Sáng hôm sau, Lý Văn Hàn tỉnh dậy trong căn phòng cũ kĩ. Ánh sáng nhạt nhòa từ bên ngoài chiếu vào phòng qua khung cửa sổ gỗ, bao phủ lên tấm ván gỗ đã ngả màu thời gian.
Anh khẽ rụi mắt, cảm nhận hơi lạnh đó sáng sớm ánh mặt trời vẫn chưa làm ấm không khí, rồi vươn vai, cố gắng lấy lại sức sau một đêm dài mệt mỏi. Cơ thể này còn yếu ớt, nhưng ít ra hôm nay anh đã cảm thấy tốt hơn. Chuyện quan trọng bây giờ là phải kiếm tiền, bởi thế nên anh đành đứng dậy.
Lý Văn Hàn bước vào gian bếp nhỏ, nơi ánh sáng tinh mơ hắt vào mờ ảo. Anh dùng nước lạnh để rửa mặt, cảm giác lạnh buốt làm anh tỉnh cả người.
Hôm qua đã trải nghiệm cảm giác nấu ăn bằng bếp củi khó khăn như thế nào vì thế hôm nay khi nấu ăn đã thuận tay hơn nhiều, anh ăn một bữa sáng đơn giản với cháo gạo loãng và rau muối chua.
Mặc dù hương vị rất bình dị, nhưng trong lòng anh lại cảm thấy một sự hài lòng kỳ lạ. Đây là cuộc sống thứ hai mà anh có được ít nhất phải trân trọng nó và học cách thích nghi, dù nó không phải là những gì anh quen thuộc trước đây.
Sau khi ăn xong, Lý Văn Hàn đứng dậy và chuẩn bị làm theo kế hoạch mà trước đó đã nghĩ ra. Hôm nay anh sẽ lên bìa rừng tìm thảo dược. Bây giờ còn sớm cũng chỉ mới tầm giờ mão vì thế khá hợp đi lên núi.
Theo ký ức của Đăng Khải, vùng đất này khá gần núi, theo như anh thấy trong ký ức của nguyên chủ về nơi bìa rừng này cũng có nhiều loại cây thuốc nhưng có vẻ như người dân nơi đây không biết. Còn về những loại thuốc quý vì không có ai khai thác mà mọc cũng khá nhiều lại không quá cao, chủ yếu là vẫn khó tìm kiếm thôi.
Anh không thể lãng phí cơ hội kiếm tiền này, bản thân cũng phải tránh thủ kiếm tiền. Nhất là trong tình cảnh hiện tại, bản thân sắp cưới phu lang là nhà có thêm một miệng ăn.
Ra khỏi nhà, Lý Văn Hàn hít một hơi thật sâu, không khí trong lành và mát mẻ khiến anh cảm thấy phấn chấn cầm trong tay cái gùi anh liền hướng về phía núi mà đi. Trên con đường đất nhỏ dẫn lên bìa rừng, anh gặp một số người trong làng.
Họ có vẻ như nhận ra được nguyên chủ vì thế một số người lên tiếng chào hỏi, một số thì nhìn hắn đầy tò mò. người lên tiếng chào hỏi gắn đầu tiên là bà Tí, một người đàn bà lớn tuổi, gương mặt hằn rõ dấu vết chân chim nhăn nheo đầy sạm nám, mặc dù chỉ mới 35 tuổi.
"Con đi đâu đấy?" Bà Tí hỏi, mắt sáng lên khi nhìn thấy Lý Đăng Khải. Đây chắc chắn là đôi mắt hóng hớt, dù sao nguyên chủ cũng có tiếng là lười biếng.
"Dạ con chào các cô, các cụ. Con lên núi tìm chút củi ạ," Lý Văn Hàn đáp, cố gắng giữ vẻ tự nhiên.
Một trong số người trong nhóm cụ Mai nhìn anh với ánh mắt dò xét. “Con chắc chắn không phải người hay lên núi đâu nhỉ? Cẩn thận nhé, vùng này nhiều dã thú lắm đấy.”
Lý Văn Hàn khẽ gật đầu, biết rằng bà Mai cũng thấy tò mò, nhưng lời nói quan tâm này coi như cũng được đi. “Dạ thưa cụ, cụ cứ yên tâm con chỉ ở gần bìa rừng thôi, tuyệt đối không leo lên rừng.” Tùy nói thế nhưng anh không định như vậy thật, ít nhất cũng phải đi cao chút mới kiếm được nhiều thảo dược.
Trong xã hội này đặt nặng vấn đề tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới đặc biệt là khi anh còn đang muốn tiếp tục con đường thi cử vì thế tuyệt đối không thể mang tiếng bất kính được.
Bản thân nguyên chủ cũng trong cậy vào tương lai đi thi vì thế khá để ý danh tiếng xem như hắn sống cẩu thả nhưng vẫn chưa xảy ra chuyện gì to tát tới danh tiếng.
Có lẽ việc nguyên chủ tự lên rừng rất lạ với các cụ, cũng bởi hắn sĩ diện người đọc sách thì không làm những việc bần hàn này, vì thế anh đành tiếp lời các cụ hơn một khắc thì các cụ mới thả anh đi, bởi các cụ các cô còn có bận việc giặt đồ bên sông.
Sau khi đã chào hỏi xong, anh tiếp tục đi lên núi. Con đường dẫn vào rừng khá gồ ghề, mặc dù có con đường mòn nhưng đôi khi anh phải trèo qua những tảng đá lớn, leo lên cao những cành cây nhỏ che khuất đường đi, có hai bên đường thì cọ vào chân anh và tránh những cây cổ thụ cao vút che khuất ánh sáng.
Tuy nhiên, Lý Văn Hàn vẫn cảm thấy thoải mái. Cảnh vật nơi đây đẹp đến lạ thường ánh sáng xuyên qua những tán cây mặc dù có sương mù nhưng lại không quá dày, với những tán lá rừng xanh mướt, tiếng chim hót líu lo và mùi đất ẩm nồng nàn trong không khí.
Một canh giờ sau khi cảm giác đã trèo đủ cao, anh dừng lại và bắt đầu tìm kiếm thảo dược. Anh nhanh chóng tìm ra một số loại thảo dược quen thuộc mà mình biết.
Anh nhìn thấy dưới một tán cây gần trong bụi cỏ có bóng dáng của Thiên Niên Kiện nó là cây thân thảo có thân rễ mập, màu nâu, mọc bò trên đất. Lá xanh đậm, bóng mượt, hình tim hoặc mác. Hoa nhỏ dạng bông mo, màu vàng nhạt, thường thấy ở rừng ẩm. Thân rễ dùng làm thuốc trị đau nhức xương khớp. Sau khi nhìn thấy thảo dược anh liền nhẹ nhàng đào đất, lấy từng đoạn rễ, cẩn thận để không làm đứt thân rễ.
Tiếp theo, anh tìm thấy Đương quy, một loại cây có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa khí huyết. Cây này có những lá dài, hình mũi mác, mọc thành cụm. Củ đương quy có màu vàng nhạt và được ưa chuộng trong các bài thuốc bổ máu. Anh thu hoạch một ít, bỏ vào trong túi vải của mình.
Bên cạnh đó, anh cũng phát hiện một số loại cây khác như Nhọ nồi, có tác dụng cầm máu, và Xạ đen, một cây rất tốt cho gan thận. Anh tiếp tục thu hoạch, cẩn thận nhổ từng cây một và sắp xếp chúng gọn gàng vào bao tải rồi để vào gùi. Từng loại thảo dược này còn có thể đem lại một khoản thu nhập nhỏ cho anh.
Khi đã thu thập đủ chất đầy một cái gùi, Lý Văn Hàn quyết định trở về. Nhưng trước đó anh lấy lá cây che đậy hết cái gùi.
Đừng trách anh ích kỉ bởi không ai muốn con đường kiếm tiền của mình được nhiều người làm theo, thảo dược thì ít nếu ai cũng làm theo thì cái thân xác thư sinh bệnh tật như anh lấy gì bỏ vào mồm.
Con đường xuống núi rất khó đi nhưng từ bìa rừng về nhà khá dễ, nhưng anh vẫn phải cẩn trọng không để bị té, bởi ven đường vẫn còn nhiều cành cây nhô ra hoặc những viên đá sắc nhọn.
Khi về đến nhà mặt trời lúc này đã lên cao chắc hẳn cũng đã giờ ngọ, người anh ước đẫm mồ hôi vì thế liền vội vã cất những thảo dược vào một góc phòng, sau đó anh liền làm vài cái bánh rán rồi ăn uống nhanh gọn sẵng tay mang thêm vài cái bánh rán để có gì còn ăn trên đường.
Nghỉ ngơi một chút sau đó nhanh chóng thay đồ và chuẩn bị đi lên huyện để bán thảo dược.
Lý Văn Hàn đi bộ lên huyện, trên con đường gập ghềnh. Làng anh ở khá xa huyện, nhưng nguyên chủ là người đọc sách rất hay lên huyện để học tập nên cảnh vật cũng rất quen thuộc giống như trong ký ức. Đi phải gần hơn một địa chi thì mới đặt chân được lên huyện đối với cơ thể ốm yếu này quả thật như hành hình. Anh cũng đã hiểu lý do vì sao mà nguyên chủ cứ nhất định đi xe bò mà không bao giờ đi bộ.
Khi đến huyện, Lý Văn Hàn nhanh chóng đến khu chợ nhỏ. Các tiểu thương đã bắt đầu bày hàng, các gian hàng đầy ắp những nông sản tươi sống. Dựa theo ký ức nguyên chủ trên huyện có một y quán tên Vạn Thọ Quán đây là y quán duy nhất trên huyện, y sư của quán là lão Hưng, một người rất hiền lành ông mua thảo dược của những người dân đem tới bán cũng không hề chặt chém cũng làm một người có y đức tốt, vừa nghĩ vừa đi không bao lâu anh đã đến y quán.
"Xin chào, y quán giúp được gì cho anh?" Một dược đồng cất tiếng hỏi.
Lý Văn Hàn gật đầu, đưa ra túi thảo dược đã thu hoạch. "Xin chào, ta là Lý Đăng Khải ở làng Trũng ta có một ít thảo dược vừa mới thu hái, muốn hỏi thăm để bán lại cho y quán”.
Tiểu dược đồng nghe vậy liền bảo “khách nhân đợi ta một chút, ta hỏi sư phụ cái đã”.
Vừa nói xong tiểu dược đồng đã nhanh chân chạy vào trong y quán. Chỉ một phút sau một lão nhân tầm 50 tuổi bước ra, trên mặt là nét cười hiền hậu.
Ông hỏi "cậu bán thảo dược à, học nhận biết thảo dược từ đâu đấy?”.
Anh liền đáp “ Dạ thưa, học trò là người đọc sách, may mắn có học và nhận biết qua vài loại thảo dược. Nhà nghèo nên chỉ đành dựa vào chút tài mọn này để kiếm chút tiền mà ăn học”.
Nghe như vậy ông Hưng cũng gật gật đầu nhìn vào túi thảo dược, sau đó khen ngợi. "Học sinh ngươi làm việc cẩn thận đấy, thu thái thảo dược cũng không bị tổn hại. Thảo dược này khá tốt. Để xem nào Có những loại thảo dược nào Thiên Niên Kiện này , Đương Quy, Nhọ Nồi và Xạ Đen. Tất cả đều rất tốt lão đây thu mua hết!”.
Sau đó đại phu bắt đầu nói các giá sẽ thu mua “Thiên Niên Kiện này của ngươi là 2 cân ta chỉ có thể thu với giá 12 quan, Nhọ Nồi này của ngươi là 2 quan cho một cân này, một cân Đường Quy này của ngươi, lão nhân ta lấy giá 5 quan và còn một cân Xạ Đen này của ngươi là 10 quan.”
Sau khi nói xong lão liền quay sang hỏi “Ngươi thấy giá cả này thế nào?. Nếu ngươi có thời gian phơi khô chế biến thì giá cả có thể gấp đôi vậy đấy!”.
Lý Văn Hàn nghe vậy, tính toán sơ qua số tiền mình sẽ nhận được là tầm 29 quan mà một quan đã bằng 10 tiền, 1 tiền thì bằng 10 xuyến.
Với số tiền này anh dư sức mua được các đồ dùng cần thiết trong nhà mà nguyên chủ đã bán đi. Đây cũng là một cái giá khá hời, biết chủ quán không hề chặt chém anh liền vui vẻ đồng ý giao dịch.
Sau khi bán xong thảo dược, Lý Văn Hàn liền có dư thời gian để ghé qua một cửa hàng để mua vài món đồ dùng cần thiết. Suy nghĩ tới thân thể suy kiệt hiện tại của mình anh không khỏi đau đầu phải tìm cách bồi bổ mới được!.
Đúng là sau khi có tiền, bản thân liền thoáng hơn trong việc tiêu tiền. Mua một con dê cái cùng với một con con của nó mất tầm 3 quan, dê này nuôi từ giờ tới cuối năm vừa có thể nuôi lấy thịt vừa có thể bồi bổ cơ thể bằng sữa dê.
Lại ghé vào vài quán khác tiêu hơn 3 quan mua hai bộ quần áo và hai bồ gạo. Lại tốn hơn 1 tiền mua muối, thịt mỡ lợn và đường. Còn những thứ còn lại anh nghĩ về làng mua sẽ rẻ hơn. Qua cuộc mua sắm này trong túi anh chỉ còn 22 quan hơn
Với túi đồ đầy, anh quay lại con đường dẫn về làng. Lòng anh cảm thấy thoải mái, vì ít ra bây giờ trong tay anh đã có chút tiền. Mà có tiền thì lúc nào cuộc sống cũng sẽ thoải mái hơn, không chỉ bản thân thoải mái mà người nhà cũng thoải mái nữa.
Cũng bởi chính vì sự thoải mái anh quyết định không đi bộ nữa mà sẽ tìm một xe bò để về làng, đúng lúc này thì xe bò của Ngư ca một tráng phu năm nay đã 26 hơn. Mặc dù chỉ mới 26 tuổi nhưng do dầm mưa dãi nắng nên nhìn tráng phu này không khác gì đã 30-40 tuổi.
“ Ngư ca, ta đi xe bò với!”
“ Lâu rồi mới thấy ngươi ra khỏi nhà. Dạo này có khỏe không, cứ lên xe đi giá như cũ nhé!” Ngư ca cười vui vẻ nói.
Trên xe hai chú cháu nói rất nhiều, chủ yếu là Ngưu ca hỏi anh đáp.
“ Nghe nói ngươi chuẩn bị lấy phu lang, bữa đó có mời người trong làng đi ăn không nào?”.
“ Tất nhiên là có nếu được thì gia đình huynh qua chung vui với ta”.
Ngưu ca niềm vui vẻ đáp” được, được chứ tất nhiên rồi”
Ngư ca vẫn không kìm được tò mò nhìn qua con dê của anh mà hỏi. “ Con dê này chắc đắt lắm nhỉ!”
Anh cũng chỉ đành trả lời “ Cũng không tốn bao nhiêu”.
…
Hỏi đáp cả một chặng đường, cuối cùng khi về đến nhà anh liền thở phào nhẹ nhõm. Ngưu ca này quả thật là một tráng tử nói nhiều mà.
Trời đã xế chiều. Lý Văn Hàn đặt túi đồ xuống, mệt mỏi nhưng không thiếu phần hài lòng. Ít ra ngày đầu tiên kiếm tiền của anh rất thuận lợi bởi phải biết một người nông dân bình thường ở đây làm vất vả cả năm, thì mới dành dụm được 1-2 quan.
Sau khi vệ sinh cá nhân ăn uống xong xuôi anh liền nằm ra giường sau đó liền chìm vào giấc ngủ, quả thật hôm nay là một ngày đầy mệt nhọc.
—----------------
Đôi lời tác giả: Ta nói chứ giá trị của một song nhi rẻ bèo luôn, tính ra nguyên chủ mất có tầm 5 quan mua người luôn, thua xa giá khi mua một con bò giá tầm 20 quan trở nên nữa.
1. Cách chia thời gian trong ngày
-Thời xưa, người ta chia một ngày (24 giờ hiện đại) thành 12 giờ địa chi:
-Mỗi giờ địa chi tương ứng với 2 giờ hiện đại.
-Các giờ địa chi được đặt tên theo 12 con giáp: Tý (23h-1h), Sửu(1h-3h), Dần(3h-5h), Mão(5h-7h), Thìn(7h-9h), Tỵ(9h-11h), Ngọ(11h-13h), Mùi(13h-15h), Thân(15h-17h), Dậu(17h-19h), Tuất(19h-21h), Hợi(21h-23h).
2. "Giờ và Phút" trong hệ thống cũ
Một giờ địa chi được chia thành 8 khắc (tương đương 15 phút hiện đại mỗi khắc).
—-------------
2. Hệ thống liên kết giữa các đơn vị
1 lý = 1500 thước = khoảng 500 m
1 trượng = 10 thước = khoảng 3,3 m
1 thước = 10 tấc = khoảng 33 cm
1 tấc = 10 phân = khoảng 3,3 mm
Gạo: 1 bồ=7-8kg
—-------
Các loại thảo dược được nhắc đến gồm:
1. Thiên Niên Kiện

2. Đương Quy

3. Nhọ Nồi

4. Xạ Đen

—-------
Cấu trúc hành chính.
1. Trung ương:
Vua (Hoàng đế): Là người đứng đầu đất nước, nắm quyền tối cao trong việc quản lý chính trị, quân sự, và các lĩnh vực quan trọng khác.
Họa viện (Nội các): Cơ quan trung ương do các quan lớn trong triều đình tham gia, hỗ trợ vua trong việc điều hành quốc gia.
2. Địa phương: Các đơn vị hành chính dưới quyền vua, được chia thành các cấp nhỏ hơn, cụ thể:
Lộ: Là đơn vị hành chính lớn nhất, thường gồm nhiều phủ hoặc châu. Lộ được đặt dưới sự quản lý của các quan trấn thủ.
Phủ: Dưới lộ là phủ, thường quản lý các khu vực có dân cư đông đúc và kinh tế phát triển. Các phủ thường do các quan chức như phủ doãn hoặc thái thú quản lý.
Châu: Là đơn vị hành chính nhỏ hơn phủ, thường được đặt ở những khu vực ít phát triển hơn hoặc ở những vùng xa trung tâm. Mỗi châu được quản lý bởi một quan chức gọi là châu mục.
Huyện: Cấp nhỏ hơn châu, huyện thường quản lý các vùng đất nông thôn và là nơi sinh sống của đông đảo người dân. Các huyện do các quan huyện quản lý.
Xã: Là đơn vị hành chính cơ sở, thường là cộng đồng dân cư nhỏ nhất, có tổ chức và có trách nhiệm thu thuế và giải quyết các vấn đề địa phương. Mỗi xã được quản lý bởi một trưởng làng hoặc thôn.