Thời gian trôi nhanh như nước chảy, chớp mắt đã vào tháng ba, thời tiết ngày càng ấm dần lên.

Dương liễu xanh tươi, hoa liễu bay đầy trời. Bên kia cầu Lạc Nguyệt, từng tốp mỹ nhân và văn sĩ đang dạo chơi, dưới cảnh đẹp, tụ tập bạn hiền, trên đường dâng hương ngựa xe nối liền không dứt, yên vàng tranh đường, đỏ lục so le tô điểm cho cảnh xuân của Thịnh Kinh thêm phân tươi đẹp rực rỡ.

Do có nhiều người ra ngoài chơi mà Xuân thủy sinh bán rất chạy. Lục Đồng xếp lọ trà thuốc thành một cái tháp nhỏ, bày trước bàn gỗ vàng trong y quán, rồi lại bảo Ngân Tranh viết tranh chữ treo trên đường ở sau bàn.

Văn nhân tới y quán mua trà thuốc, thường không chú ý tới trà thuốc, mà bị thu hút bởi tranh chữ phía sau.

“Thanh tọa vô liêu độc khách lai, nhất bình xuân thủy tự tiên trà. Hàn mai kì thụ nghênh xuân tảo, tế vũ vi phong khan lạc hoa.” Có người đứng ở cửa y quán, lẩm nhẩm câu thơ trên tường rồi khẽ  tấm tắc một tiếng: “Chữ đẹp!”

(*) “Thanh tọa vô liêu độc khách lai, nhất bình xuân thủy tự tiên trà. Hàn mai kì thụ nghênh xuân tảo, tế vũ vi phong khan lạc hoa”: Bài thơ của nhà thơ Diệp Tử Kì, thời Minh. Ý là ngồi lặng lặng không một khách tới, một bình nước xuân tự pha trà. Hàn mai mấy cây đón xuân sớm, mưa nhỏ gió nhẹ ngắm hoa rơi.  (Hàn mai còn gọi là nhất chi mai, một loại mai màu trắng như tuyết.)

Lục đồng ngước mắt lên thì thấy một nam tử trung nhiên ăn mặc kiểu nho sĩ, đầu đội khăn vuông, trên người mặc một bộ trường sam màu xanh được giặt đến bạc màu, khuỷu tay có vài miếng vá. Nam tử này dường như có chút quẫn bách, đỏ mặt hỏi Lục Đồng đang đứng trước quầy thuốc: “Xin hỏi cô nương, có phải nơi này bán trà thuốc trị tắc mũi không?”

Lục Đồng cũng không nói nhiều, chỉ vào chồng lọ trông như ngọn núi nhỏ: “Một bình bốn lượng bạc.”

Người này ăn mặc nghèo khó, xanh xao như cúc, một lọ trà thuốc bốn lượng bạc đối với ông ta có lẽ không hề rẻ, tuy nhiên, ông ta nghe xong chỉ hít một hơi thật sâu, móc một cái túi cũ rích đã không phân rõ hình dáng từ trong ngực ra, giũ ra mấy viên bạc vụn.

A Thành lấy đi cân, đủ bốn lượng bạc không thừa không thiếu, Lục Đồng lấy một lọ trà thuốc cho ông rồi cất tiếng dặn: “Một ngày dùng hai đến ba lần, pha uống là được. Một lọ trà thuốc có thể chia thành năm, sáu lần pha.”

Nho sinh gật đầu, cất lọ thuốc vào trong ngực như bảo bối, sau đó chậm rãi rời đi.

Sau khi ông đi, Ngân Tranh nhìn theo bóng lưng của ông với vẻ khó hiểu: “Người này trông cũng chẳng dư giả gì, sao còn tới đây mua trà thuốc đắt tiền như vậy, há chẳng phải tự tạo thêm gánh nặng cho mình sao.”

Lục Đồng nhìn theo tầm mắt của nàng, cúi đồng sếp lại lọ trà, khẽ nói: “Có lẽ là vì người mà ông ấy vướng bận.”

….

Nho sinh rời khỏi phố Tây, đi qua cổng miếu rồi rẽ vào một hàng cá tươi.

(*) Hàng đây không chỉ một cửa tiệm nhất định, mà là một khu phố, khu vực chuyên làm một nghề nào đó. Ở đây là chuyên làm về thủy sản, nên gọi là hàng. Theo cách gọi của thời Đường, thì ‘hàng’ và ‘chợ’ khác nhau ở chỗ, hàng chuyên làm về một nghề nhất định ví dụ như hàng cá, hàng hoa, hàng vải; còn chợ là nơi hội tụ nhiều mặt hàng đa dạng. Thêm nữa, ‘hàng’ thường là do thương nhân và thợ thủ công tự phát, tự tụ tập; còn chợ là được lập nên dưới sự quản lí của triều đình.

Một bên hàng cá có hơn mười sạp cá, máu cá cùng mùi tanh trải rộng khắp nơi, bấy giờ đã là giơ tan chợ. Ông cẩn thận lách qua những vũng máu cùng vẩy cá, quẹo vào một túp lều tranh.

Ngôi lều đã rất cũ nát, nhưng được quét dọn hết sức sạch sẽ, bà cụ già nghe thấy tiếng động bên ngoài thì cất giọng khàn khàn: “Con đó à?”

Nho sinh ‘hầy’ một tiếng, đặt lọ trà xuống, vội vàng vào trong giúp đỡ.

Nho sinh này tên là Ngô Hựu Tài, là người đọc sách, vốn có chút tài hoa nhưng không biết vì lí do nào mà ông luôn kém may mắn trong các kì thi. Sau nhiều lần thi trượt, hiện giờ đã đến tuổi trung niên mà vẫn chẳng làm nên cơm cháo gì.

Ngô Hựu Tài mất cha từ sớm, ông được sinh mẫu nuôi lớn nhờ nghề mổ bán cá. Có lẽ là do nhiều năm lao lực quá độ mà tích tụ thành bệnh, vài năm trước Ngô đại nương ngã bệnh nặng, nằm triền miên trên giường từ đó tới giờ. Sau mùa xuân năm nay thì bệnh ngày càng nghiêm trọng, Ngô Hựu Tài tìm kiến lương y khắp nơi nhưng họ đều nói bà đã là đèn cạn dầu, chỉ là đang gắng gượng qua ngày.

Ngô Hựu Tài là một người con có hiếu, sau quãng thời gian đau xót buồn bã, ông cố gắng thỏa mãn tâm nguyện thuở bình sinh của mẫu thân. Hôm nay ông mua canh súp trứng cho mẹ, ngay mai ông cắt vải may quần áo cho mẹ. Những lúc không học bài, ông cũng sẽ mổ cá kiếm tiền và dành dụm một ít. Thời gian qua, ông đã tiêu hết hơn phân nửa số tiền tiết kiệm, chỉ để thấy được nụ cười của mẫu thân.

Ngô đại nương ốm nặng, bà thường xuyên trở nên ngây ngốc, lúc thì tỉnh táo, lúc thì . Bây giờ thời gian bà tỉnh táo ngày càng ít, cũng đã rất lâu không nhận ra nhi tử của mình, mấy ngày trước bà vừa nói với Ngô Hựu Tài rằng muốn ra bờ sông ngắm hoa liễu.

Ngắm hoa liễu không phải chuyện khó, nhưng Ngô đại nương   lại bị chảy nước mũi, hằng năm cứ vào mùa xuân là khăn không rời tay. Vào đúng lúc này, Ngô Hựu Tài nghe thấy bạn bè văn sĩ đi hội hoa đào về kể rằng, phố Tây đang bán một loại trà thuốc rất có tác dụng điều trị chứng nghẹt, chảy nước mũi. Nghe vậy, Ngô Hựu Tài cực kỳ rung động, tuy một lọ thuốc có giá bốn lượng bạc quả thực quá mắc đối với ông, nhưng chỉ cần thực hiện được tâm nguyện của mẫu thân thì cũng đáng.

Ông phân trà thuốc thành từng phần nhỏ rồi cho một phần vào bình sứ sắc gần nửa ngày, đổ nước vào chén, đợi nước bớt nóng thì bón từng thìa cho mẫu thân. Mẫu thân uống xong thì lại buồn ngủ, mắt nhập nhèm rồi ngủ thiếp đi. Ngô Hựu Tài ra ngoài sẻ nốt chỗ cá mà ban ngày chưa xử lý xong.

Cứ uống như vậy suốt ba ngày, sáng sớm ngày thứ ba, Ngô đại nương tử lại tinh táo, kêu đòi ra bề sông ngắm hoa liễu. Ngô Hựu Tài cõng mẫu thân trên lưng, cầm khăn tay che trước mũi cho bà, đưa mẫu thân ra con đê dưới cầu Lạc Nguyệt.

Hai bên bờ sông có đình nghỉ mát cho du khách nghỉ ngơi, Ngô Hựu Tài cùng mẫu thân bước vào rồi ngồi xướng, ông vừa để mẫu thân dựa sát vào mình, vừa thử dời chiếc khăn trên mặt mẫu thân ra.

Ngô đại nương không hề tỏ ra khó chịu.

Mắt Ngô Hựu Tài sáng dần lên.

Xuân thủy sinh này thật sự có tác dụng!

Trên cầu Lạc Nguyệt có vô số du khách, những cành liễu xanh bay phất phơ trong gió. Ngô Hựu Tài nhìn đến ngẩn ngơ, từ khi mẫu thân sinh bệnh đến nay, ban ngày ông mải bán cá và chăm sóc mẫu thân, đêm đến lại thắp đèn đọc sách, đã rất lâu rồi chưa có một ngày rảnh rỗi để nhìn ngắm phong cảnh, cũng vào lúc này ông mới bất giác nhận ra rằng, thì ra một mùa xuân nữa lại tới.

“Đây là hoa liễu ư…….” Người bên cạnh cất tiếng nói, ông quay đầu thì thấy mẫu thân đang nhìn về phía hàng liễu hai bên bờ sông, ánh mắt trong sáng hiếm thấy.

Ngô Hựu Tài xót xa, suýt nữa thì rơi lệ, nhẹ nhàng nói: “Mẹ ơi, đây là hoa liễu ạ.”

Ngô địa nương chậm rãi quay đầu, nhìn ông chăm chú như thể mới nhớ ra người trước mặt là ai: “Con là Hựu Tài hả.”

Không ngờ mẹ có thể nhận ra ông! Ngô Hựu Tài nắm lấy tay mẫu thân, nhưng chỉ cảm thấy bàn tay trơ xương gầy như que củi, ông nghẹn ngào cất tiếng: “Là con đây mẹ.”

Liễu non xanh mơn mởn hai bên bờ, làm tôn lên mái tóc trắng như bạc của người phụ nữ. Ngô đại nương cười, vỗ vào tay ông, dịu dàng cất tiếng an ủi như mỗi khi ông bị thầy mắng lúc còn bé: “Cảm ơn con trai đã đưa mẹ ra ngoài ngắm hoa liễu.”

Ngô Hựu Tài lòng đau khôn xiết.

Mẫu thân không chú ý tới vẻ mặt của ông, bà nhìn về phía hoa liễu ở đằng xa: “Kể ra tì, hồi còn bé con rất thích ra bờ đê thả diều giấy. Mỗi lần đi qua cầu Lạc Nguyệt con đều đòi cha mua diện hoa.”

(*) 面花儿: Một tạo hình truyền thống, thường là bánh ở bên dưới, bên trên cắm hoa vào.

Ngô Hựu Tài nghẹn ngào tiếp lới.

Lúc đó ông vẫn là một đưa trẻ không lo không nghĩ, phụ thân còn sống, mẫu thân ngày nào cũng phải chịu đựng nỗi khổ của chứng tắc mũi, mỗi lần cùng hai cha con ông tới bờ sông đều phải dùng khăn che mặt, dẫu vừa oán trách nhưng vẫn giúp ông cầm diều giấy ở phía sau.

Sau khi phụ thân qua đời, mẫu thân tới chợ cá tươi làm việc, ngày nào cũng phải làm việc trong môi trường toàn vẩy cá và máu tanh, ông quyết chí phải đọc sách để vực dậy nên ngày đêm dùi mài kinh sử, kể từ đó không còn thời gian đi thăm thú xung quanh nữa. Hôm nay nghe mẫu thân nói ông mới phát hiện rằng đã hơn hai mươi năm kể từ ngày ông cùng mẫu thân tới bờ sông đón gió ngắm cảnh.

Ngô Hựu Tài cuối cùng vẫn rơi lệ.

Ông nhìn vào cơ thể gầy gòm lom khom của mẫu thân, khóc nức lên: “Đều tại nhi tử bất hiếu, đã nhiều năm như vậy mà vẫn chưa thi được công danh để mẹ được hưởng phúc. Mẹ vì con mà chịu thiệt thòi nhiều năm, người làm con như con lại không cách nào báo đáp, chỉ biết đọc vài cuốn sách chết, đến nay vẫn không trúng tuyển….”

Một bàn tay xoa nhẹ lên đầu ông.

Người phụ nữ nở nụ cười dịu dàng ấm áp, nhưng lòng lại cất giấu nỗi xót xa, bà nhìn Ngô Hựu Tài rồi dịu dàng nói: “Con trai của ta, con đừng nói như vậy. Để mà nói thì là do ta và cha con vô dụng, không để lại được thứ gì cho con. Đọc sách là chí hướng của con, nhưng công danh dẫu gì cũng là vật ngoài thân, người làm mẹ chỉ hi vọng con trai được khỏe mạnh bình an thì đã cảm thấy may mắn lắm rồi.”

“Mẹ chưa từng đọc sách, nhưng cũng biết đạo lí muốn làm tốt thì hay gặp trắc trở. Nếu con có tài, sớm muộn gì cũng có tiền đồ rộng mở, cần gì phải canh cánh trong lòng.”

Ngô Hựu Tài khóc không thành tiếng.

Người phụ nữ lại cười nói: “Hơn nữa, nói gì mà không báo đáp được, chẳng phải con đã tặng ta một món quà to lớn đó sao?”

Ngô Hựu Tài sững sờ.

Ngô đại nương chỉ vào mũi của mình, cười than: “Trà thuốc con mua dùng tốt lắm, đây là lần đầu tiên mẹ con có thể đến bờ sông ngắm hoa một cách dễ chịu như vậy. Con cũng đừng đa cảm làm gì, cứ thoải mái mà ngắm nhìn phong cảnh, ngày mai còn lại tới đây với mẹ tiếp, chúng ta sẽ mua bát chân giò nóng hỏi tới ăn!”

Ngô Hựu Tài lau nước mắt, cười nói: “Vâng ạ.”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play