Nói xong, ông ta nghĩ đến chuyện khác, bèn vội vàng nói: “Đúng rồi, Tiểu Khiết nói nó không muốn đi theo chúng ta mà muốn theo ông bà nội. Cha mẹ bên kia đồng ý rồi, còn bà thế nào?”
Nghe vậy, hai mắt Tôn Tiểu Tuệ sáng ngời: “Ôi, đúng như ước nguyện rồi còn gì? Không phải Tiểu Khiết đi theo bọn họ thì sẽ ăn ít cơm của chúng ta lại à? Giúp chúng ta nuôi con gái miễn phí, ai mà không muốn chứ?”
Nguyễn Trường Quý nói: “Bà đồng ý thì để nó theo ông bà nội là được.”
Tôn Tiểu Tuệ cười nói: “Đương nhiên đồng ý, đứa trẻ Tiểu Khiết này đúng là hiểu chuyện, biết tiết kiệm lương thực cho chúng ta. Nó ăn của ông bà nội, nhưng bình thường vẫn làm việc cho chúng ta, đúng là chuyện tốt. Vài năm nữa lập gia đình, chúng lại dễ dàng nhận được một phần sính lễ.”
Nói xong, bà ta nghĩ đến Nguyễn Khê, lại nói: “Nghe nói anh cả ông bên kia muốn đón tiểu Khê qua, nhưng nó lớn như vậy rồi, đón qua làm gì chứ? Ở nhà tùy tiện nói chuyện cưới xin rồi gả ra ngoài không tốt à? Ôi, chẳng lẽ muốn nó qua đó để giới thiệu cho con trai nhà cán bộ ư? Con nhóc quê mùa tiểu Khê này lớn lên ở nông thôn, người ta có để ý không?”
Nguyễn Trường Quý hiểu được ý của bà ta, tiếp lời: “Cho dù không đi qua, e là sính lễ cưới hỏi của tiểu Khê cũng không đến được tay chúng ta đâu. Nó được mẹ nuôi lớn, việc này bà không làm chủ được.”
Tôn Tiểu Tuệ nói: “Mọi chuyện đều do người. Từ nhỏ nó đã lớn lên trong nhà, cha mẹ nó không có ở đây, chúng ta làm chú thím, thì cũng là một nửa cha mẹ của nó, dựa vào đâu mà không thể làm chủ cho nó? Nhưng nó muốn đi quân khu, đây chỉ là lời nói suông.”
Nói xong, bà ta kéo lại chủ đề: “Tôi làm chủ cho Tiểu Khiết là được.”
Nguyễn Khê học tay nghề với ông thợ may một ngày, cuối cùng bản lĩnh vừa nhìn đã biết vẫn khiến ông thợ may mở to mắt. Đến gần tối, trước khi đi, xưng hô của ông ấy với Nguyễn Khê đã chuyển từ ‘vua trâu bò’ thành ‘thông minh tuyệt đỉnh’.
Thông Minh Tuyệt Đỉnh đeo cặp sách lên người, nói với ông thợ may: “Thầy, con đã học và ghi nhớ tất cả những gì thầy dạy hôm nay, cái cần sửa cũng sửa rồi. Vậy con về trước ạ, mai con lại đến.”
Nói xong, cô ôm con mèo vàng lớn bên chân lên, lùa vào ngực vuốt mấy cái.
Ông thợ may không tiễn cô, chỉ bảo: “Đi đi.”
Nguyễn Khê vuốt mèo xong thấy thỏa mãn, đeo cặp sách xoay người rời khỏi tiệm may.
Cô đi dọc theo đường núi về nhà. Lúc đi được hơn nửa lộ trình, chợt cô thấy một đám trẻ nam đang đánh nhau trên sườn núi cách đó không xa. Tại vùng núi hoang vu, nghèo khổ này, không có cơ sở học hành gì, đám con trai kết bạn đánh nhau cũng không phải chuyện hiếm lạ.
Hôm nay cậu đánh tôi, mai tôi đánh lại cậu, hoặc là hẹn kéo bè kéo phái đánh cùng. Tất cả đều là chuyện thường xảy ra.
Nguyễn Khê không định để ý nhiều hơn, nhưng cô đột nhiên cảm thấy một đứa bé trai đang bị đánh trong đó có hơi quen mắt. Để xác nhận, cô dừng bước, nhìn kỹ một hồi, sau đó vội vã lớn tiếng la một câu: “Này, mấy đứa đang làm gì đấy!”
Nghe thấy tiếng la, vài đứa bé trai đánh người quay đầu lại nhìn, không hề lên tiếng trả lời cô, rồi chúng quay lại tiếp tục động tay động chân. Nào là đập một cái lên đầu đứa kia, rồi lấy chân đạp mạnh lên người đứa đó, ra tay không hề nể tình.
Nguyễn Khê nhìn mà cạn lời không can được, bèn hít một hơi, xông lên lôi một đứa bé trai trong đó ra ngoài.
Họ đều ở chung một đại đội, tất nhiên đều quen biết lẫn nhau.
Mấy đứa bé đều biết Nguyễn Khê là cháu gái bí thư đại đội, hơn nữa chú năm Nguyễn Trường Sinh của cô lại là một người đánh nhau cực kỳ giỏi, chuyên lăn lộn ở núi Phượng Minh, nên chúng cũng không dám làm gì cô, càng không ra tay với cô.
Nguyễn Khê kéo hết mấy đứa bé trai đánh người ta, hơi nhíu mày lại, hỏi: “Mấy đứa làm gì vậy?”