Hạ quản gia và bà Trinh chuẩn bị bữa tối qua quýt rồi ngồi xem tivi với nhau. Người thì vắt chân lên bàn rồi cười ngặt nghẽo, người thì im lặng thỉnh thoảng lại quay ra nói vài câu nịnh bợ cho đối phương vui lòng.

Tạm gác lại khung cảnh hiện tại. Ta hãy cùng nhau lăn về quá khứ cách đây 3h đồng hồ để thấy được lòng thành của hai chủ - tớ kia. Quả thực, họ đã phải chiến đấu dũng cảm trước sự kì kèo của mấy bà hàng tôm hàng cá mới có thể nấu được bữa ăn thịnh soạn gồm các món: khoai tây rán, rau bí xào, đậu rán, lạc rang vân vân và vân vân. Toàn những món ăn thanh đạm để chống bệnh đái đường và tim mạch. Hãy dành cho họ một tràng pháo tay để họ lên mặt với đời.

*********

Tại khu chợ của thành phố, những mùi hàng khô, hàng tươi bốc lên ngùn ngụt khiến ai nấy đều nhăn mặt khi bước vào.

Bà Trinh dừng lại một lát rồi đưa tay lên thái dương làm điệu bộ nghĩ ngợi.

- Mua gì bây giờ nhỉ?

Hạ quản gia thấy chủ khó nghĩ thì liền bày cách:

- Việc gì mà phải suy nghĩ hả bà chủ? Cứ mua rau xem họ có ngồi tới cuối bữa được không?

- Có lí. Vậy chúng ta vào hàng rau.

Khi hai người vừa đi vào thì bà chủ hàng rau đã niềm nở:

- Ôi! Đúng là tuổi già nhàn hạ. Hai bà này ai cũng đẹp lão giống nhau. Mỗi bà mỗi vẻ. Các bà năm nay chắc chỉ 60 thôi nhỉ?

Câu hỏi này...quả thực rất trìu tượng. Ngay đến Hạ quản gia cũng phải ngậm miệng. Bà Trinh thì mặt mày tìm tái, tay cầm củ cà rốt định nói mua thì bà chủ hàng lắm lời nói thế này khiến nó rơi cái bộp. Bà năm nay mới có 49, còn Hạ quản gia mới có 53.

Hạ quản gia thấy tình hình nguy cấp. Bà không lo cho con mụ bán hàng kia nhưng bà lo chốc nữa về bà chủ sẽ giận cá chém thớt. Thế là bà vội vàng nói:

- Mắt bà có vấn đề hay sao?

Rồi bà ta trả lời thế này:

- A, sao bà biết? Tôi bị viễn thị rất nặng.

Thế là hai người kia thở phào nhẹ nhõm và tiếp tục mua hàng.

Thực ra bà chủ hàng rau trong lòng nghĩ thế này:

- Cha chả. Mắt người ta 10/10 đấy nhé. Nếu không phải tiếc củ cà rốt vừa bị rơi không bán được cho ai thì đứng hòng ta hạ thấp đôi mắt bồ câu đẹp đẽ của mình.

Ây da. Chợ búa bây giờ mới là nơi mưu mô của xã hội.

Tiếp đó hai người dắt tay nhau sang gian hàng khô. Đi qua hàng nào là hàng đấy mời gọi. Cuối cùng hai bà dừng chân ở một hàng tồi tàn nhất. Cái lí do thì là nấu một bữa không muốn nấu ta, ta không cần phải có nguyên liệu chất lượng cao. Chủ gian hàng là một bà cụ chắc cũng sắp đến tuổi nắm tay con cháu mà nói: "Ta sẽ làm tiên để phù hộ cho các con".

Có một người chép miệng:

- Sao lại chọn đúng hàng thế chứ? Người ta đi chợ mong tránh hàng đấy ra không được, hai người này lại tự lao đầu vào. Thật là...

Còn chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao thì bà cụ đã hát vống lên rằng:

- Ới a Ới a...hai con yêu tinh đã đến. Ta phải làm sao mới có thể chống chọi được với chúng đây yyyyyyyy aaaa~~~ Í a....Nhìn chúng kìa, thật là xấu xí và đáng ghê tởm, thương thay cho những số phận hẩm hiu khi gặp phải chúng....ới a ới a....

Hạ quản gia và bà Trinh thấy xung quanh mình là những tiếng cười rầm rộ. Họ tưởng chừng như cả thế giới đan quay cuồng. Bất giác có một người đi đến ghé tai họ nói nhỏ:

- Bà lão này có tiền sử về bệnh Anjaymo...trước khi bị bệnh tính tình rất quái dị. Ngày xưa ở trong đoàn kinh kịch. Ở cái chợ này rất nổi tiếng. Coi như hôm nay hai chị phải rút kinh nghiệm rồi.

Hạ quản gia cũng ghé tai lại thì thầm:

- Vậy có nghĩa là sắp chết rồi còn gì?

- Thì thế mới đáng nói. Con cháu cụ ngày nào cũng phải đến đây để lôi cụ về. Gian hàng này mở ra cho cụ để cụ được thỏa mãn ước nguyện thôi. Họ đều là những người con có hiếu.

Không kịp nói thêm gì nữa. Hai người cất bước đi nhanh. Đến đầu cũng chẳng thèm quay lại.

Bà Trinh vừa đi vừa nói:

- Chúng ta vào siêu thị mua đồ!!!!.

***********

Đông Bang hội bắt đầu lên đường để dự bữa tiệc gia đình. Ngồi phía ghế lái phụ của chiếc Maybach không ai khác chính là "Đại An Hợp". Khi xe cứ bon bon trên đường thì An Hợp nói với vẻ ôn tồn:

- Theo ta nghĩ thì bà mẹ chồng của con chưa chắc đã làm một bữa ăn thịnh soạn cho chúng ta đâu. Nên mua đồ ăn ở nhà hàng rồi mang đến.

Liêu Tuấn nhíu mày quát lớn:

- Tại sao chúng ta phải làm như thế?

- Liêu Tuấn. Hãy cứ làm theo em. Anh xem, từ xưa đến giờ em đã làm sai cái gì chưa?

Đường thi thấy thế cũng chêm vào:

- Phải đấy bố. Cô An Hợp là cơ quan đầu não của Đông Bang hội. Bố hãy nghe theo cô ấy đi.

Liêu Tuấn không nói gì mà chỉ thở dài. Khi ông đồng ý một việc gì đó ông thường im lặng. Một là nếu khi sự việc sai sót xảy ra ông sẽ có quyền mà mắng rằng:

- Ta đã nói đồng ý chưa?

Một mặt là nếu như thành công ông sẽ cười ha ha rồi nói vẻ đắc ý:

- Thấy chưa? Ta đã xét duyệt là chỉ có thành công.

Một mũi tên trúng hai đích. Ông mới là người thâm độc hạng nhất. Quả là thâm không chịu được.

Phía đằng xa xa là khoảng vài chiếc xe khác. Mỗi xe mỗi dáng, mỗi xe mỗi hãng và mỗi xe là một giá tiền khác nhau.

Lai Hoàng lái chiếc Lexus nhận được thông tin của mẹ:

- Con đến nhà hàng bảo đầu bếp làm cho chúng ta 4 mâm cỗ.

Lai Hoàng luôn làm theo mà không bao giờ thắc mắc. Vì anh biết chắc chắn rằng mình sẽ có câu trả lời ngay thôi.

Nhà hàng mà An Hợp nói là nhà hàng Chiều Xuân. Một nhà hàng nổi tiếng trong thành phố. Và người dựng lên nhà hàng đó không ai khác chính là Liêu Tuấn. Người quản lí là Lai Hoàng.

Tiện đây cũng xin nói luôn, ngoài việc kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sàn nhảy, hộp đêm ra thì Đông Bang hội còn hoành hành rất nhiều trong thị trường chứng khoán phức tạp. Đấy là con chưa kể đến các công ti nhỏ lẻ bên ngoài và không đáng nói...

Quang Anh đang bận xem xét mấy dự án phim thì điện thoại lại có tin nhắn của Đường Thi:

- Giữa em và mẹ anh. Anh chọn ai?

Amen. Quang anh khổ sở trước câu hỏi này. Tuy anh biết Đường thi có hơi chập chập thật đấy. Nhưng cái gì cũng cần có giới hạn. Cô ta hỏi câu này thì thà hỏi anh: Giữa tiền và vàng, anh chọn cái gì?

Đúng là thừa thời gian. Anh không nhắn tin lại.

5 phút sau. Người con gái bệnh hoạn biến thái ấy lại nhắn một dòng như thế này:

- Không trả lời tức là anh đã chọn em. Trả lời lại tức là anh không chọn mẹ anh.

Đến đây thôi.

Chúng ta không nên nhìn Quang Anh lúc này. Anh ấy đang trong thời kì lột xác.

*************

Hạ quản gia đang lau nhà bỗng thấy ồn ồn phía ngoài.

Bà vội vàng chạy ra xem thì thấy một toán người ăn mặc chỉn chu lịch sực. Giống như người ta nói, trên người đắp toàn vàng. Rồi bà lại nhìn thấy, bước từ trong chiếc xe đen đen hoành tráng kia là một người phụ nữ, sau đó một đứa con gái đi đến khoác tay bà ta cười cười. Bà dù có mù cũng nhìn ra đó là Đường thi.

Thấy lực lượng quá đông. Bà vội vàng í ới bà chủ:

- Bà chủ bà chủ.

Bà Trinh từ trong nhà nói vọng ra the thé:

- Chết người hay sao mà kêu thảm thiết như vậy?

Rồi bà Trinh từ trong nhà chạy ra. Trên mặt là mấy miếng dưa leo dưa chuột đắp chằng chịt. Bà đi giễu dệ khiến Hạ quản gia cũng phải nhíu mày.

Khác với Hạ quản gia. Bà Trinh nhìn thấy toán người kia thì mặt mày tỉnh bơ nói:

- Mời họ vào. Không ngờ nó chơi cái chiêu kéo cả họ hàng đến ăn vạ thế này.

Hạ quản gia vội "à" lên một tiếng hiểu ý. Rồi chạy ra.

Nếu như thường ngày, người tự mở cổng sẽ là Đường thi. Hôm nay cô còn chưa chạm tay vào chốt cổng thì đã thấy Hạ quản gia ngoác miệng chạy lon ton như một con lợn biết đi bằng hai chân.

- Cô chủ.

Đường thi nhếch môi cười nhạt rồi khoác tay An Hợp đi vào.

An Hợp vừa nhìn thấy Hạ quản gia đã liếc một cái rất sắc. Khi đi qua, nghĩ sao bà lại dừng lại nói:

- Này mụ. Tôi thấy mụ cũng rất tội nghiệp. Nếu chuyển sang hầu hạ tôi thì may ra về già sẽ không để lại di chứng đâu.

Câu nói này chẳng làm cho Hạ quản gia phải nhượng bộ. Bà là người thế nào? Để cho người khác nói mình như thế sao? Thế là bà ta đốp lại như chát xi măng:

- Thưa bà. Nhìn bà thế kia tôi này dám. Tôi biết hầu hạ bà sẽ không để lại di chứng nhưng tôi rất sợ để lại biến chứng giống chủ.

An Hợp nhếch môi cười nhạt đi vào. Vừa rồi chỉ là test chất lượng của Hạ quản gia. Nếu người khác nhìn vào thì có thể thấy bà ta đối đáp không tồi, nhưng dưới con mắt của "Đại An Hợp" thì có lẽ bà ta sắp chìm trong vũng lầy rồi.

Hạ Quản gia tưởng đã thắng được An Hợp nên hả hê lắm. Thế là bà cứ đứng cười. Nhưng cười còn chưa thỏa thì đã có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú. Có nét rất giống con mụ vừa nãy, làm bà có chút hồ nghi.

Những tưởng nó sẽ giống người kia đay nghiến bà để bà phải tức giận. Nhưng không, nó lại tươi cười rồi nói giọng hết sức nhỏ nhẹ:

- Mẹ cháu vừa rồi đắc tội. Xin lỗi bác nhé?

Người ta nói, được cái này thì mất cái kia. Nhưng cậu chàng này đúng là vẹn cả đôi đường. Đã đẹp trai lại còn dịu tính. Lễ độ, cung kính thật khiến bà quý mến. Hạ quản gia cười cười nói:

- Không có gì. Bác không để ý đâu.

- Có thật là không để ý không ạ?

- Thật mà.

Lai Hoàng không nói gì thêm nữa. Anh bước đi rồi nghĩ

- Không để ý là may rồi. Tí nữa đến lượt hai mẹ con tôi, bà mà chết ra đấy thì tôi không chịu trách nhiệm.

Quả không hổ danh là thiên tài trong lĩnh vực đối nhân xử thể kiêm..."đay nghiến ngầm người khác".

Theo như đã nói, bà Trinh mường tượng về bố của Đường thi là một tên nát rượu. Thì nay bà xin đính chính lại. Không phải là một tên nát rượu mà là một tên mafia chính cống. Tuy phong thái bề ngoài có lịch sự thật đấy nhưng mỗi câu ông ta nói ra đều khiền những người kia răm rắp nghe theo là cũng đủ biết rồi.

Liêu Tuấn bước đến nói với bà Trinh câu đầu tiên:

- Ông thông gia đâu?

Bà Trinh cứ tưởng gia đình nhà Đường thi chỉ giả bộ để đè bẹp tâm lí của bà nên bà không ngần ngại mà vắt chân lên ghế nói khinh khỉnh:

- Chồng tôi còn bận làm.

Vừa nói xong câu ấy thì Mac đã quay ra nói với Liêu Tuấn:

- Ông chủ. Ông thông gia sẽ đến ngay bây giờ.

Bà Trinh vừa vắt được cái chân lên thì liền bỏ xuống, bỏ xuống rồi lại bỏ lên. Cuối cùng cũng quay ra nói được 1 câu:

- Sao các người biết số chồng tôi?

Liêu Tuấn nói với vẻ mặt tỉnh bơ:

- Là con rể cho đấy.

Bà Trinh không còn lời gì để nói. Đứa con trai mà bà chăm bẵm bao nhiêu năm nay lại quay ra đáp cho bà một hòn đá. Thật là đau đớn.

Quang Anh vừa bước vào nhà đã thấy đông vui nhộn nhịp. Người này hò, người kia hét, trông cứ như một cái chợ thu nhỏ vậy. Anh tự hỏi không biết mình có bỏ lỡ sự việc nào không nhỉ?

Quang Anh về lập tức trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Liêu Tuấn bước đến khoác vai Quang Anh như một người chiến hữu rồi nói giọng hồ hởi:

- Con rể. Con để ta đợi lâu quá.

Quang Anh thấy người như thụt hẳn xuống mấy phân vì cánh tay của bố chồng quá nặng. Anh không biết tay của ông có phải được tạo hóa ban cho ít chì vào đấy không?

Nhưng anh nào dám phản bác lại. Chỉ dám cười rồi nói:

- Con xin lỗi! Hôm nay con phải xem mấy dự án phim.

- Vất vả quá, con rể ta thật là vất vả.

Rồi Liêu Tuấn cười vang lên khiến mọi người cũng cười theo. Đúng là vui đáo để.

Đường Thi và An Hợp chuẩn bị sắp đồ ăn ra. Dàn thành bốn mâm.

Thực ra tất cả là có 5 mâm nếu tính cả mâm cơm với những thức ăn thanh đạm mà bà Trinh và Hạ quản gia chuẩn bị. Nhưng nhìn đi nhìn lại cũng thấy cái mâm đó lọt thỏm trong những mâm sơn hào hải vị, người nào tinh ý nhìn ra lại tưởng mâm đó là dành cho bữa khai vị.

Khi tất cả đã đông đủ, ý tác giả muốn nói là khi ông Nam đã đến. Tất cả chủ động kéo nhau ngồi vào bàn ăn cơm. Chỗ đã kín mít. Chỉ còn thừa đúng hai chỗ cho Hạ quản gia và bà Trinh. Ngặt nỗi hai chỗ đó lại rất gần với cái mâm cơm thanh đạm kia.

Lúc người ta đưa đồ ăn đến, hai con người này cũng nháy mắt ý tứ nhìn nhau theo cái kiểu: "Aha, cuối cùng cũng chịu thua chúng ta rồi". Nhưng không, có lẽ họ mừng quá sớm thì phải.

Quang anh và ông Nam bị kéo đến một mâm xa tít tắp mù khơi. Theo như Đại An Hợp nói thì như thế sẽ khiến Hạ quản gia và bà Trinh bị cô lập. Thật là mưu trí.

Và rồi...bữa ăn bắt đầu...

Tất cả đều tỏ ra rất bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Nhất là Đường Thi. Cô cứ ung dung gắp hết món này đến món khác, thỉnh thoảng lại liếc mắt một cái đến chỗ Quang Anh. Và cô thấy rất hài lòng vì bố cô đã làm tốt nhiệm vụ. Cứ hoa chân múa tay kể chiến tích oanh hùng ngày xưa khiến hai bố con Quang Anh cứ run run, rồi lại liếc nhau đầy ý tứ.

Tạm thời chúng ta hãy phân ra làm hai mặt trận. Mặt trận một: Là chỗ của Đại An Hợp.

Mặt trận hai: Là chỗ của Liêu Tuấn.

Chúng ta cùng đánh mắt sang phía mặt trận một.

Lai Hoàng đang ăn bỗng nhiên xuýt xoa:

- Sao cái món này lại ngon như thế? Đúng là bõ công nhai và nghiền nát mà.

Thực ra lúc đầu, bà Trinh không có ý định khua đũa đến mấy món mà "người ngoài" mang tới. Nhưng khi dịch vị đình công thì bà cũng tò mò muốn thử xem cái bõ mà Lai Hoàng nói là như thế nào.

Tuy nhiên, khi bà Trinh định lừa lúc không ai để ý bà liền mon me đũa đến cái đĩa thịt nướng kia. Nhưng đũa vừa được chạm vào, cũng như niềm vui sướng vừa mới dâng lên được một chút thì...Đại An Hợp rất thản nhiên kéo cái đĩa đấy về. Rồi đổ cho mỗi người bên cạnh mình một ít, vừa đổ vừa nói:

- Này mọi người, ăn đi chứ, tôi thấy dạo này mọi người gầy quá đấy nhé.

Bà Trinh vừa nuốt nước bọt vừa nhìn cái đĩa thịt cứ vơi dần đi, thế là niềm hi vọng lại tụt xuống theo cấp độ tăng dần. Lúc cái đĩa đó chỉ cách bà một người nữa thôi, hi vọng An Hợp sẽ đổ vào bát mình thì...xong. Còn lại được đậu hết vào bát của Đường Thi. An Hợp đổ xong mới đưa tay lên miệng làm ra vẻ có lỗi:

- Ấy chết. Chị thông gia, ăn đi chứ? Sao lại nhìn tôi như vậy?

Bà Trinh đưa khăn lau nhẹ đi giọt nước miếng sắp chảy xuống. Hậm hực chửi thầm rồi lại hậm hực gắp một miếng rau về bát mình.

Lúc đó, hai mẹ con nhà An Hợp lại nháy mắt nhau.

Lai Hoàng gắp một miếng cá hồi hun khói lên...ngùng ngoằng một lát, từ từ hạ xuống chỗ bát bà Trinh khiến bà một lần nữa hi vọng. Vừa đưa xuống Lai Hoàng lại nói:

- Cô ăn đi này.

Nhưng khi vừa được chạm vào bắt thì An Hợp lại kéo tay Lại Hoàng về nói:

- Miếng này để cho mẹ. Mẹ trực từ nãy tới giờ rồi.

Phận làm con không thể phản bác, đã thế đây lại là tình huống được tạo dựng nên càng không được từ chối. Thế là Lai Hoàng chuyển miếng cá sang bát mẹ. Rồi làm bộ như quên béng mất là mình phải gắp một miếng cá khác cho bà Trinh.

Hạ quản gia nhìn thấy bà chủ bị vờn như vậy thì không khỏi nói bóng gió:

- Bây giờ lắm loại người bà chủ nhỉ?

Bà Trinh vừa há miệng được ra để đồng tình thì An Hợp đã cướp lời:

- Hạ quản gia. Tí nữa tôi dọn cùng bà nhé? nhiều đồ thế này một mình bà dọn sẽ không hết và lại rất mệt nữa.

Thế là cả Hạ quản gia và bà Trinh cùng im bặt. Trong lòng họ đang nghĩ: Người hai mặt thì là nhiều vô số.

Ta chuyển sang mặt trận hai.

Sau khi bữa cơm kết thúc. Cánh đàn ông cùng nhau tụ tập bên một bàn cờ. Lí do thì là:

Liêu Tuấn trong lúc ăn cơm ông có nói:

- Này ông thông gia. Ông có biết chơi cờ tướng không?

Ông Nam được dịp lên mặt. Gì chứ cờ tướng ông chính là cao thủ. Nếu cho ông vào thời cổ đại ngày xưa chắc chắn ông sẽ là một vị tướng giỏi. Tái bút: Đấy là một mình ông nghĩ thế!.

Ông Nam liền cười lớn, đến nỗi hơi rượu phả cả ra những người xung quanh:

- Ông sẽ hối hận nếu như thách đấu với tôi đấy.

Liêu Tuấn thấy mình bị khiêu khích. Thế là ông liền đập bàn nói lớn:

- Vậy chúng ta cùng chơi một ván nhé?

- Được thôi!.

Quang anh ngồi bên cạnh không dám ý kiến gì. Anh chỉ lặng lẽ ăn và lặng thầm nhìn Đường thi bị cùm kẹp bên đó. Hôm nay sao mà thấy cô ấy ít nói vậy? Hay là không phải cô ấy nói ít mà do những con người này nói quá nhiều?

Còn Đường Thi thì lại nghĩ rằng: Thật khổ cho Quang anh khi bị bố mình o ép. Dũng khí thường ngày của anh ta bị bố cô đè bẹp rồi hay sao?

Thực ra, khi bàn cờ đã sắp xếp xong, Liêu Tuấn mới nghĩ thầm:

- Con nào là con tướng nhỉ? Ông nhớ lần chơi cờ tướng gần đây nhất là khoảng 20 năm về trước. Mà khi chơi ông thường chơi quân màu đỏ nhiều hơn. (những người không biết chơi người ta sẽ quan trọng chuyện màu sắc của quân cờ).

Còn ông Nam thì vẫn ung dung.

Khi ván cờ bắt đầu. Liêu Tuấn lập tức ra pháo.

Ông Nam lên mã.

Liêu Tuấn hồ đồ ăn tốt.

Thế là ngựa đè bẹp nòng pháo đầu tiên.

Tình hình có vẻ gay go, Tam ngồi bên cạnh khẽ rỉ tai ông chủ. Thế là Liêu Tuấn chơi bắt đầu sáng suốt hơn.

Ông Nam thấy mình dần yếu thế vội nói bóng gió:

- Sao lại có người lập trường không vững vàng như thế nhỉ? Tôi không bao giờ nghe người ngoài nhắc.

Liêu Tuấn tức lắm. chỉ muốn tương cả cái bàn cơ và đầu ông Nam. Nhưng may sao Tam liền kéo vạt áo của ông chủ.

Liêu Tuấn là hạng người thâm độc. Những tình huống như thế này làm sao mà ông không nghĩ ra được cách cơ chứ? Thế là ông liền làm điệu bộ suy nghĩ. Cứ một phút ông lại đặt tay vào con mình muốn di chuyển. Nếu thấy mắt ông Nam sáng lên thì ông sẽ thả tay ra. Nếu thấy mặt ông Nam nhăn lại tức là ông đã đi đúng hướng.

Riết dần rồi quen, Liêu Tuấn là một người mưu trí, ông bắt đầu quen với bàn cờ. Từng nước đi cũng chặt chẽ hơn. Không có sơ hở để đối phương lợi dụng. Và cuối cùng, hai bên hòa nhau.

Xét cho cùng thì ông Nam đã thua. Một cao thủ mà lại chịu bó gối suy nghĩ nước cờ của một tay chơi cờ yếu như Liêu Tuấn thì quả là...

Tuy nhiên, ông Nam đã tưởng rằng: Sao mình không bao giờ thấy người này trong hội cờ tướng của thành phố nhỉ? Quả là bí ẩn.

Nhưng ai mà biết được, phần lớn thời gian của Liêu tuấn là ở Đông Bang hội. Và trụ sở là Tòa Nhà Vàng.

Lại sang mặt trận một.

An Hợp dọn mâm bát cùng Hạ quản gia. Khi An Hợp để ý không ai còn vương lại nơi dọn dẹp nữa bà mới khoanh tay lại nói:

- Này mụ. Mụ năm nay bao nhiêu tuổi?

Hạ quản gia vênh mặt lên đáp:

- Trẻ hơn bà là được.

An Hợp nhếch môi cười nhạt rồi đi đến lấy một bát nước. Bà lắc lư bát nước trong tay, tiếp đó là hất cả vào người Hạ quản gia.

Hạ quản gia bị hất nước đứng trân trân một chỗ. Là người giúp việc nhưng lại được chủ cưng chiều giống một con chó cảnh, bà đã quen lộng hành. Bị người ngoài đối xử như vậy bà không thể không tức. Thế là bà dùng ánh mắt tức giận để nhìn An Hợp. Còn đang định mở miệng ra nói ngoa thì...

Chát...

Một cái tát in hằn trên má Hạ quản gia. Tiếp theo sau nó là những lời nói theo nhịp điệu như một bài thơ:

- Ở đời chưa có ai nói tôi già. Bị so sánh với mụ là cả một sự nhục nhã.

Chát. Một cái tát nữa.

- Cái tát này là để cho Đường Thi. Mụ dám hắt hủi con bé, nó là vàng là ngọc mà bà coi nó không bằng bãi phân trâu.

Chát.

- Cái này là để trả lại thanh danh cho Đông Bang hội. nói cho mụ biết, Đông Bang hội chưa bao giờ phải đi với tới kinh tế của nhà nào. Đông Bang hội tiền tài phát triển. Tiền cho Đường Thi có tiêu cả đời cũng không hết.

Lại chát phát nữa.

- Cái này là không có lí do. Đơn giản là nhìn mặt bà muốn đánh quá.

Tiếp sau đó là những cái chát, chát chát không ngừng.

Hạ quản gia mắt mũi hoa cả lên. Chẳng biết tối hay chưa mà trăng sao cứ loạn xị ngậu trên đầu. Tâm trạng thì cứ lềnh phềnh một đống. Thật là một cảm giác lâng lâng.

An Hợp thấy Hạ quản gia đã bắt đầu đơ như vậy thì vội chạy ra hét:

- Trời ơi. bà Hạ bị làm sao ấy, cứ lẩm bẩm ròi lại tự tát vào mặt mình. Tôi sợ quá.

Bà Trinh và ông Nam định chạy vào thì Lai hoàng và Liêu tuấn liên giữ họ lại. Hai người nói với vẻ mặt trân trối:

- Tôi khuyên hai người không nên vào. Và hãy thuê một người giúp việc khác. Có lẽ bà ta đã làm quá nhiều việc nên có bị ảnh hưởng. Tuổi già rồi mà.

Tam vừa chạy vào cùng An Hợp. Nhìn Hạ quản gia mặt mũi méo xệch đi thì không ngừng cười. Rồi ông ta bước đến hất tiếp cho Hạ quản gia một bát nước và nói:

- Đã tỉnh chưa?

Hạ quản gia sợ đến tái xanh cả mặt. Bà ta cứ gật lên gật xuống. Gật đến nỗi sao và trăng trên đầu càng lủng lẳng hơn nữa.

Bà Trinh thấy Hạ quản gia như vậy ngầm đoán ra được là đã có chuyện gì xảy ra. Thế là định chạy vào. Nhưng vừa chạy vào thì An Hợp đã đi ra. An Hợp vơ vội lấy cái túi xách. Cố tình làm rơi khẩu súng ra cái cạch khiến cả nhà Quang anh sợ chết khiếp.

An Hợp giả bộ có lỗi quay ra nói với Liêu Tuấn:

- Ông chủ, xin lỗi! Hôm nay tôi đã định mang loại súng nhẹ nhàng đi rồi nhưng lại vơ nhầm.

Điều đó chứng tỏ họ còn nhiều loại súng đáng sợ hơn nữa.

Thế là cả nhà có ba người thì đến hai người rưỡi là cười ngớ ngẩn như bị đao. Quang Anh do đã biết sự tình nên không mấy hoảng hốt. Nhưng nỗi sợ lại không thể kìm nén nên có bộc lộ ra một ít.

Vậy là bữa tiệc kết thúc trong niềm hân hoan của nhiều người. Ai nấy đều mang một bộ mặt vui vẻ. Lúc ra về, mọi người đều bắt tay ba người nhà của Quang anh theo cái kiểu thân ái chào tạm biệt.

Còn người nhà Quang anh chào lại theo kiểu tung hoa rồi nói: Hẹn gặp lại các bạn lần sau nhé.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play