Nếu năm 18 tuổi ấy, Tấn Tấn không được sinh ra, có lẽ. Nơi y sinh ra có tên Trần gia thôn, là một thôn nhỏ ở Đông Sơn thuộc thành phố Lục Đảo. Ba y Trần Kiến Bình chính là một nông dân bình thường, có nghề thợ mộc; mẹ là Lâm Anh làm giáo viên dạy toán cấp 2 ở trên trấn. Y là con trưởng trong nhà, ngoài ra còn một đôi em trai em gái sinh đôi, tên Trần Thiên Vũ và Trần Thiên Tình.

Tên thường gọi của Trần An Tu là Tráng Tráng, ba mẹ y lấy tên này đơn giản là mong y có cơ thể khỏe mạnh cường tráng, không bệnh không tật an lành lớn lên. Nhưng không được như mong muốn, cậu bạn Trần Tráng Tráng khi còn bé cơ thể không tốt. Lúc y sinh ra mẹ y không có sữa cho con bú, không phải không đủ sữa, mà là không có một chút sữa nào, ba y hỏi dò biết được có thể lấy sữa dê thay thế, liền lên chợ dắt một con dê mẹ về, nấu sữa dê cho con uống. Nhưng mà khi đó có người nói, con nít không uống sữa mẹ, cơ thể không tốt, tương lai trưởng thành đầu óc cũng không được thông minh. Cũng không biết những lời ấy có ứng nghiệm không mà Trần An Tu cứ dăm ba ngày lại đổ bệnh, cảm cúm ho khan tiêu chảy đều là chuyện cơm bữa, lúc đó mẹ y ôm y tới sở y tế tiêm, mà còn toàn tiêm vào đầu nên Trần Tráng Tráng đau khóc oai oái, mẹ y thương con rớt nước mắt theo, ba y nhìn cảnh ấy cũng thấy khó chịu.

Trần gia thôn tuy nhỏ, nhưng cũng phải xem đó là so với nơi nào. Nếu so với thành phố Lục Đảo, tự nhiên là nhỏ bé không đáng nhắc tới, dù soi kính lúp trên bản đồ cũng chưa chắc tìm ra được, nhưng nếu so với các thôn khác trong núi thì vẫn là thôn lớn, cả thôn trên dưới hơn sáu trăm nhân khẩu. Độ những năm 70, do thôn quá lớn nên phải chia làm hai đại đội, Trần gia thôn 1 và Trần gia thôn 2, giữa hai thôn chỉ cách nhau một con đường cái, nhấc chân liền bước qua được, nhà thờ tổ đều thờ chung, phân ra rồi sau đó người hai thôn cũng không thấy xa lạ nên cứ gộp lại thành một thôn luôn, từ đó người ngoài vẫn gọi chung là Trần gia thôn.

Một thôn làng lớn như Trần gia thôn không thể chỉ có một mình đứa trẻ là Tráng Tráng, huống chi giai đoạn những năm 80 ấy, cũng coi như là thời kỳ bùng nổ dân số nhất nhì của Trung Quốc. Cùng ở đầu tây thôn với nhà Trần Tráng Tráng, cộng cả Trần Tráng Tráng vào thì có ba đứa bé trai, hai đứa bé gái, ba Trần thấy vợ và con trai khóc lóc như thế thì đau lòng, quả thực không còn cách nào khác nữa, đành phải dày mặt ôm Trần Tráng Tráng nay tới nhà này, mai tới nhà khác xin bữa sữa bú. Mọi người đều đã sống với nhau từ đời này qua đời khác nên cũng thường giúp đỡ nhau luôn. Hơn nữa thời điểm ấy, tuy cuộc sống trong thôn không tính là giàu sang phú quý, nhưng cơm ăn đủ no, việc chăm bà đẻ đủ sữa cũng không thành vấn đề, có trẻ bú thêm cũng sẽ không thiếu sữa cho con nhà mình, vả lại ba Trần thường giúp người đóng bàn ghế miễn phí, quan hệ rất tốt, còn thường mua gà với cá đưa tặng người ta.

Trần Tráng Tráng cũng là một đứa trẻ ăn tạp, bất kỳ bà đẻ nào y cũng bú ngon lành không kén sữa, y ăn no rồi sẽ rất ngoan, mặt mày lại kháu khỉnh, bà đẻ ai thấy cũng thích, cứ như vậy, Trần Tráng Tráng bú chực sữa mãi đến mười tháng, nếu không phải sau đó y mọc răng, lúc bú sữa hay thích cắn người còn thường cắn chảy máu, mẹ Trần cảm thấy có lỗi với người ta nên cho y cai sữa, nếu không thì y còn được bú chực một thời gian nữa. Nhưng kể cũng lạ, từ lúc Trần Tráng Tráng được bú sữa mẹ xong, xương cốt cơ thể liền khá hơn trước đây, tuy vẫn sẽ sinh bệnh, nhưng không còn thường xuyên nữa.

Bởi chút tình nghĩa ấy, cho tới bây giờ, cứ tới lễ Tết năm mới là ba mẹ Trần gia đều bảo Trần An Tu xách đồ đi chúc mấy nhà khác.

Trần Thiên Vũ và Trần Thiên Tình sinh ra vào năm Trần An Tu được 4 tuổi. Ông nội Trần An Tu sinh được ba trai hai gái, ba Trần là đứa con trai thứ hai, trên có một chị một anh, dưới có hai đứa em trai, một đứa em gái. Thế hệ ba Trần dựa theo gia phả trong thôn được đặt tên theo chữ Kiến, đến đời Trần An Tu là hàng chữ Thiên. Anh chị họ nhà bác cả Trần An Tu chia nhau ra đặt tên là Trần Thiên Lệ và Trần Thiên Tề. Thiên Vũ và Thiên Tình sinh vào tháng 6, nghe nói khi đó tình hình như vầy, bé trai vừa sinh ra thì ngoài cửa trời đổ mưa, hơn 2 phút sau, khi bé gái sinh ra thì đã trời quang mây tạnh. Khi đó, ông nội Trần An Tu vẫn còn sống, ông liền bớt phải suy nghĩ nhiều, cứ lấy đó đặt tên, bé trai lấy tên Trần Thiên Vũ, tên mụ là Vọng Vọng, bé gái gọi là Trần Thiên Tình, tên thường gọi là Tình Tình.

Từ nhỏ Trần An Tu đã được yêu thích, chỉ có mình bà nội y không thích y, vì thế, bắt đầu từ 3 tuổi y đã ở với bà ngoại trong làng chài trên hải đảo, mãi đến năm 6 tuổi đi nhà trẻ mới được ba đón về Trần gia thôn. Y học xong năm năm tiểu học ở thôn, ba năm trung học cơ sở trên trấn, lấy thành tích năm cuối thi vào trường phổ thông Lục Đảo Nhất Trung tốt nhất thành phố Lục Đảo. Mỗi năm, Lục Đảo Nhất Trung tuyển 200 thí sinh trong thành phố vào trường, cộng thêm số cá nhân nhét vào nhờ quan hệ, mỗi khối cũng sẽ không vượt quá 250 người, tỷ lệ lên lớp cực kỳ cao. Ở thành phố Lục Đảo có câu nói rằng, vào Lục Đảo Nhất Trung chẳng khác nào vào cổng trường đại học rồi, chỉ khác ở chỗ bạn muốn lên theo kiểu bình thường hay kiểu đặc biệt thôi. Vì thế, cha mẹ học sinh nghĩ muốn nát óc để con em mình vào được ngôi trường này.

Vì chuyện này, ba Trần mẹ Trần mất không ít công sức, nghe nói có năng khiếu nghệ thuật được cộng thêm điểm, nhạc cụ dân gian là tốt nhất. Vì thế, từ đầu cấp 2, Trần An Tu đã được đưa đi học đàn nhị, đây là đề nghị của ba Trần, dựa theo lý luận cực kỳ khiêm tốn của ông thì đàn nhị đơn giản, mầy không thấy ăn xin trên đường toàn kéo đàn nhị hay sao. Trần An Tu dùng sự thực gạt phắt đề nghị của ba, học được một năm còn chưa kéo được không huyền. Không có tế bào nghệ thuật thì đổi sang lối năng khiếu thể dục thể thao, đưa đi học cờ vây, chơi bóng bàn, hiệu quả cũng không được tốt lắm, cuối cùng vẫn lấy được điểm thành tích ở môn bóng rổ Trần An Tu thích nhất. Trần An Tu và đội bóng rổ của trường họ đều đạt được thứ hạng không tệ trong cuộc thi đấu bóng rổ thành phố và trong khu, nhưng cuối cùng, Trần An Tu dựa vào thành tích văn hóa của mình để thi lên, đúng là ngoài dự liệu của các thầy cô giáo và bạn học. Cấp 2, cả khối Trần An Tu có tất cả hơn ba trăm học sinh, chỉ có sáu người có thể thi lên Lục Đảo Nhất Trung, bình thường Trần An Tu tuy có thành tích học tập khá tốt, nhưng cũng chưa tới mức phát triển như vậy, ai mà ngờ được lúc thi lại phát huy thành tích vượt xa lúc thường chứ. Dù sao đi nữa, Trần An Tu đã thi lên được, cả nhà vui vẻ sung sướng, người trong thôn thì ước ao, ba y ra ngoài dõng lưng thẳng hơn lúc thường nhiều, không có việc gì còn thích đi loanh quanh thôn hai vòng với danh nghĩa đi dạo, thực ra thì là khoe khoang trắng trợn thôi.

Cùng vào Lục Đảo Nhất Trung với Trần An Tu còn có hai người bạn tốt, Lâm Mai Tử và Tưởng Hiên. Ba năm cấp 2, Lâm Mai Tử năm nào cũng đứng đầu khối, thi lên được là chuyện rất bình thường, Tưởng Hiên thì nhờ quan hệ của ba hắn nhét vào được, lúc đó ba hắn là phó cục trưởng cục công an khu Đông Sơn, dù không thể nói là mánh khóe thông thiên nhưng đưa con trai vào một trường trung học trọng điểm cũng không phải vấn đề lớn. Xung quanh đều là một đám người ưu tú, ba năm phổ thông, thành tích của Trần An Tu chìm nghỉm trong đám người, bình thường không có gì đáng để chú ý, miễn cưỡng duy trì ở chừng thứ hạng 20, nhưng y quan hệ tốt, chơi bóng rổ giỏi, học tập trong trường vẫn rất tốt.

Qúy Quân Hằng là sinh viên hệ chuyển giao năm cuối phổ thông, nghe nói là tới từ Bắc Kinh. Khác với kiểu gọn gàng sáng sủa của Trần An Tu, mặt mày Qúy Quân Hằng rất tinh tế, mắt phượng môi mỏng, con người luôn thản nhiên đạm nhạt, hành động khuôn mẫu, dùng cách nói có chút văn nghệ của nữ sinh trên lớp thì chính là khí chất nhàn nhạt như thể công tử, người trong lớp đều ngầm đoán người này chắc chắn có gia thế, bạn nghĩ thử mà xem, đã cấp ba rồi mà còn nói chuyển là chuyển được ngay, chắc chắn phải dùng tới quan hệ rồi. Qúy Quân Hằng đến trường học tạo nên một cơn chấn động không lớn không nhỏ, thỉnh thoảng lại có bạn nữ học khác lớp tới tìm người hoặc mượn cớ đi ngang qua trước cửa phòng học họ.

Vốn dĩ việc này không liên quan gì tới Trần An Tu, nhưng ai bảo y cao, lúc đó độc chiếm hàng ghế cuối trong lớp, phóng mắt khắp lớp chỉ có chỗ bên cạnh y còn trống, Qúy Quân Hằng mới chuyển tới đương nhiên liền ngồi cùng bàn y. Sau đó ở chung lâu ngày, Trần An Tu mới phát hiện người này cũng được lắm. Đối với người đã quen rồi, hắn có thể nói liên miên đủ chủ đề, chơi mô hình, chơi game, thích đồ ăn vặt, đặc biệt là thích khô cá và mực xé sợi, trong ngăn bàn lúc nào cũng có thức ăn, con người cũng không có vẻ khó gần như lúc đầu, thú vị nhất là hắn chơi bóng rổ khá tốt, quan hệ với bạn học chỉ bình thường thôi nhưng chơi bóng rổ vài lần với nhau thì đã tốt hơn rất nhiều.

Sau khi đã quen thân, trong những lần nói chuyện phiếm với nhau, Trần An Tu nghe ra hình như ba hắn làm trong quân đội của thành phố Lục Đảo, còn về phần là chức vụ gì thì y cũng chưa hỏi bao giờ, thành phố Lục Đảo là nơi có quân đội đóng giữ, trên đường cái cũng thường gặp xe biển quân đội, trong trường học cũng từng thấy, ngay ở lớp họ có một nữ sinh, ba làm trong quân đội từng tới đón cô tan học. Trần An Tu từng gặp hai lần, quân phục màu trắng thẳng thớm, vai đính ba sao, Nhất Trung là trường phổ thông tốt nhất thành phố Lục Đảo, có con cái của cán bộ quân đội học tập cũng là chuyện bình thường. Xe riêng của Qúy Quâng Hằng thì chưa từng thấy, Trần An Tu nghĩ ba hắn cũng không phải quan lớn cho lắm, ít nhất, cũng không cao trên ba sao được.

Hôm chuyện xảy ra là ngày 26 tháng chạp, còn ba ngày nữa là Tết. Trần An Tu nhớ rõ mẹ y đã chuẩn bị một đống hàng Tết, sáng y tới nhà bà ngoại một chuyến, đưa quà biếu Tết cho nhà cậu và bà ngoại. Lúc ăn trưa nhận được điện thoại của Qúy Quân Hằng nói là cùng tới trường chơi bóng rổ, chiều đó có sáu người đi, đều là bạn nam trong lớp, sau khi chơi bóng xong, Qúy Quân Hằng nói là đãi khách ăn tiệm, họ ra cổng sau trường tìm nhà hàng quen thuộc. Lúc ban đầu mọi người chỉ gọi một lốc bia, sau đó cũng quên mất là ai bắt đầu trước, nói muốn uống rượu gạo, sau đó thì bia rượu trộn lẫn, chờ tới lúc họ cơm nước xong ra về, trời đã tối đen, có hai người say khướt ụp mặt xuống bàn, Qúy Quân Hằng coi như còn ổn, nhưng trên mặt cũng có năm sáu phần men say, chỉ có Trần An Tu trông tỉnh táo nhất, y bình tĩnh tự nhiên lấy di động ra gọi cho ba mẹ thông báo ngủ ở ngoài, miệng nói rõ ràng trật tự, những người khác cả đám bật ngón tay cái khen y tửu lượng cao, y nhận hết. Nhưng nếu nhìn kỹ lại, sẽ phát hiện mắt y cực kỳ tỉnh táo sáng sủa, khóe miệng vẫn cười nhếch mép ngốc nghếch. Đây là điển hình của kiểu người say khướt rồi nhưng không hiện lên mặt.

Xe bus lên núi đã ngừng lúc 4h chiều, Trần An Tu dự định tới chỗ Quý Quân Hằng ngủ một đêm, nhà Qúy Quân Hằng ở cạnh biển cách trường không xa, chỉ có mình hắn ở, ba Trần mẹ Trần biết y có người bạn tốt ấy, cũng không nghĩ gì nhiều đã đồng ý, còn dặn y đừng gây thêm phiền phức cho người ta.

Trên đường về, Qúy Quân Hằng còn đi đứng hẳn hoi, vừa vào phòng, tay chân đã nhào lên sô pha, đưa ngón tay chỉ vị trí phòng khách và phòng tắm, “Phòng khách chỗ tớ chưa dọn, đêm nay cậu cứ ngủ ở chỗ chú út tớ đi.” Qúy Quân Hằng đã không còn tỉnh táo nữa, căn bản chỉ ra lệnh cho xong.

Trần An Tu mơ màng tắm rửa đi ra không thấy ai, cũng không có bất kỳ bộ quần áo tắm nào, y cũng biết là không thể lần mò bậy bạ trong nhà người khác, lại nghĩ đều là đàn ông con trai cũng không sao nên chẳng mặc gì đã đi vào phòng, nằm thẳng lên giường lớn, cuộn lấy chăn, men rượu bắt đầu xông lên, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Cho nên y căn bản không phát hiện ra căn phòng y vào không phải phòng khách gì, mà là phòng ngủ của chủ nhân.

Trong lúc nửa mê nửa tỉnh, Trần An Tu cảm giác hình như có người đang hôn y, người nóng hâm hấp rồi ngưa ngứa, nhưng cũng rất thoải mái, trước đây y cũng từng gặp loại mộng như vậy, trong mộng mỹ nữ mặc áo tắm hai mảnh, tư thế gợi cảm, trước lồi sau vểnh, vóc người sẹc xy.

Hết chương 2

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play