Đoàn lô tô

Bỏ nhà ra đi


3 tuần

trướctiếp

Chương 2: Bỏ nhà ra đi

Tôi đứng trước bải đất trống đó, lẳng lặng nhìn cái vòng quay ngựa, nhìn đoàn tàu xe lửa, nhìn cái khoản trống được dựng nhà hơi, cảm nhận cái sự tĩnh lặng mà tôi không hề quen sau những ngày nhộn nhịp ồn ào, tôi toan quay về thì một giọng nói cất lên từ phía sau tôi.

  • Em lại đến à?

Tôi quay lại nhìn thì hoá ra đó là một trong hai cô đào hát đang đứng trước mũi tàu nhìn tôi, trong phút chốc tôi chưa kịp nhận ra đó là chị Thuỷ bởi đã không còn lớp trang điểm trên mặt.

  • Hôm nay đoàn không hát hả chị?

Tôi hỏi.

  • Hôm nay nghỉ em à.
  • Sao thế ạ?
  • Tại ế khách quá đó em.

Tôi nghe vậy thấy cũng buồn thay cho đoàn, như bắt được tâm tư trong ánh mắt tôi, chị nói thêm.

  • Chị để ý thấy ngày nào em cũng đến đây xem hát, em thích nghe hát vậy à?
  • Dạ em thích nghe lắm chị.
  • Vậy xuống đây.

Chị vẩy vẩy tay gọi tôi.

Tôi băng qua con lộ rồi phóng xuống mũi tàu, chiếc tàu lấc lư nhè nhẹ, chị Thuỷ đứng sang một bên nhường chỗ cho tôi bước vào trong mái che trải dài từ đằng lái cho đến mũi tàu, tôi cúi đầu bước xuống từng bậc cầu thang vì nó khá nhỏ và khó đi.

  • Ồ là cậu bé đó đó à?

Tôi ngẩng lên theo giọng nói vừa được phát ra, nó đến từ một ông chú có vẻ ngoài già nhất trong tất cả những người có mặt ở đây đang ngậm cây tâm sỉa răng cùng với một anh có khuôn mặt dài với mái tóc chẻ đôi ngồi chung bên phải mạng tàu và có vẻ như họ vừa dùng bửa xong, tôi nhớ không lầm thì chú già già ấy đảm đương phần trò chơi đoàn tàu xe lửa, còn người kia thì tôi không rõ.

  • Đó là bác Lương người lái tàu của đoàn còn kế bên chú Bạc phụ trách âm thanh.

Nghe chị Thuỷ giới thiệu tôi liền gật đầu đáp lễ, vậy ra do làm việc đằng sau sân khấu nên tôi mới không biết chú Bạc.

  • Lại đến xem hát à bạn nhỏ?

Tôi khẽ nghiêng đầu sang nhìn về anh trai gầy gò với chiếc mũ lưỡi chai đội ngược đang mân mê con chuột lang ngồi khoanh tròn dưới lườn tàu, và chắc chắn rồi người này đảm đương trò chuột bọ.

  • Em chào anh ạ.

Tôi khẽ gật đầu chào.

  • Tên anh là Tề, còn em.
  • Dạ Thạch ạ.
  • Bé có vẻ đam mê với hát hò quá nhỉ?

Tôi nhìn về phía người đang phì phà điếu thuốc rồi nhả làn hơi qua ô cửa sổ trên tàu, lời nói vừa rồi chắc là dành cho tôi, nhìn những đường nét khắc khổ trên khuôn mặt nay mới được hiện ra sau lớp hoá trang, đó chính là cô đào hát còn lại, là chị Loan.

  • Chị ấy là đoàn trưởng của đoàn đó.

Chị Thuỷ nói nhỏ vào tai tôi.

  •  Em chào chị ạ.

Còn một người đang đung đưa chiếc võng được bắt ngang thân tàu, đó là anh bán vé dò.

  • Anh ấy là Vương.
  • Chào bé.
    • Anh là Thật.

Chị Thuý nói rồi tôi cũng gật đầu chào anh.

Còn người cuối cùng tôi hướng ánh mắt về đó là người chủ trì trò ném banh.

  • Chào anh ạ.
  • Ôi Thạch, em lại đến đấy à? Chị rửa chén đằng sau thì nghe thấy em.

Từ đằng sau đuôi tàu, chị Xốp xuất hiện với đôi bàn tay vẫn còn đang ươm ướt nước cùng khuôn mặt hớn hở.

  • Ngồi đó đi em.
    • Nghe giọng thằng bé này nghe hay nhỉ? Y như con gái.

Chú Bạc vỗ tay hai cái xuống chỗ chú đang ngồi cùng bác Lương bảo tôi.

Bác Lương thêm vào.

  • Không phải y đâu, tôi nhìn là biết cái cốt bên trong nó cũng vậy đấy, ha ha ha.

Chị Loan nói rồi cười to, điều ấy làm tôi có chút ngại ngùng.

  • Vậy mọi người định khi nào sẻ mở hội lại ạ?

Tôi hỏi.

  • Chắc phải ngày mai hoặc mốt em à.

Chị Thuý trả lời.

  • Phải để cho người ta cảm thấy nhớ chúng ta chứ, nếu như ngày nào cũng vậy thì mau chán lắm.

Anh Tề nói thêm.

  • Sao ngày nào cũng thấy em lại đây rồi ngồi lủi thủi một mình vậy? Không có bạn à?

Chị Loan hỏi:

  • Đúng rồi ạ, em không có bạn, tại tụi nó cứ trêu em là yếu đuối như con gái.

Chị Thuý ngồi bên cạnh xoa lưng khi tôi vừa dứt câu rồi diệu giọng nói "tội nghiệp chưa".

  • Em muốn nghe hát lắm đúng không?

Chị Loan hỏi.

  • Dạ.
  • Lấy cái máy phát nhạc ra đây cho cô Xốp.

Chị Loan vừa dứt câu là chị Xốp lao nhanh vào trong mui tàu như một quả ngư lôi rồi lôi ra cái máy phát nhạc cỡ nhỏ.

Chị Loan sau đó khởi động máy rồi bắt đầu hát cho tôi và mọi người cùng nghe, giọng chị nhẹ nhàng và sâu lắng hoàn toàn khác xa so với lúc mà chị kêu lô tô, lời ca êm dịu nhưng lại mang một nổi buồn khó thể tả được bằng lời mà chỉ có thể cảm nhận được bằng cả tâm can của những người cùng cảnh ngộ, chị như đang dùng những bài hát này để nói lên hết những nổi lòng mà những người lang bong như chị phải trải qua.

Ấy vậy thôi mà tôi lại bật khóc trong cơn nghẹn ngào.

Chẳng bao lâu thì trời đã dần về khuya, tôi nghĩ là mình cần về nếu không tôi sẻ no đòn với ba.

Những ngày sau đó hội chợ cũng được mở lại, nhưng dăm ba bửa là lại nghỉ, rồi tôi lại đến tìm họ để nói chuyện, để được nghe họ hát, bên cạnh họ tôi như được là chính mình, ở đây tôi tìm thấy được những người bạn, những người có thể thấu hiểu tôi và tôi cũng thấu hiểu được họ, và buồn thay họ sẻ rời đi trong khoản vài ngày tới vì nơi này đã không còn làm ăn được nửa, tôi nghe mà buồn lắm, nhưng cũng đành vậy thôi, vì họ cần phải kiếm sống, vậy nên tôi quyết định đến tìm họ bửa cuối cũng như chào tạm biệt họ.

Hôm nay tâm trạng ba tôi không được tốt lắm, vì ông vừa mới có một cuộc ẩu đả với chú Lâm xóm riềng trong buổi lễ đám cưới của con gái ông chú Ngạn vừa mới hôm qua, chuyện là hai ông ấy có cải nhau về vấn đề gì đó, chắc là chuyện làm ăn, trong lúc có hơi men trong người, lời ra tiếng vào mà không nhịn được nên đã xảy ra xung đột, sự tình thế nào thì tôi cũng không rõ, chỉ nghe lỏm thỏm được vài ba câu than phiền từ ba tôi với mẹ, nghe đâu là hai người cạch mặt nhau luôn rồi.

Hôm nay là chủ nhật nên không đi học, tôi lén canh lúc ba ra vuông liền chạy đến chỗ đoàn.

  • Mọi người rời khỏi đây thì sẻ đi đến đâu và khi nào quay lại đây?

Tôi hỏi:

  • Tụi chị sẻ đến Vĩnh Bình Bắc.

Chị Thuý nói, Vĩnh Bình Bắc thì cũng gần ở đây thôi.

  • Vậy khi nào quay lại Vĩnh Bình Nam này ạ?
  • Chắc vài ba tháng gì đó.

Cô Loan đáp lời.

  • Chắc em sẻ nhớ mọi người lắm đây.
  • Thằng Thạch đâu? Mày ra đây!

Khi tôi đang mãi đấm chìm trong cảm xức u sầu thì bất trợt một giọng nói uy dũng phát ra từ bên trái mạng tàu khiến tôi phải thay đổi cảm xúc ngay, tôi nhìn sang qua ô cửa tàu thì thấy ba đang đứng sừng sửng trên bờ tay cầm sẵn cây roi dài cùng khuôn mặt bừng bừng tức giận, điều đó khiến tôi sợ hãi tột cùng như một con cá nằm trên thớt chờ bị xẻ thịt lột da, tuy sợ nhưng tôi vẫn không giám kháng lệnh ông, tôi mò mẫm lên mũi tàu rồi nhìn ông chứ chẳng giám bước lên.

  • Anh ơi đừng đánh nó, tội thằng nhỏ lắm.

Chị THuý như thấy được mối tiềm tàn ẩn sau đó nên liền lên tiếng, nhưng có vẻ lời khuyên đó là một điều sai trái khi được thốt ra từ miệng của chị đối với người cha bảo thủ của tôi, rồi ông lớn tiếng quát.

  • Mày đi chơi với cái lũ bê đê bóng gió này tối ngày mà không chịu học hành gì phải không? Tao mà không quên đồ là đâu biết được mày thế này hả?

Nghe ba nói xong sao mà tôi cảm thấy e thẹn với những người ở đây quá.

  • Sao ba lại nói họ như vậy?
  • Bây giờ mày còn cải với tao nửa à? Tao đếm đến 3 mà mày không bước lên là tao xuống đập mày chết, có nghe không? 

Xóm làng xung quanh lúc này kéo lại rất đông, tôi thì không muốn làm cho hai bên phải khó xử nên cũng ngậm ngùi phóng lên theo ông về nhà, ông cầm tay tôi rồi lôi đi suốt đoạn đường về nhà đến nổi hằn một vệt đỏ hình nắm tay trên cổ tay tôi, ông ném tôi vào trong phòng rồi nhốt tôi ở đấy như bỏ tù tôi, ông giam giữ tôi như vậy cho đến tận xế chiều ngày hôm sau thì mới thả tôi ra.

  • Cái đám quỷ đó đi rồi thì đúng là chợ này sạch sẻ hơn hẳn.
    • Họ đi rồi sao?

Ba tôi nói trước mâm cơm.

Tôi hỏi.

  • Tao thật là không biết phải chui đâu cho hết khổ khi có đứa con như mày nữa, không làm cho tao tự hào thì thôi, còn làm xấu mặt tao.
  • Thôi mà ông, đang giờ cơm.

Mẹ tôi nói rồi xới cho tôi một bát đầy.

  • Mặt mày làm sao đấy? Bất mãn gì với tao lắm à?

Tôi nghe nhưng không nói gì, sống mũi tôi lúc này đã bắt đầu cay cay, đồ ăn cũng dần nhoè đi trong tầm mắt tôi.

  • Uất ức lắm sao mà khóc, tối ngày khóc khóc như con gái, ngoài khóc ra thì mày còn làm được gì không?
  • Ba có bao giờ xem con là con chưa? 
    • Nè nói gì vậy con?

Tôi hỏi, hỏi điều mà tôi đã ấp ủ trong lòng bấy lâu nay.

Mẹ tròn mắt nhìn tôi.

  • Những ngày qua con đã suy nghĩ rất nhiều về quyết định này rồi.

Tôi ngập ngừng một giây, ánh mắt hai người vẫn đang đổ về phía tôi. Rồi tôi nói.

  • Con muốn… rời khỏi đây.
  • Đi gì? Con này nói linh tinh gì đó?

Mẹ tôi lay người tôi và hỏi.

  • Để yên cho nó nói, nói coi mày muốn đi đâu?

Ba tôi lên tiếng rồi nhìn tôi như thể một con thú dữ đang nhìn con mồi của mình.

  • Con sẻ…theo… đoàn lô tô.

Nghe xong ba tôi liền đập bàn một cái rõ to khiến tôi và cả mẹ đều giật mình. Ông thét lên.

  • Mày nói gì nói lại tao nghe!

Nghe lời thách thức đó khiến tôi sợ lắm chứ, nhưng tôi đã hạ quyết tâm rồi.

  • Con…con...sẻ theo...đoàn lô tô, con biết quyết định này sẻ làm ba giận lắm nhưng ở đó con mới cảm thấy được là chính mình, mọi người ở đó thấu hiểu con và con cũng thấu hiểu họ, họ chấp nhận con và không kì thị bát bỏ con, ba mẹ có biết là con phải khổ sở thế nào khi sống dưới ánh nhìn dị nghị của mọi người không?

Tôi dụi đi hai hàng nước mắt đã chảy dài trên má, tôi nhìn vào biểu cảm của hai đấng sinh thành thì thấy mẹ tôi như muốn khóc, còn ba tôi thì vẫn vậy cặp mắt ông vẫn đanh lại một cách giận dữ.

  • Vậy mày có biết tao đã phải xấu hổ thế nào khi có đứa con như mày không?

Ba tôi lại đập bàn một cái rõ to rồi đứng dậy thét lớn.

  • Nếu mày cảm thấy ở với tụi đó được là chính mình thì cứ dọn ra mà sống với tụi nó đi.

Ông nói rồi chỉ tay về hướng cửa chính.

  • Kìa ông, sao lại nói vậy? Con mau xin lỗi ba đi, ổng vì giận nên mới nói vậy thôi.

Nghe mẹ nói mà tôi chỉ biết gượng cười rồi bảo.

  • Xin lỗi sao? Con tự hỏi không biết có bao giờ ba đã biết xin lỗi ai chưa, ba luôn sợ lòng tự tôn của mình bị tổn thương rồi dùng những lời cay nghiệt để làm tổn thương người khác, ba có bao giờ sợ người khác bị tổn thương chưa? Nếu ba cứ như vậy thì không chỉ mất mỗi con thôi đâu.

Nói xong tôi đứng phất dậy rồi đi vào phòng, tôi gôm tất cả đồ đạt trong tủ rồi gói vào trong cái ba lô mà tôi vẫn dùng để tập vỡ rồi bước ra ngoài.

  • Con xin lỗi… vì đã không làm trọn được bổn phận của một người con, nếu mà có kiếp sau… con nguyện sẻ bù đắp lại cho ba mẹ.

Tôi gập người cuối chào họ.

  • Mày đi đi, mày thử bước ra khỏi cái nhà này thì từ đây về sau đừng gọi tao là ba nữa, tao không có đứa con như mày.

Nghe xong tôi chỉ cười nhạt rồi bảo.

  • Vậy sao, con cứ tưởng ba đã không còn xem con là con kể từ giờ phút ba biết cái sự thật ấy rồi chứ.
  • Kìa con, đừng như vậy mà! Con xin lỗi cha con đi, ông ấy chỉ đang giận quá thôi.

Mẹ níu tay tôi và nói, tôi nhìn bà mà thương lắm, nhưng mọi thứ đã không thể quay lại nữa rồi.

  • Bà bỏ nó ra.

Cha tôi lôi mẹ tôi ra khỏi tầm tay tôi.

  • Con cảm ơn mẹ thời gian qua đã lo cho con, nhưng con không thuộc về nơi này nữa rồi.
    • Ba biết không? Con lúc nào cũng muốn làm cho ba tự hào về con cả, con đã luôn rất cố gắng, con đã tham gia vào trò chơi của mấy thằng con trai, những trò mà con không hề thích để dành chiến thắng rồi mang về khoe với ba, nhưng con không thể rồi tụi nó lại đâm ra cười nhạo con, ba lúc nào cũng nói con là thằng bệnh hoạn, trai không ra trai gái không ra gái, mà ba à, thử hỏi có ai sinh ra trên đời này mà muốn mình cóbệnh không, con cũng muốn được như mọi người lắm chứ, nhưng...

Nói rồi tôi bước ra đế gần ngưỡng cửa, rồi tôi quay lại nhìn hai người.

Tôi dừng lại trong cơn nghẹn ngào rồi bước nhanh ra ngoài trong tiếng rào khóc của mẹ.

Tôi lê thân xác trên con đường quen thuộc, tôi không thể ngờ là một ngày nào đó mình sẻ rời khỏi nơi này, rời xa cây mận đang đỏ ửng trái, cây xoài, cây mít, bụi mía, và các loài hoa mà chúng nó đã vô tình kết tinh thành một khu vườn muôn màu muôn vẻ.

  • Em đi đâu vậy?

Tôi ngẩng đầu lên theo giọng nói thì ra nó phát ra từ phía Vũ Hạ đang đứng dựa lưng vào trụ cổng nhà anh.

Tôi khẽ khịt mũi rồi trả lời.

  • Em vừa cải nhau với ba và ông ấy đã đuổi em khỏi nhà rồi.
  • Điên mất, thế giờ em đi thật à?

Tôi thấy rõ được sự ngạc nhiên trong lời nói và ánh mắt anh.

  • Đành vậy thôi.
  • Thế giờ em định đi đâu, rồi em sống thế nào?
  • Em nghĩ mình sẻ xin theo đoàn lô tô, họ nói sẻ đặt hội ở xã Vĩnh Bình Bắc, em sẻ đến đó tìm họ rồi xin họ nhập đoàn.
  • Em nghĩ họ sẻ nhận em sao?
  • Em không biết nữa? Nhưng em sẻ thử, vậy thôi chào anh em đi đây.

Nói xong tôi cũng chào anh rồi bỏ đi, quả thật mọi thứ với tôi lúc này thật quá mong lung giống như việc không mang dù mà đi dưới bầu trời âm u rồi mong là trời không đổ mưa vậy, liệu rằng tôi đã có một quyết định nóng vội không, tôi thật sự không biết phải thế nào nếu đoàn không chịu nhận tôi và thật đúng như những gì Vũ Hạ nói thì tôi chẳng phải biết sống sao nữa.

  • Em định đi bộ đến đó cho què chân luôn à?

Tôi ngoái lại nhìn về phía sau thì đó là Vũ Hạ đang ngồi trên con xe máy mà anh vẫn hay đến trường đã đậu ngay đằng sau tôi.

  • Lên đi anh chở.

Anh ụp cái mũ bảo hiểm lên đầu tôi gài quai rồi bảo.

Tôi như tìm thấy được phao cứu sinh rồi tôi phóng vội lên xe anh.

  • Cảm ơn anh nhé.
  • Ôm chặt vào kẻo té, anh chạy nhanh lắm đấy.

Tuy anh nói vậy nhưng tôi chỉ dám bấu vào hai bên hông áo của anh, anh em chúng tôi mất hơn 10 phút đồng hồ để đến được xã Vĩnh Bình Bắc, cũng may mà có anh chắc không tôi đi bộ đến què chân mất, khi đến nơi tôi và anh chạy xung quanh khu chợ để tìm cho ra được đoàn lô tô thì cuối cùng cũng gặp, họ đang cho dựng hội tại khoản sân trống của uỷ ban xã đối diện với trường tiểu học. 

Thấy mọi người đang loay hoay dựng rạp tôi cùng Vũ Hạ bước đến gần rồi hô to.

  • Chào mọi người.
  • Ồ là Thạch đó à? Em đến đây làm gì vậy?

Chị Thuý gặp tôi thì mừng gỡ lắm, mà hầu như ai cũng vậy khi gặp tôi, từ bác Lương cho đến chú Bạc rồi cả anh Tề anh Vương nữa điều đó như tiếp thêm cho tôi một hy vọng ở nơi họ, chỉ có chị Loan với Xốp là không có mặt ở đây, rồi tôi bảo:

  • Chỉ là em nhớ mọi người quá nên mới tìm đến thăm thôi.
  • Ừ, con Xốp cứ nhắc em quài.
  • Vậy chị ấy đâu rồi?
  • Nó đang ở dưới tàu với chị Loan chuẩn bị bửa trưa rồi.
  • Mọi người làm đến đâu rồi, khi nào xong?
  • Cũng nhờ mướn thêm người nên sẻ xong vào chiều nay, ngày mai thì mở hội.
  • Vậy để em giúp mọi người một tay nhé, chứ ngồi không thì chán lắm, em sẻ ở đây đến chiều luôn đó.
  • Em làm nổi không?

Vũ Hạ thì thào vào tai tôi.

  • Nên lấy điểm với họ trước để dễ xin chuyện chứ.

Tôi nói.

  • Thỏ thẻ gì đó?

Chị Thuý hỏi.

Tôi gượng cười đáp lại "không có gì đâu chị, mà chị có việc gì không?".

  • Ừm, vậy để chị tìm việc gì đó nhẹ cho em làm.
  • Tìm cho em nữa, em cũng muốn giúp, việc gì cũng được, em khoẻ lắm.

Tôi thật sự bất ngờ trước lời yêu cầu của Vũ Hạ.

  • Ừ để chị xem, chắc là còn vài thứ nặng nhọc ở dưới tàu đấy.

Nói rồi chị Thuý tiến bước về phía con tàu đậu dưới mé sông.

Tôi nhìn Vũ Hạ rồi hỏi.

  • Anh đâu cần làm vậy.
  • Sức em thì giúp được gì nhiều chứ? Anh sẻ ở lại đây đến khi nào họ chịu nhận em thì anh về, còn không anh sẻ trở em về để làm lành với ba em.
  • Ôi trời.

Tôi thở ra một hơi dài, rồi tôi và anh theo bước chị Thuý xuống dưới tàu, chị chỉ ra những thứ cần mang lên, tôi thì chỉ mang một vài thứ đồ nhẹ nhàng như những sợi dây lụa đủ các loại màu để căng xung quanh hội chợ, còn về phần Vũ Hạ thì dành hết mấy phần việc nặng như bê mấy cái rạp lên để cho người ta ráp.

  • Ôi là Thạch đấy à?

Tôi nghe được giọng của chị Xốp vọng tới từ đằng sau tàu.

Tôi nhìn thấy chị thì vui lắm, tôi đáp.

  • Em đến thăm chị với mọi người đây.

Lúc này chị Loan cũng ngôi lên từ bên dưới mui tàu, rồi tôi vẩy tay chào họ.

  • Em ăn gì chưa?

Chị Loan hỏi.

Tôi khẽ lắc đầu.

  • Vậy để chị làm thêm phần em.

Nghe xong tôi liền bật cười.

  • Tín hiệu tốt nhỉ?

Anh Vũ Hạ đi qua tôi rồi thều thào.

Tôi với Vũ Hạ dưới sự chỉ dẫn của chị Thuý cùng nhau chúng tôi lắp ráp cái rạp cho mấy trò trúng thưởng, người cầm giữ người xiếc ốc.

  • Đợt trước anh thắng được nhiều không?

Tôi hỏi.

  • Ý em là trò ném lon đó hả?
  • Đúng rồi.
  • Cũng kha khá, được hai chai trà xanh với chai Ô LOng.
  • Ờ, cũng hay.
  • Lấy cho anh cây chìa khoá 13.

Tôi khom người xuống chỗ thùng đồ rồi lấy đứa cho anh.

  • Em có cái này muốn hỏi, em cứ thắc mắc mãi.
  • Sao?
  • Anh có...ghét em không?
  • Sao lại hỏi vậy?
  • Chỉ là em cảm thấy vậy thôi.
  • Xong, vậy là xong, đến giờ ăn chưa ta?

Anh bẻ các đầu ngón tay kêu rốp rốp rồi đánh câu hỏi sang chỗ chị Thuý.

  • Mệt rồi thì ăn thôi.

Chị Thuý bảo rồi ba người chúng tôi cùng nhau xuống tàu.

Bửa ăn hôm nay có canh chua cá điêu hồng, trứng kho và một số các loại rau, bửa ăn tuy đơn giản vậy thôi nhưng vì đói nên ăn vào thấy ngon lắm, nhưng tôi không dám ăn nhiều để giữ phép tắc, còn anh VŨ Hạ thì tự nhiên khỏi phải bàn khiến tôi phải nhắc khéo khi anh định xin thêm chén nữa.

kết thúc bửa ăn chúng tôi trán miệng với một ly cà phê sữa rồi ngồi tám chuyện với nhau.

Tôi và Vũ Hạ ngồi nhìn nhau hồi lâu không biết nên mở lời thế nào để xen ngang vào câu chuyện của mọi người, sợ rằng làm họ mất vui và không khí sẻ trở nên căng thẳng hơn.

  • Mà ba em thế nào rồi mà lại đến đây vậy?

Chị Loan hỏi và tôi không biết có nên nói ra sự thật hay không.

  • Em ấy cải nhau với ba rồi bị đuổi ra khỏi nhà rồi.

Tôi chưa kịp suy nghĩ thì Vũ Hạ đã lên tiếng thay.

  • Thật à? 

Chị Loan hỏi lại, có vẻ như chị chưa tin lắm.

  • Là thật đó chị.

Tôi đáp.

  • Vậy là thật rồi, chứ không thằng nhỏ sao dám đến đây.

Chị Thuý nói.

  • Vậy giờ em tính sao?

Chị Xốp hỏi.

  • Ờ em định là...

Tôi ngập ngừng rồi đổ ánh nhìn về phía Vũ Hạ như để cho anh biết là tôi muốn gì.

  • Chị có thể nhận em ấy được không ạ?

Vũ Hạ nói, giọng rất là van nài cùng vẻ mặt nghiêm túc.

Tôi nhìn về phía chị trưởng đoàn thì thấy chị cứ xụ mặt xuống, miệng phì phà điếu thuốc mà không nói gì cho đến một lúc sau thì chị cũng cất tiếng.

  • Không được đâu em à, chị cũng rất thương em nhưng theo đoàn chị khổ lắm, biết bao nhiêu là vất vả, chị nghĩ em nên về xin lỗi ba đi thì hơn.

Nghe vậy tôi mới đáp.

  • Cực khổ thế nào em cũng chịu được, còn hơn là trở về nhà, được ở với mọi người em thấy vui và thoải mái lắm, em ăn ít với người em cũng nhỏ nên không chiếm nhiều chỗ trên tàu đâu.

Nói xong tôi chờ đợi phản ứng của chị Loan, chị rít lấy thêm vài hơi nữa.

  • Thôi thì cho thằng nhỏ theo đi, càng thêm người càng vui chú có sao đâu, đúng không chú Bạc?

Bác Lương bảo rồi chú Bạc đáp lại.

  • Ừ bác Lương nói chí phải.
  • Ở đây ai muốn chị đẹp nhận Thạch thì giơ tay nè.

Anh Tề nói và tất cả mọi người đều đồng loạt dơ tay.

Đứng trước sự ủng hộ đó của mọi người chị Loan như không còn sức để chống chội nữa rồi chị cũng mĩm cười và gật đầu.

  • Thôi được rồi.
  • Vui quá đi, vậy giờ hai chị em ta được ở chung với nhau rồi.

Chị Xốp đến bên nắm lấy tay tôi hớn hở nói.

  • Cám ơn chị Loan nhé.

Tôi nhìn chị Loan và nói.

  • Từ giờ cháu đã là người của đoàn rồi, hãy gọi ta là cô đi, vì tuổi ta cũng sấp sỉ tuổi ba cháu đấy.
  • Dạ cô Loan.

Những ngày sau, tôi trở thành một chân chạy việc cho đoàn, ai bảo gì thì làm nấy, từ việc xếp ghế nhựa ra rồi dọn vào cho đến việc thu gôm rác cùng với chị Xốp, đến tối tôi chui xuống hầm mũi tàu ngay bên dưới gầm cầu thang để ngủ, đó cũng là chỗ của chị Xốp hay ngủ, quả đúng như những gì cô Loan nói cuộc sống thế này thật sự rất vất vả nhưng tôi lại cảm thấy rất vui vì mọi người ai cũng thương tôi, tôi nói chuyện nhiều hơn, cười nhiều hơn và trong suốt những ngày dựng hội ngày nào Vũ Hạ cũng đến đây thăm tôi vào mỗi giờ tan học của anh.

Cũng giống như ở xã Vĩnh Bình Nam ở đây cũng chẳng khắm khá hơn là bao, người ta chỉ hứng thú với hội chợ vào những ngày đầu còn những ngày sau đó thì khán giả bắt đầu vắng hoe có những hôm không mở hội, tuy vậy chúng tôi vẫn ráng ở lại để thu hồi vốn vì tiền mướn người dựng rạp, tiền thuê mặt bằng, tiền điện và tiền nước là không hề rẻ, rồi chúng tôi cũng quyết định tháo rạp và sẻ dời đi sau hơn 1 tháng, đêm trước ngày ra đi Vũ Hạ có đến tìm tôi.

  • Ngày mai là đoàn đi rồi à?

Anh hỏi và tôi nhận thấy nổi buồn trong mắt anh.

  • Đúng đó, chúng em sẻ đến xã Minh Thuận, anh có gì mà đến giờ này trễ vậy?
  • Ừ thì...những ngày qua anh đã suy nghĩ rất nhiều về điều này rồi, không biết là có nên nói với em không? Nhưng nếu không nói có lẻ anh sẻ ân hận về sau.
  • Này, có chuyện gì mà nghiêm trọng vậy?

Tôi hỏi, giọng có hơi chút đùa.

  • Nghiêm túc nhé, em hỏi anh là có ghét em không hả? 

Tôi tròn mắt nhìn anh mong ngóng vì  tôi đã đợi câu trả lời này từ rất lâu rồi.

  • Thật tình thì anh muốn em nghĩ như thế, vì anh…anh…yêu… em Thạch à.

Tôi như chết lặng trước những gì anh vừa nói mà chẳng biết phản ứng thế nào cho phải lẻ.

  • Anh nói gì vậy? Anh có bạn gái rồi mà!
  • Đúng vậy, nhưng đó chỉ là tấm bình phong để che đậy cái việc mà anh thích em, vì anh không đủ mạnh mẻ để chống lại định kiến của xã hội này, từ cái hôm mà anh tìm thấy em dưới cơn mưa, nhìn thấy sự yếu đuối và nhưng giọt nước mắt của em tim anh nó như lệch đi một nhịp, anh nghĩ điều đó thật xấu xa vì sẻ vấy bẩn đi tình anh em của hai ta nên anh mới tỏ ra lạnh nhạt để khiến em nghĩ rằng anh ghét em, rồi anh cũng tìm cho mình những người bạn gái, anh luôn chọn những người có vẻ ngoài giống em, anh nghĩ vậy sẻ phần nào thôi nghĩ về em, nhưng anh nhận ra thứ anh yêu không phải là vẻ bề ngoài hay giới tính của một ai đó mà lại chính là con người bên trong họ, và ở em hội tụ đủ những điều mà anh cần, em luôn nhẹ nhàng và hiểu chuyện trong mọi hoàn cảnh, ở bên cạnh em anh luôn cảm thấy được sự ấm áp mà những người con gái khác không thể mang đến cho anh được.

Tôi thật sự bất ngờ, những giọt nước mắt của tôi có lẻ cũng bắt đầu tuôn đến nơi rồi.

  • Vậy em có thích anh không?

Anh đặt hai tay lên vai tôi và hỏi tôi quẹt nước mắt và trả lời anh.

  • Em cám ơn và rất cảm kích vì tình cảm mà anh dành cho em, nhưng giữa chúng ta sẻ chẳng có kết quả gì đâu, ba mẹ anh sẻ buồn lắm đấy và cả bạn gái anh nữa, hơn nữa em cũng có người mà em thích rồi.
  • Vậy à? 

Anh buôn lỏng hai vai tôi ra.

  • Anh hiểu rồi, vậy bao giờ chúng ta sẻ gặp lại nhau?
  • Em không biết nữa, chắc sẻ lâu đấy.
  • Vậy để anh ôm em một cái từ biệt được không?
  • Được thôi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp