗi ngày đều ăn cháo thịt nên thân thể cũng tốt hơn nhiều, bạc trong nhà do ông nội cho đều đã lấy đi mua thịt hết.
Hai tỷ muội bắt đầu nấu nước giết gà.
Hai tỷ muội đều biết giết gà, nhưng thỏ hoang thì cả hai không biết lột da mà chờ Ôn Gia Thụy về xử lý.
Một bộ lông thỏ nguyên vẹn có thể bán được trên hai mươi văn, những bộ da lông của thỏ hoang được xử lý tốt có thể được mua với gia năm mươi văn, nhưng mà còn phải nhìn màu lông.
Sau một lúc lâu, một nồi cháo gà đặc, mềm dẻo và thơm nồng đã được nấu xong.
Bỏ thêm ít hành lá đã cắt nhỏ trước đó, không chỉ làm cho tăng độ tươi ngon của cháo gà mà còn khiến món cháo gà thơm và thêm đẹp mắt.
"Thơm quá!" Ôn Nhiên ngửi mùi hương, nhìn cháo trong nồi, bụng cũng kêu ùng ục.
Ôn Noãn cũng đói bụng, nàng nhìn ánh mặt trời bên ngoài, mặt trời gay gắt nhô lên cao, đã là giữa trưa: "Bà nội cùng mẹ sao vẫn chưa về?"
Đến trưa, Ôn Gia Thụy cùng hai huynh đệ không trở về ăn cơm, chỉ có Vương thị cùng Ngô thị trở về ăn cơm.
Sáng sớm hôm nay Vương thị cùng Ngô thị phải đến thôn bên cạnh giúp nhà địa chủ Phùng giặt quần áo bẩn.
"Có lẽ hôm nay nhiều việc nên mọi người về trễ! Nhưng có lẽ cũng sẽ sớm thôi." Tình huống như vậy đôi khi sẽ xảy ra, Ôn Nhiên nói không cần để ý.
Đúng lúc này, ngoài sân truyền đến một tiếng gọi của một người phụ nữ: "Nhiên nhi, Nhiên nhi, có ở nhà không? Mau mở cửa, có chuyện lớn rồi!"
"Chuyện gì!" Ôn Nhiên sợ đến mức vội chạy nhanh mở cửa trúc ra.
Ôn Noãn cũng đứng lên.
Ôn Nhiên thấy người gõ cửa là một thím cùng thôn nên cất giọng hỏi:
"Thím Vĩnh Phúc có chuyện gì vậy ạ?"
"Việc lớn không ổn! Mẹ cháu và bà cháu làm hỏng quần áo của tiểu thư nhà địa chủ Phùng rồi, phải bồi thường bạc, cháu mau cầm chút bạc sang đó đi! Nếu không chỉ sợ hai người họ sẽ bị đánh gãy chân!"
Đánh gãy chân? Ôn Nhiên nghe xong mấy lời này sợ tới mức mặt mũi trắng bệch, tiếng nói không tự giác cũng run run theo: "Cần, cần bao nhiêu bạc?"
Trong nhà chỉ còn lại mười mấy văn tiền!
"Thím không biết, quần áo nhà địa chủ toàn là loại được làm từ tơ lụa, một bộ ít nhất cũng phải mấy trăm văn tiền! Có vài bộ thậm chí đắt tới mấy lượng bạc! Cháu đi mau đi, thím cũng chỉ đi ngang qua thấy, mẹ và bà cháu đang bị bà tử nhà địa chủ lôi kéo đòi bồi thường bạc đấy! Nếu không bồi thường sẽ báo quan, đánh trượng gì đó!" Thím Vĩnh Phúc là một bà thím nổi tiếng lưỡi dài trong thôn, ngày nào bà ta cũng ăn không ngồi rồi, cơm nước xong thì lại dạo khắp nhà bà con chòm xóm, nói đông gia dài tây gia ngắn, có tin tức gì, bà ta cũng là người biết nhanh nhất!
Thím Vĩnh Phúc để lại lời này xong lập tức xoay người về nhà ăn cơm.
Cũng không biết nhà ai nấu gà thơm thế, mùi bay tới tận cuối thôn.
Bà ta ngửi được mùi thơm của nồi cháo gà, đã đói tới mức bụng kêu rột rột.
Thím Vĩnh Phúc hoàn toàn không nghi ngờ là nhà Ôn Noãn nấu cháo gà, nhà họ Ôn có một một đứa con gái ốm yếu bệnh tật liên lụy người một nhà nên ngày nào cũng phải ăn cỏ ăn trấu, sao có thể có cháo gà ăn chứ!
May sao bà ta không hoài nghi, nếu không thì đây là một người mặt dày, chắc chắn bà ta sẽ mặt dày ở lại ăn chực.
Ôn Noãn đã nghe thấy cuộc đối thoại giữa hai người, nàng lấy ra mười lăm văn tiền mà Vương thị giấu trong ngăn tủ, nhét vào trong túi áo, đi ra khỏi phòng, nói với Ôn Nhiên bị dọa choáng váng đang đứng trước cửa viện: "Nhiên nhi, đi, chúng ta đi xem thử chuyện thế nào."
"A, được, có người mua cháo gà không?" Nhiên nhi sắp khóc đến nơi, sao nhà bọn họ lại xảy ra nhiều chuyện như thế!
Một nồi cháo gà có thể bán được bao nhiêu tiền? Đủ bồi thường không?
"Đi xem trước đã, đừng lo lắng, bà và mẹ giặt quần áo nhiều năm như thế, nói không chừng chỗ này có hiểu lầm gì đó." Ôn Noãn an ủi nói.
Đứa nhỏ này bị mấy trăm văn và vài lượng bạc dọa cho choáng váng.
"Vâng."
Hai người chạy chạy đến trước nhà địa chủ Phùng thôn bên cạnh.
Trước kia Ngô thị có dẫn Ôn Nhiên đến, cho nên cô bé biết đường.
Lúc này, trong khoảng sân ở cửa sau căn nhà lớn bốn gian của địa chủ Phùng, một bà tử chửi ầm lên với Vương thị và Ngô thị: "Hai người sa cơ thất thế này có ý gì? Quần áo đang yên đang lành sao khi lấy ra cho mấy người giặt tự dưng lại hỏng hết? Đây là quần áo mùa thu mới được may của tiểu thư nhà tôi, chưa mặc qua lần nào! Đừng nghĩ quỵt nợ! Hai lượng bạc, mau bồi thường đi! Không bồi thường thì tôi sẽ đi cáo quan!"
Vẻ mặt Ngô thị sốt ruột: "Thím, tôi thật sự không nói dối, tôi vừa mới cầm quần áo lên, còn chưa kịp giặt thì đã phát hiện nó bị rách. Thật sự không phải tôi giặt hỏng quần áo. Nếu là tôi làm, đương nhiên tôi sẽ nhận."
Vương thị ở bên cạnh nhẫn nại, ăn nói khép nép: "Tiền đại tỷ, việc này tôi có thể làm chứng, mấy bộ quần áo này đúng thật khi cầm lên đã bị rách rồi! Cũng có thể lúc mua về nó đã bị hỏng rồi? Tỷ cũng biết là chúng tôi giặt quần áo lâu như thế, chưa bao giờ xảy ra tình huống như thế này."
"Phi, quần áo lúc mới mua về chẳng có chút vấn đề nào, trước khi tôi giao vào tay hai người tôi còn tự tay kiểm tra qua một lần, chẳng có chút vấn đề nào! Hai người đừng chống chế nữa, hai lượng bạc, mau bồi thường đi!"
Ôn Noãn và Ôn Nhiên chạy đến bên người Vương thị và Ngô thị.
Ôn Nhiên: "Bà nội, mẹ."
Ngô thị kinh ngạc: "Sao hai đứa con lại đến đây?"
Ôn Noãn hơi thở hổn hển, nàng bình tinh lại một chút rồi mới nói: "Bà nội, mẹ, sao hai người vẫn chưa về nhà ăn cơm?"
Vương thị thấy mặt Ôn Noãn chạy gấp đến mức mặt đỏ cả lên, đầu đổ mồ hôi thì hoảng sợ!
Con bé này thân mình mới khỏe hơn chút, sao lại chạy đến đây, bà ấy nhanh chóng lấy cái khăn ra, lau mồ hôi trên trán cho nàng: "Hai đứa con sao lại đến đây? Nhiên nhi, sao con lại dẫn Tam tỷ của con đến chỗ này!"
Giọng điệu của Vương thị có chút hung dữ.
Lúc này Ôn Nhiên nghĩ đến thân thể của Tam tỷ, sắc mặt bị dọa trắng bệch, nhất thời không nói nên lời.
Ôn Noãn nhanh chóng kéo kéo ống tay áo của Vương thị: "Bà, đừng trách Nhiên nhi, là cháu tự mình đến."
"Cháu đứa nhỏ này, sao lại không nghe lời! Cứ ở nhà đợi, giữ sức." Rốt cuộc Vương thị không nỡ mắng Ôn Noãn, ai bảo từ nhỏ con bé đã bệnh tật ốm yếu, khiến người khác đau lòng.
Ngô thị đứng bên cạnh vỗ vỗ lưng giúp Ôn Noãn, đứa nhỏ này lớn như thế rồi, chưa bao giờ đi nhanh vài bước chứ đừng nói gì đến chạy, bà cũng lo lắng thân thể của Ôn Noãn không chịu nổi, bệnh một phát không dậy nổi, vội nói: "Nhiên nhi, mau dẫn tỷ tỷ về nhà."
Ôn Noãn thấy hai người khẩn trương như thế thì vội vàng trấn an: "Mẹ, con không sao, sao muộn như thế rồi mà mẹ và bà nội vẫn chưa về nhà?"
Hai mắt của Tiền bà tử xoay chuyển quanh người Ôn Noãn và Ôn Nhiên, dường như đang định giá cho món hàng, so đo trong lòng, bà ta cười nói:
"Mẹ ngươi giặt hỏng quần áo của tiểu thư nhà ta. Nếu muốn mẹ và bà nội mấy người được về nhà sớm thì nhanh chóng bồi thường hai lượng bạc đây! Nếu không có tiền, ta thấy tiểu cô nương này rất hợp mắt, nếu ngươi có thể làm con dâu nuôi từ bé cho con trai nhà ta, vậy thì ta sẽ bồi thường giúp mày hai lượng bạc kia! Sau này bà và mẹ của ngươi cũng vẫn được tới nhà địa chủ làm việc".
Bà Tiền chỉ chỉ Ôn Nhiên, đến nỗi Ôn Noãn, thấy Vương thị và Ngô thị khẩn trương như thế, chỉ sợ đây chính là ma ốm, tai tinh nổi tiếng làng trên xóm dưới kia, bà ta không dám nhận!
Sở dĩ bà ta muốn Ôn Nhiên này trở thành con dâu nuôi từ bé, bởi vì đứa con gái cả của Ngô thị chính là con dâu nuôi từ bé của nhà Tiền Tú Tài trong thôn bọn họ.
Nha đầu Ôn Nhu kia làm việc rất giỏi!
Xuống đất, làm ruộng, giặt quần áo nấu cơm, nuôi heo, tất cả việc chân tay trong nhà toàn do một mình Ôn Nhu làm!
Hơn nữa tính tình rất hiền lành, ngày nào cũng bị mẹ của Tiền Tú Tài đánh chửi nhưng cũng chẳng dám hé răng, vùi đầu làm việc, ăn thì ít, làm thì nhiều, dậy sớm, ngủ trễ!
Người cả nhà Tiền Tú Tài, ngày nào cũng ngồi đó chờ ăn là được.
Bà ta nhìn vào miễn bàn hâm mộ bao nhiêu! Nghĩ đến cảnh có thêm một đứa con dâu nuôi từ bé như thế, bản thân bà ta ngày nào cũng giống như đại gia cứ ngồi chỗ đó, hưởng thanh phúc.
Bà Tiền biết bọn họ chắc chắn không có bạc để bồi thường!
Nghe nói nhà này có một ôn thần, người một nhà vì chữa bệnh cho ôn thần mà bán phòng, bán đất, bán cửa hàng, rồi bán cả người, suýt chút nữa đã cửa nát nhà tan.
Ngày hôm qua, nữ nhi của bà ta không cẩn thận cắt rách một chỗ trên quần áo của tiểu thư.
Bộ quần áo hai lượng bạc, là tiền công nửa năm của bà ta, làm sao bồi thường được!
Vừa khéo hôm nay là ngày Vương thị và Ngô thị đến giặt quần áo, bà ta trực tiếp dùng tay xé chỗ hở kia to hơn chút nữa, ăn vạ lên người bọn họ.
Nếu như bọn họ có bạc để bồi thường, vậy thì bà ta không cần phải bồi thường nữa, con gái cũng không cần phải sợ bị tiểu thư trách phạt.
Còn nếu bọn họ không có bạc bồi thường, vậy thì sau này nhà bà ta sẽ có thêm một đứa con dâu nuôi từ bé, sau này bà ta cũng có thể trở thành người giống như mẹ của Tiền tú tài, chẳng cần làm việc gì!
Bà ta thật sự quá thông minh, kiểu biện pháp đẹp cả đôi đàng này mà cũng có thể nghĩ ra được!
Sắc mặt Ôn Nhiên bị dọa cho trắng nhợt, theo bản năng tránh phía sau lưng Ngô thị, cô bé không muốn đi làm con dâu nuôi từ bé, không muốn rời khỏi nhà.
Nhưng mà nếu không có bạc để bồi thường.
Ôn Nhiên nhìn thoáng qua Ôn Noãn: Cơ thể của Tam tỷ không tốt, không thể để tỷ ấy đi làm con dâu nuôi từ bé được, đi qua nhà người khác, chắc chắn họ sẽ ghét bỏ tỷ ấy.
Nhưng mà, hai lượng bạc, sao trong nhà có thể bồi thường được?
Nếu thật sự không thể bồi thường nổi... Vậy thì cô bé sẽ đồng ý đi! Trong lòng Ôn Nhiên khó chịu nghĩ.
Ngô thị bảo vệ Ôn Nhiên ở phía sau người: "Không có khả năng, bà đừng đánh chủ ý lên con gái tôi! Bộ quần áo này không phải do tôi giặt hỏng, tôi còn chưa bắt đầu giặt mà chỉ mới ngâm trong nước! Tôi không bồi thường bạc!"