Lôi Đại Bằng khác với Tư Mộ Hiền, hắn nhìn mỹ nữ tới chảy nước dãi thật đấy, nhưng mắt thoắt cái là quên ngay rồi. Hắn quên, nhưng Tư Mộ Hiền lại sinh ra nỗi buồn vô cớ, thở dài nói như đọc thơ:" Nhẹ nhàng như chim hồng bay, uyển chuyển như rồng lượn. Rực rỡ như cúc mùa thu, tươi rạng như tùng mùa xuân ... Hiện giờ tôi đã hiểu tâm tình của Tào Tử Kiến khi viết Lạc Thần Phú rồi, đó là văn chương do cầu mà không được, gần mà chẳng tới, do khao khát cực độ mà sinh ra, thật là đẹp."

Đang còn lo cho hai cái túi cá của mình, Lôi Đại Bằng nghe bài thơ chua lè dựng ngón giữa lên :" Cậu giỏi thật đấy, người ta thấy mỹ nữ thì hứng tình, cậu thấy mỹ nữ thì nổi hứng thơ."

Tư Mộ Hiền thâm trầm lắc đầu :" Cậu không hiểu thưởng thức vẻ đẹp, chớ bình luận bừa."

" Thôi đi ạ, cậu vừa mới đọc Lạc Thần Phú mà cô giáo Nhâm giảng chứ gì? Bài thơ đó tả con dâu của Viện Thiệu, bị Tào Tháo cướp mất, sau thành vợ Tào Phi, nói không chừng ngủ với cả  hai cha con rồi cũng nên, hi hi. Tôi rất thích quan hệ nam nữ thời cổ đại, ai lợi hại hơn là của người đó." Lôi Đại Bằng rốt cuộc cũng có một cơ hội thể hiện rồi, đó là câu chuyện bên lề mà cô giáo Nhâm dạy văn học cổ đại kể, hắn không hiểu Lạc Thần  Phú, nhưng đề tài quan hệ nam nữ thì lại rõ lắm.

Nghe bình luận thô tục đó, Tư Mộ Hiền đầy một bụng tức, mắng :" Đang nói trời đố kỵ giai nhân, hồng nhan bạc mệnh khiến người ta nuối tiếc. Vậy mà vào miệng cậu lại thành câu chuyện loạn luân à?"

" Bị bao nhiêu nam nhân lôi lên giường như vậy, nàng ta không bạc mệnh sao được?" Lôi Đại Bằng khinh bỉ, thấy Tư Mộ Hiền uất trào máu, nói thêm một câu uất hơn :" Cậu không bằng Đơn lão đại, lão đại nói rất hay, nữ nhân ai chả giống nhau, trước ngực hai ngọn núi sữa, hai chân kẹp động Thủy Liêm. Núi càng lớn càng có phong cảnh, động càng sâu càng có huyền cơ, từ xưa tới nay hai ngọn núi một cái động đó chôn vùi không biết bao anh hùng hảo hán ... Bớt thừa lời, mang đồ đi thôi, chỗ này không thể ở lại được nữa."

Lôi Đại Bằng lom khom đứng dậy, Tư Mộ Hiền bị quan điểm thưởng thức mỹ nhân của Lôi ca làm đau dạ dày, quyến luyến nhìn thần nữ một cái nên động tác chậm hơn, nhưng không dám lề mề, nếu bị quản lý bắt được thì phiền toái cả đống.

Hai người một trước một sau đeo trang bị tới nơi giấu cá, lúc vác lên vai, Tư Mộ Hiền nhìn ba cái xe :" Sao lại lái hai chiếc Toyota Prado, còn dấn theo cả mỹ nữ đi kiểm tra hồ nước thế nhỉ?"

" Cậu bị ngốc à, không biết đếm sao? Có nhìn biển số xe không? Đó là xe của cục quản lý cơ quản chính phủ, những người đó thân phận không đơn giản đâu, va chạm với người ta thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn câu trộm cá đấy." Lôi Đại Bằng kéo Tư Mộ Hiền đi:

Nếu luận tới kinh nghiệm lăn lộn xã hội, tên ngốc nổi tiếng Lôi Đại Bằng đó ăn đứt hắn, không nhiều lời, hai người nhanh chóng bỏ chạy.

Lôi Đại Bằng cầm bộ đàm vừa đi vừa nói :" Khoai tây, khoai tây, em là khoai lang đây ...  Rò nước rồi, mau chuồn thôi."

Đó là thông báo cho Đơn Dũng đang bắt ba ba bên kia núi, ám hiệu của bọn họ, khoai tây và khoai lang là thân thích. Vác trên vai gần 50 kg trang bị, tên lười Lôi Đại Bằng không than nặng, càng không kêu ca vất vả, dùng cả chân lẫn tay leo qua hàng rào thép gai, chạy thục mạng về phía xe đỗ.

….. ….

"Tả lão, sức khỏe ngài không phù hợp với tuổi, đi như bay vậy."

Một nam nhân trung niên bụng bự rẽ ngôi giữa thở hồng hộc khen, ngồi xe quen rồi, đi bộ chẳng quen chút nào, đi vài bước thôi mà trán đã thấy mồ hôi. Đưa tay vuốt tóc một cái, lộ ra cái trán bóng lưỡng, bụng phệ, hơi thở dốc, những biểu hiện đặc trưng của dinh dưỡng dư thừa. Đây vốn không phải công việc lãnh đạo làm, nhưng mà văn phòng thị trưởng đưa ra nhiệm vụ chính trị, đó là phải tiếp vị thần tài hồi hương này, cho nên dọc đường phải cắn răng leo núi còn tươi cười nữa.

Ông già chắp tay sau lưng được cô gái đỡ quay đầu lại cười, khiêm tốn nói :" Lão Hứa, tôi sinh ra khi quỷ tử Nhật Bản càn quét Lộ Châu, khi đó là mùa thu năm 42 ... Cậu xem, chớp mắt một cái mà Trung Nhật đã hữu hảo bao năm rồi, người sống một đời, cây sống một mùa, tôi đã là mặt trời lặn núi tây rồi."

Vừa cảm khái vừa đi, bước chân không ngừng, giọng đậm cảm xúc nôn nao khi gần tới quê nhà.

Cô gái đỡ ông già quay đầu nhìn dò hỏi xem tới nơi chưa? Người vừa nói là trưởng phòng Hứa của phòng tuyên truyền thành ủy, tháp tùng họ đi thăm quê.  Trưởng phòng Hứa vẫy vẫy tay, quản lý của hồ nước đi tới, lúc này mới hỏi quản lý, quản lý nhỏ giọng giới thiệu, nói chuyện di dời năm đó, đi tới mấy đợt, di dời tới đâu. Nhưng mà thời gian đã trôi qua hai mươi năm, dù quản lý cũng không nói rõ nữa.

Ngoài trưởng phòng Hứa, phó thị trưởng, đi cùng còn có hai người trẻ tuổi của thành ủy và phòng tuyên truyền. Người trẻ tuổi càng chú ý tới con gái của Tả lão, thi thoảng nhìn trộm cô, trong chiếc áo khoác đỏ rực như lửa là một chiếc áo len nhung sam kéo dài ôm trọn bờ mông, phía dưới là bít tất đen phủ kín đôi chân thon dài. Vòng eo cô không quá mức mảnh mai yếu đuổi, mà săn chắc đầy sức sống, theo sát bờ mông tạo nên đường cong cực hoàn mỹ, hướng lên là bộ ngực đầy đặn, lúc xoay vặn eo, càng tôn thêm độ cong chết người …

Chỉ tiếc bọn họ chẳng kiếm ra đề tài để nói chuyện. Cô gái ăn nói văn nhã, là loại hình thục nữ cười không lộ răng. Thục nữ vốn hiếm có thời đại này, lại còn là một mỹ nữ nữa, nếu cô gái xinh đẹp đoan trang rồi mà còn thêm vào hai từ "gia thế", vậy thì không phải đối tượng mà viên chức nhỏ bọn họ có thể nhìn chứ chẳng dám mơ tưởng tới.

Hai người liên tục nhìn trộm, thi thoảng tình cờ ánh mắt chạm nhau, ngượng ngùng cười hiểu ý, một người chữa thẹn đối đề tài :" Trần Lâm, chẳng phải Tả Lão do cục đầu tư chiêu đãi à? Sao còn cần chúng ta rút người tháp tùng thế?"

" Thì tiến hành động bộ, nhà đầu tư Tả Hi Dung là con gái lớn của Tả lão, bản thân Tả lão rất có nghiên cứu về văn hóa dân gian. Tôi nghe trưởng phòng Hứa nói, hình như có ý xây một viện bảo tàng văn hóa dân gian ở Lộ Châu, chỉ tiêu này đặt lên phòng tuyên truyền chúng tôi chứ còn sao nữa." Một người khác nói mục đích của phía bên mình:

Có điều bạn đồng hành lại liếc qua gò má tuyệt mỹ của cô gái, tâm tư rõ ràng không ở vấn đề văn hóa, chuyển về đề tài cũ:" Tôi gặp tổng giám đốc Tả rồi, hơn 40 tuổi, tôi thấy cô Tả này còn trẻ lắm, có phải là em gái của tổng giám đốc Tả không?"

Ý lời này là, một ông già tóc trắng bạc phơ, một thiếu nữ tuổi hoa đôi tám, tuổi tác chênh lệnh như ông cháu ấy. Người biết nội tình giải thích :" Cô lớn là con vợ trước, cô nhỏ là con của vợ nhỏ. Tôi nghe nói Tả lão kết hôn ba lần, người có văn hóa đều thế cả."

Hai người không dám nói lớn, vừa thì thầm với nhau bám theo. Mấy người phía trước khá trầm mặc, trừ trưởng phòng Hứa tuổi hơi lớn, phó thị trưởng là cán bộ trẻ chưa tợi 40, rõ ràng là chẳng có tí tiếng nói chung nào với ông già nghe nói là giáo sư về hưu của một trường đại học phương nam, trừ lời khách sáo ra thì chỉ cung cung kính kính, làm không khí hơi tẻ nhạt. 

Phó thị trưởng Lý khi tới đỉnh núi mới có cơ hội hỏi thăm một chút, khi vô tình hỏi tới thân thích Tả lão, ông già tóc trắng da hồng nói.

" Chẳng còn ai nữa, có người chú thì đã qua đời ở thập niên 70, đó là lần cuối cùng tôi về nơi này. Khi trở về trong thôn còn vài ngôi nhà, hiện giờ đi hết rồi, đúng là thương hải tang điền. Khi tôi sinh ra, mẹ tôi là cán bộ hội phụ nữ cứu quốc, cha tôi là giáo viên, cách nơi này không xa. Nhà tôi khá gần tổng bộ Bát lộ quân. Nói ra thì tôi chính là con cháu cách mạng đời hai, nhưng mà thời đó con cháu cách mạng sống gian nan lắm, cảm giác còn nhớ được một là đói, hai là sợ. Nhớ nhất là nghe thấy tiếng súng một cái, bà nội tôi liền bế tôi chạy vào hầm .... Sau khi kháng chiến thắng lợi lại là nội chiến, nơi này là chiến trường chính của chiến dịch Thượng Đảng, tôi ngày ngày bị bà nội bế vào hầm. Khi đó bắt lính dữ lắm, tôi có đứa bạn mới 12, vì nó cao một chút, nên bị bắt đi lính ... Tới khi toàn quốc giải phóng, cha mẹ tôi theo quân nam hạ, khi đi đặt tên cho tôi là Nam Hạ. Năm 13 tuổi bà tội tôi qua đời, họ mới đón tôi tới Phúc Kiến, lúc đó tôi mới bắt đầu đi học."

Ông già nói là nói cả tràng, toàn là chuyện vụn vặt, đa phần là ký ức với chiến tranh. Từ xa xưa vùng Thượng Đảng dân phong hung hãn, trong chiến tranh cũng gặp khổ nạn lớn. Có điều chiến tranh thảm liệt đã qua nửa thế kỷ rồi, cho dù là bàn luận, cũng chắc gì đã có ai có tâm tình đau thương, thời gian sẽ nhất chìm hết thảy.

Thấy cha bị trôi qua xa vào quá khứ, cô con gái Tả Hi Dĩnh sợ cha thương tâm nên nói lảng đi :" Cha, lúc còn nhỏ con nghe cha kể chuyện quê hương suốt, giờ tận mắt nhìn thấy, còn tốt hơn tưởng tượng nhiều, không khác gì Cổ Lãng Tự (*). Đặc biệt là sông núi nơi này, môi trường tốt như thế, khác hẳn ấn tượng của con về phương bắc."

" Đương nhiên rồi, riêng có Kính hồ bày trước cửa, gió xuân không đổi sóng thời xưa. Cha hồi nhỏ nghịch lắm, lên núi hái quả, xuống núi mò cá. Chính là ở nơi này này, ở lưng núi vốn có rất nhiều đào mọc hoang. Cụ nội con cứ không tìm thấy cha là đứng ở dưới núi gọi, Sơn Oa, bá cháu về đón cháu này, có món ngon cho cháu đấy, mau về ăn."

Ông Tả nói giọng Lộ Châu chính tông, gọi "cha" là "bá", mấy vị đi cùng phụ họa. Tả Hi Dĩnh nhìn theo chỗ cha chỉ, nhìn thấy một ngọn núi xanh um tùm, nhô lên vài tảng đá, cơ hồ là cao điểm ở quanh đây, có thể nhìn khắp hồ chứa nước. Quay đầu lại thì cha cô đã dừng bước rồi, khuôn mặt tươi cười không biết vì sao chảy ra giọt nước mắt, cô muốn khuyên mà chẳng biết nói sao.

" Nơi này, nơi này này, nơi này chính là nhà ta đó ..." Tới đỉnh núi rồi, ông già dừng bước, tay run run chỉ hô một câu:

Nơi ông chỉ tới là căn nhà đắp bằng đá và đất đã sụp đổ, chỗ cao một chút là cỏ đuôi có khô héo nhiều năm, nơi thấp hơn thì cây ngải mới nhú mầm. Nhà xưa chẳng thể đợi lãng tử quay về, sớm chỉ còn đống hoang tàn.

Giây phút đó, nước mắt Tả Nam Hạ trào ra như suối, chân run run đã chẳng còn vững vàng như lúc lên núi, loạng choạng bước tới. Tả Hi Dĩnh theo sát vội vàng đỡ lấy cha mình, ông già gạt mọi người ra, tự mình đi về phía trước, cánh tay khô gầy run rẩy sờ lên cánh cửa mục, khóc nức nở. Ông ngồi xuống vốc một nắm đất, đưa lên múi hít, như muốn hít thật sâu hương vị quê nhà. Từng giọt nước mắt mờ đục rơi trên bàn tay, nhỏ xuống mảnh đất đan xen hai màu đen và vàng, ngực nhấp nhô nghẹn ngào, không sao kiềm chế được. Tả Hi Dĩnh vội lắc lọ thuốc hít đưa tới, nhưng bị ông ngăn cản, bảo không cần.

Không một ai tới quấy nhiễu, cứ nhìn ông già bi thương tột cùng dựa vào khung cửa, hết gọi bà nội lại gọi cha mẹ, miệng vừa lảm nhảm vừa khóc, hồi lâu sau thần trí mới tỉnh táo một chút, lẩm bẩm :" Để tôi bình tĩnh lại một chút, bình tĩnh lại một chút ... Xin lỗi, xin lỗi."

Từ trước tới giờ, giáo sư Tả mang tới cho mọi người một ấn tượng là hiền từ, thoáng đạt, ung dung. Không ngờ rằng vừa rồi còn nói cười, chớp mắt đã khóc ròng, có điều chẳng ai thấy ông khóc lóc có gì xấu mặt, ngược lại còn thêm phần thân thiết và kính trọng ông già hiền từ này.

Ngồi im một lúc, đứng dậy lau nước mắt, ông già từ từ tìm kiếm, men theo đường thôn mà mắt không nhìn thấy nữa mà đi. Tựa hồ đang cố gắng tìm kiếm trong ký ức liệu có tiếng gà gáy nhà phía đông, chó sủa ở nhà phía tây, liệu có còn nghe thấy tiếng người thân gọi, liệu còn nhớ được tiếng súng tiếng pháo từng mang tới ác mộng cho ông. Dần dần bóng dáng ông biến mất trong thôn trang đổ nát.

Tả Hi Dĩnh nhỏ nhẹ nói với những người đi cùng :" Không sao đâu, mọi người ở lại đây nghỉ  là được. Cha tôi thích yên tĩnh, cứ để ông một mình, mấy chục năm rồi không về nơi này, ông cứ nhắc suốt."

Vì thế cả đoàn người lặng lẽ chờ đợi, đợi ông già hoài niệm chuyện cũ, chỉ có cô con gái nhẹ nhàng theo sau cha, tìm kiếm trong chốn hoang vu thê lương có thứ gì khiến cha khắc cốt ghi lòng như thế.

Đi theo con đường nhỏ gần như không thể thấy được, ngọn núi thấp này một bên nằm kề mép nước, sau lưng có con dốc thoai thoải, bốn phía có thể đi xuống chân núi. Có điều đã khác hẳn với hình ảnh trong ký ức rồi, nơi từng là cánh đồng bao la giờ đã thành mặt nước xanh ngắt mênh mông vô tận. Những rừng đào, lê ở sơn cốc đối diện đã không thấy nữa, thay vào đó là tùng bách thâm đen. Cúi đầu xuống có thể nhìn thấy đàn kiến cần cù bận rộn giữa khe đá, thi thoảng còn có con cào cào búng người nhảy đi, để lại lá cỏ lay động. Ngẩng đầu lên bầu trời xanh thẳm bập bềnh trôi từng đóa mây trắng, phảng phất như vươn tay ra có thể với tới. Nhìn bốn phía, sắc nước và núi hòa cùng một thể, gió vi vu mang tới mùi hồ nước, ấm áp làm người sảng khoái.

Dần dần tâm tình Tả Nam Hạ từ bi thương chuyển sang yên bình, phảng phất như đang bước vào không thời gian khác. Một năm tháng chưa từng phai mờ trong ký ức.

Tả Nam Hạ bất tri bất giác đi tới giữa đỉnh núi, ký ức như bị mỗi một chi tiết nhỏ ở nơi này đánh thức, tính trẻ con nổi lên, bẻ một cành cây nhỏ, quất vài cái, vẫn giống như khi còn nhỏ, lột được vỏ cây. Móng tay cào qua, đặt lên miệng thổi, đó là khúc ca nông thôn chẳng có âm tiết. Thổi vài cái lại nổi hứng, đưa tay bắt con bướm đang đậu trên khóm hoa.

Tả Hi Dĩnh từ xa xa nhìn thấy cha cao hứng như thế, lén lút chụp vài bức ảnh, không đi quấy rầy, cô không thể hiểu được tình cảm với cố thổ đó, nhưng có thể nhìn ra, cha rất lưu luyến, chìm đắm trong hồi ức mỹ hảo về quê hương.

Í, thừng cỏ.

Tả Nam Hạ đang vui vẻ vô tình nhìn thấy một sợi thừng cỏ, tựa hồ mới bện chưa lâu, còn dính bùn, ông thuận tay kéo một cái. Không ngờ thừng cỏ buộc một cái thùng, ghé tới gần nhìn, mắt sáng lên, mừng rỡ vô kể, không ngờ là một con ba ba đang thò chân cố sức bò lên.

" Tiểu Dĩnh, con mau lại đây."

Nghe thấy cha gọi, Tả Hi Dĩnh đi nhanh tới, cũng "í" một tiếng", nhìn con ba ba nhỏ ngốc nghếch bò trong thùng, đôi mắt sáng lên như trẻ thơ, tò mò hỏi:" Cha, đây là con ba ba à?"

(*) Cổ Lãng Tử là hòn đảo nhỏ ngoài khơi Ma Cao chỉ cho phép đi bộ, cực kỳ nổi tiếng phong cách kiến trúc Victoria.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play