Bà thấy phát rầu khi nhìn hai đứa bé con béo béo núc ních này, thật ra hai nhà các bà đều không nghèo, nói thoáng ra thì điều kiện trong nhà còn tốt hơn nhiều nhà khác, con trẻ muốn ăn cái gì, uống cái gì các bà đều không hề tiếc xíu nào, nhưng điều làm bà lo lắng là hai đứa bé sẽ bị béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bọn chúng. Các bà nghe Hứa Ái Quốc nói, trẻ con béo phì sẽ bị gan nhiễm mỡ, còn bị bệnh gút nữa, nói chung là không tốt.
Không thể cứ để chúng mập lên như vậy được.
Hai người lớn của hai nhà đều lo lắng không thôi, họ ngay lập tức triệu tập nhóm ba người Hứa Nặc đến tổ chức cuộc họp khẩn cấp năm người, yêu cầu lập ra cho Đường Ngôn và Hàn Thần một kế hoạch giảm béo bắt buộc, mục tiêu là phải đem Đường Ngôn và Hàn Thần trở về với hình mẫu một đứa trẻ có da có thịt dễ thương dễ mến, chứ không phải kiểu hình tượng đứa trẻ béo ú như hiện tại.
Không kể đến cuộc sống sau này của Đường Ngôn và Hàn Thần sẽ như sống trong nước sôi lửa bỏng thế nào, trước mắt chỉ thấy ba anh chị vô lương tâm Hứa Nặc, Hứa Thừa và Hàn Ngang này đúng kiểu xem trò hề tiêu khiển vô cùng vui vẻ thoải mái luôn.
Anh em thân thiết trong nhà thường đều như vậy, ở trước mặt người ngoài thì phần lớn luôn là giúp người thân trước, không kể đến lý lẽ gì luôn, nhưng về nhà đóng cửa lại thì chính là cảnh phá nhau được bao nhiêu thì phá, cãi nhau được bao nhiêu thì cãi, đánh nhau cũng được luôn. Tuy rằng nhóm Hứa Nặc sẽ không bao giờ đánh chửi các em trai nhỏ, nhưng trêu chọc thì không thể thiếu được, bọn cô không chỉ trêu chọc, chê cười bọn chúng, thời gian sau còn đem bọn chúng làm người mẫu để vẽ. Về sau này khi Đường Ngôn và Hàn Thần đã gầy xuống, bức vẽ bọn chúng cũng đã chất lên thành một chồng lớn.
Đến năm 1972, nhóm ba người Hứa Nặc chính thức trở thành học sinh lớp năm. Bọn cô nhảy một lớp, lẽ ra tính rèn luyện để nhảy lên hai lớp, nhưng trường học không hài lòng lắm nên thôi. Trong hai năm qua, quy mô nhà máy giấy của đại đội các cô đã phát triển đáng kể, ngoài các thành viên trực thuộc của đại đội, còn có các thành viên của một số đại đội gần đó cũng đang làm việc trong nhà máy giấy của các cô. Nhà máy cũng chuyển từ mô hình làm ngày nào trả lương ngày đó thành lãnh lương theo tháng, để có thành công này, có thể nói công sức của Hứa Trường Hà là đứng hàng đầu.
Giấy do Đại đội Thanh miêu sản xuất đặt tên là giấy Thanh Miêu, từ khi Hứa Trường Hà vào làm trong xưởng, anh ta đã bắt đầu chạy quảng cáo sản phẩm trên thành phố, sau đó trải rộng ra khắp tỉnh, sau đó là cả các tỉnh lân cận. Hiện nay, gần như cả tỉnh và các tỉnh gần đây đều đang sử dụng giấy Thanh Miêu. Nhà máy giấy của cô không chỉ sản xuất giấy vệ sinh và giấy vở học, nhà máy còn sản xuất túi giấy, loại túi giấy này chuyên cung cấp cho các cửa hàng bách hóa. Họ dùng túi giấy để làm túi quà đựng quần áo cho khách, túi giấy loại này sẽ vừa chắc chắn, kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã lại đẹp nên rất được ưa chuộng. Cũng chính vì nhu cầu thị hiếu cao như vậy nên mẫu mã của túi giấy Thanh Miêu cũng phải thường xuyên thay đổi, Hứa Nặc luôn phải cung cấp thật nhiều bản thiết kế túi mới cho nhà máy, một mẫu thiết kế như vậy bạn đầu cô chỉ thu về năm đồng tiền, đến bây giờ giá mỗi mẫu đã lên tới hai mươi đồng.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play