Ngày tháng trôi qua, Đồng Nhi quả thật đều vào núi mỗi ngày.
Các ni cô trong am chỉ thấy Đồng Nhi ra ngoài nhiều hơn trước đây, nhưng khi bọn họ bí mật theo dõi thì cũng không phát hiện được điều gì bất thường cả, họ chỉ thấy cô bé chăm chỉ chặt củi hơn trước mà thôi.
Những ni cô này biết rằng Khương Lê đã dùng bốn mươi xâu tiền đồng để đổi lấy một rổ bánh kẹo nên mỗi khi Khương Lê ra khỏi phòng thì bọn họ lại kéo đến cười nhạo, chế giễu. Khương Lê nghe vậy cũng không tức giận, nàng chỉ đứng một bên mỉm cười nhìn họ. Dần dần, những ni cô cũng cảm thấy không còn thú vị nữa nên không nói gì thêm.
Mỗi tối, Đồng Nhi ra ngoài vào giờ Hợi, đến giờ Tý thì lén lút trở về. Cô bé này cũng thông minh nhanh nhẹn nên tránh được sự giám sát của các ni cô, việc ra vào đều trở nên suôn sẻ thuận lợi. Khi Đồng Nhi ra ngoài, Khương Lê sẽ ở trong căn phòng mục nát chờ đợi, thời gian chờ đợi vẫn luôn là khiangr thời gian nhàm chán, không có kinh thư cũng như giấy bút gì hết. Từ khi tỉnh lại, Khương Lê cũng không còn khâu đế giày nữa đêm ngày, nàng chỉ ngồi yên lặng ở đấy, không biết đang suy nghĩ điều gì.
Những ngày yên bình chẳng kéo dài được bao lâu, có lẽ không chịu nổi việc hai chủ tớ bọn họ sống quá an nhàn, Tĩnh An sư thái bắt đầu làm khó họ. Chẳng hạn như việc cháo phát cho họ mỗi ngày đều bị nấu loãng hơn rất nhiều, trông như đồ ăn thừa của người khác.
"Cô nương, bọn họ càng ngày càng quá đáng lắm rồi đấy." Đồng Nhi tức giận nói: "Chắc chắn là do Quý thị đứng sau giở trò quỷ!"
Đồng Nhi gọi phu nhân Thủ phụ hiện tại ở Yến Kinh là "Quý thị", chắc hẳn là do Khương nhị tiểu thư ngầm đồng ý điều này trước đây. Khương Lê cũng không thấy có gì sai, ban đầu mọi người đều nghĩ rằng nàng không qua khỏi, dù thế nào thì chắc chắn Quý Thục Nhiên cũng đang rất hả hê khi nghe thấy tin đó. Nhưng ai mà ngờ được nàng không chỉ sống được mà còn thay đổi tính tình, cuộc sống mỗi ngày cũng vui vẻ hơn, điều này khiến Quý Thục Nhiên khó chịu, chắc chắn sẽ bảo Tĩnh An sư thái đến gây khó dễ.
Tĩnh An sư thái không dám đánh mắng Khương Lê một cách công khai, nhưng đối với một cô gái vừa đến tuổi cài trâm, không được ăn no, không có áo ấm, cảm giác bị hạ nhục cũng đủ để khiến nàng đau khổ rồi. Nhưng tiếc rằng nàng không phải là Khương nhị tiểu thư thật sự, dù có chịu khổ thì những thứ này cũng chẳng là gì so với những khó khăn mà nàng đã từng trải qua trước kia.
Đến ngày mười chín tháng năm, rổ bánh kẹo đã hết. Đồng Nhi cẩn thận dùng thìa gỗ gạt hết vụn bánh còn sót lại ở đáy rổ, đặt vào đĩa rồi nói với Khương Lê: "Cô nương, người hãy ăn tạm cái này để lấp bụng đi."
Hai người họ đã một ngày một đêm không ăn gì cả rồi. Hôm qua, các ni cô kia còn cố ý làm vỡ nồi cháo, trong bếp cũng không có thức ăn khác. Tất cả bánh kẹo còn lại đều đã được dùng để cho khỉ ở khu rừng sau chùa Hạc Lâm ăn nên bây giờ cả hai người bọn họ đều đang đói đến cồn cào ruột gan.
Khương Lê ngước nhìn ra ngoài cửa sổ, trên núi lạnh hơn dưới đồng bằng, nhưng mùa hè đã gần kề, ngày cũng trở nên dài hơn rõ rệt. Mặt trời sắp lặn, chẳng bao lâu nữa sẽ vào đêm rồi. Nàng nói: "Ta không ăn đâu, em ăn đi."
Đồng Nhi nhìn đĩa vụn bánh, nuốt nước bọt rồi lắc đầu nói: "Cô nương không ăn thì nô tỳ cũng không ăn."
"Không sao đâu, lát nữa chúng ta sẽ được ăn đồ ăn ngon hơn." Khương Lê mỉm cười.
Đồng Nhi nghe vậy thì lại càng thêm thắc mắc.
Khương Lê đứng dậy đi đến góc phòng, nơi có một chiếc hòm gỗ lớn. Nàng mở hòm ra, bên trong chỉ có vài bộ quần áo cũ kỹ, không đủ lấp đầy một nửa hòm. Đây là toàn bộ tài sản mà Khương nhị tiểu thư mang theo khi rời Yến Kinh sáu năm trước. Có lẽ trong hòm từng có những món đồ quý giá nhưng sau sáu năm, nơi đây chỉ còn lại mấy bộ quần áo cũ kỹ.
Đồng Nhi cũng bước tới, Khương Lê vuốt nhẹ những bộ quần áo rồi lấy ra một bộ áo ni cô.
Rõ ràng, những bộ quần áo tốt hơn đã không còn, chỉ còn lại những bộ quần áo kém chất lượng, đến nay nó cũng đã không còn vừa người Khương nhị tiểu thư nữa. Các ni cô trong am tất nhiên là sẽ không làm quần áo mới cho Khương Lê, nàng vẫn luôn thường xuyên mặc những bộ quần áo ngắn cũn cỡn. Bộ áo ni cô này là do một tiểu ni cô hoàn tục vào dịp Tết để lại, vừa hay vừa vặn với dáng người của nàng.
- Bản edit thuộc quyền sở hữu của 𝖙y𝖙novel chỉ đăng tải duy nhất tại ứng dụng tყt -
Khương nhị tiểu thư bình thường không mặc bộ quần áo ni cô này, có lẽ là do nàng muốn tự thuyết phục bản thân mình rằng mình không giống các ni cô ở đây, rằng mình sẽ có ngày trở về làm tiểu thư Khương gia. Nhưng giờ đây, Khương Lê buộc phải mặc bộ áo ni cô này vì đêm nay nàng phải ra ngoài gặp người, mặc một bộ quần áo ngắn cũn trước mặt người khác thì quá mất thể diện rồi.
Đồng Nhi thấy vậy thì hỏi: "Cô nương định mặc bộ này ạ?"
Khương Lê gật đầu: "Ừ, bộ này đi."
Khi nàng mặc xong bộ áo ni cô, mặt trời đã lặn hẳn, đêm tối trên núi Thanh Thành đang đến gần. Hai chủ tớ ngồi bên chiếc đèn dầu nhỏ trong phòng, đợi đến khi qua giờ Hợi, Khương Lê mới đứng dậy nói: "Đi thôi."
Đồng Nhi hỏi: "Đi đâu ạ?"
"Đương nhiên là đi ăn rồi." Khương Lê cười nói.
Đồng Nhi đầy thắc mắc, đi theo Khương Lê đến gian thờ Phật phía trước. Trong gian thờ có tượng nữ Bồ Tát, am ni cô này mười ngày nửa tháng không có khách đến đây thấp hương bởi vì khách hành hương đều đến chùa Hạc Lâm gần đó. Khương Lê đi đến trước bức tượng Bồ Tát, trên bàn thờ có đặt trái cây, nàng lấy đĩa trái cây đưa cho Đồng Nhi: "Ăn đi."
Đồng Nhi hoảng hốt, các ni cô trong am giờ này đều đã ngủ, ban đêm họ cũng không tự nhiên tỉnh dậy. Đồng Nhi thì thào: "Cô nương, đây là trái cây cúng Bồ Tát!"
"Ừ." Khương Lê nhún vai: "Thì sao?"
"Nhỡ mai đám ni cô kia phát hiện thì sao ạ?" Đồng Nhi lo lắng: "Chúng ta vẫn nên đặt lại chỗ cũ đi."
"Không sao." Khương Lê trấn an: "Phát hiện thì cũng chẳng làm được gì."
"Nhưng đây là của Bồ Tát." Đồng Nhi vẫn không dám lấy: "Chúng ta ăn trái cây cúng Bồ Tát là bất kính với Bồ Tát."
Khương Lê bật cười, nói: "Bồ Tát bằng đất sét còn không tự bảo vệ được mình, em mong Bồ Tát có thể đến đây cứu giúp em ư? Đã là tượng đất thì dù có tôn kính hay không thì có gì khác nhau đâu? Đường đi là do tự mình tạo ra, không thể dựa vào Bồ Tát được."
Đồng Nhi kinh ngạc nhìn Khương Lê. Khương nhị tiểu thư trước đây sẽ không bao giờ nói những lời kinh hãi thế tục đến như vậy.
Đang ngơ ngác thì bọn họ bỗng nghe thấy một tiếng cười khẽ vang lên từ trên đầu, tiếng cười rất nhỏ, nhưng trong đêm yên tĩnh, gian thờ không có một bóng người nên lại có thể nghe rõ mồn một.
Đồng Nhi ngẩng đầu lên thì thấy một người ngồi trên mái nhà. Người này mặc một bộ đồ đen, bên ngoài khoác áo choàng dài thêu hoa mẫu đơn đen trên nền đỏ, trông rất phá lệ yêu dã diễm lệ.
Dưới ánh trăng nhạt, làn sương mỏng dần tan, dần dần soi sáng gương mặt của người thanh niên. Hắn có đôi mày sắc bén, mắt phượng hẹp dài, hàng mi dài cong vút. Sóng mũi cao thẳng, đôi môi mỏng khẽ nhếch, dường như đang cười nhưng lại mang theo vẻ châm biếm. Ở dưới đuôi mắt của hắn còn có một nốt ruồi son nhỏ như hạt gạo đỏ, nốt ruồi này làm cho gương mặt vốn đã đẹp mê hồn như không thuộc về trần thế ở dưới ánh trăng lại thêm phần mơ màng.
Trong tháng tư hoa ở trên trần gian đều đua nhau nở rộ, hoa đào trên núi cũng bắt đầu nở rộ. Hoa đào trên núi Thanh Thành nở muộn, đến giữa tháng năm mới bừng nở. Dù hoa đào đẹp đẽ quyến rũ đến như thế nào thì cũng không thể làm lu mờ được nhan sắc người này. Hắn đứng giữa rừng hoa mà như là cả rừng hoa đều đang phải làm nền cho hắn. Như thể hắn đang đứng ngoài cõi phàm trần, với nụ cười nhạt trên khóe môi nhìn xuống người phàm ở dưới trần gian đang phải vật lộn khổ sở.
Khương Lê mặc bộ áo ni cô màu xám, tóc đen dài xõa xuống như một cái thác nước, nàng chẳng khác gì tiên nữ quy y dưới chân Phật. Nàng cầm đèn, ngẩng đầu nhìn lên, ánh mắt bình thản, vừa vặn chạm phải ánh mắt của người trên mái nhà.
Một bên thanh tú lạnh nhạt, một bên yêu mị quyến rũ đến câu hồn đoạt phạh, hai người bọn họ như là chia cắt 3000 thế giới lớn nhỏ ra thành hai nửa, một nửa là ánh sáng rực rỡ, một nửa là bóng tối mịt mờ sâu thăm thẳm. Ánh sáng là một ảo ảnh đầy giả dối, bóng tối ở dưới vật sâu mới là một lễ vật quyến rũ đến mê đắm lòng người.
Hai người nhìn nhau từ xa, ánh mắt giao nhau, như là đang đọ sức ngầm.
Không ai thấy được sự ngạc chợt hiện lên ở trên gương mặt của Khương Lê.
Tại sao lại là hắn?
_____________
Tác giả có lời muốn nói:
Cái thằng oắt con đê tiện yêu mị của tui chính thức lên sân khấu! Mấy người có thấy soái không? Nói xem có soái không? Tui hỏi mấy người có thấy soái, soái! Đến! Kinh! Người! Không!