Đoàn lô tô

Xã Minh Thuận


3 tuần

trướctiếp

 

Tôi bị đánh thức bởi tiếng đề ba của máy D8, con tàu rung lắc nhè nhẹ như một cơn động đất nhỏ, có vẻ như tàu đã rời bến, tôi bật người dậy rồi bò ra khỏi hầm cầu thang, chị Xốp thì vẫn còn đang say giấc nồng và dường như tiếng máy và sự run lắc không ảnh hưởng gì đến chị, có lẻ là vì chị đã quá quen với việc này còn tôi thì chưa, tôi bước lên mũi tàu theo các bậc cầu thang, trời lúc này còn chưa sáng hẳn nhưng vẫn thấy được tờ mờ, có vẻ như mặt trời vẫn còn nấp bóng đằng sau những hàng cây, những cơn gió xe xe lạnh cứ không ngừng thổi vào mặt tôi rồi làm đung đưa những cành lá từ hai bên bờ sông như thể tôi đang được chúng vẩy gọi, những cơn sóng rập rềnh do con tàu tạo ra khi chạy đánh vào những bụi dừa nước và làm nhấp nhô những nhánh lục bình, nhìn cảnh tượng này thật sự rất thích mắt và nhẹ lòng, quả là không phụ lại sự kì vọng của tôi khi bước lên đây trong cơn buồn ngủ, mang tiếng là con dân của vùng sông nước nhưng tôi lại chưa được đi tàu ghe bao giờ, cùng lắm là chỉ trôi nổi trên sông với chiếc xuồng ba lá của Vũ Hạ rồi đi đến những con kênh nhỏ để bắt cá mò cua, và điều lý thú hơn trên đường đi là khi tôi bắt gặp một đoàn những chiếc võ lãi đậu chiếm gần hết con sông khiến chúng tôi không thể nào qua được và chắc chắn là họ ở đó cho một buổi bắt tôm, có vẻ như đã nghe được tiếng máy của chúng tôi nên một vài người trong số họ mới bước xuống và kéo vỏ vào, thế là chúng tôi đi qua.

Tôi ngồi đó như một gã bù nhìn cho những con tàu đánh cá có mũi cao khiến lái tàu không thể nào thấy được phía trước để ngắm nhìn những cảnh vật từ hai bên bờ cứ không ngừng chạy ngược về phía tôi rồi biến mất khỏi tầm mắt cho đến khi chúng được phủ lên những tia sáng của ánh mặt trời.

  • Em ngồi đây làm gì đó?

 

Giọng chị Xốp phát ra từ phía sau tôi, tôi quay lại nhìn chị rồi đáp.

  • Ngắm cảnh thôi chị.
  • Thích không?
  • Có ạ.

Chị nhìn tôi như thể thăm dò rồi chị hỏi.

  • Này, nói nghe, đêm qua Vũ Hạ đã nói gì với em mà hai người ôm nhau vậy.

Hỏi xong chị cười một cách đầy gian trá khiến tôi đỏ ửng hết cả mặt, rồi tôi hỏi.

  • Chị thấy hả?
  • Ừ hử.

Ờ thì tôi cũng kể ra cái điều mà chị muốn biết, nghe xong chị không ngừng cười, cười một cách khoái trá, rồi tới lượt tôi hỏi chị.

  • Chị ở đoàn này bao lâu rồi?
  • Bao lâu à?

Chị vuốt cầm như thể chị có râu rồi nhoét miệng trả lời.

  • Nếu tính đến giờ thì cũng hơn mười mấy năm rồi.

Nghe xong tôi liền giật bắn người.

  • Lâu vậy rồi cơ á? Thế năm nay chị bao nhiêu tuổi?
  • Chắc 18 hay 19 gì đó chị không chắc nữa.
  • Ơ, vậy là sao?
  • Ngạc nhiên lắm hả? Thật ra thì chị mồ côi, cô Loan nhặt được chị rồi nuôi chị đến tận bây giờ và cô lấy ngày nhặt được chị làm sinh nhật chị nên chị cũng không rõ mình được sinh vào ngày nào nữa.

Tôi nghe xong liền não lòng hẳn đi rồi chị nói tiếp.

  • Em biết không? Cô Loan tốt mà tội lắm, một phần cô Loan nhận em vào đoàn là vì thấy được hoàn cảnh của em giống với cô, tại cô cũng bị gia đình đuổi đi như em vậy đó.

Nghe vậy tôi càng sầu não và thấy thương hoàn cảnh của hai người hơn, rồi chị Xốp kể cho tôi nghe về cuộc đời của chị và cô Loan bắt đầu từ việc cô bị đuổi ra khỏi nhà vì cứ hay chơi với những người như cô, điều đó khiến ba cô không hài lòng và tôi hiểu rõ điều đó. Cũng giống như tôi sau khi bị đuổi khỏi nhà cô Loan mới quyết định tham gia vào một đoàn lô tô trong lần đoàn có mặt tại huyện Đầm Dơi Tỉnh Cà Mau nơi cô được sinh ra, ở đó cô gặp được cô Thuý. Ban đầu đoàn hát này không thuộc về cô, nó thuộc về người chủ trước của cô nhưng ông ấy mất vì bạo bệnh, không vợ không con tài sản duy nhất của ông là đoàn hát, ông mất đi để lại gánh hát này cho cô với mong muốn cô có thể vực dậy được cái nghề trong tuổi thơ của bao người và nuôi sống cả đoàn.

Trong một lần đoàn biểu diễn ở Bạc Liêu. Sau khi kết thúc một đêm nhọc nhằn mọi người dọn dẹp lại đồ đạc bên dưới sân khấu thì phát hiện ra đứa bé khoản 1-2 tuổi chưa biết nói nấp trong chiếc thùng xốp, cô không hiểu vì sao đứa bé đó lại ở đó. Cô Loan tới gần rồi bế đứa bé lên đi xung quanh để hỏi thăm có ai lạc mất con không nhưng chẳng có ai ra nhận, rồi ngay ngày hôm sau trong lúc biểu diễn cô có hỏi khán giả xem có ai bỏ quên một đứa bé không nhưng không ai đáp lại cô. Vài ngày sau cô vẫn dùng cách đó để tìm ra ba mẹ đứa bé nhưng không thấy đâu mãi cho đến khi đoàn phải dời đi thì cô cũng quyết định mang đứa bé theo để nuôi nó vì chắc rằng ba mẹ đã bỏ rơi nó và cô gọi nó là Xốp vì đó là nơi cô tìm thấy nó.

Rồi thời gian cứ vậy mà trôi qua cho đến tận bây giờ. Chị Xốp kể khi xưa đoàn đông người lắm tận hơn mười mấy, cho đến giờ thì kẻ đi người ở đoàn chỉ còn lại có vài người.

Nghe xong tôi nhìn chị một cách não nề rồi chị nói tiếp.

  • Em biết không, chị ao ướt lắm có một gia đình có đầy đủ cha lẫn mẹ, chị khao khác cực kì cái cảm giác đó. Mỗi khi hội chợ được tổ chức nhìn mấy đứa bé con được cha mẹ dẫn đi chơi đu quay, xe lửa hay nhà hơi mà chị thấy tuổi thân lắm. Vì vậy trong suốt khoản thời gian qua chị vẫn luôn tìm kiếm cha mẹ mình, chị hỏi bất kì những cô chú lớn tuổi nào đáng tuổi cha mẹ chị để hỏi xem là họ có đánh mất con không nhưng kết quả thì em biết rồi đó. Chắc có lẻ cả cuộc đời này chị sẻ chẳng bao giờ có được cái cảm giác đó.

Giọng chị nhỏ dần như muốn khóc. Tôi không biết làm gì để an ủi chỉ ngoại trừ một cái ôm, tôi vuốt ve chị rồi chị cũng choàng tay qua ôm lấy tôi.

  • Hai đứa bây đóng phim tình cảm gì à? Vào ăn cơm.

Giọng cô Thuý vọng ra cắt ngang đi dòng cảm xúc của hai tôi.

  • Đến giờ ăn rồi à cô?

Tôi hỏi trong khi chị Xốp vẫn còn đang lau khoé mắt.

Tôi cùng chị Xốp và cô Thuý đi len lỗi qua bộ dàn loa, bước qua những toa tàu xe lửa được xếp cùng với những con vật cưỡi của trò đu quay. Nằm giữa thân tàu là những động cơ để làm cho những thứ trên hoạt động, còn về phần nhà hơi thì được xếp lại rồi đặt gọn vào bên dưới hầm lái ghe ngay cạnh mấy thùng dầu mà bên trên là nơi mà cô Thuý và cô Loan nghỉ ngơi. Con tàu không quá nhỏ cũng chẳng quá lớn nó đủ chỗ cho tất cả mọi thứ từ con người cho đến những thiết bị, mặc dù một số thành viên trong đoàn sẻ phải chịu cái cảnh chật trội trong lúc ngủ mỗi lần đoàn di dời. Chú Thật và chú Bạc phải nằm nép mình vào trong số những khoản trống và họ luôn thay đổi vị trí tuỳ theo những vật dụng kể trên được đặt thế nào sau mỗi lần dời đoàn, anh Vương thì treo mình trên chiếc võng mà lần đầu tôi bước xuống tàu đã gặp anh nằm đó, còn về phần anh Tề và bác Lương thì ngủ trên cabin. Trải dài từ chỗ nằm của anh Tề và bác Lương là mái che kéo dài cho đến đằng mũi để những tấm gỗ, những thanh sắt, những tấm ton cùng nhiều thứ khác dùng để dựng rạp và sân khấu, tất cả chúng được niềng lại vào mui tàu bởi những sợi dây dù để không bị rơi rớt ra khi chạy. Tất cả mùng mền chiếu gối đều bị tống cả vào hầm mũi nơi mà tôi và chị Xốp ngủ mỗi khi sáng trời, còn chiếc xe máy mà đoàn vẫn dùng hay đi chợ hoặc đi thông báo về buổi biểu diễn được đặt ngay mũi tàu được phủ lại bởi một tấm màn màu đen để tránh nắng mưa và niềng lại bởi sợi dây thừng dùng để buộc tàu. Tuy khó khăn là vậy nhưng khi đoàn đến một xã nào đó tất cả các vật dụng được mang lên bờ thì không gian của con tàu mới trở nên rộng rải ra.

Chúng tôi đã đi qua ngã 5 thuộc xã Bình Binh. Sỡ dĩ nó được gọi như vậy là vì nơi này có đến 5 ngã rẽ, rẽ phải là về Huyện U Minh Thượng, còn rẽ trái thì về Huyện Vĩnh Thuận, và chúng tôi chọn rẽ trái, nhưng chúng tôi không hướng về huyện Vĩnh Thuận mà chúng tôi đi độ chừng vài trăm mét là bắt đầu rẽ phải để đi về xã Minh Thuận cũng thuộc U Minh Thượng. Tôi thắc mắc hỏi cô Loan tại sao lại vậy thì cô bảo rằng những nơi lớn như quận huyện không có chỗ cho cái nghề của chúng tôi, chúng tôi chỉ dám đến những làng mạt hoặc những xã nhỏ thôi, sỡ dĩ cô Loan không chọn đặt đoàn tại ngã năm Bình Minh này là vì xã trưởng ở đây không cho phép vì lý do ồn ào và gây mất chật tự. Thường thì một đoàn từ nơi khác như chúng tôi muốn kiếm ăn ở một xã nào đó thì phải đến xin phép uỷ ban xã và đương nhiên khi xin phép thì sẻ có lúc được lúc không.

Chúng tôi dùng bửa sáng trên cabin. Bác Lương cho máy chạy nhỏ lại vì nước con sông này khá nông cho dù có chạy lớn thì tàu cũng chẳng đi nhanh được, chỉ tổ tốn dầu và đau tai, hơn nữa phía trước chúng tôi có một chiếc ghe độ chừng 15 tấn đang chở khá khẩm điều đó khiến chúng tôi không thể vượt lên được mà phải chạy nương theo tốc độ của nó.

Bửa sáng hôm nay cũng khá đạm bạc chỉ có trứng kho và các loại cá được chú Bạc thả lưới bắt được cùng một số loại rau mà cô Thuý hái, tất cả chúng gộp lại tạo nên một bửa cơm đơn giản nhưng cũng đủ no bụng, nhưng món ngon nhất phải kể đến đó là những câu chuyện tiếu lâm mà anh Vương kể, nó khiến mọi người cười no nê đến bể bụng, quả là anh có tài kể chuyện nếu đi thi thách thức danh hài có khi anh đoạt luôn giải mất.

Sau khi no nê bửa sáng ai nấy lại nằm chè phè ra thưởng thức gió trời, người ngồi nhịp dò, người ngồi run đùi, người ngồi phì phà điếu thuốc, người ngậm que tâm đung đưa nó qua lại như một chiếc đồng hồ quả lắc. Còn về phần tôi thì cùng với chị Xốp đỗ ánh nhìn lên phía trên bờ, nhìn những con đường và những ngôi nhà tôi chưa được dịp thấy qua, bổng có một đám trẻ xuất hiện trong tầm mắt tôi và chúng không ngừng chỉ chỏ về phía chúng tôi và có một thằng bé thét lớn.

  • A bê đê kìa tụi bây.

Nghe vậy tôi liền giật bắn người, bọn nó nói tôi ư? Không, bọn nó nói cô Loan và cô Thuý. Rồi tôi quay về phía hai người họ để xem họ thế nào nhưng không ai trong họ có phản ứng gì.

Như đọc được tâm trí tôi qua ánh mắt cô Thuý liền giải đáp.

  • Chuyện thường ngày ấy mà, quen rồi.

Giọng cô u sầu xen lẫn vào trong những tiếng cười đùa của đám trẻ. Bác Lương thấy vậy thì liền gồ máy cho thật lớn để cho tàu đi thật nhanh qua cái lũ trẻ đó cũng như tiếng ồn của máy sẻ phần nào khiến hai cô không còn phải nghe thấy những lời châm chọc khiếm nhã đó nữa. Tôi thì cũng hiểu lắm cái cảm giác đó vì vẫn hay bị lũ thằng Thuận chăm chọc y như vậy nhưng không đến mức này, thật buồn, có lẻ đâu đâu người ta cũng đều kì thị những người như chúng tôi, và tôi thật không hiểu tại sao người ta lại cứ như vậy, những người như tôi và hai cô tồn tại trên đời này là sai sao. Bây giờ họ nhìn vào hai cô mà cười nhạo, rồi một ngày nào đó nhỡ như tôi có làm một con đào hát thì có lẻ là sẻ tới phiên tôi, và nếu có cái ngày đó thật thì chắc tôi vẫn sẻ chọn cái cách mà mình vẫn hay đối phó cũng như cách mà hai cô dùng, đó là kệ đi mà sống.

  • Được rồi, để máy nhỏ lại đi tôi có điều muốn nói trước khi đến Minh Thuận đây.

Khi đã đi xa khỏi lũ trẻ cô Loan nói rồi bác Lương cũng hạ ga xuống và mọi người ai nấy cũng đều ngồi bật dậy nghiêm trang để nghe cái điều mà cô sấp nói.

  • Sao thế chị?

Cô Thuý hỏi.

Cô Loan không vội trả lời, cô rít lấy một hơi thuốc sau đó thở ra rồi nói.

  • Hiện tại thì đoàn ta đang rất khó khăn về chuyện tiền nông, vậy nên ta cần phải cất giảm một số chi tiêu không đáng.
  • Thế nào hả chị?

Anh Tề hỏi.

  • Khi đến được Minh Thuận và tìm được đất để dựng rạp, ta sẻ không mướn người ráp nữa mà ta sẻ tự làm cái phần đó, để số tiền đó trả cho mặt bằng, mọi người thấy sao?
  • Mọi thứ thật sự khó khăn vậy sao chị?

Cô Thuý hỏi tiếp với vẻ nhăn nhó.

  • Đành vậy thôi, vì dạo đây ta làm ăn rất khó khăn mà.

Nghe xong cái công bố đó ai nấy lại quay về vị trí ban đầu không có bất cứ sự phản kháng hay ý kiến nào, có lẻ đấy là cái quyền mà cô Loan được hưởng khi phải gánh cả cái đoàn hát đang dần có dấu hiệu đi về cỗi chết này.

Có lần cô Loan hỏi vui cả đoàn rằng nếu một ngày nào đó gánh hát có tan rã thì mọi người sẻ làm gì để sống. Bác Lương trả lời rằng sẻ làm tài công cho các ghe tàu chở hàng vì chú biết hầu hết mọi nẻo đường sông nước của miền tây, đâu đâu chú cũng biết, còn về phần chú Bạc thì sẻ xin vào một rạp cưới nào đó để đánh nhạc, chú thật thì sẻ làm mộc. Hầu như ai cũng điều có một định hướng cho riêng mình thậm chí có phần sáng lạng hơn khi ở đây nhưng vì thương những người còn lại mà họ vẫn quyết định ở lại trong khi nhiều người trước đó đã rời đi.

Chiếc ghe phía trước vẫn chạy cùng tuyến đường với chúng tôi. Chúng tôi cứ chạy thẳng, trên đoạn đường thẳng đó có hai con kênh nằm về phía bên trái và trong hai lần đó tôi đều hi vọng rằng chiếc ghe phía trước sẻ rẽ vào một trong hai lối để nhường đường lại cho chúng tôi qua. Nhưng không, họ vẫn chạy thẳng cho đến ngã ba phía trước, và tôi lại hi vọng rằng họ sẻ rẽ phải vì chúng tôi cần rẽ trái, và lần này sự hy vọng của tôi đã không làm cho tôi thất vọng, họ đã thật sự rẻ phải.

Nhưng rồi có một sự cố đã xảy ra. Có vẻ như vì ôm cua sát vôi quá hay sao đó nên ghe họ đã bị mất cạn. Trên ghe đó chỉ có 2 người, một anh trai độ chừng 18 tuổi đang là người cầm lái và đang cố gồ máy thật to để đưa ghe ra khỏi chỗ cạn, phía trước là một người đàn ông tuổi cỡ ba tôi đang cầm xào để hỗ trợ đằng mũi. Bác Lương thấy tình hình có vẻ đang không ổn nên đã cho tàu dừng lại vào bờ bên trái gần ngôi nhà mát được cất dưới mé sông, chắc hẳn đó là một quán cà phê võng hay một tiệm tạp hoá gì đó, trên quán có vài người, một người đàn ông đang đu đưa võng bên cạnh là chiếc bàn đặt ly cà phê và phía đối diện ông là một người đàn bà, còn về phía cặp vách quán là một cặp trai gái đang đứng gộc lá dừa.

Tiếng máy gồ lên thật to đến nổi làm khói lên um tùm đen hết cả kênh. Được một lúc như vậy thì tự nhiên cái máy nó tắt liệm đi, chàng trai nâng láp máy lên thì mới biết nguyên do là tại sao, một cái lú to đùng đã bị cuốn vào chân vịt của anh ta.

  • TRỜI ƠI mắc vào lú của tôi rồi!

Người đàn bà ngồi trong quán thét lớn trong khi hai chú cháu trên ghe vẫn còn đang đau đầu vì sự cố trên. Rồi hai người mới bắt đầu cùng nhau gỡ lú ra, nhưng loay hoay mãi mà chẳng gỡ được.

  • Thằng Phú ra gỡ ra cho nó rồi kêu vô đây đền cho mình!

Người đàn bà lại nói rồi chàng trai đang gộc lá dừa cùng với cô gái kia mới bỏ dao xuống rồi bơi võ ra và cả ba người cùng nhau tháo lú. Có vẻ như công việc đã được hai chú cháu giải quyết một nữa nên khi chàng trai ra họ chỉ mất hơn năm phút là đã lấy được cái lú ra rồi cùng nhau mang lên bờ.

Người chú lúc này mới rón rén mà nói với người đàn bà, có vẻ như bà là chủ của quán nước này.

  • Xin lỗi chị nha thông cho chú cháu tôi.
  • Thông cảm gì mà thông cảm, cái lú này mua ba trăm ngàn ở Vĩnh Thuận về, chưa sài được 3 hôm nữa giờ nó thành ra thế này thì sài kiểu gì?

Người đàn bà vừa bươi mốc cái lú cố tìm những chỗ nó bị tổn thương vừa nói.

  • Mà cô cũng thông cảm đi, chứ cô đặt lú mà không chịu cắm đài thì làm sao tụi tôi biết được mà tránh.

Chàng trai trẻ lúc này mới bắt đầu lên tiếng trong sự khó chịu.

  • Trời ơi tôi cắm đài người ta biết người ta lại ăn cắp lú của tôi à, chú biết không, lúc trước tôi cũng bị mất mấy cái lú do cắm đài như vậy đó.

Người đàn bà vỗ đùi người đàn ông đang ngồi uống nước rồi nói như thể muốn tìm sự đồng cảm từ ông.

  • Ừ đúng rồi, cắm là mất.

Người đàn ông cũng gật gù hưởng ứng theo.

Trước sự dồn ép đó hai chú cháu chỉ biết câm nín nhìn nhau.

  • Mà mắc mớ gì chạy giữa sông không chạy mà ôm sát cua làm gì?

Cô gái gộc lá dừa ban nãy cũng bước vào và tham gia vào câu chuyện.

  • Vậy chứ ôm giữa sông khi có ghe ra thì xử lý thế nào, ban sáng tôi mới gặp trường hợp như vậy rồi nên...nên phải rút kinh nghiệm chứ.

Chàng trai đáp lại, giọng hơi run.

  • Tôi không cần biết, bây giờ mấy người thường cho chúng tôi đi.

Cô gái thét lên.

Nghe đến đây hai chú cháu mới nhìn nhau rồi thủ thỉ một điều gì đó.

  • Chúng tôi không có tiền, chỉ có vôi thôi, chúng tôi chỉ có thể thường bà bằng vài bao vôi.
  • Ghe vôi này là của bà Lâm phải không? Gọi cho bả đi.

Người đàn bà nói.

  • Điện thoại tôi hết tiền rồi.
  • Vậy bao vôi của mày bao nhiêu tiền?

Chúng tôi dường như bị cuốn vào trong cuộc tranh luận của họ và có vẻ như nó đã gần về hồi kết thì bổng cô Loan lên tiếng.

  • Thôi đi, rõ ràng là mấy người sai rồi mà còn bắt đền người ta là thế nào?
  • Nè mụ bê đê kia, biết gì mà xen vào.

Đứa con gái chỉ thẳng mặt cô Loan rồi quát.

  • Tôi thì không biết gì cả, chỉ biết lẻ phải và biết ai đúng ai sai thôi.
  • Vậy lẻ phải thế nào nói thử xem.

Cô gái nghênh mặt nói.

  • Rõ ràng đây là đường giao thông của người ta mà mấy người lại đặt lú ngay đó, không thưa mấy người thi thôi còn bắt lỗi, hơn nữa còn không cắm đài, vậy khác gì mấy người đang gài bẩy người ta rồi làm tiền hả, có khi đây là chiêu trò của mấy người không chừng.
  • Này mụ kia, đừng có ăn nói ác nhơn thất đức vậy nha, ai gày bẩy ai?
    • Ờ, nếu không có ý đó thì tại sao khi ghe người ta bị mắc cạn rõ ràng là người ta đã rồ máy rất lớn rồi, vậy sao không ra bảo người ta là có lú ở đó để người ta tắt máy đi hay ít ra người ta sẻ cẩn thận hơn, bà trả lời xem, hay là bị điếc, bị mù.

Lúc này mụ chủ quán mới bật dậy khỏi võng rồi bước đến gần mép nhà chỉ thẳng mặt cô Loan.

Trước cái lý lẻ đó, bên phe bà chủ quán dường như là câm nín, không còn bất kì lý lẻ gì để có thể bắt bẻ và bắt hai chú cháu kia phải đền nữa. Kết thúc cuộc tranh luận và phần thắng thuộc về phe hai chú cháu kia với vị luật sư là trưởng đoàn của chúng tôi. Xong chuyện chúng tôi cũng giúp họ một tay để lôi ghe họ ra khỏi chỗ cạn và đường ai nấy đi, lúc này tôi mới hiểu tại sao mà người chủ trước để đoàn hát này lại cho cô Loan gánh vác bởi cái tài hùng biện và bản lĩnh của cô, cô luôn đứng ra bảo vệ lẻ phải và những người yếu thế.

Chúng tôi cặp bến Minh Thuận vào khoản giữa trưa, sau khi đã thoả hiệp được với chủ đất thì chúng tôi cùng bắt tay vào việc sau bửa cơm trưa.

Đầu tiên chúng tôi mang chiếc xe lên trước để trống đường dọn những thứ khác lên tiếp theo là mở phần đầu của mái che lên để dễ dàng mang đồ lên, với sự chỉ thị của cô Loan thì thứ tiếp theo mà chúng tôi cần làm chính là dựng sân khấu để có chỗ để những thứ khác bên dưới sân khấu để tránh nắng mưa như dàn loa hay các thiết bị điện tử. Chúng tôi mất hết cả buổi chiều để mang những thứ đó lên bờ chứ đừng nói đến chuyện ráp lại, quả thật là chúng tôi không quen với việc này vì trong đoàn không mấy ai là khoẻ cả. Anh Tề thì vốn rất rầy và trông rất yếu ớt, bác Lương thì cũng đã lớn tuổi, anh Vương thì không nói đến làm gì đi được vài bận là đứng lại thở dốc, chỉ với sức hai người đàn ông trẻ khoẻ duy nhất của đoàn là chú Bạc và chú Thật thì thật không đáng kể.

Chúng tôi ngồi quay quần lại bên nhau trên nốc mui tàu để dùng bửa tối sau khi đã mang hết rạp và sân khấu chưa được ráp lại lên bờ. Bửa tối nay chúng tôi không ăn đồ tự nấu mà đi lên chợ kiếm thứ gì đó có người ta làm sẵn rồi mua về, như gà quay hay cúc quay gì đó.

  • Cứ thế này thì biết bào giờ mới dựng xong hội chợ hả chị?

Cô Thuý vừa nhăm nhi cái đùi của con cúc quay vừa nói.

  • Ừ, chị Thuý nói phải, còn chuyện nếu chúng ta mà dựng rạp lâu quá thì lại tốn thêm tiền cho ông chủ đất nữa.

Anh Vương thêm vào.

  • Những thứ nhẹ nhẹ ban đầu thì không nói làm gì, còn mấy cái máy móc của mấy trò chơi nữa, đem lên thì cũng khổ phải biết đó chị à.

Anh Tề nói xong rồi mọi người đều đỗ dồn ánh nhìn về phía cô Loan như chờ đợi có cùng một câu trả lời từ cô, có thể sẻ là "thôi được rồi để mai tôi mướn người" nhưng không phải vậy, cô nói.

  • Thôi mọi người ráng đi, làm chậm cũng được, chứ mọi lần ế khách quá không phải chúng ta cũng tạm nghỉ rồi mất không tiền thuê mặt bằng cho chủ đất đó sao, chứ bây giờ mướn người thì tốn kém cũng chẳng ít gì.

Cô Loan chấm cái đầu con cúc quay vào chén muối tiêu chua rồi nói tiếp.

  • Chỉ cần chúng ta hợp sức lại thì mấy cái động cơ kia có là gì chứ, thôi mọi người ăn xong rồi nghỉ sớm đi, mai ta thức dậy sớm rồi làm luôn.

Bước qua ngày hôm sau. Chúng tôi biết là chúng tôi không thể phí thời gian vì vậy chúng tôi cần phải nhanh lên vì nếu làm lâu quá thì sẻ mất oan tiền cho chủ đất. Chúng tôi dậy từ rất sớm khi gà còn chưa gáy, trăng còn chưa lặng, chúng tôi tập trung toàn lực vào việc dựng sân khấu đến khi mặt trời lên thì mới hoàn thành. Chúng tôi ăn sáng với một tô mì gói cho mỗi người rồi lại bắt tay vào việc. Thứ đầu tiên chúng tôi cần mang lên đó là dàn loa và một số thiết bị điện tử, nói là dàn loa vậy thôi chứ thực tế thì chỉ có hai cái vì dẫu sao chúng tôi cũng chỉ là một đoàn nhỏ không như những đoàn lô tô lớn khác.

Sau khi mang các thiết bị điện tử lên thì thứ tiếp theo làm khó chúng tôi chính là mấy con vật ngựa, lừa, cá, ngỗng, rồng và quả thật là chúng nó rất nặng làm cả đoàn chúng tôi phải cùng nhau hợp lực mới mang được chúng nó lên bờ. Nhưng cái khó thật sự nằm về phía cái động cơ để làm cho cái lũ vật đó quay chứ không phải chúng nó và trong quá trình vận chuyển không may đã có một sự cố xảy ra đã làm anh Vương bị thương ở chân và chúng tôi đành phải tạm dừng công việc để xem xét vết thương cho anh. Mọi thứ với chúng tôi lúc này khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Rồi một ngày nữa lại sắp trôi qua và chúng tôi vẫn chưa dựng xong rạp, thậm chí ngay cả việc mang tất cả mọi thứ từ tàu lên vẫn chưa xong chứ nói gì để việc dựng. Nhìn nét mặt u sầu của mọi người trong lúc nghỉ ngơi mà làm tôi thấy buồn theo, lúc này tôi chỉ ước gì mình có phép thuật chỉ cần hô biến một cái là mọi thứ sẻ xong ngay chứ không phải nhọc nhằng thế này và nụ cười rạng rỡ sẻ lại xuất hiện trên khuôn mặt mọi người.

Tôi phóng ánh nhìn về xa xăm vô định. Lúc này từ phía đầu lộ có bóng dáng của một chàng trai xuất hiện và anh ta đã rẽ vào đây.

Khi đến gần chúng tôi mới nhận ra đó là chàng trai lái ghe vôi hôm nọ.

  • Ơ, là mọi người đấy à?

Anh ấy nói rồi đảo mắt xuống sông nhìn rồi quay lên lại.

  • Đúng tàu của mọi người rồi đây này.

Anh ấy lại nói.

  • À là cậu đó hả?

Cô Loan hỏi mà miệng có hơi gượng cười, chắc là vì nổi sầu đã phần nào đó kéo trì khoé miệng cô xuống.

  • Cậu sống gần đây à?

Cô Thuý hỏi.

  • Nhà em kế bên đây này, ba em kêu đến đây lấy tiền mướn đất, em có ngờ là mọi người đâu.
  • Ba cậu à, ý cậu là chủ đất này á hả?

Chị Xốp hỏi.

  • Đúng rồi, đây là đất nhà em, hai bửa nay em đi giao đồ, mới về cái đợp là ba em kêu sang đây đó.
  • À vậy tính ra cũng trung hợp quá nhỉ, đây tiền của em đây.

Cô Loan nói rồi móc túi ra tờ 100 ngàn đưa về phía chàng trai.

  • Thôi em lấy gì tiền của ân nhân đã giúp em chứ, để em về nói với ba cho mọi người làm miễn phí ở đây luôn, muốn khi nào đi thì đi.
  • Ơ thật à.

Anh Vương thốt lên.

Lời nói của chàng trai vừa thốt ra như một câu thần chú liền làm cho mọi người cười lên ngay.

  • Vậy thì tốt quá rồi.

Anh Tề nhảy cẩn lên nói.

  • Có được không đó?

Cô Loan hỏi lại.

  • Được hết, ba em chiều em lắm, với lại em cũng kể cho ba nghe về câu chuyện của mọi người rồi, ông thích lắm, còn nói nếu gặp sẻ tiếp đón nhiệt tình.
  • Nếu được vậy thì cảm ơn em nhiều nha.
  • Không có gì đâu ạ.

Nói xong chàng trai liền quay lưng đi.

  • Vậy thì tốt quá rồi cô nhỉ.

Chị Xốp xoa xoa lưng cô Loan nói, vì đây được xem như là niềm vui duy nhất và cũng là đáng quý nhất của ngày hôm nay mà, chàng trai đi được vài bước thì quay lại hỏi.

  • Mà mọi người đang dựng rạp à?
  • Đúng đó em.

Cô Loan trả lời.

  • Vậy khi nào xong để em biết rũ bạn bè đến chơi.
  • Chắc sẻ mất vài ngày đó em.
  • Sao lâu vậy ạ?
  • Vì chỉ có tụi chị làm thôi, hơn nữa một thành viên trong đoàn chị đang đã bị thương nên chắc là sẻ lâu hơn dự tính đấy.

Nghe xong chàng trai tỏ vẻ suy tính một lát rồi nói.

  • Vậy thôi để em kêu lính đến giúp đoàn một tay, ba em nhiều lính lắm, mọi người cứ yên tâm, thôi em đi đây.

Lại thêm một tin tốt nữa trong ngày và chúng tôi nhảy cẩn lên vì sung sướng.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp