Những việc này, người dân trong thôn Bạch Gia đều nhìn thấy rõ nên cực kì ủng hộ, nên bỏ sức lực thì bỏ, nên kiếm tiền thì kiếm, nên chi tiền thì chi, chưa bao giờ có bất kì tranh chấp gì.

Mà những người nào trong nhà thiếu mấy thứ đó, lại không bỏ ra được tiền để đập lúa mạch thì cũng không đi đến bãi đập lúa mạch, chỉ dùng xe ba gác kéo về sân nhà mình, chính mình cầm chày gỗ của nhà mình mà đập, trẻ nhỏ thì cầm bàn đá tới để chà xát hạt lúa mạch, cố gắng thu hoạch lúa mạch sớm hơn.

Mà vì tạo điều kiện cho ngày mùa, bên phía lớp học trong tộc, Bạch Học Văn cho phép mấy đứa trẻ nghỉ học, nhưng cũng sắp xếp bài tập luyện chữ và học thuộc lòng, chờ đến khi lớp học mở lại thì tiến hành kiểm tra.

Bên kía học đường bên kia của Bạch Mễ Đậu thì lại phớt lờ điều này, vẫn đi học theo lệ thường.

Cho nên mấy ngày qua thu hoạch lúa mạch, phần lớn là Tô Mộc Lam và ba chị em Bạch Thủy Liễu làm, Bạch Mễ Đậu đi học, sau khi tan học cũng chạy ra đồng làm việc.

Lưỡi hái cắt lúa mạch, xe ba gác chở đến bãi đập lúa, sau khi đập xong thì phơi lúa mạch, chờ lúa mạch nhà mình được làm sạch sẽ hoàn toàn và cất đi thì bắt đầu mỗi đứa xách theo một cái giỏ tre đi ra đồng mót hạt lúa mạch.

Khi người ta cắt lúa mạch, không cẩn thận làm vương vãi xuống mặt đất.

Việc nhặt nhạnh hạt lúa mạch này chủ yếu là tới đồng ruộng của nhà mình mà nhặt.

Chung quy lại các hộ gia đình trồng trọt đều vất vả, mặc dù hạt lúa mạch bị rơi xuống đất, nhưng cũng rơi trên ruộng của chính mình, là đồ vật của nhà mình.

Nếu tới cánh đồng của nhà người khác nhặt thì quá xấu hổ.

Nhưng đây đúng là lương thực, theo lẽ thông thường thì khi trồng lúa mạch phải bắt đầu từ cuối mùa thu năm trước, kéo dài tới khi sau tết Đoan Ngọ mới có thể thu hoạch, tổng thời gian mất hơn nửa năm mới có thể thu hoạch lúa mạch, nếu chịu khó vất vả một chút mà có thể lục tìm được một ít lúa mạch từ đồng ruộng củba người khác thì có thể nói là không uổng phí công thu được đồ vật.

Cho nên, cũng có một số người không nhịn được, chuyên môn đi tới đồng ruộng củba người khác nhặt nhạch, mà lại nhân dịp bóng đêm mà đi tìm, lúc chủ nhà không nhìn thấy.

Cũng bởi vậy, hàng năm cứ đến dịp này sẽ luôn có người đùng đùng nổi giận chửi đổng vì chuyện này.

Có điều những chuyện như thế này ở thôn Bạch Gia tuy không phải là không có, nhưng ít hơn nhiều so với những thôn khác, cùng lắm chỉ có một hoặc hai hộ như vậy, hơn nữa mọi người đều biết là ai làm chuyện này, sau khi mắng chửi chỉ cây dâu mà mắng cây hòe một hồi, mọi người sẽ chờ sau này có dịp xảy ra chuyện rắc rối gì thì trút giận.

Nhưng thôn Bạch Gia năm nay lại ngoại lệ.

Từ lúc bắt đầu thu hoạch lúa mạch, bởi vì bị nhặt nhạnh lúa mạch nên nhà bị mất đã cất tiếng chửi, dường như ngày nào cũng có, hôm nay vừa mới sáng sớm, Tô Mộc Lam đã nghe được tiếng la tức giận của thím Liễu.

Liễu thị là cái người thật thà, ngày thường cũng ít khi nổi nóng với người ta, càng sẽ không mở miệng ra mắng chửi người khác, lúc này khi nổi giận mắng người ta, lặp đi lặp lại cũng chỉ có câu "Chết băm chết vằm", "Lũ xấu bụng".

Tô Mộc Lam nghe thấy mà cau mày lại "Đây là nhà thứ bao nhiêu rồi?"

"Có lẽ phải đến mười mấy nhà rồi." Phùng thị cũng thở dài, "Năm ngoái cũng không nhiều như vậy, không biết là ai gây ra chuyện này."

"Năm ngoái trong thôn ai gây ra chuyện này, trong lòng mọi người đều biết rõ, nhưng năm nay lại có hai ba nhà đứng ra chửi đổng, hơn nữa dựa vào canh giờ cho thấy cũng không phải là bọn họ làm, trong lòng mọi người đang vì chuyện này mà mơ hồ không biết đâu mà lần."

"Vừa rồi lúc ta vừa ra cửa thấy Lý Chính thúc tới tìm Kim Bắc, hai người đang thương lượng xem bắt trộm như thế nào."

"Có điều hai người này cũng thật là …, chuyện này có gì mà phải thương lượng, buổi tối cứ ngồi xổm ở hai đầu bờ ruộng rình bắt là được, biết đâu bắt được thì sao!"

Khi Phùng thị nói chuyện liền bĩu môi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play