Đoàn lô tô

Chùa Linh Tâm


3 tuần

trướctiếp

Qua khỏi con Kênh Tắc chất chứa bao nhiêu là nổi nhớ cùng những nổi buồn thì chúng tôi đến chợ Ba Đình thuộc Bạc Liêu. Chạy qua khu chợ chúng tôi tiến thẳng vào con kênh xáng cụt ngắn hướng về xã Vĩnh Thắng nằm phía đầu kia kênh xáng, phía cuối con kênh có hai ngã rẽ, một là rẽ phải về thành phố Cần Thơ còn rẽ trái thì về huyện Gò Quao cũng thuộc Kiêng Giang, và chúng tôi chọn rẽ trái, chúng tôi bỏ qua huyện Gò Quao rồi qua luôn rất nhiều những xã khác mà vẫn chưa tìm được chỗ đậu. Lý do mà chúng tôi bỏ qua các xã đi từ Vĩnh Thuận đến mà vẫn chưa chọn được địa điểm thì có rất nhiều những lý do mà chúng tôi không thể đáp ứng được như là không có đất cho chúng tôi dựng rạp, hay uỷ ban xã không cho phép hoặc giả là đụng độ với những đoàn lô tô khác, còn một lý do đáng buồn hơn là bị người ta đuổi. Trời lúc này đã tối ôm rồi, bác Lương phải dùng đến đèn pha để soi sáng lối đi, tôi ngồi trước mũi tàu cùng với chị Xốp chuyện trò, những cơn gió xe xe lạnh cứ tạt vào mắt tôi làm tôi buồn ngủ quá, vậy là tôi quyết định chui xuống hầm mũi ngay chỗ tôi ngồi để ngủ trước mặc cho con tàu cứ chạy rồi ngày mai tôi sẻ thức dậy ở một xã nào đó.

Tôi tờ mờ thức dậy sau một đêm dài, không còn tiếng máy ồn ào, không còn chị Xốp nằm bên cạnh và con tàu cũng không còn run nữa. Tôi nghe những tiếng nói phát ra từ bên ngoài, chắc là chúng tôi đã đến một xã nào đó rồi, tôi bước lên theo các bậc cầu thang rồi cảnh vật trên bờ hiện ra trước mắt tôi. Mọi thứ không như những gì tôi nghĩ, không có những ngôi nhà chi chít nhau, không có chợ, không có nhiều người mà chỉ có những ngồi nhà nằm thưa thớt nhau và một ngôi chùa ngay phía trên chỗ con tàu của chúng tôi đậu, những tiếng nói mà tôi nghe ban nãy là tiếng nói chuyện giữa chú Thật cùng cô Loan và cô Thuý với một thầy tu.

Thấy chị Xốp ngồi chỗ mũi tàu ăn mì cùng bác Lương, chú Bạc và anh Vương, tôi bèn hỏi.

  • Đây là đâu hả chị? 

Chị Xốp quay lại nhìn tôi khi vẫn chưa kéo hết đũa mì, rồi chị hút lên một cái rộp nói.

  • À, chỉ là một ngôi làng thôi.
  • Ta sẻ dựng rạp ở đây ạ?
  • Không, chú Thật con định sẻ tạo ra chiếc xe kéo ở đây trước khi đến xã tiếp theo ấy mà, nhìn thấy cái cây ngã kia không?

Bác Lương nói rồi lách cái thân thể to bự của chú sang một bên để tôi thấy cái thứ mà chú vừa nói. Tôi thấy rồi, đó là một cây bạch đằng đang nằm sải dài trên nền đất.

  • Chú Thật đang thương lượng với sư thầy để xin lấy cây đó làm gỗ đống xe đấy.

Anh Vương bảo.

  • Ra vậy.

Tôi đáp.

  • Thôi ra sau đánh răng xúc miệng đi rồi ăn mì, chị Xốp nấu cho.

Chú Bạc nói.

Lúc này chú Thật cùng hai cô mới tiến lại chỗ chúng tôi.

  • Sao rồi hả cô?

Chị Xốp hỏi.

  • Thầy nói nếu vậy thì tốt, vừa giúp được chúng ta mà còn thoáng được đường nên là cứ tự nhiên mà lấy dùng.

Cô Thuý trả lời.

  • Hay quá nhỉ.
  • Chú Bạc ăn xong thì cùng tôi cưa cấy nhé, phải xong thật sớm để còn đi nữa.

Chú Thật nói.

  • Xong rồi đây.

Chú Bạc nói rồi đưa tô mì lên miệng húp cái rộp.

Tôi sau khi dùng xong bửa sáng cũng chạy lên bờ xem các anh các chú làm việc còn hai cô thì ngồi ở trên cabin ngó xuống. Thứ đầu tiên đập vào mắt tôi khi đặt chân lên bờ là một con đường lát gạch được kéo dài vào trong những cây bồ đề trồng ở hai bên, nằm trên con đường là một cánh cổng bắt ngang có dòng chữ ghi "Chùa Linh Tâm", và cái điều thu hút mắt tôi nhất chính là hình ảnh các tiểu tăng đang quét lá bồ đề chỗ khoản sân trống cặp con đường ấy. Tôi đếm sơ lượt cũng đâu đó được gần 20 tiểu tăng ở mọi độ tuổi, 3 tuổi có, 4 tuổi có, 7 tuổi có, 10 tuổi cũng có, ngay cả những em bé được bồng trên tay các vị sư huynh cũng có luôn, người quét, người hốt, người đem đi đổ xuống mé sông, tất cả đều được phân chia rất rõ ràng dưới sự giám sát của sư phụ.

  • Oa mọi người ơi lại xem cái này nè, hay lắm.

Tôi bước về phía mấy anh mấy chú được vài bước thì nghe có tiếng kêu the the phát ra từ đằng sau tôi. Tôi quay lại thì thấy một tiểu tăng tay cầm sọt rác và đang mắt ngó vào trong ô cửa tàu của chúng tôi, bé đó chắc khoản chừng 3 tuổi. Nghe tiếng kêu đó tất cả các tiểu tăng khác cũng chạy lại xem là có chuyện gì, tôi thì cũng muốn biết nó nhìn thấy gì mà kêu toáng lên như vậy.

  • Mấy huynh coi nó là gì?

Tiểu tăng quắn quýt chỉ tay vào bên trong những vật dụng trong tàu, chắc cậu ấy đang ám chỉ con lừa con ngựa của trò đu quay rồi tôi cũng giải thích cho cậu hiểu.

  • Trò đu quay là sao ạ?

Cậu hỏi tôi một cách ngây thơ làm tôi cũng phải ngớ người ra.

  • Em không biết trò này sao? Em sẻ cưỡi lên nó rồi xoay vòng tròn như vầy nè.

Tôi vừa nói vừa diễn tả cho cậu hiểu lúc này sư phụ của tụi nhỏ mới tới.

  • Tiểu Bị chỉ mới 3 tuổi rưỡi nên nó chưa có diệp thấy hay được chơi mấy trò này, mà hầu hết mấy đứa nhỏ ở đây chưa được chơi qua, nên có nhiều đứa không biết.

Thầy giải thích.

  • Vậy tụi nhỏ đều không cha không mẹ hả thầy?

Cô Loan khi này mới thả một câu hỏi từ trên cabin tàu.

  • Ai sinh ra trên đời thì cũng có cha cả mẹ cả thôi cô à, chỉ là họ có nhận nó và nuôi tụi nó hay không thôi. Có mấy đứa trẻ trong đây có cha mẹ tuổi còn rất trẻ, nhiều khi 17-18 tuổi đã có tụi nhỏ rồi, xong không nuôi được thì đem hết lên chùa.

Sư phụ nói xong tôi liền đảo ánh mắt sang cô Loan thì thấy cô có chút suy tư, rồi cô bảo.

  • Vậy mấy đứa có muốn xuống gần để xem chúng không?

Cô nhìn những tiểu tăng và hỏi.

  • Được hả cô?

Tiểu Bị hỏi.

  • Ờ, được chứ.

Cô đáp lại rồi cả đám thay phiên nhau cám ơn rối rít, hết bé này hết bé khác xuống tàu rồi mân mê sờ mó mấy con vật, thậm chí còn leo lên chúng cưỡi nữa, nhìn trông thật đáng yêu và buồn cười.

Còn về phía của mấy anh mấy chú thì đã cưa cái cây ra thành nhiều khúc rồi và hiện tại đang xã ván.

  • Mấy đứa vào trong thôi, đến giờ tưới vườn rồi.

Sư thầy đứng đằng sau hô to, rồi cả đoàn tiểu tăng đồng loạt rời khỏi tàu, tưới vườn sao? Ít nhất thì chứng kiến cảnh đó sẻ đỡ chán hơn nhìn mấy ông chú ngồi cưa cây nhiều, hơn nữa tôi cũng muốn được vào tham quan xem bên trong ngôi chùa thế nào, vậy là tôi đi theo đám trẻ, tôi có vẩy tay về phía chị Xốp để rũ chị cùng nhập hội.

Tôi cùng chị Xốp đi theo đám trẻ vào trong. Hai bên con đường là một tá những cây xanh to, nhìn vào cây đa mà tôi thấy thật hãi hùng vì kích thước to lớn của nó chiếm trọn cả một khu lớn trong vườn làm lảnh thổ riêng cho mình, cái thân cây chắc phải 9-10 người lớn mới ôm trọn hết được, những sợi dây to nhỏ rủ xuống đất từ trên những cành cây tủa ra trông như một ông già với bộ râu dài luộm thuộm, rồi cả những cây bách y như những cây thông noel trong dịp lễ giáng sinh, cây bồ đề trồng rất nhiều từ hai bên đường đi dẫn dài vào trong. Lúc nhỏ tôi có nghe kể rằng đức phật khi xưa đã ngồi thuyền dưới cây bồ đề này mà đắc đạo thành phật, vậy nên mỗi lần nghe người ta nhắc đến cây bồ đề hay trông thấy nó là tôi lại nhớ về câu chuyện đó và cây ấy mang đến cho tôi một cảm giác gì đó rất linh thiêng. Đi hết con đường thì ngôi chùa cũng hiện ra trước mắt tôi, bên ngoài sân có một hồ sen nhỏ, giữa hồ có một ngôi miếu thờ tượng phật bà quan âm, nhìn thẳng vào bên trong nơi những cánh cửa mở toạc ra có thể thấy được đức phật đang toạ lạc tại nơi đại sảnh phía sau bát hương đang toả lên những làng khói trắng.

Đoàn tiểu tăng rẻ trái theo sự dẫn dắt của sự phụ rồi khuất bóng mất sau cái bức vách, tôi và chị Xốp vì mãi mê ngắm nhìn khung cảnh nơi chính điện mà bị bỏ lại phía sau, rồi tôi và chị cũng đi về phía cái bức vách nơi mà đoàn tiểu tăng đã biến mất cho kịp đoàn và họ lại hiện ra trước mắt chúng tôi, họ xếp thành một hàng dài và tay mỗi người cầm một xô nước mà ở đầu hàng là một cây nước, ở đó có một sư huynh đang hì hục bơm nước từ cây lên cho các tiểu tăng, rồi các tiểu tăng đó xách xô nước đi vào cánh cửa của gian nhà dài nằm phía sau ngôi chùa.

Tôi và chị đi theo những tiểu tăng vào trong gian nhà đó đi ra phía sau hậu viên, vào đây tôi mới biết được nơi này là nhà bếp và cũng là nơi ngủ của các tăng sư bởi có hai hàng những chiếc giường nối nhau đến hơn hai mươi chiếc, bước qua một cánh cửa nữa là tiến thẳng ra hậu viên và chúng tôi chứng kiến được các tiểu tăng đang đua nhau tưới tươm cho các loài rau củ trồng khắp hết cả khu vườn, nào là cải, cà chua, khoai mì, khoai lang, cà rót, hành tây, hành lá, xã...

  • Cho anh tưới với.

Tôi đến và nói với một tiểu tăng và cậu ấy vui vẻ nhường lại cái ráo nước cho tôi.

  • Cho chị làm nữa với.

Chị Xốp cũng muốn rốp vui.

Các tiểu tăng cứ ra ra vào vào nơi cánh cửa ấy để lấy nước mà hầu như chẳng có một chút mệt nhọc nào xuất hiện trên gương mặt họ, thậm chí là còn rất vui nữa, không hề có bất kì sự lo toan nào như những lúc mà đoàn tôi gặp khó khăn và tôi ước gì chúng tôi cũng được hưởng một phần sự ung dung lạc quan đó.

  • Tiểu Bị đâu rồi mấy đứa?

Vị sư phụ hỏi, Tiểu Bị? Hình như là tiểu tăng 3 tuổi đã rất ngỡ ngàng khi gặp những con vật dưới tàu chúng tôi, đúng thật là bé đó không có ở đây.

  • Hình như đệ ấy còn dưới tàu đó thầy.

Một tiểu tăng cao cao đứng dậy phát biểu.

  • Sao nó lại không lên nhỉ, xuống đó kêu lên cho thầy.
  • Dạ.
  • Không cần gọi đâu.

Tiểu tăng cao cao vừa định nhấc bước đi thì bổng bị khựng lại bởi tiếng của cô Loan, cô bồng Tiểu Bị trên tay rồi thả xuống, đứa nhỏ chạy nhanh lại chỗ sư phụ nó rồi được ông bồng lên, cậu nói một cách lanh lợi.

  • Sư phụ ơi sư phụ, cô Loan nói sẻ đem mấy con vật đó ở lại đây chơi một ngày đó sư phụ.
  • Chơi à?
  • Không những mấy con vật mà còn có mấy chiếc xe rồi ngôi nhà hơi nữa.

Lúc này các tiểu tăng tập hợp xúm trùm lại một chỗ, sư phụ nhìn về phía cô Loan rồi bảo.

  • Là sao vậy cô?
  • Tôi thấy thằng bé ham với mấy trò này lắm, vậy nên tôi mới hứa với nó là sẻ đêm mấy trò đó lên đây cho tụi nhỏ chơi một ngày.
  • Có phiền cô không? Cô còn phải lo cho cuộc sống của đoàn nữa mà.
  • Không sao đâu, hiếm khi mới có mấy đứa trẻ tỏ ra hứng thú với mấy trò này của chúng tôi, nhưng chúng tôi chỉ ở lại một ngày thôi.

Cô Loan vừa dứt xong câu, các tiểu tăng đồng loạt nhảy cẩn lên một cách vui sướng.

Chúng tôi dùng bửa trưa ở trên tàu với một số rau củ được chùa tặng như một món quà mà các thầy dùng để đáp lại cái sự hào phóng của cô Loan, trong bửa ăn cô nói.

  • Thế cái xe thế nào rồi?
  • Chúng em đẽo rọt hết mọi thứ rồi chị ạ, giờ ăn xong chỉ việc lên đống lại là xong ngay rồi chúng ta đi luôn.

Chú Thật đáp.

  • Không vội đâu, tôi muốn thử độ hiệu quả của cái xe mà các anh đống thế nào.
  • Thế nào hả chị?

Chú Bạc hỏi.

  • Thì thử đặt một số thứ lên đó xem nó có hoạt động tốt không chứ sao?

Nghe xong mọi người đều ngơ ra khi không hiểu được ý trong lời nói của cô Loan, chỉ ngoại trừ tôi, chị Xốp và cô Thuý. Khi tôi vừa định mở lời để giải thích cho các chú thì chị Xốp vội cướp lời tôi.

  • Thật ra ý cô Loan là muốn chúng ta dựng rạp từ thiện ở đây cho các tiểu tăng vui chơi thoả thích một ngày ấy ạ.
  • À ra vậy.

Chú Thật ồ lên bảo.

  • Vậy thôi cũng được, xem như đáp lại cây bạch đằng cùng với thúng rau củ mà mấy thầy tặng ta vậy.

Chú Bạc nói thêm.

Dùng xong bửa trưa tôi lên bờ cùng các chú để xem họ làm nốt phần việc cuối cùng và rồi chiếc xe kéo cũng chính thức được ra đời vào khoản hai giờ chiều. Chiếc xe có bề dài chừng 1,5 mét bề ngang nữa mét, chiều cao tính từ mặt đất lên mặt ván gỗ chỉ đâu đó tầm 30cm, không quá cao, phía đầu chiếc xe có một tay cầm có thể gập lên gập xuống nó tựa như những chiếc xe kéo nhỏ để kéo hành lý ở sân bay vậy, nhìn rất nhỏ gọn và chắc chắn sẻ không chiếm nhiều không gian trên tàu. Và chúng tôi cũng mang nó thử nghiệm ngay sau đó bằng việc đặt con vịt của trò đu quay lên rồi di chuyển, bánh xe di chuyển rất trơn chu và không hề có dấu hiệu lệch bánh, rồi chúng tôi chất nhiều đồ thêm để thử nghiệm khả năng chịu tải của nó, kỉ lục mà chiếc xe có thể tải đó là hai con vật của trò đu quay, cái động cơ của trò đu quay trước đây đã làm khó chúng tôi thì nay chúng tôi lại rất dễ dàng di chuyển nó mà không gặp vấn đề gì, nếu như có khó thì đó là mang nó từ dưới tàu lên bờ thôi, nhưng có một điều may mắn đó là người dân trong khu vực đó cũng phụ chúng tôi một tay ở công đoạn mang lên, nên là vào cuối buổi chiều chúng tôi đã thành công mang tất cả các trò chơi thiếu nhi lên bờ và ngày mai chúng tôi sẻ ráp chúng lại, vì giờ cũng tối rồi.

Hôm sau, chúng tôi lắp ráp các trò chơi, đoàn tiểu tăng và cả lũ trẻ trong khu vực đều quay quanh chúng tôi nhìn một cách trầm trồ, tụi nó cứ chạy loanh quanh không biết mệt, có đứa thậm chí không chờ nổi mà phóng luôn lên con ngựa mà phi khi chưa được treo lên, nhìn thấy sự háo hức của chúng nó làm chúng tôi không nỡ nghỉ tay mà phải làm thật nhanh. Rồi chúng tôi cũng hoàn thành mọi thứ vào khoản giữa trưa, nhưng khi này thì nắng quá, trời còn đang rất là ôi bức nữa, nếu cho chơi bây giờ thì thật không tốt cho sức khoẻ lũ trẻ tí nào, vậy là chúng tôi đợi cho đến khi trời dịu đi, những đứa trẻ cứ nôn nóng đến hỏi xem là khi nào tụi nó mới được chơi nhưng chỉ nhận đúng một câu trả lời từ cô Loan "chờ trời mát đi mấy đứa".

Và rồi mặt trời cũng bắt đầu xuống thấp làm đỗ bóng những cây bồ đề xuống hết cả khoản sân, ngay khi vừa mát trời là lũ trẻ lại ồ ra từ trong con đường dẫn vào chùa ngay như thể là chúng chờ giây phút này từ rất lâu rồi vậy.

Chúng tôi bắt đầu khởi động các thiết bị và cho máy bơm căn nhà hơi lên. Ở đây có rất nhiều những đứa trẻ, bọn chúng bàn với nhau rằng mỗi người sẻ chơi năm phút cho vòng đu quay và xe lữa sau đó là nhường chỗ lại cho các bạn khác, thậm chí tụi nó chẳng chịu nhường cho ai lượt chơi đầu mà phải oẳn tù tì với nhau.

Những đứa trẻ may mắn dành được xuất chơi bắt đầu nhảy ồ lên những con vật rồi bắt đầu phi, nhìn nụ cười trên môi chúng thật là xứng đáng cho những công sức mà chúng tôi bỏ ra.

Những nụ cười hiện lên khuôn mặt chúng thì lại biến mất trên khuôn mặt chúng tôi khi vòng quay chạy chưa được năm vòng thì gió bắt đầu nổi lên thổi bay đi những lá bồ đề, mây đen đang dần kéo đến che lấp hết bầu trời. Trời à, liệu cái điều mà tôi lo sợ nhất có xảy ra, một cơn mưa không chỉ cuốn đi bao công sức ngày hôm nay của chúng tôi đi mà còn cuốn theo cả những niềm vui và sự mong chờ được chơi của đám trẻ. Tôi chấp tay thầm cầu nguyện là trời sẻ không mưa như lần ở Tân Thuận hay các xã khác, tôi nghĩ là lời thỉnh cầu của tôi sẻ hiệu nghiệm hơn khi ở đây là một chốn linh thiên, ắt hẳn là phải linh nghiệm hơn so với những chỗ khác.

Nhưng lời thỉnh cầu của tôi đã không được đáp lại. Một cơn mưa đã ập đến, mấy đứa trẻ chạy rối rít vào chùa còn chúng tôi thì lấy bạc che lại những trò chơi để không bị ướt. Cơn mưa kéo dài đến nữa đêm vẫn chưa dứt, trong con tàu nhìn về phía cơn mưa, chúng tôi không ai nói với ai một lời nào vì chúng tôi có cùng chung một nổi buồn.

  • Vậy ngày mai chúng ta sẻ đi sao?

Chị Xốp hỏi và đó có lẻ là câu hỏi mà không ai trong chúng tôi muốn chấp nhận nhất, vì chúng tôi không muốn đi khi chưa hoàn thành cái nghĩa vụ mà mình đã hứa, nhưng cũng không thể ở lại nơi này quá lâu vì chúng tôi cần phải kiếm sống.

  • Thôi thì ở lại bửa sáng nữa đi.

Cô Thuý trả lời, có lẻ đó là câu trả lời mà mọi người đều hài lòng nhất lúc này, nhưng có vẻ ông trời lại một lần nữa không thương chúng tôi và những đứa trẻ, khi vừa rạng sáng là trời lại trút xuống một cơn mưa đến giữa trưa, đó không phải là một cơn mưa lớn kéo dài từ sáng đến trưa mà chỉ là những cơn mưa đứt đoạn chập chừng, cứ như ông trời đang trêu đùa chúng tôi vậy, cho chúng tôi hy vọng rồi lại lấy đi, và chúng tôi cũng ngậm ngùi mà quyết định tháo rạp. Những đứa trẻ nhìn chúng tôi dựng rạp với một ánh mắt và sự vui tươi như thế nào thì nay nó lại hoàn toàn ngược lại khi chúng nhìn chúng tôi tháo rời từng bộ phận ra.

  • Tiểu Bị đâu rồi?

Tôi nhìn một tiểu tăng rồi hỏi khi không thấy em bé đó đâu.

  • Đệ ấy buồn lắm, đệ ấy bây giờ đang làm nũng với sư phục trong chùa ấy, cũng vì đệ ấy muốn chơi quá mà không được.

Tôi nghe vậy liền cảm thấy chạnh lòng, rồi tôi quyết định đi vào trong chùa để gặp em. Vừa bước ra khỏi con đường là tôi đã thấy em ngồi trù ụ ở thềm bậc thang, tôi đến ngồi ngay cạnh bên em.

  • Tụi anh sẻ đi đó, em không ra tạm biệt sao?
  • Mọi người đi có lâu hông?

Nó hỏi tôi một cách ngây thơ làm tôi không biết phải trả lời nó sao giờ, rồi tôi choàng tay qua vai nó bảo.

  • Anh sẻ trở lại đây với đoàn vào một ngày không xa, lúc đó em sẻ được chơi thoả thích mọi trò chơi mà em muốn, vậy nên là không buồn nữa nha.

Nó nhìn tôi với cặp mắt long lanh rồi nụ cười dần dần hiện lên trên khuôn mặt hồn nhiên  của nó.

  • Anh hứa rồi đó, em sẻ chờ anh.
  • Ừ anh hứa, móc nghéo đi.

Nói rồi hai tôi móc nghéo nhau để lập một bản giao kèo dưới sự chứng kiến của đức phật.

Chúng tôi rời đi vào khoản 2 giờ chiều, những tiểu tăng và các sư thầy đứng đầy ấp bên bờ sông vẩy chào chúng tôi, rồi Tiểu Bì xuất hiện từ trong số đó, em chạy theo chúng tôi và thét lớn.

  • Tạm biệt mọi người, nhớ quay lại nhé, tạm biệt mọi người. 

Nhìn cảnh em chạy theo mà làm tôi xúc động đến không kiềm nổi lòng, mà không chỉ riêng tôi, ngay cả những người mạnh mẻ như chị Xốp, chú Bạc và chú Thật cũng dường như bật khóc vì tôi thấy được sự ẩm ướt trong khoé mắt họ.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp