Năm đó khi tôi vẫn còn là "Yến Dương", ba vẫn tôi ở bên tôi, và mẹ tôi vẫn chưa điên, chỉ tiếc là lúc đó tôi vẫn chưa nhớ được gì.
Sau khi ba mẹ ly hôn thì tôi bị đổi tên, rồi từ đó tôi theo họ mẹ.
Trước khi em nói mình tên Yến Dương, tôi không biết tên của em, lại càng không ngờ rằng ba tôi có thể làm ra được chuyện thế này, thật là khiến tôi phải phục sát đất.
Sự chán ghét giống như trũng nước đen đang nuốt lấy một kẻ không biết bơi là tôi, cảm giác chìm trong nước làm toàn thân tôi run rẩy, mà tôi lại vẫn phải gượng cười bước vào trong căn nhà.
Em nắm tay tôi, thật mềm mại và ấm áp, sự sạch sẽ trên người em tỏa ra một hương thơm dễ chịu, mà người được em kéo đi là tôi đây lại là một sự đối lập rõ ràng nhất, một cái nền xấu xí làm nổi bật em lên.
Cả người tôi cứng nhắc, lạnh băng, khá là xứng với bộ đồ cũ trên người này của tôi.
Tôi là "Yến Dương" bị vứt bỏ, là đứa con trai bị xóa nhòa kia.
Nay bị ép nhận về nuôi, cũng chẳng thể tìm được vị trí của mình.
Yến Dương đưa tôi đi gặp mẹ em, đó là lần đầu tiên tôi gặp bà ấy.
Tôi nghe mẹ tôi nói người phụ nữ này cướp mất ba tôi, bà ta ác độc, giả tạo, thủ đoạn cao cường, bà ta phá hoại gia đình tôi, hủy hoại cuộc đời của một người phụ nữ.
Tôi nên ghét bà ấy như ghét ba tôi, tôi cũng buộc phải làm như thế.
Không chỉ bà ấy, ngay cả con trai bà ấy cũng là cây đinh trong mắt, cái gai trong thịt tôi.
Nếu như họ chết được thì tốt quá rồi.
Tốt nhất là từng người từng người nắm lấy tay nhau nhảy từ trên sân thượng xuống, giống như khi mẹ tôi nhảy xuống ngày đó vậy.
Yến Dương nói:
"Mẹ, anh trai đến rồi ạ!"
Giọng nói của em vừa trong trẻo vừa tươi sáng, có một số người ngay cả giọng nói cũng có thể lan tỏa đi sự hạnh phúc.
Đứa trẻ này sống một cuộc sống tốt đẹp, thuần khiết lắm.
Nó hiểu nhà tan cửa nát là gì không?
Yến Dương mở cửa kính phòng bếp ra, một mùi hương thơm phức xộc vào mũi tôi.
Người phụ nữ đó đang đeo tạp dề nấu ăn, khi nhìn thấy tôi thì liền mỉm cười, giống như sợ tôi không cảm nhận được sự nghênh đón của bà ấy vậy.
Bà ấy rất đẹp, khi nói chuyện đôi mắt cũng biết cười.
Bà ấy nói:
"Mệt không? Chúng ta sắp đến giờ ăn cơm rồi."
Cả nhà, người nào cũng đang cố hết sức diễn ra một vở "vui vẻ hòa thuận", tôi mỉm cười nói:
"Không mệt ạ, dì vất vả rồi."
Tôi của 13 tuổi, đã học được cách nói lọt lỗ tai.
Tôi nịnh bà ấy vui, thì ba tôi cũng vui.
Từ đầu tới cuối Yến Dương đều nắm lấy tay tôi, đợi đến khi tôi nói chuyện xong với mẹ em, dường như em hơi kích động nói:
"Anh hai, em dẫn anh đi xem phòng của chúng ta nhé!"
Trước khi đến đây, tôi và mẹ tôi sống ở nhà cũ, phòng khách cũ nát, một căn phòng ngủ cũ nát, cái giường cũ nát, chúng tôi "cũ nát".
Tôi chưa bao giờ có được căn phòng riêng của mình, mẹ tôi ngủ trên giường, còn tôi mỗi đêm trải nệm dưới đất ngủ, ngủ như vậy mười ba năm trời.
Mùa đông trời rất lạnh, tôi ngủ dưới đất, mặc áo bông dày quấn chăn lại mà tối vẫn lạnh tới mức tỉnh giấc.
Đến đây rồi thì tôi không cần phải ngủ dưới đất nữa.
Tôi được Yến Dương dẫn ra khỏi nhà bếp, bước qua phòng khách, đi vào một căn phòng.
Khi con người ta từ nhỏ đã sống trong cống lầy thì sẽ không dám tơ tưởng tới vườn hoa gì đâu, cứ cảm thấy rêu xanh như tôi thì sao xứng nổi với khóm hoa chứ.
Vì vậy khi Yến Dương mở cửa kéo tôi vào trong, tôi vẫn không hề cảm thấy được rằng đây là nơi tôi nên tới, có thể tới được.
Một căn phòng còn lớn hơn cả căn nhà tôi từng ở, rèm cửa đang mở, ánh nắng chói mắt đang chiếu vào nơi đây, không cho phép một sự u tối nào tồn tại.
Cửa tổ to bằng nửa bức tường, cửa kính lau sạch sẽ.
Giá sách sát tường không chỉ có sách, còn có mấy tấm giấy khen màu đỏ và cúp thưởng.
Bàn sách rất lớn, một nửa thì để sách, nửa còn lại thì đang để trống ra.
Giường tầng bằng gỗ, hai bộ chăn đệm giống hệt nhau.
Yến Dương hỏi tôi:
"Anh hai, anh muốn ngủ ở trên hay ở dưới?"
Tôi nhìn chiếc giường ấy, không trả lời.
Em nói:
"Cái này là giường ba mẹ mới đổi, chăn đệm là em chọn, anh thích không?"
Tôi không thích.
Trong ngoài của cái nhà này, chẳng có chỗ nào là tôi thích cả.
"Thích." - Tôi nói.
"Phiền mọi người rồi."
Yến Dương cười đỏ mặt, em nói:
"Đừng nói như vậy, chúng ta là người một nhà mà."
Người một nhà?
Cái này là hơi mắc cười rồi nha.
"Anh hai, anh chọn đi, em ngủ ở đâu cũng được."
Tôi nắm lấy tay nói với em:
"Thế này đi, chúng ta kéo búa bao, ai thắng người đó chọn."
Vận mệnh của Yến Dương đương nhiên tốt hơn tôi rồi, những lúc thế này cũng là em thắng.
Em nhìn tôi, sau đó nói:
"Vậy em ngủ ở trên đây, ngày nào leo lên leo xuống cũng không tiện, ở dưới để cho anh!"
Em trai tôi tử tế thật đấy!
Khi Yến Dương 10 tuổi, lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, em liền đem thứ em cảm thấy là tốt nhường lại cho tôi.
Nhưng sao em không nghĩ thử đi, tôi có thèm không?
Nhìn sắc mặt người khác mà nói chuyện mới là con đường để sinh tồn, từ nhỏ tôi đã biết điều này.
Khi bước vào trong cái nhà này tôi đã nhanh chóng tìm được đường đi nước bước rõ ràng, tôi biết được nên lấy lòng ai nhất trong căn nhà này.
Không phải người cha khiến người khác buồn nôn kia, cũng không phải người mẹ kế mồm miệng khéo léo kia, mà là đứa em trai này đây.
Ngày đầu tiên tôi vào nhà em đã không ngừng bày ra tất cả mọi thứ mà cả nhà đã chuẩn bị cho tôi, chia cho tôi một nửa kệ sách, chia cho tôi một nửa bàn học, còn cả phòng ngủ vốn dĩ thuộc về em bây giờ cũng không thể không chia cho tôi một nửa nữa.
Em nói:
"Anh hai, em còn có một món quà muốn tặng anh đó."
Biểu hiện của em giống như là đã luôn mong đợi ngóng chờ tôi về nhà từ rất lâu vậy.
Hai người này dạy dỗ con đúng là tốt thật sự, mới 10 tuổi mà đã biết giả tạo rồi.
Yến Dương tặng tôi một cái móc khóa, nói là em tự tay làm, móc khóa được đan lại từ những sợi dây đầy màu sắc, cũng không biết sao em có thể gọi cái này là "móc khóa" được, nhưng đối với tôi mà nói thứ quan trọng không phải cái này, mà là chùm chìa khóa móc cùng đó.
Em nói:
"Anh, đây là chìa khóa nhà chúng ta, ba bảo em đưa cho anh."
"Còn cái này nữa!" - Em thần bí lấy ra một cái chìa khóa kim loại rất mỏng rất nhỏ trong túi đồng phục ra đưa cho tôi.
"Cái này là chìa khóa ngăn tủ."
Tôi không thèm cái ngăn đó của em, cũng không thèm móc khóa, trong những bảo bối em cống nạp đến, cái tôi muốn giữ lại chỉ có mỗi chìa khóa nhà mà thôi. Nhưng cho dù là chê đó, tôi cũng biết mình không nên thể hiện ra, một kẻ ăn nhờ ở đậu như tôi phải biết nịnh cục cưng nhà người ta vui chứ.
Tôi thể hiện sự chân thành hết sức có thể, nhận lấy quà rồi mỉm cười cảm ơn em.
Có thể là em trời sinh đã ngu ngốc nên mới thật sự coi tôi là người tốt.
Yến Dương kéo tay tôi ra khỏi phòng ngủ, nói với tôi:
"Anh hai, em đàn cho anh nghe nhé."
Em ăn mặc đẹp như vậy thì ra là vì buổi biểu diễn này.
Em dẫn tôi sang qua đó, vừa ngồi xuống thì đã bị mẹ em gọi trở lại.
Bà bảo chúng tôi ăn cơm trước.
Yến Dương hơi tiu nghỉu, trề môi ra, tôi dỗ em nói:
"Không sao, đợi ăn xong rồi em lại đàn cho anh nghe."
Ba tôi vẫn đang đắc ý ngời ngời ở đó nói:
"Nhìn hai đứa nhỏ cũng hòa hợp phết nhỉ."
Khá hòa hợp đấy, không đúng, không phải khá hòa hợp, mà là sẽ rất hòa hợp.
Tôi sẽ chiều chuộng đứa em trai cưng này của tôi thật tốt, hai người họ cứ yên tâm đi.
Bữa cơm này tôi ăn cũng khá gượng gạo, nhưng gượng gạo thì gượng gạo, nhịn lại đi.
Bốn người ngồi ăn cơm, cũng đâu có khán giả gì mà họ diễn cảnh ân cần thái quá như vậy, khiến tôi thật mất tự nhiên, nhất là Yến Dương và mẹ em, như sợ người ta thấy họ đối xử không tốt với tôi nên cứ liên tục gắp đồ ăn cho tôi.
Rốt cuộc là diễn cho ai xem thế?
Nhưng tôi nghe lời biết bao nhiêu, tất nhiên là phải làm con trai ngoan anh trai tốt của họ rồi, bảo tôi làm gì tôi làm nấy thôi, cuối cùng là do ăn quá nhiều đồ béo, tôi nôn luôn.
Ba tôi cằn nhằn với mẹ kế tôi nói:
"Sau này đừng bắt nó ăn nữa, nó đâu có ngốc, tự biết tốt xấu chứ."
Mẹ kế tôi là một người có tính tình khá tốt, thấy tôi khó chịu nên chốc lại rót nước chốc lại gọi điện thoại cho bác sĩ hỏi này kia.
Yến Dương lo lắng đứng bên cạnh, tôi thực sự khó chịu, nhưng vẫn nghĩ đến chuyện dỗ em.
Tôi nắm tay em nói:
"Anh khó chịu quá, em đàn cho anh nghe đi."
Yến Dương cười lên, không nói hai lời liền chạy đi, ngồi trên ghế đàn.
Tôi ngồi trên chiếc ghế sofa mềm đến mức cả người muốn lún vào trong, dõi theo em mở nắp đàn ra trong sự giúp đỡ của ba tôi, sau đó mở nhạc phổ ra.
Tôi không hiểu bất cứ thứ gì về đàn dương cầm, nhạc dương cầm lại càng không, chỉ biết rằng thứ này rất đắt, là thứ mà loại người như tôi nghĩ cũng không dám nghĩ tới.
Em mặc chiếc áo sơ mi xinh đẹp ngồi ở đó đàn chiếc đàn dương cầm đắt tiền, ngón tay chảy ra khúc nhạc thanh nhã mà tôi không thể nào hiểu được, thứ nhạc cụ mà một kẻ mặc bộ đồng phục cũ rách, chưa từng được mở mang tầm mắt là tôi đây từng sở hữu là một cây sáo nhặt được bên cạnh thùng rác. Sau đó thì cây sáo ấy cũng bị tôi vứt đi rồi, bởi vì nó trở thành vũ khí đánh đập của mẹ tôi.
Tôi không biết làm sao để thưởng thức chất lượng cao thấp của biểu diễn dương cầm, cũng không biết làm thế nào để đánh giá một bài hát hay hay dở.
Tôi chỉ biết, sau này, khi Yến Dương tròn 19 tuổi, em đã ngồi trên đùi tôi đàn bài hát này, nhưng em chỉ đàn được một nửa đã không thể đàn tiếp được, bởi vì em bị tôi "làm" đến mức ngón tay không thể nào vận sức được nữa.
Tôi biết xã giao lắm, mặc dù mấy lời đó nghe chả có tí trình độ nào thậm chí còn quá quê mùa, nhưng vẫn có thể làm cho Yến Dương mắc cỡ tới mức trốn ra sau lưng ba tôi.
Ba tôi nói:
"Em con ngày nào cũng trông con đến, từ khi biết chuyện này ngày nào cũng hỏi mấy lần khi nào con chuyển qua đây."
Giả tạo.
Ông nói mấy lời này không thấy lương tâm bất an sao?
Nếu như thật sự mong tôi tới, vậy sao mấy năm qua không thể hiện ra đi? Không chỉ không thể hiện, thậm chí ngay cả một câu hỏi thăm cũng không có, bây giờ nói mấy lời này, giả tạo quá rồi đó.
Tôi 13 tuổi, không phải 3 tuổi, mấy người sống trong nhung lụa sẽ hoàn toàn không tưởng tượng được một đứa trẻ 13 tuổi trong lòng nó giấu bao nhiêu chuyện đâu.
Từ nhỏ tôi đã được hàng xóm khen, được giáo viên khen, nói tôi thông minh, nói tôi nhanh nhẹn.
Thật ra đây đều là chuyện bất đắc dĩ cả thôi, tôi phải vắt kiệt đầu óc này mới có thể bảo đảm cho mình sống tiếp được, nhưng tới khi gặp được Yến Dương trước mặt này bỗng nhiên tôi thấy hơi buồn cười, cái được tôi gọi là "sống" ấy, so với em, cái đó có được gọi là "sống" không vậy?
Tôi nghiêng người đi lướt qua ba tôi để nhìn Yến Dương trốn ở phía sau, cười nói:
"Em trai, cảm ơn em."
Yến Dương như bị dọa vậy, liên tục xua tay, sau đó chạy vào phòng ngủ.
Ba tôi cười:
"Em con mắc cỡ."
Tôi nhìn về phía phòng ngủ, cảm thấy em đúng là khá thú vị, là một "quả hồng mềm" thực thụ, kiểu mà sau này tôi có thể tùy ý nắn bóp ấy.
"Con đi giúp dì rửa bát."
Tôi đứng lên khỏi sofa, kết quả là ba tôi giữ tôi lại:
"Đi chơi với em con đi, chuyện nội trợ không cần lo."
Tôi nói:
"Ba, không sao, con quen rồi."
Ba tôi cau mày lại, lúc này tôi quét mắt qua nhìn phòng ngủ mới nhìn thấy Yến Dương đang ló đầu ra nhìn trộm.
"Đi đi, nó đang đợi kìa."
Nếu đã như vậy thì tôi cũng không vờ vĩnh giành tới giành lui nữa, ngoan ngoãn đi về phòng ngủ.
Tôi vẫn chưa đi đến phòng ngủ, Yến Dương đã trốn đi trước, khi tôi bước vào trong phòng thì em lại trốn ra phía sau tấm rèm cửa như thằng ngốc.
Trong tim tôi đang cười cợt, cười em là thằng ngốc, nhưng trên biểu hiện thì vẫn vờ là một anh trai tốt, chơi trốn tìm với em.
Em là đồ ngốc, nhưng ba mẹ em thì không.
Tôi đi đến cửa phòng ngủ, không có ý định nghe trộm họ nói chuyện, chỉ muốn đi vệ sinh, cuối cùng lại nghe họ đang thảo luận chuyện đi học của tôi trong phòng khách.
Mẹ Yến Dương muốn tôi đi học ở một trường trung học tốt một chút, thấy danh tiếng trường tôi học bây giờ không tốt, tư chất giáo viên và nguồn lực đều kém cả, sẽ ảnh hưởng không tốt cho tôi.
Nhưng ba tôi lại nói:
"Nó đã quen nơi như vậy rồi, đột nhiên chuyển trường cho nó, tới lúc đó nó không quen được cũng phiền lắm."
Họ đều có lý của họ, có sự suy nghĩ của họ, duy nhất là không hề hỏi qua ý của tôi.
Tôi đang suy nghĩ thì nghe thấy Yến Dương nhỏ giọng hỏi tôi:
"Anh hai, anh muốn đi trường nào?"
"Tùy."
Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi bãi công trước mặt Yến Dương, mặc dù bây giờ nghĩ lại hình như cũng không phải chuyện gì to tát, nhưng lúc đó tâm trạng của tôi bỗng dưng hơi mất kiểm soát.
Tôi chạy vào nhà vệ sinh, lúc đi ra Yến Dương và ba mẹ em đều ở phòng khách, ba tôi nói:
"Con qua đây, chúng ta bàn chút chuyện hộ khẩu và đi học của con."
Yến Dương ngồi trên một chiếc đệm nhỏ bên cạnh bàn trà, em nhìn tôi nói:
"Em muốn đi học chung trường với anh hai."
Ban đầu tôi còn thấy kỳ quặc, em mới tiểu học mà đòi đi học chung trường với tôi gì chứ.
Sau đó mới biết, người ta có tiền học trường trung học - tiểu học hợp nhất, riêng học phí thôi đã bỏ ra mấy chục nghìn rồi.
Tôi cố ý ngồi xuống sát bên Yến Dương, cúi đầu, làm ra dáng vẻ nhút nhát không có chủ kiến:
"Con đều được, con nghe mọi người."
Mẹ Yến Dương nói chuyện hòa nhã thương lượng với tôi, muốn tôi chuyển vào trường tốt.
Tôi thì sao cũng được, thế càng tốt.
Ngày hôm sau gia đình ba người họ dẫn tôi đi mua sắm trước, mua quần áo mới giày mới, Yến Dương quậy lên đòi mua cặp sách mới, cứ thế, chúng tôi có món đồ giống nhau đầu tiên.
Buổi chiều, ba đưa tôi đi làm mấy thủ tục phiền phức ấy, tôi lại đổi tên một lần nữa.
Lúc đó tôi nhìn cái tên mình từng dùng trên sổ hộ khẩu, có lẽ sau đó ba tôi cũng phát hiện được mình ngu ngốc bao nhiêu, giải thích với tôi:
"Dương Dương không biết lúc trước con tên này, ba không nói với nó."
Hiểu, có lẽ ông ấy không những không nói cho con trai cưng của mình tên trước đây của tôi, ngay cả sự tồn tại của con người tôi cũng phải tới lúc bất đắc dĩ mới nói ra.
"Dạ. Con sẽ không nói với em ấy." - Tôi nói.
Tôi là con trai ngoan, là đứa biết điều nhất.
Ba tôi tán thưởng sờ lên mái tóc vừa cắt xong của tôi, đồng ý cho tôi một phần thưởng.
Tôi không thèm phần thưởng của ông ấy, bởi vì cái tôi cần căn bản không phải là những thứ ấy.
Tôi có thể không nói với con trai ông tôi cũng từng có tên là Yến Dương, dù sao thì tôi cũng không thích, ai muốn lấy thì lấy, không sao, có điều mất món này thì phải đền lại món khác thôi, năm đó, khi ba tôi lấy cái tên Yến Dương này từ chỗ tôi tặng lại cho em trai tôi, nhất định ông ấy cũng không ngờ rằng sẽ có một ngày tôi dùng cách khác để chiếm lại "Yến Dương" đâu.
Tôi được đổi tên thành Yến Huyên, chữ "Huyên" lấy trong câu thành ngữ gió mát nắng ấm, từ trong u minh bị kéo về với ánh nắng mặt trời.
Nhưng đáng buồn là cho dù cái tên cũng có thể nhìn ra được tôi chỉ là bình phong cho Yến Dương mà thôi.
Tuy nhiên, khi họ hỏi có thích cái tên này không, tôi vẫn phải cảm ơn, cảm ơn chọ đã cho tôi cái tên ra hồn.
Tôi nói:
"Thích ạ, con thích cái tên này lắm."
Từ đó, trong hộ khẩu có thêm một "tôi" nữa, cái tên từng dùng của tôi đã đổi từ "Ân Minh" sang "Yến Huyên".
Chứng cứ tôi đã từng là Yến Dương cứ thế mà bị xóa đi.
Từ đó Yến Dương không hề biết gì về chuyện này, dường như còn thích cái tên mới này hơn cả tôi, em nằm sấp trên sofa, lật tới lật lui quyển sổ hộ khẩu xem, cũng không trong đó có gì mới mẻ mà xem.
Tôi có tên mới, có quần áo mới, được ba tôi dẫn vào trường mới.
Lúc đó tôi giống gì nhỉ?
Giống một con chuột nhắt kiến thức hạn hẹp trong xóm ổ chuột, lúc trước đều phải đi nghiêng người trong con hẻm chật hẹp ẩm ướt u ám, ngày nay lại được bước đi trên con đường nhựa mềm mại tiến về phía khuôn viên trường nhìn không thấy điểm cuối kia, trông thế nào cũng thấy không hòa hợp được.
Quần áo mới không thể che đi được lớp rêu mọc trong gân cốt tôi, cho dù mang trên người giày vận động cùng nhãn hiệu với Yến Dương, con đường tôi đi vẫn không giống với con đường của em.
Ngày tôi đến báo danh ấy Yến Dương đang đi học, ba tôi nói:
"Con nhìn qua phía tây đi."
Tôi nhìn theo hướng mà ông ấy chỉ, xuyên qua sân bóng đá, lại xuyên qua sân bóng rổ, bên còn lại có một dãy lầu nhỏ màu trắng.
"Yến Dương đang học bên đó."
Phân khu tiểu học, cách tòa lớp học nơi tôi phải lên lớp chỉ có khoảng vài trăm mét.
"Thời gian đi học hai đứa giống nhau, có điều con tan học trễ hơn nó nửa tiếng." - Ba tôi nói.
"Sau này ba sẽ đến đón hai đứa mỗi ngày, hôm nay Yến Dương tan học rồi sẽ tới tìm con."
Tôi gật đầu ra hiệu đã rõ.
Tôi không biết vì để tôi vào được trường này ba tôi đã bỏ ra bao nhiêu tiền, nhưng sau đó nghe nói rằng trung học chuyển qua phí chọn trường rất cao, có lẽ hơn một trăm ngàn.
Tôi không vì chuyện này mà có tí cảm tình với ông, trái lại còn thấy hận hơn.
Ông ấy có thể nhẹ nhàng lấy ra hàng trăm ngàn mà lại không chịu cho tôi và mẹ tôi thêm một chút phí sinh hoạt.
Đối với ông ấy mà nói, hai người chúng tôi có lẽ còn không bằng cả bùn nhão.
Càng nghĩ càng hận, càng hận thì lại càng muốn ông ấy chết.
Có điều có một điểm ông ấy nói rất đúng, từ ngôi trường nghèo ấy chuyển qua đây, tôi rất lạ lẫm, ánh nắng ở đây dường như hừng hực hơn cả ở trường cũ ấy, chói tới mức tôi ngồi trong lớp học mà không mở mắt ra được.
Ngày tôi nhập học, ngồi ở dãy cuối cùng vì vị trí ngồi của người khác đều là xếp theo thành tích cả, tôi là ngoại lệ, vì vậy chỉ có thể ngồi ở đây.
Bạn bè thì đều rất tốt, ngồi gần tôi đều chủ động nói chuyện với tôi.
Tôi không có gì để nói với họ cả, vừa mở miệng ra đã biết tôi và bọn họ không phải người của cùng một thế giới rồi.
Họ đang nói gì thế?
Đang nói chuyến du lịch kỳ nghỉ trước đi nước nào.
Cuối tuần phải học đàn trước rồi tới học vẽ.
Ca sĩ nào đó vừa ra album mới.
Mình đã đoạt được giải gì.
Còn tôi thì sao?
Tôi chưa từng đi qua nơi nào, không biết gì cả, không biết bất cứ ca sĩ nào, chưa từng nhận qua giải thưởng nào cả.
Có điều không sao, mấy thứ này không phải chuyện tôi quan tâm.
Hôm đó đi học, tôi nghe giảng rất tập trung, bỗng nhiên phát hiện hình như giáo viên đều nói rất giản lược những thứ trong sách, sau đó hỏi bạn nữ bàn trước tôi mới biết, thì ra giáo viên đều mặc định cho rằng học sinh đã đăng ký học thêm, đã học hết nội dung trong cuốn sách trong kỳ nghỉ rồi, vì vậy bây giờ trên lớp sẽ giảng sâu hơn một tí nữa.
Đây là lần đầu tiên tôi nghe được chuyện này.
Nếu nói chuyện gì khiến tôi thấy trở ngại nhất, vậy thì chắc là chuyện này.
Dù tôi không phải người thông minh, nhưng cũng biết ba tôi căn bản chẳng trông mong tôi có thể đạt thành tích tốt gì đâu.
Tuy nhiên tôi vẫn muốn ít nhất rằng về mặt này tôi phải làm tốt hơn Yến Dương, tôi không thể không có giá trị gì để họ cho xem thường được.
Rất đau đầu, tôi nhìn bài tập trong vở, không biết làm gì cả.
Giờ ra về người ta đều đi cả rồi, chỉ còn lại hai ba người trực nhật lau bảng lau sàn, tôi ngồi đó tiếp tục nhìn vở bài tập mà ngơ ngác.
Bỗng nhiên có người đứng ở bên cửa gọi tôi, tôi ngẩng đầu nhìn thấy Yến Dương, em đang thò đầu muốn vào nhưng lại không dám.
Em vẫy tay, nói với tôi:
"Anh hai, tan học rồi về nhà thôi!"
Lúc đó thân người Yến Dương nhỏ nhắn, mặc đồng phục đeo ba lô đứng ngay cửa lớp học tôi như một con búp bê.
Tôi lạnh lùng nhìn em, ngón tay vò lấy một trang bài tập, đợi khi tôi tập trung lại, giấy đã bị tôi vò nát rồi.
"Về nhà." - Tôi dọn dẹp đồ ngồi dậy, đến trước cửa cười nói với em.
"Có phải đợi anh lâu lắm rồi không?"
Hai tay Yến Dương nắm lấy dây cặp sách của tôi, cười tới mức đuôi mắt treo lên một tia nắng chiều tà đang phát sáng, em nói:
"Lâu lắm rồi, nhưng em bằng lòng đợi anh!"
Bằng lòng đợi tôi?
Đúng, em luôn bằng lòng đợi tôi.
Từ ngày đó trở đi, mỗi ngày em đều đang đợi tôi.
Ban đầu là đợi tôi tan học, sau đó trưởng thành rồi thì, nằm trên giường vào buổi tối đợi tôi làm em.
Là em tự nguyện đấy, tôi chưa bao giờ ép em cả.