Ngay trước khi một con bò cái bị đập búa vào đầu trong một lò sát sinh hiện đại, nó bị thúc đi vào một mê cung ngoằn ngoèo. Những khúc cong hẹp và những góc ngoặt gấp khúc khiến cho con vật chỉ nhìn được một quãng ngắn phía trước, nhờ đó nó sẽ không thể nhận ra cho tới vài bước cuối cùng, nơi hành trình kết thúc, khi mê cung đột ngột hẹp lại và một cái vòng kim loại sập quanh cổ nó.

Nhưng trong khi ba chúng tôi hối hả theo sau Sharon vào sâu trong trung tâm của Đồng Ma, tôi cảm thấy chắc chắn mình biết điều gì sắp tới, chỉ không biết là khi nào và như thế nào. Theo mỗi bước chân, từng ngã rẽ, chúng tôi như bị thắt chặt vào trong một cái nút mà tôi sợ chúng tôi sẽ chẳng bao giờ gỡ ra được.

Thứ không khí nồng nặc xú uế không thay đổi, lối thoát duy nhất của nó là một kẽ nứt lồi lõm hướng lên trời ở tít cao trên đầu chúng tôi. Những bức tường gồ ra nghiêng ngả nằm sát nhau tới mức có những chỗ chúng tôi phải xoay người lách vai đi, những chỗ co hẹp trở nên trơn nhẵn, đen bóng vì cọ xát với quần áo của những người đã đi trước đó.

Ở đây chẳng có gì tự nhiên, không gì màu xanh, không gì mang lại sự sống ngoại trừ lũ sâu bọ trườn qua chạy lại và những bóng ma với ánh mắt vằn máu đang rình mò sau những khung cửa và những nắp cống trên đường, cũng là những kẻ hẳn sẽ nhảy xổ vào chúng tôi nếu không có người dẫn đường cao lớn khoác áo choàng đen kia. Chúng tôi đang đuổi theo Tử thần vào tận đáy sâu của Địa ngục.

Chúng tôi rẽ rồi lại rẽ. Lối đi nào cũng giống như lối đi trước. Không có biển báo, không có cột mốc. Hoặc là Sharon đang định hướng bằng một trí nhớ vô tiền khoáng hậu, hoặc ông ta đang hoàn toàn đi bừa, cố gắng đánh lạc hướng bất cứ tên cướp Rạch nào có thể truy đuổi chúng tôi.

"Ông có thực sự biết chúng ta đang đi đâu không vậy?" Emma hỏi ông ta.

"Tất nhiên là tôi biết." Sharon cáu bẳn, hùng hục rẽ ngoắt vào một góc quẹo mà không thèm nhìn lại sau. Rồi ông ta dừng bước, quay ngoắt lại và bước qua một khung cửa bị lún một nửa xuống dưới mức đường nền. Phía trong là một gian hầm ẩm ướt, chỉ cao mét rưỡi, được soi rọi bởi chút ánh sáng nhợt nhạt xám xịt. Chúng tôi cúi khom người chạy qua một hành lang dưới lòng đất, lờ đi những cái xương súc vật dưới chân, trần hầm cọ vào đầu chúng tôi, băng ngang qua những thứ tôi cố gắng không nhìn - một bóng người đang ngồi co ro trong góc, những người đang ngủ rùng mình ớn lạnh trên những ổ rơm thảm hại, một cậu bé rách rưới nằm trên sàn với một cái bát ăn xin đeo trên một cánh tay.

Ở cuối, hành lang này mở rộng ra thành một căn phòng, và trong ánh sáng của vài ô cửa sổ cáu bẩn có hai người thợ giặt khốn khổ đang quỳ gối, vò đồ giặt trong một bể nước tanh ngòm của Rạch. Sau đó chúng tôi leo lên thêm nhiều bậc thang nữa rôi, ơn Chúa, chui ra một khoảng sân sau có tường bao, là sân chúng ở đằng sau của vài ngôi nhà.

Trong một vài thực tế khác, nơi này rất có thể sẽ sở hữu một vạt cỏ vui mắt hay một vọng lâu nhỏ, nhưng đây là Đồng Ma, và cái sân này là một bãi rác và chuồng lợn. Từng đống rác đầy ruồi bay vù vũc bị ném ra từ các cửa sổ chồng chấp nhấp nhô ấp sát vào các bờ tường, và ở chính giữa, được cắm siêu vẹo xuống bùn, là một bãi nhốt rào gỗ, trong đó có một cậu bé gầy giơ xương đang canh một con lợn thậm chí còn gầy hơn nữa - chỉ có đúng một con.

Cạnh một bức tường gạch bùn một người phụ nữ đang ngồi hút máu và đọc báo trong khi một cô gái trẻ đứng sau lưng bà ta, bắt chấy trên đầu bà này. Người phụ nữ và cô gái chẳng hề để ý khi chúng tôi đi ngang qua, Nhưng cậu bé thì giơ những cái răng của cây chĩa về phía chúng tôi. Khi đã rõ là chúng tôi chẳng có mưu đồ gì với con lợn của cậu ta, cậu ta mệt mỏi ngồi xổm xuống.

Emma dừng lại giữa sân để nhìn những hàng dây phơi quần áo tranh giữa các máng nước trên các nóc nhà. Cô lại chỉ tay vào những món quần áo bết máu đang mặc vốn khiến chúng tôi trông như những kẻ can dự vào một vụ giết người, và đề xuất chúng tôi nên thay đồ. Sharon đáp là ở đây người ta chẳng lạ gì những kẻ sát nhân, và giục cô đi tiếp, những cô nán lại, cự nự rằng một gã xác sống ở dưới tàu điện ngầm đã nhìn thấy những món quần áo bết máu của chúng tôi và gọi bộ đàm báo cho đồng bọn; chỗ quần áo làm chúng tôi quá dễ bị nhận ra giữa đám đông.

Quả thực, tôi nghĩ chủ yếu là vì cô cảm thấy không thoải mái khi mặc cái áo giờ đây đã cứng đơ vì máuTôi nghĩ chủ yếu là vì cô cảm thấy không thoải mái khi mặc cái áo giờ đây đã cứng đơ vì máu của một người khác. Tôi cũng thế - và nếu tìm lại được các bạn mình, tôi hẳn không muốn họ thấy chúng tôi trong bộ dạng này.

Sharon miễn cưỡng đồng ý. Lúc trước ông ta đã dẫn chúng tôi về phía một hàng rào ở rìa khoảng sân, nhưng lúc này lại vòng lại và đưa chúng tôi vào một trong ngôi nhà. chúng tôi leo lên hai, ba, rồi bốn đợt cầu thang, cho tới khi đến Addison cũng phải thở phì phò, rồi theo sau Sharon qua một cánh cửa mở vào một căn phòng nhỏ bẩn thỉu. Một vết toác trên trần đã làm mưa giội vào và làm chiếu nghỉ cầu cầu thang oằn lên quăn queo như những gợn sóng nước trong một cái ao. Những vết mốc đen chạy ngoằn ngoèo trên các bức tường. Trên cái bán cây cảnh một cửa sổ ám khói, hai người phụ nữ và một cô gái đang mồ hôi nhễ nhại sau những chiếc máy khâu đạp chân.

"Chúng tôi cần ít quần áo." Sharon nói với mấy người phụ nữ bằng giọng nam trầm oang oang làm những bức tường mỏng manh rung lên.

Khuôn mặt xanh xao của họ ngước lên nhìn. Một trăm mấy người phụ nữ nhặt lấy một cây kim khâu và cầm lên như một món vũ khí. "Làm ơn." Cô ta nói.

Sharon đưa tay lên kéo mũ trùm đầu của ông ta ra sau một chút, chỉ để mấy người thợ may có thể thấy mặt ông ta. Họ há hốc miệng, rên lên rồi gục xuống mặt bàn, ngất xỉu.

"Có cần phải làm thế không?" Tôi hỏi.

" Không hẳn." Sharon nói, kéo mũ trùm lại như cũ. " Nhưng làm thế nhanh hơn."

Mấy người thợ may đang may những chiếc áo sơ mi và váy đơn giản từ những mảnh vải đầu thừa đuôi thẹo. Những mảnh vải xơ tướp họ dùng làm nguyên liệu làm chất đống quanh sàn, còn thành phẩm, với nhiều đường may và nếp đã cứu hơn cả con quái vật của Frankenstein, được treo thành một hàng bên ngoài cửa sổ. Trong khi Emma kéo chúng vào, tôi quét mắt nhìn quanh căn phòng.

Nơi này rõ ràng không chỉ là chỗ làm việc: những người phụ nữ cũng sống ở đây. Có một cái giường được đóng chắc phá từ gỗ tạp bỏ đi. Tôi ghé mắt nhìn vào một cái nồi hầm sứt mẻ treo trong bếp lò và thấy một món súp chống đối đang nấu dở, với da cá và những lá bắp cải héo. Những nỗ lực trang trí nửa vời của họ - một cành hoa khô, một cái móng ngựa được đóng đinh trên mặt lò sưởi, một bức chân dung Nữ hoàng Victoria được đóng khung - trông còn thảm hơn là không có gì trang trí.

Có thể thấy rõ sự tuyệt vọng ở đây đè nặng mọi thứ, kể cả không khí. Tôi chưa bao giờ phải đối diện với nỗi thống khổ rành rành thế này. Có thể nào lại có những người đặc biệt thực sự sống một cuộc đời tàn tạ như thế?

Trong lúc Sharon ôm một chồng một áo sơ mi lôi vào qua cửa sổ, tôi hỏi ông ta. Ông ta có vẻ gần như bị xúc phạm bởi ý nghĩ này. "Những người đặc biệt không bao giờ cho phép mình bị hạ thấp đến vậy. Đây chỉ là những cư dân bình thường của khu ổ chuột, bị mắc kẹt trong sự lặp lại vô tận của ngày tạo nên Vòng Thời Gian này. Những người bình thường cư trú ở các khu rìa bẩn thỉu của Đồng Ma - nhưng trung tâm của nơi này thuộc về chúng tôi."

Họ là những người bình thường. Không chỉ thế, mà là những người bình thường bị kẹp trong Vòng Thời Gian, giống như những người ở Cairnholm mà những đứa trẻ tàn nhẫn hơn vẫn hành hạ trong những lần chơi tấn công làng. Cũng là một phần của bối cảnh như biển hay các vách đá, tôi tự nhủ. Nhưng chẳng hiểu sao, khi nhìn vào khuôn mặt bơ phờ của người phụ nữ nằm vùi trong giẻ rách, tôi vẫn không cảm thấy bớt khổ sở hơn chút nào về việc lấy cắp của họ.

"Tớ tin chắc chúng ta sẽ không nhận ra những người đặc biệt khi chúng ta thấy họ." Emma nói, chọn đồ trong một đống áo bẩn.

"Luôn là vậy." Addison nói. "Tế nhị chưa bao giờ là điểm mạnh của những sinh vật đặc biệt như chúng ta."

Tôi chui ra khỏi chiếc áo sơ mi đẫm máu của mình, đổi nó lấy giải pháp thay thế ít bẩn thỉu nhất tôi có thể tìm thấy, thứ áo bạn hẳn sẽ được phát cho trong một trại tù: không có cổ áo và kẻ sọc, hai ống tay áo không dài bằng nhau, được may lại từ thứ vải còn cứng hơn giấy ráp. Nhưng nó vừa với tôi, và kèm thêm một chiếc áo khoác đen đơn giản tôi tìm thấy vắt trên lưng tựa của một cái ghế, giờ trong tôi giống như một người có thể tin được là xuất xứ từ nơi này.

Chúng tôi quay lưng lại trong khi Emma thay sang một chiếc váy nom như bao tải rủ xuống lùng thùng quanh đôi bàn chân cô. "Mặc cái này thì không chạy được." Cô cằn nhằn. Cầm lấy một cây kéo từ trên bàn của mấy người thợ may, cô bắt đầu chỉnh sửa nó với tất cả chị tìm ẩn cùng một danh đồ tể, cách và xé cho tới khi đã cắt rời phần chân váy bên dưới tới ngang đầu gối.

"Rồi." Cô chiêm ngưỡng thành quả thủ công của mình trong một tấm gương. "Hơi tả tơi một chút, nhưng..."

Không hề nghĩ, tôi nói. "Horace có thể làm cho cậu một cái khá hơn. " Chẳng hiểu sao, tôi đã quên rằng các bạn tôi không phải đơn giản là đang đợi chúng tôi trong căn phòng bên cạnh. " Ý tớ là... Nếu chúng ta gặp lại họ..."

"Đừng." Emma nói. Trong khoảnh khắc, trông cô thật buồn, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ đó - thế rồi cô quay đi, để cái kéo xuống, rồi quả quyết bước về phía cửa ra vào. Khi ngoảnh lại nhìn chúng tôi, vẻ mặt cô đã trở nên cứng rắn. "Đi nào. Chúng ta lãng phí thời gian ở đây đủ rồi."

Cô có thứ phản anh đáng kinh ngạc biến nỗi buồn thành giận dữ và giận dữ thành hành động, đồng nghĩa với việc không có gì có thể khiến cố ủ rũ lâu. Thế rồi Addison và tôi - và Sharon, người tôi dám ngờ cho tới tận lúc này vẫn chưa hoàn toàn hình dung ra tông ta đang làm ăn với ai - theo cô ra khỏi căn phòng và xuống cầu thang.

* * *
Toàn bộ Đồng Ma - hay ít nhất là khu trung tâm đặc biệt của nó - chỉ có mười hay hai mươi khối nhà vuông vắn. Sau khi đi từ chỗ căn phòng xưởng may xuống, chúng tôi cạy hờ một tấm ván khỏi một bức chắn và lách người chui vào một lối đi ngột ngạt. Nó dẫn tới một lối đi khác đỡ ngột ngạt hơn chút ít, rồi nói đi này lại dẫn tới một lối đi rộng hơn chút nữa, rồi từ đó lại tới một lối đi đủ rộng để Emma và tôi có thể sánh vai cùng bước đi. Chúng cứ thế rộng dần ra, như những động mạch giãn ra sau một cơn đau tim, cho tới khi chúng tôi tới một nơi xứng đáng được gọi là đường phố, ở giữa là lòng đường lát gạch đỏ và hai bên lề mà vỉa hè lát đá.

"Lùi lại." Emma thì thầm. Chúng tôi thu mình nép vào một góc tường và hé mắt nhìn và quan sát như những người lính biệt kích, đầu kề sát nhau.

"Các vị nghĩ mình đang làm gì hả?" Sharon nói. Ông ta vẫn đang ở trên phố và có vẻ lo lắng về chuyện bị chúng tôi gây phiền phức hơn là bị giết.

"Tìm hiểu những điểm có thể bị phục kích và đường tẩu thoát." Emma nói.

"Không ai phục kích ai cả." Sharon đáp. "Đám cướp chỉ hoạt động ở những vùng vắng vẻ không người. Chúng sẽ không truy đuổi chúng ta ở đây - đây là Phố Mập Mờ."

Quả thực có một tấm biển tên phố như vậy - tấm biển đầu tiên tôi thấy tại Đồng Ma. Phố Mập Mờ, tấm biển viết tay bằng kiểu chữ rối rắm. Không hoan nghênh cướp bóc.

"Không hoan nghênh?" Tôi nói. " Thế còn giết người thì sao? Bị trừng mắt nhìn à?"

" Tôi tin là việc giết người ' được khoan dung trong chừng mực nhất định'."

"Liệu có gì là bất hợp pháp ở đây không?" Addison hỏi.

"Hình phạt cho việc trà muộn sách cho thư viện khá khắc nghiệt. Chậm một ngày phạt mười roi, mà đấy mới là sách bìa mềm thôi."

"Có cái thư viện nào sao?"

"Hai. Mặc dù một thư viện không cho mượn sách vì tất cả các cuốn sách đều bọc bằng da người và rất giá trị."

Chúng tôi thập thò ló ra từ sau bức tường và đưa mắt nhìn quanh, ít nhiều bối rối. Ở khu vực đồng không mông quạnh, tôi đã lường trước đường trước cái chết dễ dàng tập ở mỗi bước đi, nhưng Phố Mập Mờ, xét toàn bộ vẻ bề ngoài, có vẻ là một ốc đảo bình yên trật tự.

Dọc hai bên con phố là những cửa hàng nhỏ ngăn nắp, và những cửa hàng này có biển hiệu, khung kính trưng bày và tầng trên là các căn hộ. Không có một mái nhà bị thủng hay một tấm cửa kính bị vỡ nào trong tầm mắt. Cũng có người đi lại trên phố, và họ nhận nha thả bước một mình hoặc theo từng đôi, thỉnh thoảng dừng để rẽ vào cửa hàng hay nhìn vào một khung kính trưng bày. Trang phục của họ không phải là giẻ rách. Khuôn mặt họ sạch sẽ.

Có thể không phải mọi thứ ở đây đều mới tinh và sáng long lanh, nhưng bề mặt dãi dầu sương gió và những mảnh sơn bong tróc đem đến cho nơi này có vẻ như tất cả đều được làm bằng tay, với các rìa cạnh sờn mòn trông cổ kính là lạ, thậm chí là duyên dáng. Mẹ tôi, nếu bà có dịp trông thấy Phố Mập Mờ ở một trong những cuốn tạp chí lữ hành vẫn thường được lật qua nhưng chẳng bao giờ được đọc làm đầy trên bàn cà phê nhà tôi, hẳn đã suýt xoa tấm tắc về sự dễ thương của nó rồi phàn nàn về chuyện bà và bố tôi chưa bao giờ thực hiện một kỳ nghỉ được thụ tại châu Âu - Ôi, Frank, mình đi đi.

Emma dường như lộ rõ vẻ thất vọng. "Tôi đã trông đợi từ chỉ ảm đạm hơn nhiều."

" Tớ cũng thế." Tôi nói. " những sao huyệt của bọn sát nhân và các đấu trường đẫm máu đâu rồi?"

"Tôi không biết các vị nghĩ cư dân quanh đây làm thứ nghề gì." Sharon nói. "Nhưng tôi chưa bao giờ nghe nói tới sào huyệt của bọn sát nhân nào cả. Còn về đấu trường đẫm máu, thì chỉ có một thôi - Đấu trường Derek, dưới phố Ri Rỉ. Derek là một tay tử tế. Nợ tôi năm bảng..."

"Còn lũ xác sống thì sao?" Emma hỏi. "Còn những người bạn bị bắt cóc của chúng tôi?"

"Hạ giọng xuống khẽ thôi." Sharon suỵt. "Ngay khi tôi nói xong việc của tôi, chúng ta sẽ tìm một người có thể giúp các vị. Từ giờ tới lúc đó, đừng có nhắc lại mấy lời này với bất cứ ai."

Emma nhìn thẳng vào mặt Sharon. "Vậy đừng để tôi nhắc lại điều này. Mặc dù chúng tôi đánh giá cao sự giúp đỡ và hiểu biết của ông, nhưng tính mạng các bạn của chúng tôi đã bị ấn định một kỳ hạn. Tôi sẽ không nói lảnh nói tránh, lãng phí thời gian chỉ để tránh làm vài kẻ nào đó xù lông lên."

Sharon nhìn xuống cô, im lặng một hồi. Rồi ông ta nói. "Tất cả chúng ta đều có một kỳ hạn. Nếu tôi là cô, tôi sẽ không vội vàng đến thế để tìm xem nó là gì đâu."

* * *
Chúng tôi lên đường đi tìm luật sư của Sharon. Chẳng mấy chốc ông ta đã trở nên thất vọng. " Tôi dám thề là văn phòng của ông ta ở trên phố này." Ông ta nói trong khi quay gót lại. "Tuy nhiên đã nhiều năm không gặp ông ta. Có lẽ ông ta đã chuyển đi."

Sharon quyết định đi tìm một mình và bảo chúng tôi ở yên một chỗ. "Tôi sẽ quay lại sau vài phút. Đừng nói chuyện với ai hết."

Ông ta sải bước rời đi, bỏ chúng tôi lại. Chúng tôi lúng túng co cụm lại trên vỉa hè, không dám chắc mình phải làm gì. Người ta nhìn chằm chằm khi đi ngang qua chúng tôi.

" Thực ra ông ta đã xỏ mũi chúng ta phải không?" Emma nói. "Ông ta làm cho nơi này nghe như thể là hang ổ của tội phạm, Nhưng với từ trong đó cũng chẳng khác gì bất cứ Vòng Thời Gian nào khác. Trên thực tế, những người sống ở đây trông còn bình thường hơn bất cứ người đặc biệt nào tớ từng thấy. Cứ như thế họ bị hút hết những tính cách và trưng ra khỏi mình vậy. Nói thẳng là nhạt nhẽo."

"Cô chắc đang đùa." Addison nói. " Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào xấu xa hay kinh tởm hơn."

Cả hai chúng tôi cùng nhìn nó đầy ngạc nhiên.

" Thế là sao?" Emma nói. " Ở đây chỉ toàn những cửa hàng nhỏ."

"Phải. Nhưng cứ xem bọn họ bán cái gì."

Cho tới lúc này chúng tôi mới để ý. Ngay sau lưng chúng tôi là một khung kính trưng bày, và đứng bên trong là một người đàn ông mặc tươm tất với đôi mắt phiền muộn và bộ râu dài thượt. Khi thấy mình đã thu hút được sự chú ý của chúng tôi, ông ta khẽ gật đầu, giờ một cái đồng hồ bỏ túi lên, rồi ấn vào một cái nút bên cạnh sườn nó. Khoảnh khắc ông ta bấm cái nút, người đàn ông cứng đơ lại, và hình ảnh ông ta dường như nhòe đi. Vài giây sau, ông ta dịch chuyển mà không hề cử động - biến mất rồi lại xuất hiện trở lại tức thì ở góc đối diện của khung kính trưng bày.

"Ái chà." Tôi thốt lên. "Quả là một trò ảo thuật!"

Ông ta làm lại lần thứ hai, dịch chuyển tức thời trở lại góc ban đầu. Trong khi tôi đứng đờ ra như bị thôi miên, Emma và Addison đi tiếp tới khung kính của cửa hàng kế tiếp. Tôi gia nhập với họ và thấy một màn trình diễn tương tự, chỉ có điều đứng sau khung kính là một người phụ nữ mặc váy đen, một chuỗi hạt cườm dài buông lủng lẳng xuống từ một bàn tay.

Khi thấy chúng tôi đang nhìn, người phụ nữ liền nhắm mắt lại và duỗi dài hai cánh tay ra như một con người mộng du. Bà ta bắt đầu chậm rãi lần các hạt cườm qua các ngón tay, lần từng hạt một. Đôi mắt tôi bị hút vào những hạt cườm tới mức tôi phải mất vài giây mới nhận ra điều đang xảy ra với khuôn mặt người phụ nữ: nó đang thay đổi, rất kín đáo, theo mỗi hạt cườm bà ta lần qua. Đến một hạt, tôi thấy làn da xanh tái của bà ta ửng hồng lên.

Đến hạt tiếp theo, đôi môi bà ta mỏng bớt. Rồi tóc bà ta đỏ thêm, dù rất nhẹ. Hiệu ứng cộng gộp lại sau khi vài chục hạt cườm đã được lần qua là khuôn mặt người phụ nữ trở nên hoàn toàn khác, biến hóa từ một bà lão tóc đen với khuôn mặt tròn trịa thì một phụ nữ trẻ tóc đỏ với cái mũi sắc sảo. Quá trình này khiến người ta vừa bị mê hoặc vừa thấy bất an.

Khi màn trình diễn kết thúc, tôi quay sang Addison. "Tôi không hiểu." Tôi nói. " Họ đang bán cái gì vậy?"

Trước khi con chó kịp trả lời, một cậu bé chưa đến mười ba tuổi hối hả lách tới chỗ chúng tôi và ấn một cặp thẻ vào bàn tay tôi. "Một được hai, chỉ hôm nay thôi!" Cậu ta bi bô. "Đề nghị hợp lý thì không bị từ chối!"

Tôi xoay hai tấm thẻ trên tay lại. Một tấm có ảnh người đàn ông với cái đồng hồ bấm giờ, vào mặt sau ghi J. Edward Bragg, người hai vị trí. Tấm thẻ kia là ảnh chụp người phụ nữ cầm chuỗi hạt cườm đang nhập thần, và có ghi G. Funke, người phụ nữ với nghìn khuôn mặt.

"Đi đi, chúng tôi không mua." Emma nói, cậu nhóc quắc mắt lên với cô rồi hối hả bỏ đi.

"Giờ cậu đã thấy họ buôn bán gì chưa?" Addison hỏi.

Tôi đưa mắt về phía cuối phố. Hình như trong tất cả khung kính trưng bày của các cửa hàng dọc theo Phố Mập Mờ đều có những người giống người đàn ông cầm đồng hồ bấm giờ vào người phụ nữ mang chuỗi hạt - những người đặc biệt sẵn sàng thể hiện một màn biểu diễn, chỉ cần bạn liếc mắt về phía họ.

Tôi đánh bạn đoán thử. " Họ đang bán... chính bản thân mình."

" Như một bóng đèn mờ tịt sáng bừng lên ấy nhỉ." Addison nói.

" Nhưng như thế là xấu à?" Tôi nói, cố đoán lần nữa.

"Phải." Addison gắt. "Chuyện này là trái luật trong thế giới đặc biệt, và vì những lý do chính đáng."

"Năng lực đặc biệt của mỗi người là một món quà thiêng liêng." Emma nói. "Đem nó ra bán làm mất giá trị của điều đặc biệt ở chúng ta."

Nghe như thể cô đang máy móc nhắc lại những lời vô vị đã được nhồi nhét ngay từ khi còn nhỏ.

"Hừm." Tôi nói. "Được thôi

"Cậu vẫn chưa bị thuyết phục." Addison nói.

" Tôi không nghĩ chuyện đó có thể gây hại gì. Nếu tôi cần sự phục vụ của một người vô hình, và người vô hình đó lại cần tiền, tahi sao chúng ta không nên trao đổi?"

"Nhưng cậu có ý thức đạo đức mạnh, và điều đó khiến cậu khác biệt với chín mươi chín phần trăm nhân loại." Emma nói. "Sẽ thế nào nếu một kẻ xấu - hay thậm chí là một kẻ vô đạo đức - muốn mua sự phục vụ của một người đặc biệt vô hình?"

"Người đặc biệt vô hình nên từ chối."

" Nhưng chuyện này không phải luôn trắng đen rõ ràng như thế." Emma nói. " và bán mình sẽ làm xói mòn quy chuẩn đạo đức của anh. Chẳng mấy chốc, anh sẽ lún sâu vào phía sai lầm của vùng sáng đó mà không hề biết, làm những điều anh sẽ không bao giờ làm nếu không phải thì được trả tiền. Và nếu ai đó đâm vào cánh đố tuyệt vọng, họ có thể bán mình cho bất cứ ai, không cần biết ý định của người kia là gì."

"Cho một gã xác sống chẳng hạn." Addison nói thêm, giọng nhấn mạnh.

"Ừ, phải, sẽ thì tồi tệ quá." Tôi nói. "Nhưng không có thực sự nghĩ một người đặc biệt có thể làm thế không?"

"Đừng có ngớ ngẩn!" Addison nói. "Nhìn vào tình trạng của nơi này xem. Nhiều khả năng nó là Vòng Thời Gian duy nhất ở châu Âu chưa bị đám xác sống tàn phá! Và theo cậu vì sao thế? Vì tôi tin chắc sẽ vô cùng đắc dụng khi có tả một cộng đồng những kẻ phản bội và do thám hoàn toàn sẵn sàng đợi làm theo yêu cầu của chúng."

"Có lẽ ông nên nhỏ giọng xuống." Tôi nói.

"Có lý lắm." Emma nói. "Hẳn chúng đã tung những kẻ do thám là người đặc biệt xâm nhập vào các Vòng Thời Gian của chúng ta. Nếu không, làm sao chúng lại biết được nhiều đến thế? Các lối vào Vòng, hệ thống phòng ngự, những điểm yếu... chỉ có thể là do sự giúp đỡ của những kẻ ở nơi này." Cô ném một cái nhìn phẫn nộ ra xung quanh, vẻ mặt người vừa uống phải sữa bị vón cục.

"Đề nghị hợp lý thì không bị từ chối, quả vậy." Addison gằn giọng. "Những kẻ phản bội, tất cả chúng. Đáng bị treo cổ!"

" Có chuyện gì thế? Ngày hôm nay tệ lắm à?"

Chúng tôi quay lại thì thấy một phụ nữ đứng sau lưng. (Cô ta đứng đó bao lâu rồi? Cô ta đã nghe thấy những gì?) Người phụ nữ ăn diện theo phong cách công sở thập niên 1950 - váy ngắn tới đầu gối và đôi giày đen đế chừng ba phân - và đang uể oải phì phèo một điếu thuốc lá. Mái tóc cô ta được cuộn lại búi cao trên đầu, còn khẩu âm thì bèn bẹt và đặc chất Mỹ như vùng đồng bằng Trung Tây vậy.

"Tôi là Loraine." Cô ta nói. "Còn các em là người mới đến thành phố nhỉ?"

" Chúng tôi đang đợi một người." Emma nói. "Chúng tôi... đang đi nghỉ."

"Đừng nói thêm gì nữa." Lorraine nói. " Tôi cũng đang đi nghỉ. Đã đi nghỉ trong năm mươi năm vừa qua." Cô ta bật cười, phô ra những chiếc răng bị dính son môi. "Nếu tôi có thể giúp các em bất cứ điều gì thì cứ cho tôi biết. Lorraine đưa ra những lựa chọn tốt nhất trên Phố Mập Mờ, và thực tế là đúng thế đấy."

"Không, xin cảm ơn." Tôi nói.

"Đừng lo, chàng trai yêu quý. Họ không cắn đâu."

" Chúng tôi không có hứng."

Lorraine nhún vai. " Tôi chỉ muốn tỏ ra thân thiện thôi. Chỉ là vì các em nom có vẻ hơi không quen đường."

Cô ta bắt đầu rời đi, không có một điều cô ta vừa nói đã thu hút sự quan tâm của Emma.

"Lựa chọn cái gì cơ?"

Lorraine quay lại và bừng nở một nụ cười ngọt xớt. "Những người già, những đứa trẻ. Đủ loại tài năng. Một vài khách hàng của tôi chỉ muốn một màn trình diễn, và thế cũng tốt, nhưng những người khác lại có yêu cầu riêng biệt. Chúng tôi đảm bảo vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi."

"Cậu đây đã nói không rồi, cảm ơn cô." Addison cộc cằn nói, và đang chực đuổi người phụ nữ đi thì Emma bước tới trước con chó và nói. " Tôi muốn xem."

"Cậu muốn gì cơ?" Tôi nói.

" Tớ muốn xem." Emma nói, giọng đã có chút bực dọc. "Cho tôi xem đi."

"Chỉ những yêu cầu nghiêm túc thôi." Lorraine nói.

"Ồ, tôi rất nghiêm túc."

Tôi không biết Emma định làm gì, nhưng tôi có đủ niềm tin vào cô để chấp nhận làm theo.

"Có chuyện gì với bọn họ vậy?" Lorraine nói, đưa ánh mắt dò hỏi về phía Addison và tôi. " Họ luôn cọc cằn thế sao?"

"Phải. Nhưng họ không có vấn đề gì đâu."

Lorraine nheo mắt nhìn chúng tôi như thể đang hình dung xem đã sẽ phải làm gì để tống khứ chúng tôi bằng vũ lực khỏi chỗ cô ta nếu cần.

" Cậu có thể làm gì nào?" Cô ta nói với tôi. "Gì cũng được?"

Emma hắng giọng, rồi đưa mắt nhìn tôi chăm chăm. Tôi biết ngay điều cô muốn nhắn nhủ: Nói dối!

"Tôi cần nâng được bút chì và các đồ vật bay lên." Tôi nói. " Nhưng giờ tôi thậm chí không thể giữ chúng đứng thẳng lên được. Tôi nghĩ tôi... bị mất năng lực, hay gì đó."

"Bhững người giỏi nhất vẫn thường bị vậy." Cô ta nhìn sang Addison. "Còn anh bạn?"

Addison đảo mắt chán nản. "Tôi là một con chó biết nói, được chưa?"

"Và đó là tất cả những gì anh bạn làm được hả, nói?"

"Đôi khi có vẻ là thế." Tôi không đừng được lên tiếng.

" Tôi không biết mình cảm thấy bị ai trong hay vị xúc phạm nhiều hơn đây." Addison nói.

Lorraine bập hơi thuốc lá cuối rồi ném điếu thuốc đi. "Được rồi, mấy cưng. Theo tôi."

Cô ta bắt đầu rời đi. Chúng tôi nán lại đằng sau một lát và thì thầm bàn bạc.

"Thế còn Sharon thì sao?" Tôi nói. "Ông ấy bảo chúng ta đợi ở đây."

"Chuyện này chỉ mất một phút thôi." Emma nói. "Và tớ có linh cảm là cô ta biết rõ hơn Sharon nơi lũ xác sống đang ẩn nấp."

"Và cô nghĩ cô ta sẽ cứ thế tự động cung cấp những thông tin đó à?" Addison hỏi.

"Để xem." Emma nói, đoạn quay đi theo Lorraine.
 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play