Đỗ Thúc Vượng cùng Lili làm một bữa nhậu. Anh mời cụ Nghị, vợ chồng Hai
Bền và tướng Đức đến dự bửa cơm thân mật để giới thiệu người vợ... sắp
cưới. Nhưng hôm đó Hai Bền lại bận công tác dưới Hậu Giang nên tướng Đức đưa xe đến đón hai mẹ con Năm Ngân và cụ Nghị cùng đi.
Đến cách nhà Vượng vài trăm mét mọi người rời xe đi bộ. Tướng
Đức bấm chuông, Lili ra mở cửa và nhận ra Năm Ngân ngay. Còn hai người
đàn ông thì cô chưa bao giờ gặp mặt. Cô vui vẻ mời mọi người vào phòng
khách. Đến đây họ mới nhận ra điều mới mẻ. Đỗ Thúc Vượng bữa nay ăn mặc
rất chải chuốt. Bộ đồ sang nhất treo trong tủ từ lâu được Lili chải cồn
là ủi cẩn thận giúp Vượng trẻ ra đến dăm tuổi.
Vượng bắt tay Năm Ngân.
- Rất tiếc là anh Hai không có mặt trong buổi chiều vui vẻ này
của chúng tôi - Anh giới thiệu với Lili - Đây là bác Nghị vừa là bạn vừa là anh cả của gia đình ta - Quay lại phía tướng Đức - Anh Đức là bạn
mới nhưng cũng là tri âm, tri kí. Chúng tôi rất hân hạnh về sự hiện diện của tướng quân. Mọi việc Lili đã chuẩn bị xong xin mời tất cả vào bàn.
- Cá nhân tôi, từ lâu tôi mong mỏi một buồi chiều tuyệt diệu
như thế này sẽ đến với anh Vượng. Ba chúng tôi cũng có một món quà nhỏ
gọi là mừng cho cái điều mà anh Vượng sắp nói vơi chúng tôi.
Chị Năm Ngân đặt lên bàn hai chai rượu Lúa mới.
- Xin cảm hơn các anh các chị. Có thứ này thì vui quá.
Sau khi chủ khách quây quần quanh bàn tiệc, Đỗ Thúc Vượng mới rót rượu ra cốc. Anh đứng lên giới thiệu với mọi người.
- Tôi tưởng mình sẽ chết mòn trong cô đơn và tuyệt vọng. Nhưng
chính bạn bè đã níu kéo tôi và sau đó tôi mới đủ sức tự cứu mình. Số
phận lại dẫn tôi đến với Linh - Anh kéo Lili cùng đứng dậy - một người
cũng đau khổ và cô đơn như tôi. Chúng tôi quyết định sẽ cùng nhau nhóm
lại ngọn lửa trong bếp, thu dọn lại căn nhà, tỉa xén lại vườn cây, dựng
lại cuộc đời từ trong hoang tàn cô tịch. Chúng tôi sẽ chung sống với
nhau, sẽ hướng về tương lai, sẽ hòa đồng vào mơ ước của mọi người, của
cả dân tộc. Chúng tôi không gọi đây là lễ cưới vì lẽ chúng tôi đã từng
cưới, đã từng kết hôn quá một lần rồi mà không thấy hạnh phúc. Hôm nay
tôi mời bác Nghị, anh Đức, chị Năm Ngân đến đây để giới thiệu và cũng để bè bạn chứng kiên cho bước ngoặt lớn, cho sự tái tạo cuộc đời của chúng tôi. Tôi nghĩ nó còn to lớn hơn một đám cưới. Xin mời qúy vị nâng cốc.
Mọi người đứng dậy chạm cốc, xúc động thì thầm.
- Xin chúc mừng hạnh phúc của anh chị.
- Xin chúc cho tình bạn tốt đẹp của chúng ta.
Chín giờ tiệc tan, Năm Ngân giúp Lili dọn nhà cửa gọn ghẽ.
Những người đàn ông tiếp tục trò chuyện trong phòng khách. Mười giờ xe
đón. Vượng và Lili tiễn khách ra cổng lưu luyến bắt tay từng người. Khi
quay vào, cái cảm giác "có vợ" bỗng dồn đến choán ngập tâm hồn Vượng.
Anh khoác tay Lili nghiêng đầu nhìn cô đắm đuối. Cứ thế họ sóng đôi chậm chạm bước theo cầu thang lên lầu. Căn phòng cưới đã được Lili trang
điểm thật đẹp mát, sáng dịu trong ánh đèn hoa. Cánh cửa buồng từ từ khép lại, nhưng cuộc đời họ lại mở ra rộng lớn lộng gió, bay bổng như đôi
cánh chim tự do.
Sau tuần trăng mật, họ đến chơi đáp lễ nhà cụ Nghị, nhà Hai Bền. Họ không thể đến thăm tướng Đức vì ông không có nhà riêng.
Trong câu chuyện thân tình, Hài Bền kể lại chuyện anh bị Hoàng
Qúy Nhân bắt cách dây hơn hai chục năm. Anh bì bịt mắt đưa đến biệt thự
Vie du Château với tư cách một con thỏ cho phòng thí nghiệm và anh đã
được thưởng thức đủ các đòn tra tấn tân kỳ của tên đại tá cảnh sát này.
Còn giờ đây thì chính anh lại được phân công tìm kiếm những tài liệu
những hồ sơ tội ác đối với con người mà Hoàng Quý Nhân còn giấu lại.
Anh ngỏ ý muốn nhờ Lili giúp đỡ trong công việc đầy khó khăn này.
- Em hứa sẽ hết sức giúp đỡ anh trong mọi chuyện. Thực tình em
hiểu quá ít về Nhân. Khi y đến nhà em tìm nơi ẩn náu với cái tên Năm
Oăn, y mang theo nửa ô tô đồ đạc. Một lần nữa trí nhớ em chỉ còn mờ nhạt như một giấc mơ, em phải lái xe theo hắn để chở mấy hòm nặng lắm về
nhà. Nhưng sau đó thì không thấy những hòm đó đâu nữa. Em tin là khi di
tản Nhân không thể đem theo hết. Chắc hắn còn giấu ở đâu mà em không
biết.
- Liệu Hoàng Qúy Nhân có thể chôn ở đâu không? Mấy cái hòm nó
khuân về sau này moi lên từ trong vườn của biệt thự Vie du Château?
Chính tồi hôm đó Nhân đã giết một anh thợ chữa máy nước.
- Trời ơi thế mà em chẳng biết. Em chỉ nghĩ cái chết của bác sĩ Hoàn là có bàn tay Nhân nhúng vào thôi. Sau này em bị loạn trí em không còn biết gì nữa. Hay mai anh cho người đào bới ở nhà em xem.
- Kế hoạch đào bới phải rất bí mật, thận trọng chứ không thể
làm ồ ạt được. Vì vậy chị có thể cho tôi mượn thìa khóa cổng những đêm
chị ở bên nhà anh Vượng. Chị nên nhớ rằng không chỉ có chúng tôi đi tìm
kiếm kho tàng này mà còn nhiều kẻ khác cũng đang đánh hơi xem nó ở đâu.
Vì vậy căn nhà của chị cần được bảo vệ chu đáo. Theo lệnh của anh Đức,
chúng tôi đã bố trí lực lượng bảo vệ chị. Nếu có kẻ nào tìm đến chỉ để
dò la tin tức về Nhân thì chị cứ chuyện trò tự nhiên và thành thực với
chúng về những lĩnh vực không liên quan gì đến bọn tôi. Đồng thời chị
cũng thông báo những tin tức đó cho nhà tôi hay anh Vượng cũng được. Chị thấy có thể giúp đỡ được chúng tôi không?
- Dạ được. Việc đó đâu có khó.
- Tôi xin nhắc lại là không khó nhưng rất nguy hiểm chị phải thận trọng.
- Dạ. Xin anh yên tâm - Lili cười - Xuất thân là điệp viên của
Hoàng Qúy Nhân nên em cũng có sẵn một số kiến thức về lĩnh vực này.
...
Đỗ Thúc Vượng đưa Lili đến thăm Chu Bội Ngọc. Lão già vừa ngạc nhiên vừa tỏ ra hài lòng.
- Xin chúc mừng giáo sư. Không ngờ lời nói đùa của tôi lại trở thành sự thật. Ông bà cưới khi nào mà không cho tôi biết.
- Thưa ông Chu, chúng tôi có cưới xin gì đâu. Khi thấy hai trái tim cô đơn đều cần được sưởi ấm thế là chúng tôi quyết định chung sống
với nhau luôn. Và đã chung sống thì hoàn toàn có thể giới thiệu với mọi
người là vợ chồng. Hôm nay tôi đưa Lili đến đây cũng là để hợp pháp hóa
một sự kiện đã rồi.
- Giáo sư hành động thiệt lẹ. - Chu Bội Ngọc nhún vai mỉm cười - Cho phép tôi dùng cách nói văn vẻ của Prud'home: Bà Lili thần Vệ nữ của chúng ta đã nuôi sẵn trong nhà một đàn Cupid để điều khiển chúng như
phù thủy điều khiển âm binh!
Chu Bội Ngọc mở một chai Naploléon để chúc mừng hạnh phúc của
vợ chồng Vượng. Lili chỉ ngồi nghe hai người đàn ông đàm tiếu chứ không
tham gia gì vào cái trò chữ nghĩa khó hiểu của họ. Khi ra về Chu mới đề
xuất với Vượng một yêu cầu nhỏ.
- Xin giáo sú xem xét kỹ cho tôi bức tranh "Chiếu bạc" xem có
đúng nguyên bản không. Với giá đó mà chăng biết thật giả ra sao thì tôi
không yên tâm.
- Bằng mắt thường thì tôi có thể đoán chắc đây là nguyên bản.
Chỉ có các phương tiện mới cho ta những kết quả khẳng định. Tuy nhiên
trong điều kiện nay chúng ta đành chấp nhận một sự đánh giá tương đối.
Nếu ông nóng vội thì cho phép tôi đưa bức tranh đến vài phóng thí nghiệm nhờ bạn bè họ hỗ trợ cho đôi chút.
- Không! Thưa giáo sư không nên. Tôi không muốn nhiều người
biết công việc của chúng ta. Đấy là chưa kể vì không am hiểu nghệ thuật
họ giám định một cách thô bạo bằng các phương tiện vật lý trực tiếp,
cuối cùng họ giúp mình một, họ phá hai ba, bức tranh sẽ trở thành vật
hiến tế cho khoa học thực nghiệm.
- Như ông đã nói, đây là bài thi sát hạch của tôi. Tôi sẽ làm hết sức và hy vọng sẽ làm ông vui lòng.
- Tôi tin vào cặp mắt uyên bác của giáo sư, nhiều khi độ tin cậy còn cao hơn các công cụ vật lý.
Ngay ngày hôm sau Đỗ Thúc Vượng bắt tay vào khảo cứu bức tranh. Chẳng có cái gì ở đây liên quan đến nghề nghiệp của anh, nhưng không
hiểu sao Chu Bội Ngọc lại tín nhiệm anh như vậy. Chẳng lẽ chỉ vì vài bài diễn văn lăng nhăng về mỹ học của mình (chỉ cốt gây uy tín chính trị)
lại đủ sức chinh phục cả những nhà chuyên môn.
Công cụ của anh chỉ có vài chiếc kính lúp tiêu cự khác nhau,
một cái kéo, con ca-níp, cái kìm nhổ đanh, một lọ cồn, chiếc bàn chải,
vài cái khăn lau bằng thứ vải mềm.
Vượng tháo bức tranh xuống. Anh quét sạch bụi bậm phía sau, lấy bàn chải đánh nhẹ đi một lượt. Anh lau chiếc khung rất kỹ lưỡng. Khi đã say sưa cái gì Vượng làm rất tí mi, kiên nhẫn, và niềm vui đã đến với
anh qua từng chi tiết nhỏ. Hơn nũa lúc này anh chưa nhận công việc gì, ở đâu nên có thê thoải mái mà khảo cửu. Ít ra mỗi bức tranh anh cũng có
thể viết được một cái luận văn nho nhỏ để bắt lão già họ Chu cung phụng
cho anh chút ít tiền mà sống.
Anh chưa mở được bức panô vít chặt vào khung tranh thì đã thấy
đôi bàn tay mềm mại của Lili vuốt nhẹ trên vai, bộ ngực tròn lẳn tì tì
lên trên lưng và một cái hôn nhẹ trên má.
- Đi ăn cơm anh.
- Mấy giờ rồi em?
- Mười hai giờ kém mười lăm. Anh tưởng còn sớm a?
- Thời gian đi nhanh quá - Từ sáng đến giờ anh vẫn chưa vào việc.
- Có chứ! - Lili âu yếm nhìn chồng - Anh đã lau sạch được tấm ván hậu của bức tranh.
- Cũng chỉ mới có thế, đâu đã động tới bức tranh. Công việc này phải hết sức nhẹ nhàng. Mình bỏ đi những hạt bụi nhưng cũng phải khéo
léo giữ lại những hạt vàng.
- Làm sao lại có những hạt vàng lẫn trong lớp bụi được ạ.
- Ấy là anh nòi một cách hình tượng. Giả dụ như có một vài nét
chữ nào đó ghi trên panô bị bụi phủ mờ. Ta lau quá mạnh những chứ đó
nhòa đi không còn đọc nổi. Thế là ta đã làm mất những thứ quý hơn vàng.
Lili nhìn chồng một cách khó hiểu:
- Nhưng thôi, anh cần đi rửa chân tay ngay. Em tin là lớp bụi trên người anh lúc này không có dính vàng đâu mà tiếc.
Đỗ Thúc Vượng cũng bật cười vì hình như bao nhiêu bụi trên tấm
panô, trên khung tranh đã trút cả lên chân tay, quần áo, đầu óc anh.
Lili kéo chồng vào buồng tắm tẩy uế cho anh, y như những bà mẹ phải
"đánh vật" với những cậu con trai nghịch ngợm và bẩn thiu...
- Có một cô vợ ngoan thì thật tuyệt! - Vượng thích thú nhận xét khi ngồi vào bàn ăn.
Lili mỉm cười nguýt yêu chồng nhưng không nói gì. Cô cảm thấy
hạnh phúc thực sự trước những lời khen tự đáy lòng cửa Vượng. Cô biết là tính cần mẫn khéo léo của mình đã dệt nên niềm vui đã đan thành tổ ấm.
Vượng cũng ngạc nhiên trước bàn tay màu nhiệm của Lili như cô thường
ngạc nhiên về những hiểu biết cửa anh. Có thể những cái đó làm cho tình
yêu của họ luôn luôn mới mẻ.
Ngày hôm sau Vượng mới bật nổi tấm panô ra khỏi khung tranh. Mặt trong panô khá sạch sẽ, được lót một lớp giấy trắng xốp như để chống ẩm hoặc giữ êm cho phần vải gai của mặt trái bức tranh. Vượng lấy kính lúp soi mặt giấy lót thấy có đôi chỗ hoen ố vì thời gian, nhưng dù sao anh
cũng chẳng tin thứ giấy đó là do chính bàn tay Tija đặt vào. Bức tranh
đã qua nhiều chủ nên có thể một vị nào đó đã nghĩ ra cái trò bảo quản
kiểu này. Giữa panô và tranh không có khoảng trống thoáng, độ ẩm có thể
làm hoen ố giấy đệm làm ra hủy hoại bức tranh. Vượng nhẹ nhàng tháo gỡ
giấy lót ra lấy lúp soi kỹ từng phân vuông trên mặt giấy. Anh muốn tìm
kiếm một dấu ấn nào đó của thời gian để có thể viết được vài dòng chữ có giá trị nghiên cứu. Và may sao anh đã tìm ra nhãn hiệu của loại giấy
được dập nổi thành dòng dài lặp đi lặp lại gần mép giấy: "Kenneth and
the Henderson - Paper - Carton Made in Canada". Như vậy là chỉ cần tìm
tuổi của xí nghiệp giấy "Kenneth and the Henderson" có từ bao giờ thì đủ biết có cùng thời với Tija không.
Xong công việc với tờ giấy lót, Vượng xem đến mặt trong tấm ván hậu. Một lớp vécni mỏng màu vàng nhạt phủ lên mặt gỗ. Vượng dùng vải
mềm lau đi một lượt. Sau đó anh thấm cồn vào bông phớt nhẹ trên lớp
vécni làm cho mặt panô bóng lên như mới. Anh bỗng giật mình có thể cồn
sẽ làm hong vécni. Vượng vội lấy lúp soi lên mặt gỗ quan sát anh bỗng
kinh ngạc phát hiện ra những nét mờ ăn mòn mặt gỗ thành những hình thù
kỳ dị như có một loại vi khuẩn nào đó đã đào nên những đường hào tinh vị có thể đang hủy hoại dần mặt vecni. Lúc đầu Vượng rất lo sợ vì cách bôi cồn bất cẩn của mình đã tạo ra hiện tượng không hay đó. Anh vội lấy vải mềm lau lại một lần hy vọng là quá trình hoá học sẽ ngừng lại hoặc giảm đi. Lau xong Vượng giảm độ sáng cho mặt gỗ bớt bóng. Anh đặt Panô
nghiêng với pha đèn một góc xiên từ ba mươi đến năm mươi độ. Khi đưa lúp lên soi lại thì Vượng giật mình trước một hiện tượng mới lạ. Đây không
phải là một hình thức xâm thực, hà rỗ hay rạn nứt mà những "đường rãnh"
được sắp đặt theo hàng lối như một loại chữ cổ. Nhiều ký hiệu được lặp
đi lặp lại. Chúng liên kết với nhau thành cụm, thành nhóm chặt chẽ. Như
không muốn tin vào mắt mình, anh bỏ tất cả dụng cụ đấy đi ra vươn vai
thở hít ngoài ban công. Mươi phút sau anh trở lại buồng làm việc và lần
này anh kháng định đây là một loại chữ cổ biểu hiện một ngôn ngữ đặc
biệt nào đó. Anh lục tìm trong kho tàng trí nhớ của mình cũng không sao
đoán ra đó ra thứ chữ gì. Nó hoàn toàn xa lạ với mẫu tự Latin Slave
Grec, Hindu, Hán tự... Nó cũng chẳng giống gì các thứ chữ của những dân
tộc thiểu số mà đã có lần nào đó anh nhìn thấy trong các tài liệu khảo
cổ học, dân tộc học...
Sự kỳ lạ của các ký hiệu gây cho Vượng một sự hào hứng mạnh mẽ. Anh đoán là trên con đường du lịch của Tija ông đã qua một xứ sở nào
đó. Khi sáng tác hội hoạ ông cũng chú ý đến ngôn ngữ văn tự của xứ đó.
Ông ghi chép vào mánh ván này làm tư liệu. Hoặc vì một nguyên nhân ngẫu
nhiên ông kiếm được miếng vản đã có ghi chữ sẵn để làm ván hậu cho bức
tranh. Vậy thì đây là chữ của dân tộc nào?
Vượng nảy ra sáng kiến vẽ lại tấm bản đồ cuộc hành trình của
Tija và sau đó thống kê các địa danh rồi dùng phép đối chiếu, so sánh,
loại bỏ để tìm ra lời giải đáp. Nếu đây là sinh ngữ thì có thể dễ dàng
tìm thấy. Còn nếu nó là tử ngữ thì sẽ rất nhiều công nhưng chưa chắc đã
ra. Nhưng vấn đề càng khó thì nó càng hấp dẫn anh, vì sự thành công đó
có giá trị như một luận án khoa học.
Vượng xác định lại phạm vi văn tự ghi trên mặt ván. Anh cũng
còn tìm được thêm ba hình vẽ. Đó là nhưng nét kẻ hình học làm cho nó
giống một sơ đồ cấu trúc máy móc hơn là nhưng bức tranh cổ trong hang
động của người tiền sử. Rõ ràng ở đây đã đạt được một trình độ văn minh
cơ giới cao!
Vượng ghi chép tỉ mỉ nhưng suy đoán của mình vào giấy.
Tối hôm ấy Lili phát hiện ra một cảm hứng mới ở chồng. Anh vui
vẻ khác thường và nhiều lúc còn tỏ ra đùa nhả với vợ, một phong thái mà
chưa bao giờ cô thấy ở anh.
- Bộ anh muốn nhảy disco với em hay sao vậy?
- Disco? Không, anh không biết thứ này. Nhưng nếu thích đi với anh một vài valse thì hoàn toàn có thể.
Lili thay đĩa nhạc. Hai vợ chồng ôm nhau xoay tròn ngay trong
phòng khích. Thứ âm nhạc êm dịu trữ tình của J.Trauss đầy ắp căn phòng
lan tỏa ra vườn cây nhú hương say mót dạ hội thành Viên vang đến. Vượng
không sành âm nhạc nhưng anh thích cái cảm giác chìm nổi trong dòng sông âm-thanh êm dịu. Cái đó giúp cho sự liên tưởng đến điều thánh thiện,
trong sạch. Còn Lili thì mơ màng ép má vào vai chồng tận hưởng nhưng
rung động kỳ diệu của tình yêu... Khi bản nhạc dừng lại, Lili âu yếm hỏi chồng:
- Bữa nay em thấy anh vui vẻ lắm?
- Đúng thế Lili ạ. Hôm nay là một ngày vui, một ngày sáng tạo!
- Điều gì mới mẻ thế anh?
- Anh vừa phát hiện ra một điều kỳ lạ của bức tranh "Chiếu bạc".
- Thế mà ở bên nó bao nhiêu năm em chẳng thấy điều gì. Đúng là người trần mắt thịt.
- Không phải bên ngoài mà ở phía trong tấm ván hậu.
- Có cái gì thế anh.
- Điều tuyệt vời là chưa biết đặt tên nó là hiện tượng gì. Anh
đang đứng trước một câu hỏi như em. Và khi tra lời được thì chắc là thú
vị lắm.
- Em cũng tin như vậy. Ngay khi chưa biết nó là cái gì anh đã
vui vẻ khác thường thế này. Khi tìm được câu trả lời thì có lẽ anh bắt
em múa Sexy như Đường Bảo Vân mất!
Vượng bật cười về nhận xét đáng yêu của Lili. Anh bế bổng vợ lên, xoay tròn một vòng rồi nhẹ nhàng đặt xuống đi văng...
Hôm sau Vượng mò đi thư viện. Anh toan rẽ qua nhà Chu Bội Ngọc
để thông báo cho ông ta hiện tượng lạ lùng này nhưng anh bỗng nhớ đến
câu chuyện giữa anh và Li li. Chưa tìm ra câu trả lời mà đã quá vui, lỡ
chẳng đọc nổi thứ từ ngữ đó thì thật xấu hổ. Vì vậy anh quyết định giữ
kín mọi chi tiết, chờ khi hoàn chỉnh bản luận văn lý thú đó anh mới công bố với ông chủ bức tranh.
Anh tra cứu nhiều loại Bách Khoa toàn thư, mở hết những bộ
Atlas dày cộm nhưng chẳng tìm ra địa phương, dân tộc nào trên con đường
phiêu lưu của Tija có thứ văn tự đó. Công việc ở thư viện ngốn đứt của
anh mất hai ngày. Ngoài tấm bản đồ hành trình của Tija với những dấu hỏi nhằng nhịt anh chưa tìm thêm được điều gì mới.
Về nhà, anh lại mở tấm pa-nô nghiền ngẫm, soi đi, soi lại. Cuối cùng anh đã chép những dòng chừ đó ra ngoài một cách máy móc như một
người thợ truyền thần.
Một tuần sau, mặt trái tấm pa-nô đã được sao ra đầy đủ. Đỗ Thúc Vượng thích thú ngắm bức "cổ thư" với một niềm tự hào say sưa. Anh lồng kính đem treo lên tường như một bức tranh trang trí cho phòng khách.
Rồi bồng anh hứng chí gọi điện thoại cho tướng Đức báo là anh vừa sáng
tác một họa phẩm tuyệt đẹp và đang cần có người bình luận.
- Té ra anh còn là một họa sĩ, điều mà tôi chùa từng nghĩ tới.
- Một hoạ sĩ theo trường phái dã thú, siêu thực, ấn tượng hay
lập thể gì đó cũng được. Khi nào ranh việc xin mời anh lại xem tác phẩm
đầu tay của tôi.
- Rất hân hạnh. Gần sáu chục tuổi mới vẽ tác phẩm đầu tay. Anh
đúng là Bormant1 (Hoạ sĩ Borman, nhân vật trong "Chiếc lá cuối cùng" Của O'Henri). Hẳn đấy phải là một kiệt tác.
- À, đó là còn tùy ở sự suy tôn của công chúng. Riêng anh coi
là kiệt tác, thì chưa đủ. Với tôi nó vừa là tác phẩm đầu tiên vừa là tác phẩm cuối cùng. Xong bức tranh này là tôi giải nghệ luôn và chang bao
giờ vẽ nữa!
- Câu chuyện lôi cuốn tôi quá. Tôi cố thu xếp để đến thăm "expo"2 (Triển lãm) của anh đầu tiên.
Tối hôm đó tướng Đức đến thăm Vượng và ông thấy ngay chiếc khung kính mới treo trong phòng khách.
- Tác phẩm của tôi đấy! - Vượng vui vẻ giới thiệu - Chẳng qua
là tôi truyền thần lại một cổ thư viết bằng thứ văn tự kỳ lạ, y như nó
được gửi từ một thiên thể khác tới trái đất vậy.
- Anh kiếm đâu được bức "cổ thư" kỳ diệu này?
- Trên mặt trong tấm ván hậu của bức tranh "Chiếu bạc".
- Bức tranh Chiếu bạc? - Tướng Đức hỏi lại với giọng hào hứng đến kinh ngạc.
- Vâng. Theo yêu cầu của ông Chu Bội Ngọc tôi đã tiến hành
nghiên cứu tỉ mỉ xem có đúng là nguyên bản của Tija không. Tình cờ tôi
phát hiện ra thứ này.
- Anh có thể cho tôi xem nguyên bản được không?
- Xin mời, chỉ có điều hơi khó đọc.
Vượng đưa tướng Đức lên phòng làm việc. Anh nghiêng tấm pa-nô
và hướng dẫn người khác cầm kính lúp soi mặt ván. Sau khi xem xét kỹ
lưỡng, tướng Đức hỏi:
- Anh có một giả thuyết nào về thư tịch cổ này không?
- Tôi cho là Tija đã bắt chước thứ văn tự của một bộ lạc thổ
dân nào đó trên con đường phiêu lưu của ông. Nội dung có thể là một kỷ
niệm, một cảm xúc, một folkloret1 (Văn học dân gian)... hoặc bức thư bí
mật ông để lại cho hậu thế. Nếu giả thuyết đó đúng thì ngay tấm ván hậu
cũng đáng giá như một bức tranh.
- Liệu anh có đọc nổi thứ văn tự đó không?
- Đây là một công trình lâu dài. Tôi mới vẽ được tấm ban đồ
cuộc hành trình của Tija. Trên phương diện sách vở thì tôi chưa tìm được dấu vết của thứ văn tự này. Còn tiến hành khảo sát con đường phiêu lưu
của Tija thì trên thực tế không thể thực hiện được vì vấn đề tài chính.
- Anh có thể tập hợp những thông tin đo bằng cách viết thư hỏi các viện ngôn ngữ học trên thế giới hoặc qua lưu trữ của UNESCO.
- Câu hỏi "còn tồn tại thứ mẫu tự này trên thế giới không?" thì dễ dàng hơn là "có những thứ văn tự mẫu tự nào tồn tại trên trái đất".
Nhưng tôi lại chưa muốn công bố thứ chữ tôi mới khám phá ra. Lỡ nó là
thứ văn tự cá biệt độc nhất bị thời gian nhận chìm vào quên lãng thì
sao? Vì vậy trước khi hỏi tôi phải tìm hiểu kỹ đã. Tôi không phải nhà
ngôn ngữ học nhưng tôi thích tò mò. Hơn nữa từ khi có Lili tôi có thêm
nhiều thời gian dành cho các hoạt động văn hóa của mình.
Dưới nhãn quan của một thám tử, tướng Đức lại nghĩ đến một giả
thuyết khác. Có thể đây là một thứ mật mã kép, một thứ siêu mật mã, mà
Hoàng Qúy Nhân, vị chủ cũ của bức tranh đã dùng để ghi một mật thư tối
quan trọng. Vì vậy ông đề nghị Đỗ Thúc Vượng:
- Trong khi chờ đợi đọc được thứ cổ ngữ rối rắm này, xin anh
hãy cất kỹ bản sao vào tủ và đừng cố bố với bất cứ ai. Về mặt kỹ thuật,
tôi có thể phân tích giúp anh tuổi của tấm ván và tuổi của nét mực ghi
mẫu tự đó. Anh sẽ có kết quả này sau một tuần. Nếu tuổi gỗ, tuổi mực quá trẻ so với ngày mất của Tija thì dễ dàng đánh đổ giả thuyết cũ của anh
và công việc khảo sát phải chuyển sang hướng khác.
- Cảm ơn anh. Ngoài anh ra tôi chưa hề nói chuyện này với ai.
Tôi mới toan thông báo tin này cho ông Chu Bội Ngọc, chủ nhân của bức
tranh cũng là người tài trợ cho công việc nghiên cứu của tôi.
- Tôi nghĩ trước sau anh cũng sẽ nói điều này với ông Chu.
Nhưng tôi đề nghị anh hãy hoàn chỉnh công trình này xong đã rồi hãy
chuyển cho ông ta một thể. Ngay bây giờ thì bất lợi lắm. Có khi chỉ vì
một lý do tài chính đơn thuần mà ông chủ quyết định đình chỉ công cuộc
khảo sát.
- Tại sao vậy?
- Thí dụ một người nào đó đặt giá bức tranh trên pa-nô quá cao
làm cho ông Chu xiêu lòng. Bán những thứ còn chứa đựng nhiều giai thoại
cũng là bán kèm cái thèse de doctorats1 (Luận án tiên sĩ) trong đó.
- Ý kiến tướng quân rất hay. Tôi sẽ giữ kín chuyện này.
Tướng Đức vui mừng khi bắt tay tạm biệt Vượng. Có thể những cái Vượng tìm ra còn giá trị hơn "bức cổ thư của Tija". Ông có thể cho
chuyên viên mã thám đến làm việc ngay. Nhưng hành động "sặc mùi cảnh
sát" này không phù hợp với ngành khảo cổ, ngành ngôn ngữ học.
...
Ít hôm sau Vượng đã tách trong cấu trúc thứ chủ viết đó ra mười
ký hiệu đặc thù. Có thể gọi là mười mô-đuyn cơ bản hình thành thứ văn tự bí mật này. Nếu coi đây là mười chữ cái bao gồm cả nguyên âm lẫn phụ âm thì thứ ngôn ngữ này quá nghèo nàn. Vượng quen với các mẫu tự la-tinh,
Slave, Hy Lạp... nên anh đoán bộ tộc làm chủ thứ văn tự đó còn ở một
trình độ lạc hậu lắm.
Nhưng khi liên hệ đến cánh kết cấu quy ước của chữ Hán thì mười nét cơ bản trên có thể tạo ra một khối từ rất lớn: Con số này sẽ vượt
xa số chữ của bất cứ một cuốn từ điển nào trên thế giới.
Vốn không phải là một nhà ngôn ngữ học, Vượng cứ thả sức cho bộ óc liên tưởng lung tung như vậy. Bỗng anh thấy số mười trùng với số đếm tự nhiên. Như vậy dân tộc này cũng đếm theo cơ số mười. Nếu đây là văn
tự của một nền văn minh xa xôi ngoài Thiên Hà thì liệu thế giới đó họ có mười mắt, mười mũi hay cũng mười ngón tay, ngón chân như chúng ta?
Những ý nghĩ hoang tưởng đó làm cho Đỗ Thúc Vượng phấn chấn lạ lùng.
Khi Lili mang nước quả vào cho chồng thì anh đã ôm lấy vợ hôn lấy hôn để.
- Chuyện chi mà kỳ vậy?
- Anh vừa đánh đổ một giải thuyết!
- Trời! Ba lần anh nói với em là anh vừa nêu ra một giả thuyết
thú vị. Và vây giờ cũng là lần thứ ba anh báo tin vui là vừa đánh đổ một giả thuyết! Thế nghĩa là anh đánh đổ hết trọi?
- Đúng thế! Và anh đang hình thành giả thuyết thứ tư!
- Trời ơi, cứ tìm ra rồi lại đánh đổ như dã tràng xe cát. Thế mà sao anh vui vẻ quá vậy.
- Anh đang lần đường tới một điều bí ẩn. Trên đường gặp ba cái
gã ba. Anh đã bịt được ba hướng đi vô ích. Như vậy là anh đang tiến lên
chứ sao!
- Nghĩa là anh mới chỉ tìm ra câu trả lời "mình suy nghĩ sai?".
- Đúng vậy. Einstin một trăm lần nêu ra giả thuyết thì chín
mươi chín lần tự ông đánh đổ. Cái còn lại cuối cùng là chân lý, là người bạn đồng hành vĩnh cửu của khoa học.
Lili không hiểu Einstin là ai nhưng cô tin tưởng đến ngây thơ
vào điều chồng nói. Đúng sai chưa biết, nhưng đó là những điều anh nghĩ, anh quan niệm. Con đường nhận thức chân lý của anh sao nó gian khổ thế.
Ba ngày liền Lili mang nước vào buồng làm việc của chồng mà
không nhận được lời cảm ơn. Vượng ngồi như tượng đá, còn Lili lặng lẽ
mỉm cười rồi đi ra. Cô biết rằng giả thuyết thứ tư chưa bị đánh đổ!
Bỗng nhiên nửa đêm Vượng vùng dậy quay máy điện thoại cho tướng Đức.
- Alô, tôi muốn được nói chuyện với ông Đức.
- Tôi đây! Đức đây. Tôi hân hạnh được nói chuyện với ai đó?
- Vượng đây! Xin lỗi đã làm phiền anh lúc nửa đêm. Mai anh lại chỗ tôi nhé. Bản dịch có mấy từ khó quá, tôi muốn bàn với anh.
- Chín giờ anh Vượng nhé! Nếu anh đến được sớm chúng ta cùng ăn sáng, Lili mong anh.
- Cảm ơn anh chị, nhưng tôi không thể đến sớm hơn chín giờ.
- Thì ở lại ăn trưa vậy?
- Vâng, tôi nhận lời.
Đúng chín giờ hôm sau nghe chuông reo, Lili xuống mở cửa đón tưởng Đức lên thẳng phòng làm việc của Vượng.
- Chào anh Đức, tôi đang dở tay không thể xuống đón anh được.
- Không có gì. Tôi có thông tin mới cho anh đây Các phương pháp xét nghiệm độc lập đều đi đến kết luận là mảnh pa-nô làm bằng thứ gỗ
khai thác cách đây chưa đến nửa thế kỷ. Còn vết mực thì non tuổi hơn
nhiều. Tija bị đắm đầu năm 1891 nên ông không thể viết, thậm chí không
thể nhìn thấy tấm ván đó được. Giả thuyết đây là bức cổ thư của Tija
không đứng vững được nữa.
- Cảm ơn, chính tôi cũng đánh đổ giả thuyết đó rồi. Bây giờ tôi cho anh xem cái này. Vượng đặt ra trước mặt tướng Đức nhiều bảng chữ số cùng những hình vẽ chằng chịt khó hiểu. Tôi đã toán học hóa thứ văn tự
bí mật ấy ra đây. Nếu ta gán cho mỗi ký hiệu một con số thì sẽ xuất hiện ba triệu sáu trăm hai mươi tám nghìn tám trăm giả thuyết. Sự lựa chọn
đường đi không phải ngã ba, ngã tư nửa là ngã mười "giai thừa".
- Tới được đó cũng đã đủ mừng rồi!
- Không. Tôi còn đi xa hơn nhiều. Bằng sự cảm ngôn ngừ học, tôi chỉ lựa ra ba trong số ba triệu sáu trăm hai mươi tám nghìn tám trăm
giả thuyết. Đến đây thì tôi không nhúc nhích được một phân nào nữa.
- Chúng ta có thể kết luận đây là bản mật mã số một của ông Năm Oăn. Từ cái "di sản thiêng liêng" này có thể dẫn chúng ta đi đến nhiều
điều mới mẻ khác. Chính vì tính chất quan trọng của phát hiện này cho
nên anh phải tuyệt đối giữ bí mật công trình đang theo đuổi ngay cả với
chị Lili nữa.
- Cô ấy có thể biết công việc tôi làm, nhưng chẳng quan tâm đến ý nghĩa.
- Dù sao chị ấy cũng là người trong cuộc. Chị ấy phải biết rõ
là nhiều kẻ muốn săn đuổi dấu tích của Hoàng Qúy Nhân. Chúng không ngần
ngại sử dụng mọi phương tiện độc ác để đạt mục đích. Vì vậy bí mật là
thứ vũ khí phòng ngự hiệu quả nhất.
- Nếu đây là mật mã gốc thì xin các anh đưa vào két lưu trữ của cơ quan an ninh. Tôi chỉ có thể nghiên cứu những thứ thuộc về nghệ
thuật. Mật mã là lĩnh vực tôi hoàn toàn mù tịt.
- Anh tháo nó ở đâu, anh cứ đặt nó ở đây. Anh cũng cứ ghi chép
đầy đủ những phát hiện của mình trong nhật ký khoa học. Sẽ có lúc anh
công bố thành quả của mình cho ông Chu Bội Ngọc. Chúng tôi chỉ xin chụp
lại bản chính và bản sao của anh thôi. Đây không phải thứ mật mã dễ lần
ra. Có thể hàng chục chuyên gia đánh vật nhiều năm mà cũng phải bó tay.
Sau cái "mười giai thừa" khả năng, con đường cũng vẫn còn phức tạp. Đầu
tư vào ngành mã thám cũng gần giống như đánh bạc. Gặp vận may thì cái
đích hiện ra trước mắt. Không may thì còn tệ hơn lạc trong sa mạc.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT