Bảy Hường bật cười, nhưng rồi cô cũng lây giấy bút viết theo yêu cầu của người con gái. Nguyên văn cái biên lai như sau: “Tôi là Bảy Hường, chiến sĩ trung đoàn 16, có nhận một đồng chí thương binh tên là Nguyễn Văn Quá, do cô Sáu Trang đưa đến lúc... giờ, ngày... Ký tên”.

Sáu Trang cầm cái biên lai lẩm nhẩm đọc rồi bỗng hỏi Bảy Hường một cách nghi ngờ:

 -  Sao chị biết tên ảnh?

 -  Quen thôi.

Sáu Trang gấp cái biên lai bỏ vào túi:

 -  Bao giờ ảnh tỉnh dậy, chị cho em gửi lời thăm ảnh và chúc ảnh mau mạnh, nghen chị!

Bảy Hường chưa gặp Quá bao giờ mà chỉ nghe Thị nói chuyện. Trên đường đi ra rạch Bến Đá, cô lắng nghe tiếng súng nổ và bỗng thấy hồi hộp lo lắng cho người thanh niên chưa quen biết đó. Cái pháo hiệu xanh bay lơ lửng trên trời, tiếng nổ rời rạc rồi tắt ngấm trong đêm làm cho cô nhớ đến những trận đánh trước đây. Những anh bộ đội buổi chiều ra đi vừa mới chuyện trò vui vẻ thì đến đêm không còn quay về nữa. có lẽ Quá cũng vậy thôi! Con người mà cô chưa hề gặp mặt ấy có lẽ sẽ trở thành một kỷ niệm nếu như không có cuộc gặp gỡ thật là tình cờ này.

Suốt một ngày ém ở bờ sông, Bảy Hường hầu như không lúc nào xa rời Quá. Cô lấy mạch rồi nhìn đồng hồ, lại lấy mạch. Khi mấy quả pháo nổ gần bên cạnh, cô đã lấy thân mình để che cho người thương binh trẻ. Trước một người chiến sĩ bị thương nằm thiêm thiếp. Bảy Hường bỗng trở nên mạnh dạn. Cô ngồi vuốt những sợi tóc đen dính mồ hôi trên trán anh, lấy khăn mặt dấp nước lau sạch những vết máu trên bàn tay anh, khẽ nói với anh những lời thật âu yếm mỗi khi anh chợt mở mắt. Cô ghé sát tai vào cặp môi mấp máy của anh, cố nghe và cố đoán từng lời của anh muốn nói. Có những lúc Quá giương đôi mắt ngơ ngác nhìn cô rất lâu. Đôi mắt đờ dẫn làm cho cô hoảng hốt.

Một ngày một đêm. Rồi lại một ngày qua đi. vềt thương trên ngực và trên chân Quá có lẽ bị nhiễm trùng, bắt đầu có mùi và sưng tấy lên. Chỉ có một cách là đi thật nhanh. Chiều đến, Bảy Hường ngồi nhìn mặt trời và chờ tối. Khi đoàn thương binh 

 

bắt đầu lục tục xuống bến thì bỗng có tiếng ồn ào. Có người tìm Bảy Hường trên bờ sông. Cô gái giao lại đồng chí thương binh trên xuồng cho một người khác và lên đến chỗ có tiếng ồn ào. ở đó anh em thương binh nhẹ đang đứng vây quanh một cán bộ quấn băng trắng trên đầu.

 -  Chị Bảy Hường đây! 

Một người trong bọn họ chỉ tay về phía cô gái. Ồng cán bộ quay lại cười. Đó là một người trạc bốn mươi tuổi, có khuôn mặt gầy. đôi gò má dô cao, mái tóc cắt ngắn. ông ta cười có một nửa miệng, vừa hình như cái miệng của ông không tròn. Đầu của ông to quá, mà cổ thì lại gầy quá làm cho dáng điệu ông trông thật buồn cười.

 -  Thằng Quá hắn nằm mô cô Bảy?

Thấy Bảy Hường có vẽ bỡ ngỡ ông cán bộ tự giới thiệu ngay:

 -  Tui là Thêm, trợ lý tuyên huấn trung đoàn cùng một đơn vị ông Ba Kiên cả đó mà! Tui nghe tiếng cô lâu rồi, chỉ có cô không biết tui thôi!

 -  Anh em đứng chung quanh cười ầm lên. Bảy Huờng biết họ nói chuyện cô cho cán bộ kia nghe.

 -  Anh bị thương ở đâu, anh Hai?

Không tui là Thêm, không phải anh Hai mô. Tui bị thương chỗ hồi đêm đoàn định dừng lại đó. Tui đến đây thương lượng với cô một việc.

Anh định về viện điều trị, cùng đi với đoàn?

 - Không Tui việc chi mà phải điều trị? Nhưng mà có việc Này khó khăn quá

 -  Thì anh Hai cứ nói đi xem nào?

Thêm bỗng nghiêm mặt, hạ thấp giọng:

 -  Có một số anh em bị thương, số anh em này đang trên đường đi xuống làm nhiệm vụ thì bị pháo. Số cán bộ còn lại hiện nay phải đưa đơn vị tiếp tục đi xuống, vì vậy không có ai đưa anh em đó về phía sau. May sao địa phương họ lại cho biết
có một đoàn thương binh của trung đoàn đang nằm đây.

 

 -  Nhưng mà còn chỗ nữa đâu, anh Hai?

 -  Chúng tôi đã mượn được xuồng và nhờ địa phương chống giúp. Chỉ có một điều, số anh em đây toàn thương binh cả. Vì vậy mà đến nhờ cô cho ghép vào đoàn.

Thấy Bảy Hường im lặng, Thêm phải nói rõ thêm:

 -  Cán bộ trung đoàn không còn ai. Trợ lý ban chính trị còn một người độc nhất là tôi. Bên tham mưu còn lại một trợ lý tác chiến. Hai chúng tôi nhận nhiệm vụ phó chính ủy giao lại là phải đưa bộ đội xuống cho kịp.

 -  Phó chính ủy làm sao hả anh Hai?

 - Ông ấy bị thương nặng hy sinh... Em chỉ làm được nhiệm vụ tiêm thuốc, thay băng và dẫn đường thôi, các anh phải giao một người chỉ huy.

 -  Được rồi! Có gì cô sẽ bàn bạc thêm với đồng chí trợ lý tác chiến cùng đi trong đoàn thương binh. Thằng Quá nó nằm đâu? Thêm bỗng nhắc lại câu hỏi từ lâu mọi người đã quên đi.

Mấy đồng chí thương binh đứng cạnh nháy mắt với nhau cười. Họ đã quen tính ông Thêm. Nếu như ở hậu phương hoặc trong một trường hợp khác, nhất định ông Thêm đã giao cho cậu nhân viên phụ trách li - tô và bản tin hoặc chính bản thân ông, xuống tận nơi xảy ra sự việc, ghi lại thành tích của Quá. Và ngày mai nhất định trung đoàn sẽ có một bài báo nói về người chiến sĩ trinh sát ấy.

Ngay từ khi gặp mấy thương binh trên bờ sông, nghe họ kể chuyện vượt vòng vây, chuyện Quá và Thân mở đường cho đoàn đi trót lọt, ông đã xuýt xoa:

-  Thi đua không có, chính sách cũng không, thành tích anh em như cái núi, rứa rồi bây chừ ai ghi ai chép cho họ?

Với thói quen nhạy bén của cán bộ tuyên huấn, ông nghĩ ngay đến việc ghi thêm một hành động anh hùng vào quyển sử truyền thống của trung đoàn. Đó là một quyển sách do ông chủ biên, và nhiều nhân viên khác nhau kế tiếp ghi chép lại những chặng đường chiến đấu đã qua của trung đoàn, những chiến công và những thành tích của anh hùng, chiến sĩ thi đua, dũng sĩ tiêu biểu nhất cho từng giai đoạn. Phần thứ nhất của quyển sách kể lại lịch sử trung đoàn từ khi thành lập cho đến ngày lên đường đi B. Phần này hoàn toàn do ông viết lại, lời lẽ trau chuốt vài hùng hồn, đã 

 

từng được ông dùng làm tài liệu động viên học tập cho bộ đội trước lễ ra quân. Những ngày mang ba lô vượt Trường Sơn, qua Tây Nguyên, vào khu Sáu, xuống miền Đông Nam Bộ, ông không bao giờ rời quyển sử truyền thống của trung đoàn đó nữa. Thuận lợi thì sau từng trận đánh, không thuận lợi thi sau từng đợt chiến dịch, ông lại gọi cậu “Tuyên đá” nhân viên phụ trách in li tô lên, mở quyển sổ ghi chép của ông ra, nói lại VỚI cậu ta những con người, những sự việc mà theo ông cần phải được ghi chép lại.

Thêm yêu trung đoàn một cách cuồng nhiệt, ông không cho phép bất cứ một ai nói xấu trung đoàn 16 trước mặt ông, dầu cho đó là nói đùa chăng nữa. Theo ông, trong suốt hai cuộc kháng chiến, chưa có một trung đoàn nào như trung đoàn 16 này. Một trung đoàn đi từ Bắc vào Nam, rồi lại từ Nam ra Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, trung đoàn được lệnh phối hợp chiến dịch Điện Biên đã tiến công địch từ Thượng Lào qua Trung Lào xuống Hạ Lào đến đông bắc Cam - pu - chia. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, họ lai đi suốt từ Trường Sơn, qua Tây Nguyên, khu Sáu, đến đâu đánh đó, cho vào đến miến Đông Nam Bộ. Và bây giờ đây đã đứng chân trước cửa ngõ Sài Gòn.

Ông có ý định vẽ một cái bản đồ Đông Dương, trên đó có mũi tên chỉ đường hành quân trong suốt hai cuộc kháng chiến, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam của trung đoàn, thật lớn, treo chính giữa phòng truyền thống sau này. Câu chuyện của Quá được anh em kể lại đã làm ông xúc động mãnh liệt. Một tân binh mới vào bộ đội, xuống chiến trường chưa quá hai tuần lễ, mà đã lập một chiến công kỳ diệu như vậy. Ước mong sao vết thương của cậu ta không đên nỗi nào. Khi trở về đơn vị cậu ta nhất định sẽ là một hạt nhân, sẽ là đầu tàu, sẽ là cái chất tinh tuý nhất mà từ đó truyền thống của đơn vị sẽ được phát huy. Ông đi theo Bảy Hường xuống bến để nhìn mặt anh chiến sĩ trẻ tuổi ấy một chút rồi về. Ông đứng im lặng bên mạn xuồng một lúc rồi hỏi Bảy Hường:

- Cô có xem giấy tờ gì của cậu ta chưa?

Bảy Hường lắc đầu. Thêm cúi xuống mở cái khuy áo trên túi trước ngực Quá, móc ra một cái ví. Trong ví chỉ có mấy cái ánh và một bức thư đã nhầu nát. Trông thấy bức thư Bảy Mường bỗng kêu lên:

 -  Thế là em đã đổi họ cho ảnh rồi! Và cô đưa hai tay cho mặt, cười rũ rượi.

 

Quá họ Trần, nhưng trong giấy biên nhận sáng nay vì không biết, nên Bảy Hường đã ghi là Nguyễn Văn Quá. Thêm vừa nghe Bảy Hường kể, vừa liếc nhanh những dòng chữ nguệch ngoạc trên bức thư, xong gấp lại, đưa cho Bảy Hường:

- Cô giữ giùm cho cậu ấy cái ví này, kẻo vào viện thất lạc mất. Bao giờ cậu ấy tỉnh lại, hãy đưa trả.

Bảy Hường ngập ngừng một lát rồi đón lấy cái ví và hỏi:

 -  Nếu anh ấy có thế nào thì cái này gửi cho ai?

- Cô cứ giữ lấy, khi nào có dịp gặp, cô trao lại cho tui.

Ông Thêm hẹn chỗ gặp nhau của hại đoàn thương binh và quay trở lên. Khi giao thương binh cho Bảy Hường, ông Thêm vội vàng đi luôn trong đêm về đơn vị. Theo hợp đồng thì Canh, người mới lên thay chỉ huy đơn vị, không cần chờ ông Thêm về, cứ tổ chức đưa bộ đội xuống càng sốm càng tốt. Ông Thêm cần đi gấp vì hai lẽ: Một là đơn vị đang ở cùng bê bối vì thiếu người chỉ huy. Canh chỉ là trung đội phó, trợ lý tác chiến, nay vì thiếu cán bộ, phải lên nắm cả một tiểu đoàn và một bộ phận của trung đoàn bộ. Lý do thứ hai là khi hỏi thăm một số anh em thương binh, thì ông Thêm biết rõ con đường từ Bình Mỹ sang Tân Thới Hiệp hiện đang có càn lớn. Phân khu tiền phương phân tán trong trận càn hiện chưa móc ráp liên lạc được với nhau. Phó chính ủy thi còn nằm với trung đoàn đâu những dưới Cầu Sắt. Như thế là sự hợp đồng với phân khu nhất định rồi sẽ có những trục trặc. Nếu không thận trọng, đường sá không thông thuộc, đơn vị không khéo một lần nữa dụng độ với địch, lọt vào vòng càn, tiêu hao lực lượng thì chẳng còn sức đâu mà chiến đấu khi xuống đến mục tiêu nữa.

Trung đoàn 16 rút về hậu cứ sau đợt một, chưa kịp củng cố thì có lệnh trở lại chiến trường để tham gia đợt hai Tổng công kích Ban chỉ huy trung đoàn chỉ còn ông Ba Kiên và phó chính ủy Cường. Hai người họp bàn với nhau và quyết định như sau:

 -  Để kịp xuống đánh vào mục tiêu đã được phân công trong ngày N3 các tiểu đoàn dồn cán bộ, quân số, vũ khí, đạn dượccho tiểu đơàn 7. Ông Ba Kiên trực tiếp nắm tiểu đoàn này kịp thời xuất kích ngay trong đểm nhận lệnh.

 

Tiểu đoàn 8 là đơn vị đứng chân ở chiến trường giữ địa bàn giữa hai đợt, khi trở về, quân số chẳng còn bao nhiêu, đựơc trên cho ở lại phía sau củng cố. Tiểu đoàn 9, trên tinh thần khẩn trương, sau ba ngày gom góp tân binh ở trạm thu dung, thương bệnh binh ở các trạm xá, lấy thêm vũ khí, đạn dược, không đợi tân binh bổ sung, lên đường xuống chiến trường để kịp đánh bồi vào mục tiêu đã quy định trong ngày N5, hoặc là một mục tiêu khác gỗ được chỉ định. Đoàn đi sau này do phó chính ủy trung đoàn phụ trách gồm có tiêu đoàn 9 và một bộ phận nhẹ của trung đoàn bộ: tham mưu. chính trị, hậu cần, thông tin, trinh sát, vận công binh, v.v...

Chưa bao giờ một đơn vị ra đi mà quân số tác chiến lại ít như vậy. Tất cả tiểu đoàn 9, kể cả ban chỉ huy tiểu đoàn có hơn bôn mươi tay súng. Cán bộ phụ trách vừa mới sắp xếp lại, đại đội phó mới lên trong đợt một nay phải lên thay chỉ huy tiểu đoàn, hầu hết cán bộ đại đội đều là tiểu đội trưởng hoặc trung đội phó mới lên.

Ông Thêm rất băn khoăn về việc này. Từ trước đến nay cứ sau mỗi đợt chiến đấu, đơn vị lại được bổ sung cán bộ, tân binh, có thời gian huấn luyện, học tập chính trị, săp xêp lại lực lượng, khi ra quân đầu mùa chiên dịch, khí thê tưng bừng. Hai mươi năm sống với trung đoàn, ông Thêm đã từng trải qua bao nhiêu mùa huân luyện. Sau mỗi mùa huấn luyện, lại đến một mùa chiến dịch.

Những buổi lễ trao cờ, đọc quyết tâm thư trưóc giờ xuất kích, hàng quân cắm lá ngụy trang xanh rỢp đứng chật sân đình vẫn gây cho ông Thêm một ấn tượng sâu sắc. Đứng trước những người sắp ra trận, nghe tiếng súng chạm vào bao xe, nghe những viên đạn đồng va nhau xổn rổn, nhìn ánh mắt lấp lánh của họ, máu trong người ông Thêm lại như sôi lên. ông cảm động xiết bao khi mỗi lần như thế lại Ị được ra đứng trước hàng quân để kể lại truyền thông của I trung đoàn. Vừa kể, ông vừa nhìn lên những lá cờ lấp lánh huân chương.

Bây giờ thì, với tinh thần khẩn trương chấp hành mệnh lệnh, trung đoàn phải bằng mọi cách, đưa bộ đội xuống chiến trường đúng ngày quy định. Theo ông Thêm nghĩ, thì cấp trên đang sử dụng trung đoàn như một đơn vị làm nhiệm, vụ thứ yếu, gần như là lực lượng dự bị, sẵn đâu điều đó. Vì nêu trung đoàn mà được sử dụng vào những mục tiêu Chủ Chốt thì dù tình hình có khẩn trương đến đâu đi nữa, họ vẫn được bổ sung quân số, vũ khí, cán bộ. Tuy nghĩ vậy nhưng trước buổi ra quân, không tập hợp được toàn trung đoàn, ông thêm vẫn cứ tổ chức lễ xuất kích cho từng tiểu 

 

đoàn một và tất nhiên ông vẫn ra trước hàng quân, nghiêm trang kể lại truyền thống của trung đoàn 16...

Tiểu đoàn 9 ra đi được một ngày thì đã nghe ta đánh vào sài Gòn, vào quận 5, vào cầu Chữ Y. Sau hai ngày nữa thì nghe tin một đơn vị Quân giải phóng đã tiến công tiêu diệt tiểu đoàn A thủy quân lục chiến ngụy ở vùng Ngã ba Cây Xoài. Họ biết ngay là tiểu đoàn 7 đã xuất kích. Đó là trận tinh hai ngày trước khi tiểu đoàn 7 rút về Gò Sao như ta Đã biết ở trên Nghe tin này, ông Thêm vừa phấn khỏi nhưng cũng vừa bực tức. nói với phó chính ủy trung đoàn:

 -  Đó anh coi. nếu trên bổ sung đủ quân số cho cả ba tiểu đoàn và cho nó xuống cùng một lúc thì lần này trung đoàn mình có thể mở một mũi vào hướng Tân Sơn Nhất như chơi...

Ống Thêm nói vậy vì ông vẫn ấm ức về chuyện trung đoàn 16. trong đợt một, vẫn chưa vào được nội thành như cốc trung đoàn khác. Đường đi xuống vùng ven từ sau đợt một, liền tục bị oanh tạc. Các trục chính, các bên sông, các vị trí ém quân bắt buộc trên đường đi liên tiếp bị càn quét. Xe tăng chốt chặn trên lộ, giang thuyền tuần tra và phục kích trên các bến sông. Nhiều đơn vị xuống trễ vì phải đánh địch để mở đường. Có đơn vị chưa xuống đến được mục tiêu thì quân sô, vũ khí đã hao hụt quá nửa. Bộ phận đi sau của trung đoàn phải cắt vòng qua những bài sình, có đêm họ phải lội qua ba bốn con rạch để tránh địch. Việc đụng độ là một điều cùng bất đắc dĩ vì mục tiêu chính của họ ở trước cửa ngõ Sài Gòn.

Đến ngày thứ tư, đang trên đường đi thì ông Cường, phó chính uỷ, nhận được lệnh của Bộ chỉ huy Miền, do một đơn vị bạn chuyển giao, đem tiểu đoàn tập kích vào một cụm đich mở đường cho đơn vị này bảo toàn lực lượng, kịp thời xuống đánh vào một mục tiêu gần Sài Gòn.

 -  Hết chỗ nói! Thật là hết chỗ nói! sử dụng một trung đoàn chủ công mà như sử dụng cái giẻ rách không bằng! Thế này thì hỏi còn đánh với đấm cái nỗi gì nữa? Ông Thêm nghe tin này, chạy đến gặp ông Cường, kêu lên, hai tai đỏ rực những đường gân xanh nổi lên hai bên thái dương như sấp lứt ra, bật lên những tia máu. Thoạt trông, người ta tưởng như ông sắp gây sự đánh nhau với phó chính ủy đến nơi vậy. Ồng Cường bật cười:

 -  Thì đánh mở đường cho đơn vị bạn cũng là nhiệm vụ chiến đấu chứ sao?

 

-  Đánh đấu cũng là nhiệm vụ, nhưng phải sử dụng lực lượng đúng chỗ.

 -  Ông Thêm ơi, trông cuộc tổng công kích này, chúng ta đang phối hợp chiến trường trông cả nước. Vì vậy mệnh lệnh phải được chấp hành triệt để. Thắng lợi là thắng lợi chung, chúng ta không nên chỉ nghĩ đến thành tích cục bộ.

 -  Anh nói gì thì nói, tôi không thông. Trung đoàn ta là trung đoàn mạnh, chưa khi nào làm nhiệm vụ dọn sân dọn bãi như thế này bao giờ!

 -  Thôi được, không thông thì ta cứ chấp hành đi đã! Đây là mệnh lệnh quân sự.

Thắc mắc như thế, nhưng trước trận đánh, ông Thêm vẫn không thể không xuống thăm anh em đơn vị. Mặc dầu không phải là cán bộ quân sự, ông vẫn đến gặp từng chiến sĩ, xem lại trang bị của họ trước giờ xuất kích “Các cậu phải nhớ rằng: đảm bảo được bí mật trông tiếp cận là nắm chắc năm mươi phần trăm thắng trông một trận tập kích"; “Các cậu phải nhớ rằng đây là trận đánh đầu tiên của tiểu đoàn trong đợt chiến đấu này. Truyền thống của trung đoàn chúng ta là bao giờ cũng đánh thắng giòn giã trong trận đầu ra quân...". “Các cậu phải nhớ là...”.

Cho mãi đến khi đơn vị đã hành quân xuất kích, ông Thêm vẫn còn đi từ dưới hàng quân lên đầu hàng quân để động viên bộ đội. Đối với tiểu đoàn 9, đây là một trận đánh không thuận lợi lắm. Địch hoàn toàn chủ động trông thế bố trí, chờ ta từ phía trên đi xuống, theo một hướng bắt buộc, hoặc là qua một cánh đồng sình lầy ngập đến bụng, hoặc là trên một con đường độc đạo có cái cầu gỗ bắc cầu vồng trên một con rạch. Bộ binh và xe tăng địch thay nhau tuần tiễu trên lộ. Hễ gặp lực lượng chúng ta, chúng lập tức lùi vào trông chốt, gọi pháo bắn hoặc dùng xe tăng và hỏa lực tiêu hao, ngăn chặn không cho ta vượt đường. Sống đến, chúng gọi “trực thăng”, phản lực tìm theo đấu vết và oanh kích. Đơn vị bạn nối đuôi tiểu đoàn 9, chờ khi tiểu đoàn này nổ súng thì vượt đường.

Canh dẫn một tổ trinh sát đi trước cùng với đồng chí phụ trách tiểu đoàn. Lên đến mặt đường thì họ phát hiện một tiểu đội địch. Đồng chí tiểu đoàn trưởng ra lệnh nổ súng và xung phóng. Họ bám bén gót tụi lính. Chúng chạy thục mạng về phía chốt.

Bộ đội phía sau nghe tiếngsúng hợp đồng cũng ào lên mặt đường. Canh chạy trước hàng quân. Anh bỗng phát hiện ra rằng: dầu có chạy nhanh đến đâu thì cũng 

 

không thể đến được cạnh cái xe tăng kia trước những tên lính đang chạy. Vậy là, mặc dầu còn có cách cái xe tông đầu tiên đến khoảng hơn năm chục mét, anh ngồi xuống nổ súng. Phát B40 nổ ngay trước mặt làm cho những tên lính ngụy hoảng
hốt nằm cả xuống. Chỉ trông một tích tác, bộ đội ta tràn lên và một cuộc cận chiến xảy ra. Đồng chí tiểu đoàn trưởng rút lựu đạn nhảy lên chiếc xe tăng đang nổ máy thì bị ngay nòng súng của nó quay hất ngã xuống.

Canh vừa trông thấy, toan chạy đến thì bỗng một tiếng nổ dữ đội phát ra từ dưới gầm xe. Chiêc xe đang quay lui và bỗng đứng ngắt lại. Quả thủ pháo của đồng chí tiểu đoàn trưỏng ném ra đã làm đứt xích của nó. Một cái đầu nhô lên trên tháp pháo và thằng lính ngụy nhảy ra, bỏ chạy. Canh nổ súng. Khi anh chạy đến bên đồng chí tiểu đoàn trưỏng thì anh rõ ta đã nằm gục trên vũng máu, thều thào:

 -  Lên nắm lấy tiểu đoàn... trước hết diệt mấy cái xe tăng... đừng để nó chạy thoát... Đi đi...

Canh gọi một chiến sĩ đến băng bó cho tiểu đoàn trưởng và chạy lên. Từ đó trở đi, anh chỉ huy tiểu đoàn cho đến hết trận đánh. Sau bốn mươi phút, tuy không diệt hoàn toàn cụm địch, nhưng ta làm chủ trận địa. Ba chiếc xe tăng địch bị bắn cháy. Hai chiếc chạy thoát nhưng không dám quay lại bắn. Một số bộ binh địch lợi dụng đêm tối lông theo bờ rạch, chạy trốn. Đơn vị bạn, nhờ vậy đã vượt đường an toàn. Tiểu đoàn trưởng hy sinh. Phó chính ủy trung đoàn quyết định đưa Canh xuống phụ trách tiểu đoàn 9. Vì phải giải quyết công tác thương binh tử sì sau trận đánh, nên mãi đến bốn giờ sáng đơn vị mới rút khỏi mặt đường. Ông Cường quyết định luôn trông đêm ấy hành quân về gần lộ 8, nơi đã hợp đồng với phân khu tiền phương về địa điểm liên lạc.

Họ chôn cất tử sĩ và mang theo thương binh đến địa điểm mới, vì vậy cuộc hành quân tuy đã hết sức khẩn trương, khi qua khỏi đường chưa được bao xa, thì trời cũng đã sắp sáng. Cái cầu tay vịn bắc qua con rạch trên đường hành quân, sau khi đơn vị bạn đi qua, bị hỏng. Công binh phải lên chữa lai Sang được con rạch này thì trước mặt họ hiện lên một cánh đồng sình lầy mênh mông. Phó chính ủy nhìn đồng hồ và đành quyết định cho bộ đội dừng lại.

Kể cả thương vông, sau trận đánh tiểu đoàn mất thêm gần hai mươi tay súng. Hầu hết bị thương trên đường rút lui vì pháo bắn.

 

Cho đến khi trời sáng, mọi người mới cùng nhìn thấy thật rõ một con đường mòn mà các đơn vị trước đã đi qua, để lại trên cánh đồng. Con đường mòn vốn lúc đầu không rộng lắm, nhưng vì nhiều người đi, người sau tránh né nhưng vũng sình sục lên vì dấu chân người trước, đạp những đám cỏ cạnh đường bẹp xuống, làm cho nó càng ngày càng rộng ra thành một vệt dài thẳng táp, lõng bõng bùn nước.
Ổng Cường vội vàng cho người ra vuốt lại những ngọn cỏ, nhặt những cành ngụy trang rụng từ lối rẽ cho vào đến bờ rạch, nơi đơn vị tạm thời ém quân.

Cùng một lúc, ông cho triệu tập cán bộ họp, chính thức thành lập ban chỉ huy hành quân gồm ông, ông Thêm, Canh. ông cũng quy định: nếu có việc gì thì ông Thêm sẽ thay thế ông. Nếu ông Thêm có thế nào thì Canh sẽ thay thế. Cuôì cuộc họp, ông nhắc lại một lầi lần nữa mệnh lệnh:

- Tuyệt đối không được đốt lửa. Tất cả ăn gạo rang. Nếu có “Cá rô" đến quạt hầm, lộ chỗ nào chỗ ấy chịu trận, chưa có lệnh tuyệt đối không được nổ súng. Nếu bị oanh tạc, thì sau đó dầu tình huống nào, người còn lại có cấp bậc cao nhất sẽ tổ chức làm công tác thương binh tử sĩ chu đáo và nhất định phải đưa bộ đội xuống cho bằng được.

Khi anh em cán bộ về rồi, ông Cường gọi ông Thêm và Canh ở lại, mở tấm bản đồ, chỉ những khu vực mà trung đoàn hiện nay còn có thể đông quân ở đây.
Mãi về sau này, khi nhắc đến câu chuyện xảy ra trên bờ rạch, ông Thêm vẫn cứ lặp đi lặp lại:

 -  Cái điềm... Đúng hôm đó tôi đã biết là có cái điềm không hay.

Mặc dầu trận đánh rất tốt và đơn vị bạn sau khi vượt đường đã để lại một lá thư đầy cảm kích, hứa sẽ điện về báo cáo với Bộ chỉ huy Miền thành tích này của trung đoàn, ông Thêm vẫn thấy không vui.

Đợt một, trung đoàn 16 là trung đoàn mũi nhọn của phân khu, đánh vào Tân Sơn Nhất và kho bom Gò Vấp, nhưng vẫn chưa vào được nội thành Sài Gòn. Sang đợt haị ông hy vọng sau khi được củng cố, trung đoàn sẽ tiếp tục nhận một nhiệm vụ thật quan trọng. Nhưng cho đến nay. nhìn trung đoàn bị xé lẻ, lực lượng mỗi ngày một bị tiêu hao, ông cảm thấy buồn. Lần này, mặc dầu trung đoàn hết sức hạn chế Số người đi ra phía trước của đoàn bộ, ông Thêm vẫn cố xin cho một cậu nhân viên tuyên huấn đi theo. Cậu ta làm công tác in báo và cũng có khả năng viết các bản tin 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play