Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng bà Phương chẳng dám nói gì hơn, bà ra hiệu cho mấy đứa trẻ theo mình ra phía sau nhà. Căn nhà của lão hoạn quan vốn có hai hậu viện, một lớn một nhỏ. Hậu viện lớn dành cho lão, hậu viện nhỏ dành cho kẻ hầu người hạ, có lẽ vì kề bên xưởng nhuộm cho nên nơi đây lúc nào cũng ồn ào, trái ngược hẳn với không khí tĩnh mịch bên kia. Nhìn mấy đứa trẻ con mặt mũi lem luốc, bà Phương không đành lòng khẽ hỏi:

" Mấy đứa.... à.. các cô cậu... tên ... tên là gì?"

Mấy đứa trẻ con líu ríu không dám nói gì, một đứa con gái trong đám rụt rè nói:

" Cháu tên là Tiểu Mễ. Còn kia là Lam Anh,

Ngô Anh, Kỳ Anh, Bạch Anh, Đan Anh và

Nguyệt Anh."

Bà Phương bật cười:

" Mấy đứa đều là chị em hay sao? Sao đặt tên giống nhau thế?"

Tiểu Mễ lắc đầu: " Không... không phải!

Chúng cháu ở trong một gánh sơn đông mãi võ, người ta mua chúng cháu từ khắp nơi. Ông bà chủ nói rằng để tiện gọi thì tất cả đều phải đặt tên từa tựa nhau."

Bà Phương thắc mắc: " Vậy tại sao cháu lại tên là Tiểu Mễ?"

Con bé ngập ngừng: " Trước kia cháu cũng có tên giống như các bạn. Bởi vì... bởi vì...

năm trước mất mùa, người dân không có cơm ăn nên cũng chẳng thiết tha gì chuyện đi xem võ. Ông bà chủ nghe thấy có lão phú hộ muốn lập đàn cầu mưa nên phải tìm một đứa con gái dưới 10 tuổi mạng thủy, mệnh cách thuần âm để cúng tế thủy thần. Cho nên.... Cho nên đối tên cháu thành Tiểu Mễ để mong có cơm ăn." /

( Chú thích: Mễ trong tiếng Hán có nghĩa là gạo)/

Bà Phương lặng đi không nói thêm được lời nào. Chuyện mất mùa đói kém năm trước ai mà chẳng biết. Mấy tháng trời hạn hán, ruộng đất khô cằn không có lấy nổi một hạt mưa, việc người ta lập đàn cúng tế âu cũng là lẽ thường tình. Chỉ có điều lấy mạng của một vài đứa trẻ để đổi lấy cơn mưa thì quá thất đức. Lúc bà Phương còn trẻ cũng đã từng có chồng, từng mang thai nhưng không may bào thai chết yếu, chồng bà cũng bỏ đi biệt xứ. Chuyện xảy ra đã mấy mươi năm nhưng nỗi đau khổ vẫn dày vò bà hàng ngày, bà thở dài rồi ân cần hỏi thêm:

" Vậy sao cháu lại thoát được? Sao mấy đứa lại có thể gặp lão gia rồi theo về?"

Một đứa con trai trong đám đột ngột trả lời:

" Lúc bị hiến cho thủy thần, người ta dựng cờ phướn rất lớn ở bờ sông. Tiểu Mễ bị vong nhập vào người nói những điều rất đáng sợ. Đám người hiếu kỳ đứng xem hoảng quá bỏ chạy toán loạn, chúng cháu chờ sẵn ở nhà. Đêm hôm ấy Tiểu Mễ nó về rồi lẻn vào bên trong phòng của ông bà chủ để tìm chìa khóa, sau đó nó mở khóa cho chúng cháu rồi cả bọn trốn thoát. Cuối cùng... chúng cháu gặp được Trương lão gia, ông ấy nói muốn ăn ngon mặc đẹp thì đi theo ông ấy, cho nên bọn cháu đi theo.

Đến nửa đường thì ông bà chủ của chúng cháu bắt được, Trương lão gia vất cho hai người họ 10 quan tiền để đổi lấy chúng cháu, cuối cùng chúng cháu về đến đây."

Bà Phương khế nhíu mày, bà không thể không nhận thấy sự lắt léo trong câu chuyện mà thăng bé vừa kể. Thế nhưng bà quyết định không hỏi sâu thêm mà chỉ mỉm cười hiền từ:

" Vậy 2 cháu tên là gì?"

Đứa con trai trả lời: " Cháu tên là Phương

Mộc"

Đứa bé hơn lí nhí trong miệng: " Cháu tên là Tiểu Thăng"

Nhìn gương mặt non nớt của mấy đứa trẻ, trong lòng bà Phưng bg cảm thấy ấm áp, cứ như thể bọn chúng đã mang ánh năng về căn nhà u ám đầy quỷ dị này, Bà nấu mấy nồi nước sôi, mấy đứa trẻ dường như đã quen phải làm việc nặng, chúng giúp bà mang củi nhóm bếp, khu hậu viện nhỏ xíu chưa lúc nào đông vui đến thế.

Cái tin lão hoạn quan nhận nuôi một lúc 9

đứa trẻ lan rất nhanh trong thôn Ngọa Vân.

Ai cũng lắc đầu chép miệng cho rằng lão

Trương đích thực là chơi ngông. Thời buổi này nuôi thân còn khó chứ nói gì nuôi một lúc cả chục đứa trẻ đương tuổi ăn tuổi lớn.

Vẫn như mọi đêm, mấy người trong thôn quây quần bên bếp lửa nướng ngô tán chuyện. Người ta đinh ninh rằng việc lão hoạn quan mong có người thừa tự, thậm chí một người có tỏ ý tiếc rẻ, biết thế cũng đem con trai mình nhận làm con nuôi. Duy chỉ có chị Tư đậu phụ thối tỏ ý nghi ngờ:

" Cứ cho là lão hoạn quan muốn nhận nuôi con, vậy thì lão chỉ nhận một hai đứa con trai là được rồi. Sao phải nhận thêm 6 - 7 đứa con gái làm gì?"

Đám người ngẩn ra một lúc, chị Tư vẫn thao thao bất tuyệt:

" Tôi đoán chừng lão ta luyện bùa luyện ngải. Chứ nuôi nhiều trẻ con như thế thì của đâu mà chịu được?"

Một ông cụ già gạt phăng:

" Thím Tư à! Thím hồ đồ rồi. Người ta muốn luyện bùa ngải thì phải dùng trẻ sơ sinh.

Loại tốt nhất là dùng trẻ còn đương trong bào thai của mẹ đề luyện quỷ linh nhi.

Thím nhìn mà xem, lũ trẻ con lớn thế kia rồi thì làm sao luyện thành quỷ cho được."

Lần này thì chị Tư cứng họng không nói thêm được câu gì nữa. Quả đúng như vậy, lũ trẻ con ấy thoạt nhìn thì đứa lớn nhất khoảng 10 tuổi, đứa bé nhất cũng được 7 - 8 tuổi, nghe đâu lại là trẻ từ một gánh sơn đông mãi võ thì làm sao có thể đơn thuần như trẻ được bao bọc trong nhà. Lão hoạn quan hà tất phải làm như vậy? Không ai biết lý do sâu xa đăng sau việc lão Trương làm, lão cũng chẳng buồn nói cho người khác biết. Từ cái ngày gặp oán hồn của người vợ cũ, lão đâm ra sợ đủ thứ trên đời.

Cứ mỗi lần nghe thấy tiếng chim lợn kêu, tiếng quạ réo là lão nghĩ rằng cô vợ kia đền đòi mạng.

_Ban đầu lão cũng cho rằng mình chỉ sợ bóng sợ gió, ngày còn hầu hạ trong cung, cứ đêm xuống là lão phải soi lồng đèn đi từ nội vụ phủ về tới khu nhà ở của đám cung nhân. Quãng đường ấy phải đi ngang qua mấy dịch đình và mấy cái giếng cạn.

Những người sống trong tử cấm thành không ai là không biết mấy chiếc giếng cạn đó, bởi vì những ai muốn tử tự đều chỉ có thể đâm đầu vào giếng.

Phi tần hay cung nhân cũng đều là nô tài của bậc để vương, nếu tự tử sẽ bị khép tội còn liên lụy cả gia đình. Phàm những kẻ gieo mình xuống giếng đều đã không còn đường lui, bởi vậy cho nên oán khí của những hồn ma ấy cứ lảng vảng ở nơi mình đã chết. Vào một đêm muộn tháng 7, đám thái giám trong cung thách đố nhau xem ai dám ra cái giếng cạn cạnh dịch đình để đốt vàng mã gọi hồn người chết và ngồi ở đó chờ đợi ít nhất một canh giờ. Lúc đó lão hoạn quan còn đương trẻ tuổi, vì muốn thắng chút bạc nên lão nhận lời.

Không hiểu vì tiết trời vào thu bắt đầu có nhiều sương, hay do oan hồn nào đó xuất hiện mà từ lúc đốt tiền giấy lão cảm thấy sờn da gà. Lão ngồi ở đó đến hết một canh

giờ thì lục tục đứng lên, đúng lúc ấy lão nghe thấy tiếng một người phụ nữ:

Trương công công! Trương công công!"

Giọng người ấy ngân nga nghe như từ chốn âm u nào đó vọng về. Lão cố gắng trấn tĩnh coi như không nghe thấy gì rồi nhanh chân đi thằng về buồng ngủ của mình. Mãi mấy hôm sau lão mới biết bờ giếng cạn chỗ lão ngồi hôm qua đã từng có người tì nữ của một vị thường tại ngày trước tự vẫn, nguyên nhân cũng vì bị một gã thị vệ làm nhục. Đám cung nữ trong cung kháo nhau, người tì nữ ấy oán khí rất nặng, cứ vào những đêm không trăng không sao hễ ai qua đó là sẽ thấy bóng người con gái áo xanh đi đi lại lại.

Lão hoạn quan nghĩ lại thấy hồi trẻ sao mình gan quá, vậy mà giờ về già có tuổi rồi lại bị oán hồn bám theo, đến nỗi ngay cả việc tiêu tiểu lão cũng không dám tự đi một mình vào buổi tối. Để giải quyết việc này, lão tìm một người quen cũ trước từng làm ở trong cung rồi nhờ vả người ấy giới thiệu cho một thuật sĩ dân tộc Miêu. Vị thuật sĩ sau khi nghe xong câu chuyện bèn mách cho lão Trương làm một con búp bê gỗ thật lớn, mặc cho con rối một bộ xiêm y của tân nương trong ngày cưới. Lại lấy thêm một con rối khác, tạo hình thành một người đàn ông mặc y phục xanh xanh đỏ đỏ rất quái dị. Để cho bùa phép linh nghiệm, chính lão hoạn quan phải bốc lấy ít đất trên mộ của người vợ trước đem về cho vị thuật sĩ làm pháp sự.

Lại nói, sau khi có được đất mộ, vị thuật sĩ đích thân cắt tiết một con gà trống màu trắng rồi trộn máu gà hòa cùng với đất, sau cùng mới yểm vào bên trong ruột của con rối. Lão nghe thuật sĩ giải thích rằng, máu của gà trống trắng có tác dụng dẫn hồn ma, khác hoàn toàn với máu của chó mực vốn dùng để chế ngự ma quỷ. Vị thuật sĩ gọi hồn người vợ đã chết của lão hoạn quan nhập vào con rồi tân nương, lại trích lấy máu tươi trộn vào một đoạn tóc của lão gài vào con rối còn lại. Mục đích của việc làm này là dùng dòng máu thuật sĩ trấn áp ma quỷ, ngăn cho oán hồn kia quấy phá.

Những người trong giới huyền môn đều biết, việc nhốt vong chẳng bao giờ có hiệu quả vĩnh viễn, chính vì thế nên một năm sau vị thuật sĩ kia lại phải quay lại nhà lão hoạn quan làm pháp sự. Điều quan trọng nhất là không được để cho ai nhìn thấy hai con rối, hàng ngày phải thắp nhang khói và cho ăn uống đàng hoàng, có như vậy oán hồn mới không dám tự tung tự tác. Biết mình có thể ăn ngon ngủ yên lão Trương mừng lắm, thế nhưng lại nghe vị thuật sĩ mách nước rằng căn nhà của lão quá thiếu dương khí nên phải nuôi trẻ nhỏ. Lão giật mình hỏi lại:

" Nuôi trẻ nhỏ thì không vấn đề gì, nhưng đồng nam vốn được các gia đình giữ như bảo bối, làm sao có thể nhận nuôi được?

Còn nữa, đồng nữ vốn là thuần âm, mang chúng vào nhà chẳng hóa ra là ta tự làm cho nơi đây nhiều âm khí hơn hay sao?"

Vị thuật sĩ kia lắc đầu đáp lại: " Đã là trẻ nhỏ thì lúc nào dương khí trong người chúng cũng thịnh, không cứ là nam hay nữ.

Đương nhiên là dương khí của đồng nam sẽ nhiều hơn hẳn so với đồng nữ. Thế nhưng ta thấy ngài nên nhận nuôi cả nam lẫn nữ thì hay hơn, có như thế âm dương mới cân bằng. Nếu có chuyện gì, cứ sai người tìm ta!"

Vị thuật sĩ đi rồi lão hoạn quan mới thở phào một tiếng. Cả ngày hôm ấy lão hồi hộp chờ xem đêm đến mình còn gặp hồn ma áo đỏ kia nữa không. Đêm hôm ấy trôi qua trong yên bình, lão ngủ một mạch đến sáng mà không thấy gì khác biệt. Trời vừa sáng lão đã trở dậy tính toán xem tìm trẻ nhỏ ở đâu để nhận về nuôi. Đám người trong thôn chưa chắc đã giao con mình cho lão, vậy thì chỉ có cách làm tìm mấy đứa trẻ ăn xin, hoặc đến mấy gánh xiếc hay những gia đình đồng con họa chăng mới được, nhiều vùng đương bị hạn hán, cơm còn không có mà ăn, cho nên việc tìm trẻ nhỏ sẽ dễ dàng hơn hẳn.

Tuy rằng hiện giờ chúng còn nhỏ, dương khí còn thịnh, ít nữa chúng lớn rồi có thể làm thay đám thợ nhuộm trong xưởng. Còn nếu như việc làm ăn không còn tốt như trước thì lão sẽ tìm cách cho chúng tiến cung làm cung nhân, chỉ giữ lại một hai đứa để hầu hạ mình. Lão vừa uống trà vừa ngâm nga vài câu hí kịch, xem chừng đắc ý lắm. Thế nên mới có chuyện cho dân trong thôn bàn tán. Có lẽ chẳng ai có thể biết được rằng, điều mà lão toan tính ấy lại là nguồn gốc cho đại họa.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play