Năm đầu tiên sau khi tôi mất, Trần Kiến Dương hai mươi mốt tuổi, được chẩn đoán đã mắc bệnh trầm cảm.
Anh thôi học.
Suốt ngày suốt đêm chỉ ở trong phòng của mình.
Tôi trông thấy anh vẽ một bức tranh rồi lại một bức khác.
Cọ và màu vẽ vương vãi khắp nơi, những lọ thuốc cũng bị lẫn lộn trong đó, mà phủ đầy màu vẽ rực rỡ.
Anh đang vẽ gì thế nhỉ?
Anh vẽ một Phương Viên Viên năm sáu tuổi, kẹp một chiếc cặp tóc nhỏ và ôm một con búp bê.
Anh vẽ một Phương Viên Viên năm bảy tuổi, đeo cặp sách vào ngày đầu tiên đi học tiểu học.
Anh vẽ một Phương Viên Viên năm tám tuổi, ngồi trên xe đạp đang khóc thét lên vì không học được cách đạp xe.
Anh vẽ một Phương Viên Viên chín tuổi, ngồi dưới ánh đèn đang chăm chú vẽ tranh.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười tuổi, ngồi trước đàn piano, đang bối rối vì lần đầu được chạm vào nó.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười một tuổi, tay đang cầm một chiếc bánh gato và đội một chiếc mũ sinh nhật.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười hai tuổi, đang ngồi trên bệ cửa sổ quay qua phòng của Trần Kiến Dương làm trò hề.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười ba tuổi, đang chống cằm thẫn thờ nhìn xa xăm.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười bốn tuổi, khi ở nhà Trần Kiến Dương làm bài tập thì gục đầu ngủ gà ngủ gật.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười lăm tuổi, đang cầm máy ảnh để chụp Trần Kiến Dương.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười sáu tuổi, nửa đêm bật đèn rồi làm bài tập hè.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười bảy tuổi, cùng Trần Kiến Dương đi sở thú đang cầm lá cây cho hươu cao cổ ăn.
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười tám tuổi, mặc một chiếc váy tinh xảo rồi trang điểm xinh xắn—— để tham gia lễ trưởng thành. ( truyện trên app tyt )
Anh vẽ một Phương Viên Viên mười chín tuổi, sau kỳ thi đại học cùng Trần Kiến Dương đi du lịch ở Hải Thành, và nhặt vỏ sò trên bãi biển.
Trần Kiến Dương nói rằng, cọ vẽ của anh sinh ra là để vẽ cho tôi.
Nhưng chàng họa sĩ này của tôi không thể vẽ được nữa rồi.
Anh chẳng thể vẽ được Phương Viên Viên năm hai mươi tuổi.
Không biết bao nhiêu bức tranh chất đống ở một góc phòng, Trần Kiến Dương nhìn chằm chằm vào tờ giấy trắng, nhưng cũng không thể vẽ được một nét nào.
Cuối cùng trên phông vẽ được bôi lên những mảng màu đậm nhạt.
Tôi tiến lại gần, muốn xem đó là thứ gì.
Là màu xám, chính là nước mắt của Trần Kiến Dương.
Tôi bảo rằng:
- Đừng khóc nữa, Trần Kiến Dương!
Thế nhưng anh không thể nghe thấy.
Tôi muốn giúp anh nhặt những cây cọ vẽ vương vãi trên đất, nhưng chẳng thể cầm nổi một cái, đành bất lực bỏ cuộc.
Tôi lại bay lơ lửng trước mặt Trần Kiến Dương, giống như trước kia, làm mặt hề để trêu cho anh vui.
Nhưng ánh mắt anh trống rỗng, những nỗi buồn ấy cũng khắc sâu thành một lỗ hổng trong lòng tôi.
Hàng ngày tôi vẫn bay lơ lửng bên cạnh anh, nhìn anh lặp đi lặp lại cuộc sống như một cái máy, nhưng điều bất ngờ đã xảy ra.
Trần Kiến Dương đã cắt cổ tay mình, vào chính ngày sinh nhật của anh.
Khi mẹ anh mang bánh gato đến cho anh, nhưng gõ cửa rất lâu vẫn không thấy mở bà ấy liền tự mình mở cửa, thì phát hiện ra Trần Kiến Dương đã tự cắt cổ tay mình.
Bánh gato bị vứt một cách tùy ý, còn người thì được đưa đến bệnh viện.
Vì cứu kịp thời nên Trần Kiến Dương không chết.
Mẹ của Trần Kiến Dương đã khóc và bảo với anh rằng:
- Viên Viên chắc chắn không muốn thấy con như thế này đâu, nghe lời mẹ, đừng làm điều dại dột nữa có được không??
Trần Kiến Dương thẩn thơ mà gật đầu.
Sau đó thì Trần Kiến Dương thật sự không còn làm những điều dại dột nữa.
Nghĩ lại thì tôi vẫn thấy sợ —— nếu hôm đó mẹ anh không vào, có lẽ chúng tôi đã trở thành một đôi uyên ương rồi.
Không còn nghi ngờ gì nữa, anh rất yêu tôi.
Nhưng đây là lần đầu tiên, hơn bao giờ hết tôi không muốn Trần Kiến Dương yêu mình.
Nếu anh không yêu tôi, thì có thể tiếp tục sống tốt hơn rồi.