Đoàn lô tô

Cái khổ của nghề


3 tuần

trướctiếp

Chúng tôi quyết định rời Minh Thuận sau hơn nữa tháng khi nhận thấy người ta đã chẳng còn mặn mà gì với cái đoàn hát này của chúng tôi nữa. Khi chúng tôi dựng rạp được lính của nhà anh Lam giúp đỡ thế nào thì khi tháo rạp đi cũng được người ta giúp lại y như vậy, cô Loan rất lấy làm ngại về điều đó nên đã chiêu đãi họ mỗi người một lý cà phê tự pha để cho phải đạo. Chúng tôi chào tạm biệt gia đình anh Lam rồi cho tàu quay lại vì đích đến kế tiếp của chúng tôi là xã Tân Thuận. Tàu chúng tôi tắc vào cái ngã rẽ mà chúng tôi đã đến, đi được một đoạn thì chúng tôi rẻ phải, xã Tuân Thuận cách Minh Thuận không xa nên chỉ vào khoản mắt trời vừa đứng bóng là chúng tôi đã có mặt tại Tân Thuận.

Cũng vì ở Minh Thuận làm ăn khấm khá hơn so với các xã khác nên cô chủ mới đặc cấp lần này cho mướn người để dựng rạp, vậy là chúng tôi đã có thêm một khoản thời gian thảnh thơi. Chúng tôi được như vậy thì cũng phải nên kể đến ơn của ba mẹ con kia vì đã giúp cho chúng tôi có một vỡ kịch hay để thu hút khán giả và nhờ đó chúng tôi cũng kiếm được một khoản kha khá từ cái đêm đó, còn về phần ba mẹ con sau đêm hôm đó thì tôi nghe đâu họ bị xử phạt đến 5 triệu đồng và còn phải đi nhặt rác toàn bộ khu xã đó nữa, đúng là đáng đời ba mẹ con.

Với sự nhanh nhẹn và sức vốc của những người đàn ông lành nghề chẳng mấy chốc họ  đã mang toàn bộ các trang thiết bị từ dưới tàu lên bờ, họ xong thì mặt trời cũng đã lặng xuống đằng sau những hàng cây thế nên họ đành phải dành cái phần lắp ráp cho ngày hôm sau.

Chúng tôi ngồi ăn tối trên nốc mui, bổng chú Thật lên tiếng.

  • Nhìn cái xe họ tiện quá nhỉ?

Câu nói đó làm tất cả chúng tôi phải quay về một hướng mà anh đang nhìn, nơi đó có những người thợ lắp ráp đang ngồi ăn uống nhậu nhẹt. Họ không về và họ quyết định ngủ ở đó cho đến khi trời sáng thì họ sẻ làm việc luôn đỡ phải tốn công chạy tới lui.

Nhìn vào những chiếc xe mà họ đã đi đến đây tôi không biết là chú đang ám chỉ chiếc nào và có vẻ như cô Loan cũng cảm thấy y như tôi vậy nên cô mới hỏi.

  • Xe nào?

Chú Thật chỉ tay về hướng đó rồi bảo.

  • Thì cái xe kéo đó đó, họ chỉ việc để mấy cái đồ nặng lên đó rồi kéo đi, nếu ta cũng có một chiếc thì cần gì nhờ đến họ nữa đúng không?

Nghe xong mọi người chỉ cười.

  • À, sao ta không làm như vậy nhỉ?

Chú Thật đập tay kêu lên một tiếng bẹp nói.

  • Làm sao?

Chú Bạc hỏi.

  • Thì tạo ra cái xe đó, chẳng lẻ mọi người quên nghề tôi là gì à? Thợ chế tác đấy.

Chú Thật vỗ ngực tự hào nói.

  • Nếu chị Loan muốn tôi sẻ tạo ra một cái xe như vậy nhưng gọn hơn, để khi nào đoàn ta cần thì có cái mà dùng. Như việc ở Minh Thuận đó, nếu có một cái xe kéo thì Vương đâu bị thương như vậy, đúng không?
  • Ừ, chuyện đó để tôi tính sau.

Sang ngày hôm sau. Những người thợ lắp ráp thức dậy từ rất sớm, tôi thức dậy thì chưa gì đã thấy họ dựng xong sân khấu và đang chỉnh chu với mấy cái rạp trò chơi rồi. Sau khi đoàn tôi đi ăn sáng cùng lúc mua mấy phần quà về để làm phần thưởng thì đã thấy họ bắt đầu đặt mấy con vật lên vòng quay, đúng là sức khoẻ cường tráng làm gì cũng giỏi làm gì cũng nhanh. Đến khoản xế chiều thì mọi thứ cũng đã được hoàn chỉnh, tôi và chị Xốp hai người lại cùng nhau đi thực hiện cái công tác như mọi lần mà chúng tôi vẫn thường làm đó là đi thông cáo cho mọi người biết là chúng tôi đã có mặt ở đây và mang đến cho mọi người một bửa tiệc nhỏ.

Trong khi chúng tôi đang vừa chạy vừa nhiều chuyện thưởng thức gió trời và khung cảnh xung quanh thì một loạt những hồi kèn phát ra từ phía sau xe chúng tôi, tôi chưa kịp quay lại nhìn thì một loạt những cơn gió lần lượt vượt lên chúng tôi.

  • Đua không mấy em yêu?

Một đám những thiếu niên ăn mặc khó coi chạy trên những con xe được binh lên những hình thù kì lạ cùng những kiểu tóc đủ màu, xuất hiện rồi biến mất vào một cái ngã rẻ để lại cho chúng tôi một làn bụi mịt mù.

  • Cái đám quỷ yêu.

Chị Xốp bực dộc nói.

Vẫn như mọi lần, trước khi buổi diễn được bắt đầu tôi cùng với cả đoàn phải làm một lễ nghi thức nho nhỏ được xem như là để cúng bái thổ công, trước là để diện kiến sau là cầu cho làm ăn suôn sẻ thời tiết thuận lợi bởi cái nghề này của chúng tôi cực kì là sợ mưa, vì mưa xuống một cái là chẳng làm ăn được gì mà còn phải lo dọn lại tất cả những thứ đã bày ra trước đó, thậm chí nếu xui xẻo hơn sẻ bị ướt và hỏng một vài thiết bị điện tử vì vậy cả đoàn tuyệt nhiên không ai được phép nhắc đến cái từ đó, nó được cho vào một trong những điều cấm kị của nghề, nhưng cúng thì chỉ cúng vậy thôi chứ còn cầu về phần có nhiều khách là nhiều chứ làm sao mà tránh được cái vận đó khi mà mùa mưa đã đến chứ.

Và may sao tối nay trời không đỗ mưa mặc dù ban chiều mây trời có chuyển nhẹ điều đó làm cho cả đoàn tôi lo sót vó nhưng có vẻ thổ công đã đáp lại lời thỉnh cầu của chúng tôi nên ông ấy mới cho một đêm tốt trời như vậy. Không có mưa và mọi người bắt đầu kéo đến, những bửa tiệc nhỏ cũng được chúng tôi bắt đầu, và rồi kiếp nạn của chúng tôi cũng đã kéo đến, cái đám trẻ trâu choi choi bận chiều cũng đến đây và chúng nó tham gia vào hầu hết mọi trò chơi mà chúng tôi bày ra. Nhưng nếu chơi một cái bình thường thì chẳng nói làm gì, đằng này bọn nó chơi cứ như là phá vậy, mấy con vật trên vòng đu quay bị chúng nó cưỡi rồi lắc lư mạnh đến nỗi mà người ta sợ nó sẻ sập xuống, điều này làm bác Lương phải nhắc nhở nhiều lần, rồi tụi nó chuyển sang nhà hơi, ôi thôi tôi có thể thấy rõ dường như là cái nhà hơi bị nghiêng hoàn toàn sang một bên điều này buộc bác Lương phải đuổi tất cả chúng xuống để nhường lại chỗ cho mấy em nhỏ khác, và điều này làm chúng nó chẳng vui vẻ gì, nó được viết rõ lên khuôn mặt bí xị của chúng nó.

Chương trình lô tô cũng được bắt đầu. Hai cô Thuý Loan mang trên mình một bộ đồ bà ba và tôi cũng ước gì một ngày nào đó mình cũng được mặc chúng và đứng trước công chúng để cho mọi người chiêm ngưỡng, nhưng chắc là tôi chẳng có cái gan ấy đâu.

Và như mọi lần, sau lời giới thiệu của cô Loan thì tôi và anh Vương chân nay đã khỏi đi xung quanh sân để phân phát vé, trước đây thì công việc này thuộc hoàn toàn về anh Vương nhưng từ chuyện ở Minh Thuận thì giờ nó được chia lại một nữa cho tôi.

Sau khi đi xung quanh sân và nhận ra đã chẳng còn ai có dấu hiệu gì muốn mua nữa và hai cô cũng bắt đầu quay số. Tôi lấy cho mình một chiếc ghế rồi lựa ra một chỗ để xem hai cô biểu diễn, nơi tôi ngồi xui sao lại cạnh mấy thằng ranh trẻ trâu kia.

Và lại một lần nữa bọn chúng lại dở ra cái trò quấy phá khi hai cô hát đến câu thứ tư thì một trong số chúng mới thốt lên.

  • Kêu gì mà chán vậy mấy bà già, hát nhiều lên coi, đã già xấu mà còn đi hát nữa.
  • Đúng đó.
  • Hát vậy thì nghỉ cho rồi.

Chúng nó kẻ tung người hứng rồi thi nhau cười một cách giòn giã, nhưng chúng tôi không thể làm gì được chúng nó vì chúng nó có mua vé, điều đó như một tấm khiên bảo vệ chúng trước sự giận dữ của chúng tôi. Tôi nhìn về phía hai cô thì họ vẫn tiếp tục công việc của mình, nhưng có vẻ sau sự cố đó nhiều người cũng cho rằng cái điều mà đám nhóc này nói là phải nên họ cũng hùa nhau bêu xấu hai cô.

Không khí bửa tiệc trở nên nặng nề hơn và đến hai vòng sau đã chẳng còn ai muốn mua vé nữa mà chỉ ngồi đó uống nước tám chuyện, hai cô trên sân khấu thấy vậy cũng lủi thủi đi vào bên trong cánh gà. Ngày đầu tiên kết thúc một cách buồn bả mà đáng ra nó phải thành công hơn so với những ngày sau, đáng buồn hơn vì ngày đầu đã thế này rồi thì còn mong gì đến những ngày sau sẻ có nhiều khán giả hơn, chắc là chúng tôi sẻ lại dọn đi sớm thôi.

Và mọi thứ đã thật sự diễn ra như những gì mà tôi nghĩ, cô Loan đã quyết định cho đoàn dọn đi sau ba ngày đến đây, một kỉ lục được lập nên có tên "nơi có thời gian ngắn nhất mà chúng tôi ở lại".

Chúng tôi hướng về huyện Vĩnh Thuận rồi cho tàu cập bến ở đó nhưng chúng tôi không dựng rạp vì như những gì cô Loan đã nói trước đó thì thường  những nơi lớn như quận huyện hoặc thành phố không có chỗ cho chúng tôi, sở dĩ mà chúng tôi dừng lại là vì ý kiến muốn tạo ra một chiếc xe kéo của chú Thật đã được cô Loan thông qua. Rồi chú Bạc và chú Thật đã cùng nhau lên chợ đi mua những chiếc bánh xe về, cô Loan đã bảo là hãy mua hẳn một chiếc xe nhưng chú Thật cứ khăn khăn là không chịu vì anh muốn tạo ra chiếc xe phải vừa đúng ý và thuận tiện cho mọi người, hơn nữa còn đỡ tốn tiền cho cô Loan. Chú Thật được xem như là thợ mộc của đoàn, từ việc những cái rạp hay sân khấu bị hư hỏng ở đâu thì chính tay chú đều tự sửa chúng mà chẳng phải tốn tiền nhờ đến thợ, cả việc chăm sóc con tàu cũng vậy, cũng một tay chú làm hết, có chú đi theo đúng là yên tâm cho những chuyến đi xa. Chú Bạc và chú Thật trở về với 4 cái bánh xe nhỏ rồi chúng tôi cũng cho tàu rời bến sau đó. Chúng tôi thả tàu trải dài trên kênh sông Trèm Trẹm, con sông này rộng hơn những con kênh hướng về các xã mà chúng tôi đã đi qua nhiều, những chiếc sà lan trăm tấn ngàn tấn cũng đậu rất nhiều ở đây, nếu đặt những chiếc sà lan cặp nhau thì phải mất đâu đó đến 8-9 chiếc thì mới lấp đầy được con sông này. Thả mãi thì chúng tôi cũng đến xã Phong Đông rồi trổ thẳng ra sông cái lớn, sông cái ngoài này rộng lắm, rộng rấp đôi kênh sông Trèm Trẹm, gió thổi cũng rất mạnh, những chuyến tàu cao tốc chở người từ Vĩnh Thuận về Cần Thơ cứ vượt lên trước mặt chúng tôi tạo ra những cơn sóng vô cùng uy dũng nếu lái tàu không khéo sẻ khiến tàu lấc lư dữ dội vì những cơn sóng đó, nhưng nhờ vào kinh nghiệm đi tàu thuyền nhiều năm nên bác Lương, bác biết rõ là mình sẻ xử thế thế nào trong những tình huống như vậy, bác đưa mũi tàu về hướng con sóng nhằm chẻ đôi nó ra, điều đó khiến tàu nảy lên rồi trùng xuống chứ chẳng lắc lư gì nhiều.

Chúng tôi ôm cua vào rạch ngã Ba Đình, chạy được một đoạn có một con kênh nằm bên tay trái được gọi là kênh Cây Da, chạy thêm một đoạn cũng có một con kênh như vậy và đó là con kênh Tắc hướng về xã Vĩnh Bĩnh Nam quê tôi. Khoảnh khắc này khiến tôi nhớ về cái lần đầu tiền tôi nghe nói về sự hiện diện của đoàn lô tô này qua những lời bàn luận của đám bạn lớp tôi, không biết giờ chúng nó thế nào rồi nữa, không còn tôi ở ngôi trường đó nữa chắc chúng nó vui lắm, mà cũng có khi buồn, buồn vì không còn ai cho chúng nó trêu chọc nữa. Nhớ về đám bạn tôi cũng cùng lúc mang theo nổi buồn nhớ nhà, tính ra từ lúc tôi rời khỏi nhà đến giờ cũng gần 3 tháng rồi, không biết ba mẹ tôi giờ thế nào, chắc là mẹ nhớ tôi lắm và tôi thì cũng rất nhớ bà, còn ba tôi nữa, không biết là ông có nhớ gì đến tôi không. Tôi cũng rất muốn gặp lại hai người nhưng giờ chưa phải lúc, vì tôi đã có một quyết định có thể sẻ thay đổi cả cuộc đời tôi sau lần ở Tân Thuận, tôi tự hứa rằng đến khi nào tôi thành công thì tôi mới trở về để cho ông bà thấy rằng tôi giỏi thế nào và tôi muốn thấy được ánh mắt tự hạo của họ. Tôi đã nung nấu cái ý định ấy từ lúc rời khỏi Tân Thuận và giờ tôi nghĩ đã đến lúc mình cần phải nói ra, vậy nói với ai? Hiển nhiên là cô Loan rồi, tôi thấy cô đang ngồi một mình ờ mũi tàu kia, không biết là đang suy nghĩ gì, nhưng tôi biết đây là thời điểm thích hợp để tôi nói với cô.

Tôi bước len lỗi qua những vật dụng đang trồng chất trồng rồi đến bên cô.

  • Cô làm gì đó?

Tôi nhìn cô từ phái sau rồi hỏi.

Cô quay lại nhìn tôi với vẻ đượm buồn.

  • Hóng mát ấy mà.
  • Cô đang buồn hả?
  • Không, cô có buồn đâu.
  • Con thấy cô buồn, cô buồn vì đoàn hát hả?

Cô nhìn tôi rồi thả một nụ cười nhẹ.

  • Con đúng là một đứa sống tình cảm, luôn nhận ra những vấn đề của người khác, đúng vậy, cô buồn vì đoàn hát này, cô sợ đến một ngày nào đó người ta sẻ quên đi chúng ta và sẻ không còn cái nghề này nữa.

Tôi bước lên các bật cầu thang rồi ngồi ngay bên cô và được nghe cô kể chuyện.

  • Con biết không? Cái nghề này khi xưa được người ta ưa chuộng lắm, bất cứ đứa trẻ nào mỗi khi nghe đoàn lô tô đến là háo hức đồi ba đồi mẹ dẫn đi cho bằng được. Nhưng bây giờ thời đại thay đổi rồi, người ta không mặn mà gì với mấy trò của hội chợ này nữa, những đứa trẻ giờ đây chỉ đam mê với mấy món đồ công nghệ cao thôi.

Cô dừng lại rồi ngã người nhìn lên bầu trời cao rồi nói tiếp.

  • Cô thật sự rất nhớ cái không khí ngày xưa đó, nếu cho cô một điều ước thì cô chỉ ước được một lần sống lại trong cái không khí đó. Nhưng có vẻ giờ đây cô đã hết thời rồi, cái nghề này cùng lắm chỉ cằm cự thêm ba bốn năm nữa thôi.

Nói xong cô cười một cách mỉa mai chua chát.

Nhìn cô tâm trạng như vậy khiến tôi cũng mạnh dạng hơn để nói ra cái điều mà tôi định nói.

  • Con sẻ giúp cô, con muốn làm một cô đào hát, con sẻ làm sống dậy cái nghề này, và con mong cô hãy cho con được làm và dạy con hát, nha cô.

Tôi nói xong cô liền nhìn tôi rồi cười một cách hiền từ.

  • Cô biết tấm lòng của con nhưng con còn nhỏ lắm.
  • Vào ngày 17 tháng 9 năm nay là con tròn 16 tuổi rồi, con không nhỏ đâu.

Tôi nhìn cô một cách cương nghị còn cô thì nhìn tôi một cách chiều mến rồi ôm tôi vào lòng, cô nói.

  • Con là một đứa trẻ ngoan, cô sẻ dạy con hát.

 


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp