Đoàn lô tô

Tôi tập bán vé


3 tuần

trướctiếp

Dưới sự giúp sức của anh Lam con của chủ đất cùng với những đôi chân nhanh nhẹn, những thân thể cường tráng, những đôi tay lực lưỡng của mấy chú bốc vác cho nhà anh khiến quá trình dựng rạp của chúng tôi tiến triển rất nhanh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng không hề thảnh thơi, ai cũng có phần việc của mình, người nhỏ sức yếu thì làm việc nhỏ người lớn thì làm việc lớn. Trong khi bác Lương và chú Thật phải chỉ đạo mọi người xem phải lấp ráp mọi thứ thế nào thì cô Loan và cô Thuý cùng nhau ra chợ để mua những phần quà về làm giải thưởng cho các trò chơi, chú Bạc hì hục chỉnh lại âm thanh và kết nối các thiết bị ở phía sau cánh gà, anh Tề người nhỏ nhắn hơn nên thường làm mấy công việc ở trên cao như bắt dây điện hay câu đèn, anh Vương do chân đang bị thương nên chỉ có thể ngồi dưới tàu mà in ấn mấy tờ giấy vò, còn về phần tôi và chị Xốp thì loay hoay với cái loa để thu âm sau đó là đi khắp nơi trên các nẻo đường để thông cáo với mọi người về việc tối mai đoàn chúng tôi sẻ mở hội.

Đến tối chúng tôi mở một bửa tiệc nhỏ trên mui tàu để ăn mừng về việc đã hoàn thành công việc trước dự tính hai ngày nếu chỉ với sức của chúng tôi. Chúng tôi có mời anh Lam và mấy chú bốc vác nhưng họ không tham gia vì có việc riêng.

Trong bửa tiệc tôi thấy rõ được sự buồn bả chất chứa trong đôi mắt của anh Vương trong tư thế ngồi dũi chân, tôi mới hỏi chớ:

  • Anh Vương sao vậy?

Trước khi trả lời tôi anh Vương đã kịp thở ra một hơi dài đầy sầu não.

  • Chân cẳng thế này thì ván vé làm sao đây!
  • Nó vẫn còn đau lắm hả em?

Cô Loan hỏi.

  • Đúng đó chị, đến giờ em còn chưa dám đặt chân xuống đi đây.
  • Rây ro quá nhỉ!

Anh Tề thêm vào.

  • Chắc phải dành phần việc này cho người khác thôi.

Anh Vương nói.

  • Ai?

Chị Xốp vừa hỏi xong câu đó thì tất cả mọi người đồng loạt quay về phía tôi.

  • Thạch hả?

Tôi hỏi.

  • Ngoài em ra thì chẳng còn ai đâu, vì ai cũng bận với công việc của mình hết, anh Tề thì phụ trách trò chuột bọ, chị Xốp thì trò phóng phi tiêu, chú Thật thì trò ném banh, bác Lương thì cả ba trò nhà hơi, đu quay và tàu lửa, chú Bạc thì phụ trách âm thanh, chỉ còn lại mỗi mình em là chưa có việc gì ngoài xếp bàn ghế.

Anh Vương giải thích cho tôi nghe một cách rõ rệt cặn kẻ không một kẻ hở nào để cho tôi có thể len lỗi qua, bình thường anh Vương rất vui vẻ nhưng khi nghiêm khắc lên làm tôi có chút sợ.

  • Có khó quá không hả anh?

Tôi lại hỏi.

  • Không khó lắm đâu em, chỉ việc cầm mấy sấp vé dò rồi mời chào khách thôi, khéo nói một chút là được.

Khéo nói một chút là được, nghe thì có vẻ dễ quá nhưng đối với tôi thì lại là cả một vấn đề vì đến ngay cả việc nói có khi tôi còn chẳng dám mở lời chứ nói gì đến việc khéo nói.

  • Em không nghĩ là mình không làm được, em sợ không bán được vé.

Tôi nói một cách thỏ thẻ.

  • Tự tin lên cháu.

Bác Lương lên tiếng động viên tôi.

  • Lần đầu thì ai cũng vậy mà, em không thể cứ mãi làm công việc xếp ghế mãi được, em phải tập giao tiếp và tương tác với khán giả chứ.

Chị Xốp vỗ vai tôi, tôi quay qua nhìn cô Loan thì chỉ thấy cô nở với tôi chỉ đúng một nụ cười như kiểu "hãy làm đi, đừng sợ".

Rồi tôi cũng gật đầu một cách gượng gạo.

Cả đêm hôm đó tôi dường như là không ngủ được cứ chập chờn trong cơn lo lắng khi cứ nghĩ đến ngày mai sẻ đến rồi tôi sẻ phải làm cái việc đáng sợ ấy, giao tiếp với khán giả một cách vui vẻ mà còn khiến họ mua vé nữa sao, ôi điều đó quả là một việc kinh khủng vì từ trước đến giờ tôi có hay làm cái việc này đâu, ngay cả đến việc giao tiếp với những người bạn, những người mà tôi quen biết tôi còn nói chưa đến ba câu thì tôi biết nói thế nào với những người xa xứ lạ thế này. Sao người ta không tự đến mua vé mà phải đi bán cho từng người thế này nhỉ, đúng là làm khó những người như tôi mà. Tôi cứ loay hoay mãi trong khi mọi người đã ngon giấc từ bao giờ, không gian bên trong con tàu giờ đây rộng rãi hẳn ra, anh Vương và anh Tề  đã có một chỗ ngủ thoải mái. Tôi bước lên mũi tàu rồi ngước mắt lên ngắm nhìn những vì sao trên bầu trời rồi suy nghĩ ra những câu chào mời khách thế nào để cho người ta mua ngay từ câu đầu tiên rồi tôi tập nói như vậy cho đến khi trời gần sáng.

Tôi thức dậy khi đã gần xế trưa và bên cạnh tôi là hộp cơm cho bửa sáng. Tôi không nghĩ là mình ngủ sâu đến vậy, nhưng cũng phải thôi vì đến gần rạng sáng tôi mới ngủ lại được mà, nhưng sao không ai đánh thức tôi dậy nhỉ, không biết là tôi có bỏ lở một sự kiện hay một thông cáo gì trong đoàn không. Tôi bước ra khỏi hầm thì chỉ thấy mọi người đang ngồi thành một hình tròn chơi bài, thông thường thì trước khi đến tối thì chúng tôi vẫn luôn như vậy, chúng tôi cứ như là động vật sống về đêm vậy, ban đêm săn mồi ban ngày thì trốn vào hang mà cái hang ấy của chúng tôi thì chính là con tàu này.

Và rồi đêm tối cũng đến. Chúng tôi bắt đầu ra khỏi hang và đi săn mồi, ý là kiếm tiền đấy, nhưng trái lại với vẻ háo hức của mọi người, tôi vẫn đang rất lo toan mặc dù tôi đã dành cả đêm qua để luyện tập cho cái đêm nay rồi. Những hàng quán bán đồ ăn vặt cũng đã có mặt đầy đủ, tiếng nhạc cũng bắt đầu được vang lên, ánh sáng từ những ngọn đèn được thấp lên phủ sáng cả một vùng và người chơi cũng bắt đầu thi nhau kéo đến. Cái không khí này thật quen thuộc, nhưng nó chỉ thường có vào những ngày đầu mỗi khi đoàn tôi đến, những ngày sau là khách bắt đầu vắng đi nhiều, kỉ lục số ngày mà khách đến tham gia hội chợ mà tôi ghi nhận thường chỉ giao động đâu đó từ khoản bốn đến năm ngày đầu tiên rồi chúng tôi lại bắt đầu cho nghỉ sau đó lại mở lại rồi đến khi người ta chán hẳn không còn muốn đến nữa là chúng tôi mới có cớ dời đi. Cái vòng tuần hoàn đó có lẻ nó sẻ mãi được lập đi lập lại như vậy, chắc là vì ít trò chơi quá nên người ta cảm thấy chán. Có lẻ người ta muốn nhiều hơn chứ không phải cứ loanh quanh với vài ba trò chơi con nít thế này ,với những đòi hỏi như vậy thì một đoàn nhỏ như chúng tôi không thể đáp ứng được, chỉ có những đoàn lớn mà thường thì những đoàn lô tô lớn người ta sẻ không hay đến những ngôi làng hay xã nhỏ ít người thế này.

Tuy đoàn này không mấy xa hoa và tráng lệ nhưng mọi người ai nấy cũng đều hoà mình hết mức vào không khí của hội chợ mà chúng tôi tạo ra. Trong khi tôi xếp ghế ra để chờ cho cô Loan và cô Thuý trang điểm xong thì tôi có để í tới sự có mặt của anh Lam và đúng như lời anh nói thì anh thật sự đã đến đây cùng với những người bạn của anh và họ đang chơi trò ném lon ở rạp của chú Thật kia, kế bên là rạp phóng phi tiêu của chị Xốp nhưng hiện tại vẫn chưa có ai còn chị thì cứ hướng mắt về mấy đứa trẻ đang chơi vòng đu quay và xe lửa bên phía bác Lương, nhìn vào ánh mắt đó của chị tôi biết rõ chị đang nghĩ gì và đang khao khát điều gì. Do chân bị đau nên nay anh Vương phụ trách trò nhà hơi của bác Lương, anh ấy cứ việc ở đó sau đó lấy tiền rồi để mặc cho mấy đứa trẻ thoả sức tung hoành trong nhà hơi, còn về phía anh Tề thì chắc là đông người nhất bởi người ta quay quanh anh đông lắm. Mãi đến một lúc sau thì cô Loan và cô Thuý cũng đã xuất hiện trên khấu và vẫn là với lời chào thân thuộc như bao ngày mà tôi nghe đã gần như thuộc lào lào.

Sau màn giới thiệu về giá vé của cô Loan thì tiếp theo là đến phần việc của tôi. Vai tôi mang cái túi sách chứa đầy những tờ vé dò và những tờ tiền lẻ rồi tiến về phía khán giả, tôi lấy hơi theo từng bước đi của mình tiến về phía những người đã ngồi bàn, vì đó là những người có khả năng mua vé của tôi cao nhất nếu không họ đã chẳng ngồi đây, rồi tôi cất tiếng.

  • Mua ủng hộ cháu nhé.

Nói xong tôi liền nhìn biểu hiện của họ.

  • Mua ủng hộ chúng em đi quý vị ơi, chơi nhỏ thưởng lớn quý vị ơi.

Tiếng bè theo của cô Thuý trên sân khấu như tiếp theo động lực cho vị khán giả cho tay vào túi để móc tiền ra, và tôi đã bán được 3 vé cho cái bàn đó, nhưng chắc là nhờ công của cô Thuý.

Tôi đi một vòng quanh sân và vẫn chỉ có mỗi một câu mời khách mà tôi nghĩ ra nhưng khi gặp khán giả có vẻ do dự giữa việc mua hay không thì tôi dùng ngay câu của cô Thuý vừa dùng, chỉ là có thay đổi chút chút do người dùng nó là tôi.

Tôi bán được 85/100 vé được in ra cho vòng đầu tiên. Tôi ra hiệu cho hai cô và rồi vòng quay số cũng đã được quay. Các câu hát và câu hò cũng được cất lên, và một người đàn ông đã dành được chiến thắng sau 7 lần gọi.

Vòng đầu tiền kết thúc, tôi háo hức chờ đợi đến vòng thứ hai cho nhanh để được đi bán vé vì cảm giác kiếm ra tiền từ việc mình rất sợ lại hay như vậy.

Tôi bước đến bàn của mấy anh trai trẻ trẻ vừa mới ngồi vào mà trước đó nó thuộc về một gia đình năm người, tôi nhớ không lầm thì hình như đó là bạn của an Lam nhưng lại không có anh ở đó. Tôi mới bước đến và bắt đầu mời vé họ, tôi cứ ngỡ họ chỉ mua vé thôi nhưng khi tôi vừa cất lên câu nói thì một trong số họ bảo.

  • Ê thằng nhỏ này giọng lạ nhở, y như con gái ấy.
  • Ừ coi chừng con gái thật đấy, tại theo đoàn lô tô mà.
  • Ha ha ha.
  • Có bạn trai chưa em?

Từng lời trong số họ cứ thốt ra liên toại như một khẩu súng liên thanh làm tôi không biết phải chống trội lại thế nào, nó không giết chết tôi nhưng đã lấy đi nụ cười và toàn bộ sự háo hức mà tôi đã có trước đó đi như nhuệ khí của một chiến binh xa trường, và có vẻ như tôi đã bị thương rồi, tôi cần được nghỉ ngơi để phục hồi lại,  có thể đối với họ đó chỉ đơn thuần là những lời nói vui một trò đùa thông thường  nhưng nó lại làm tôi cảm thấy ngại và xấu hổ quá. Tôi đứng đó chờ đợi họ lựa vé và chỉ mong họ sẻ chọn thật nhanh để tôi có thể rời khỏi họ và có thể lần sau tôi sẻ không quay lại bàn này nữa.

  • Thạch đó hả em?

Một giọng nói quen thuộc phát ra từ bên tai tôi, tôi quay qua nhìn thì thấy anh LAm đang một tay bưng hộp các viên chiên tay còn lại cầm mấy cái bọc treo mấy cái ly nước bước đến.

  • Ê mày quen nó hả?

Một người bạn trong số họ hỏi anh.

  • Ừ, em nó đi theo đoàn làm việc, tội lắm.

Anh trả lời rồi quay sang tôi bảo.

  • Mà sao buồn vậy, có chuyện gì hả em?

Anh Lam hỏi nhưng tôi không trả lời mà chỉ lắc đầu cho qua.

  • Ê hình như nó khóc thì phải.

Một anh khác bảo.

  • Thôi tụi anh nói giỡn đó, đừng buồn nha.

Một anh khác nói thêm.

  • Tụi mày nói gì vậy?

Anh Lam hỏi nhưng họ chỉ trả lời lại một cách ú ớ.

  • Không có gì đâu, tiền của em đây.

Tôi nhận lại tiền cùng mấy tờ giấy vò rồi rời khỏi đó luôn vì tôi không biết ở đó lâu thêm thì sẻ thế nào nữa, chắc là tôi sẻ khóc mất, cái sự ngại và xấu hổ đó làm tôi không dám đến mời họ mua vé vào những vòng sau nữa. Tôi cứ lơ họ đi như không thấy và có vẻ điều đó đã góp phần khiến số lượng vé dò mà tôi bán đi bị giảm đi đáng kể, và rồi hội chợ cũng đã kết thúc khi những người cuối cùng rời đi. Lúc này chỉ mới hơn 10 giờ tối, tôi một mình dọn mấy ghế lại rồi nhặt số rác mà khán giả đã bỏ lại, thật tình mà nói thì bây giờ tôi chỉ muốn xuống tàu rồi lăn đùng ra ngủ thôi chứ tôi mệt lắm rồi.

  • Em sao rồi? Ổn không?

Tôi quay quanh tìm kiếm giọng nói vừa khác ra thì đến từ anh Vương, anh đang đứng ngay đằng sau tôi với cây nạn được làm từ nhánh cây rừa mà bác Lương đã chặt ra làm cho anh.

  • Sao thế ạ?
  • Tối nay anh có quan sát em làm việc.

Tôi cúi mặt hỏi anh.

  • Anh thấy sao ạ?
  • Tại sao em lại không đến bàn của mấy chàng trai đó, không phải họ đã mua rất nhiều vé dò đó sao?

Tôi không ngờ là anh lại bắt gặp được cảnh đó, rồi tôi mới lên tiếng trả lời để hồng được anh hiểu cho, nghe xong anh thở dài rồi bảo.

  • Anh hiểu, vì anh cũng từng như em vậy thôi, cũng từng bị người ta trêu ghẹo rồi buồn bả, nhưng em có biết cái điều cấm kỵ nhất của cái nghề mà ta đang làm này là gì không?

Tôi nhìn anh và chờ đợi câu trả lời.

  • Đó là cho dù có bị người ta trêu ghẹo nói xấu châm chọc thế nào thì cũng phải cố cười rồi hoà vào trò đùa đó của họ. Nếu muốn buồn gì thì đợi khi một mình rồi buồn, nếu chúng ta tỏ ra thái độ trước mặt họ cho dù là buồn bả thì sẻ làm họ ngại và lần sau họ sẻ không đến nữa, đó là một điều không tốt vì cho dù họ có thế nào thì cũng là người trả tiền cho ta, việc mà ta cần làm đó là làm sao để họ sẻ quay lại vào lần sau và sau nữa.

Cố cười cho qua thậm chí là còn hùa với họ pha trò để trêu đùa chính bản thân mình sao, đấy là cái điều mà tôi chưa từng nghĩ là mình sẻ phải đối mặt, vì trước giờ tôi chỉ đáp lại những lời trêu ghẹo mình bằng sự im lặng thôi chứ nào có ngờ nay tôi lại cần phải diễn ra cái nét hài hước rồi cất giữ nổi đau vào bên trong mình chứ. Trước những lời giáo huấn của người đi trước như anh Vương làm tôi chỉ biết gật đầu vâng lời, đột nhiên anh lại lê cái chân đau đớn của anh đến bên tôi rồi nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng, anh nói.

  • Anh thật sự thương em lắm, anh đã thấy được sự cố gắng của em vào tối qua, em đã không ngủ mà dành cả đêm thức trắng để luyện tập cho đêm nay. Nhưng cái nghề của ta là vậy đó em à, cho dù có buồn có uất ức thế nào thì cũng không được để lộ ra ta cũng chỉ nên cất giữ rồi chia sẻ nó với đoàn thôi, biết chưa?
  • Dạ em biết rồi.

Tôi choàng tay ra sau ôm lấy cái eo phúng phính mỡ của anh rồi bật khóc.

Khán giả đến hội chợ đêm thứ hai ít hơn đêm hôm qua, nhưng trong số này có những người làm tôi đặc biệt chú ý đến, không phải bạn của anh Lam đang chơi trò phóng phi tiêu ở kia mà là ba mẹ con nhà bán quán cặp mé sông đã làm khó dễ anh Lam vài ngày trước đó. Tôi không biết họ đến đây với vẻ thiện chí vui chơi hay có ý trả thù gì với đoàn chúng tôi hay không, nhưng dẫu sao họ vẫn là khách còn chúng tôi là chủ nhà và việc chúng tôi cần làm là tiếp đãi họ thật chu đáo và hoà nhã.

Vẫn như ngày hôm qua tôi cầm sấp vé dò trên tay rồi đi xung quanh sân sau lời giới thiệu của hai cô, tôi đi đến bàn những người bạn của anh Lam rồi dùng vẻ ngoài vui vẻ mà anh Vương đã dạy cho như để chuộc lại sai lầm mà hôm qua tôi đã mắc phải.

  • Mua vé nhé các anh.
  • À ừ bán cho tụi anh 5 vé.
  • Cám ơn ạ.
  • Mà đừng giận tụi anh chuyện hôm qua nhé.
  • Có gì đâu ạ, các anh chỉ đùa thôi mà.

Nói xong tôi rời khỏi bàn họ với một tâm trạng nhẹ nhõm đi nhiều cứ như vừa tháo được tạ trên lưng xuống vậy, tôi đi đến những bàn tiếp theo để bán và chợt có một bàn tay giơ lên từ phía sau đám đông, tôi ngốc đầu dậy để nhìn thì đó là bàn của ba mẹ con kia đang ngồi phía ngoài cùng sát với con lộ.

Tôi đi đến theo sự ra hiệu của họ, người mẹ ngồi phía sau chiếc bàn còn hai đứa con thì ngồi hai bên.

  • Mọi người muốn mua vé ạ?
  • Cho tụi tao ba vé.

Người mẹ nói, giọng rất cộc cằn, điều đó chứng minh cho tôi thấy rằng bà vẫn còn đang ghim mối thù với chúng tôi.

  • Dạ của dì đây ạ.

Tôi móc ba tờ vé dò ra rồi đưa cho họ.

  • Tao muốn lựa.

Người con gái nói.

Đành vậy tôi cũng đưa cho cô sấp giấy trên tay để cho cô mặc sức mà lựa vì như người ta vẫn nói khách hàng là thượng đế mà, nhưng khi lựa xong chị đã không trả hẳn hôi lại cho tôi mà ném sấp giấy lên không trung khiến chúng bay chí choé.

  • Ồ tao lỡ tay, xin lỗi nha.

Tôi biết là chị ta cố ý làm vậy nhưng tôi vẫn cố nhẩn nhịn chặn lại những câu chất vấn lại lên trên đầu môi. Tôi ngồi xổm xuống cụm cụi lụm từng tờ vé dò lại.

  • Đây tiền của mày đây, bò qua đây thì có năm chục.

Tôi nhìn vào xuống bên dưới gầm bàn nơi tay bà mẹ đang vẩy vẩy tờ 50 ngàn. Ra vậy kẻ đầu tiên mà ba mẹ con bà muốn trả đũa là tôi sao? Rồi tôi cũng bấm bụng chui xuống bên dưới gầm bàn, tôi nhìn sang hai bên thì thấy hai chân của hai con bà đã không còn chạm đất nữa, tôi cá trăm phần nghìn là bọn họ đang để nó lên đầu tôi. Tôi đưa tay giật lấy tờ 50 ngàn rồi rời khỏi đó ngay, vì như anh Vương đã nói, cái nghề này của chúng tôi chính là mua vui cho khán giả, đôi khi là làm trò đùa cho họ tiêu khiển miễn là họ trả tiền cho chúng tôi, chúng tôi bỏ mặc cho lòng tự tôn của mình bị chà đạp, chúng tôi không được phép đáp trả họ hay ngay đến cả việc tỏ thay độ cũng không, việc đó chúng tôi để lại cho luật nhân quả xử lý. Nhưng có vẻ như cái luật bất thành văn ấy vẫn chưa ứng nghiệm lên những người này ngay mà còn có vẻ ưu ái họ khi người con gái đã thắng được vòng chơi đó.

  • Mẹ thấy con lựa hay không?

Cô gái háo hức đứng dậy nói với mẹ mình rồi đi thẳng lên sân khấu nhận quà.

Nhưng sự may mắn của họ không dừng lại ở đó, đến vòng sau thì đến lượt người mẹ kinh.

  • Ôi đúng là trời thương người mà.

Bà ta vui vẻ nói và đứa con trai thay bà chạy lên sân khấu để nhận quà.

Và rồi đêm nhạc cũng kết thúc. Tôi cùng chị Xốp phải dọn hết cái đống rác mà khán giả đã bỏ lại nhưng sao hôm nay nó nhiều quá, còn nhiều hơn lúc chúng tôi diễn ở Vĩnh Bình Bắc nữa mặc dù ở đây ít người hơn.

  • Đúng là mấy con người ác độc mà, sao bọn họ có thể làm vậy với thằng Thạch chứ?

Bác Lương tức giận đập sàn một cái bung sau khi nghe cô Loan thuật lại chuyện mà cô đã thấy tôi bị ba mẹ con đó làm nhục trong lúc đứng trên sân khấu.

  • Hoá ra thằng Thạch cũng bị ba mẹ con nhà đó chơi à?

Chú Thật vừa lăn quả trứng gà quanh mắt vừa nói.

  • Mắt chú bị sao vậy?

Chị Xốp hỏi.

  • Thì tại ba mẹ con nhà đó đó chứ ai vào đây, lúc mà thằng con trai bả nhận bóng từ chú ấy, nó có ném vào mấy cái lon đâu, nó nhắm thẳng vào cặp pha chú mà ném này.
  • Trời ơi, đúng là lũ ác ôn mà.

Anh Vương tức giận mỉa mai.

  • Vậy mà ba mẹ con bả còn may mắn khi kinh hai lần rồi rinh lên hai cây đường về mới tức chứ. Đúng là trời không có mắt mà.

Cô Thuý cũng không giấu được sự bực mình.

  • Mà mọi người biết gì không? Tôi còn thấy ba mẹ con đó mỗi người cầm bịt rác rồi lén lúc xã khắp nơi nữa đó, lúc đó tôi bận với trò chơi của tôi quá nên không làm gì được.

Anh Tề bảo.

  • Hèn gì Thạch bảo sao hôm nay lắm rác thế.

Chị Xốp nói.

  • Đúng là lũ xấu xa mà, không biết ngày mai họ có đến nữa không?

Chú Bạc nói.

  • Chắc không đâu, tôi nghĩ họ hả dạ lắm rồi.

Anh Tề nói.

Trong khi mọi người ai cũng không giấu được sự tức giận, mỗi người một câu thì cô Loan lại im phăng phắt, mãi một lúc suy tư thì cô cũng xen vào một câu.

  • Không, bọn họ sẻ lại đến thôi.
  • Sao cô biết?

Chị Xốp hỏi.

  • Chắc chắn là như vậy và ngay mai họ sẻ phải trả giá.

Sang ngày hôm sau. Chúng tôi quyết định dăn một cái bẩy mà con mồi chính là ba mẹ con kia vì cô Loan biết rằng chắc chắn họ sẻ đến, chúng tôi có hỏi tại sao cô biết nhưng cô không trả lời, cô để đến khi nào thành công thì cô sẻ nói.

Trước khi hành động, chúng tôi đã có một thông cáo mới dành cho người dân để khơi dậy tính tò mò của họ.

  • Loa loa, tối nay ngoài những trò chơi đơn thuần thì chương trình của chúng tôi còn có một tiếc mục cực kì thú vị, mọi người hãy nhớ đến xem nhé, chỉ một lần duy nhất cho đêm nay thôi, loa loa.

Tôi và chị Xốp chạy xe khắp hết các nẻo đường để phát đi cái thông cáo đó.

Và rồi khi màn đêm buôn xuống hiệu ứng cũng đã bùng phát. Mọi người kéo về hội chợ rất đông, thậm chí còn đông hơn cả ngày đầu tiên.

Và những diễn viên cho tiết mục đó của chúng tôi cũng đã đến, chúng tôi đặc biệt chú ý đến con mồi của mình, và đúng như những gì anh Tề đã bảo họ mỗi người đều mang theo một cái bọc đen phình to và chúng tôi biết chắc trong đó có gì.

Cách mà họ xã rác cũng rất tinh vi, họ khoét một cái lỗ vào bên dưới cái bọc rồi đi xung quanh sân làm cho rác trong bộc rơi ra ngoài trong khi mọi người đang vui chơi không để ý.

Chúng tôi đã có bằng chứng và tiết mục sẻ bắt đầu ngay thôi.

  • Nè nè ba người kia!

Tiếng nói của chú cán bộ thét lớn làm cho cả hội chợ phải giật mình nhìn về một hướng và chú Bạc cũng đã tắt nhạc để mọi người cùng tập trung vào tiết mục này.

  • Chuyện...chuyện gì thế chú cán bộ?

Bà mẹ giọng run run nói.

  • Tôi để ý ba mẹ con bà từ nảy đến giờ rồi nha, mấy người đang xã rác đấy à?
  • Có đâu thưa chú?
  • Bà còn chối à? Chúng tôi có bằng chứng đây.

Vai diễn điệp viên theo giỏi nghi phạm đã xuất hiện do chị Xốp thủ vai, chị đưa chiếc điện thoại của chị lên cao cho mọi người thấy được hình ảnh mà ba mẹ con họ đã xã rác được chị quay lại.

  • Bà còn muốn nói gì nữa không?

Chú cán bộ hỏi.

  • Mấy người đừng có mà ráng ghép đấy nha.

Con gái của người đàn bà lên tiếng.

  • Chưa hết đâu, tôi còn nghe nói mấy người đã đặt lú ngay tại đầu con kênh làm cản trở giao thông đúng không?
  • Ai ai nói, nhân chứng đâu, vật chứng đâu?

Người đàn bà rống lên.

  • Tôi nè.

Lúc này anh Lam mới bước ra từ trong đám đông với vai nhân chứng.

  • Trời ơi sao mà xấu tính vậy trời, nghĩ sao đến đoàn người ta xã rác vậy?

Khán giả xem kịch xung quanh bắt đầu lên tiếng chỉ chỏ.

  • Mọi người biết vì sao họ làm vậy không?

Cô Loan bước ra nói.

  • Là vì họ muốn trả thù đoàn chúng tôi đấy, chúng tôi giúp cho chàng trai này để không bị họ làm tiền vậy là họ quyết định đến trả thù chúng tôi bằng cách bắt nhân viên bán vé của chúng tôi nhặt lại từng tờ vé dò khi bị con gái bả quăn đi, sau còn bắt thằng nhỏ chui xuống gầm bàn nhặt tiền, còn thằng con này của bả thì ném thẳng quả bóng vào mặt nhân viên của tôi, coi có ác không chứ.

Cô Loan kể ra một loạt các tội danh của ba mẹ con mụ làm họ chỉ biết câm nín, tôi thấy rõ được mặt họ cắt không còn một giọt máu.

  • Thôi, dù sao thì đó cũng là hiềm khích giữa hai bên, còn tôi thì mời ba mẹ con chị về để xử phạt về việc đặt lú trái phép và xả rác nơi công cộng.

Nói xong cả ba mẹ con được các chú cán bộ dẫn đi trong những tiếng cười giòn tan và sự hả hê của chư vị khán giả.

Kết thúc đêm nhạc chúng tôi lại ngồi lại với nhau để dùng bửa tối nhưng với tâm trạng tốt hơn hôm qua rất nhiều, rồi tôi mới bấm bụng mà hỏi cô Loan.

  • Sao mà cô biết họ sẻ đến vậy?

Cô Loan uống lấy một ngụm bia rồi trả lời.

  • Vì họ vẫn chưa trả thù được cô hơn nữa họ đã trúng thưởng rất nhiều vào đêm trước đó nên họ mới tiếp tục thử vận may, chính sự tham lam đó của họ đã khiến họ phải trả giá, tính ra ông trời không bất công lắm phải không?

 

 


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp