[TN70] Nữ Phụ Pháo Hôi Gả Cho Quân Nhân, Nghịch Mệnh Phản Công

Chương 7


3 tuần

trướctiếp

Lục Trường Chinh cảm thấy tinh thần hăng hái hơn, sau khi giục Tô Mạt vào trong nghỉ ngơi lần nữa anh mới đạp xe, phóng đi như một làn khói.

Tô Mạt bất lực nhìn Lục Trường Chinh đang vô cùng hừng hực khí thế.

Không lẽ đây là đặc thù của người thời đại này, làm gì cũng hấp tấp như vậy sao?

Tô Mạt thở dài.

Tuy rằng cô đã nghĩ kỹ, nhưng tới lúc này vẫn thấy hơi bàng hoàng. Dù sao hôn nhân cũng là chuyện lớn trong đời.

Hay là lấy luôn?

Người ở thời đại này chẳng phải cứ vừa mắt là kết hôn được à? Nếu đã tới đây rồi, không bằng nhập gia tùy tục luôn?

Dù ở thời đại nào thì Lục Trường Chinh cũng là một đối tượng kết hôn tốt. Anh là sĩ quan cấp bậc phó đoàn trưởng, chắc chắn tiền trợ cấp không hề thấp. Đã có nhà riêng, kết hôn xong không cần sống chung với cha mẹ chồng, cưới xong sẽ tách khẩu ngay, không sợ cảnh chị em dâu trong nhà xảy ra mâu thuẫn.

Ngay cả khuyết điểm ít khi ở nhà cũng trở thành ưu điểm với cô.

Có nhà riêng, chuyện này cũng được giải quyết, đúng là không còn gì tốt hơn.

Quan trọng nhất là vẻ ngoài của Lục Trường Chinh phù hợp với sở thích của cô.

Thực sắc tính dã, cô chỉ là một người phụ nữ bình thường...

Tô Mạt che mặt lắc đầu, xoay người đi về viện thanh niên trí thức.

Viện thanh niên trí thức là một dãy 5 gian nhà đất, ở giữa ở phòng bếp và nơi ăn cơm, cũng là nơi dùng để tiếp khách khi có người tới. Hai gian phòng bên trái là nơi dành cho nam thanh niên trí thức ở, hai gian phòng bên phải dành cho nữ thanh niên trí thức ở.

Ngoài cửa trồng một vườn rau lớn, trồng rất nhiều rau cải xanh. Nhà xí thì ở một góc cạnh vườn rau, đó là một gian phòng được dựng bằng cỏ tranh.

Cả viện thanh niên trí thức và vườn rau đều được hàng rào trúc bao xung quanh, phía trước chỉ chừa lại một cánh cổng để ra vào.

Tô Mạt tìm phòng của nguyên chủ theo trong trí nhớ.

Ở vùng nông thôn thời đại này, rất ít người có thói quen khóa cửa. Tại viện thanh niên trí thức cũng thế, cửa ra vào chỉ được chốt chứ không được khóa lại.

Tô Mạt kéo chốt cửa đẩy vào. Căn phòng rất rộng, bên trong có một chiếc giường đất rất dài, đoán chừng có năm sáu người cùng ngủ bên trên cũng không sao. Ba thanh niên trí thức ngủ một phòng, rất rộng rãi.

Những người chung phòng với Tô Mạt cùng một nhóm tới đây với cô. Bọn họ tới đúng dịp thu hoạch vụ thu, vì thế cũng không có thời gian để đặt thêm đồ, vì thế trong gian phòng này không có mấy thứ linh tinh như tủ.

Họ đi mượn các thanh niên trí thức cũ hai băng ghế, lại tìm thêm vài tấm ván ráp lại thành một một cái bàn gỗ dài đơn sơ. Đặt hết hành lý lên trên, cái nào hay dùng tới thì để lên giường đất.

Tô Mạt tìm thấy chăn đệm của nguyên chủ, bên trên còn đặt mấy bộ quần áo cô đã giặt vài ngày trước. Chắc là do hai người bọn cùng phòng giúp cất vào.

Bọn họ mới tới chưa quen nhau hết, thỉnh thoảng lại giúp đỡ khích lệ nhau nên quan hệ cũng tốt hơn.

Lúc đầu nguyên chủ vội vàng chạy xuống nông thôn nên chưa kịp chuẩn bị gì, chăn đệm mang theo rất đơn giản. Trải một cái chiếu rơm trên giường đất, rồi trải thêm một cái khăn trải giường lên chiếu rơm, một cái chăn mùa hè mỏng mát như như chăn điều hòa của thời đại sau, ngay cả gối cũng không có.

Không rõ nguyên chủ nhỏ nhắn xinh xắn kia chịu đựng kiểu gì.

Khi nguyên chủ tới nông thôn có xách theo hai cái hòm bằng da. Một cái đặt trên giường đất, một cái cất trên bàn gỗ, một lớn một nhỏ đều được khóa kín.

Tuy rằng Tô Mạt đã dung hợp với trí nhớ của nguyên chủ, biết bên trong có thứ gì rồi nhưng vẫn muốn kiểm tra lại đồ bên trong lần nữa.

Quan trọng là hai cuốn sổ tiết kiệm có một khoản tiền kếch xù.

Lúc đọc truyện, bên trong không nói rõ số tiền cụ thể mà chỉ nói nguyên chủ mang theo một khoản tiền lớn.

Còn sổ tiết kiệm và hợp đồng mua bán nhà của nguyên chủ là do cha Tô kín đáo đưa cho cô trước khi cô xuống nông thôn. Lúc đó cô ấy đã nhét vào giữa hòm, chưa kịp xem thì đã mấy, vì thế chính nguyên chủ cũng không biết bên trong có bao nhiêu tiền.

Tô Mạt rất tò mò.

Dựa theo trí nhớ, Tô Mạt tìm được túi ẩn bên trong hòm da nguyên chủ đặt trên giường đất, mò được chìa khóa của hòm da.

Tô Mạt dùng khóa mở hòm da lớn trước, lấy hai cuốn sổ tiết kiệm nhét trong ngăn nhỏ ra. Đột nhiên cảm thấy hơi hồi hộp.

Thời khắc lịch sử tới rồi, các chị em!

Hai cuốn sổ tiết kiệm, một cuốn nhìn hơi cũ kỹ, chắc được làm bằng da trâu, nhìn vật liệu thô ráp bên ngoài có thể nhận ra được ngay. Mặt ngoài viết mấy chữ "Sổ tiết kiệm không kỳ hạn", ấn kèm hoa văn, phía dưới có một hàng chữ nhỏ đã hơi phai màu nên cô không thể nhìn rõ được đó là chữ gì.

Tô Mạt mở một cuốn ra xem trước, người đứng tên là Mạc Ngọc Dung, mẹ của nguyên chủ, bên dưới là con dấu của ngân hàng. Bên phải là dòng chữ viết tay, ghi chép ba lần gửi tiền tiết kiệm, bên dưới mỗi ghi chép đều có con dấu của nhân viên ghi chép sổ sách và nhân viên kiểm tra đối chiếu.

Tô Mạt nhìn thử, một lần gửi tiết kiệm vào tháng một năm 70, chỉ gửi 2000 tệ. Một lần gửi vào tháng mười năm 70, gửi 500 tệ. Lần cuối cùng cũng gửi 500 tệ, tổng cộng 3000 tệ.

Chắc hẳn đó là số tiền tích cóp bao năm của cha mẹ nguyên chủ. Ở thời đại 100 tệ đã rất lớn này thì đó là một khoảng tiền khổng lồ.

Tô Mạt mở cuốn sổ cũ kỹ ra, chủ nhà tên Tô Trọng Lê, là ông nội của nguyên chủ.

Phía bên phải ghi chép về khá nhiều về các khoản vào và chi ra. Cuốn sổ có vài trang, Tô Mạt lật xem thử, bắt đầu gửi vào năm 57, có lẽ là cổ tức do công ty hợp doanh chia cho sau khi trở thành tư bản, lần đầu gửi tiền tiết kiệm là hơn hai mươi nghìn tệ.

Vài năm sau chỉ ghi chép vào các khoản gửi vào, nhưng trong ba năm 60, 61, 62 lại có nhiều khoản chi lớn. Trong trí nhớ của nguyên chủ, đó là ba năm thiên tai, ông nội của nguyên chủ đã nhiều lần cậy nhờ quan hệ mua sắm rất nhiều lương thực ở nước ngoài để quyên góp cho những gia đình nghèo khó xung quanh.

Cũng do ba năm lao lực này đã khiến sức khỏe của Tô Trọng Lê ở năm 63 bệnh nặng không gượng nổi, vĩnh biệt cõi đời. Lúc tổ chức tang lễ cho Tô Trọng Lê, có rất nhiều ban lãnh đạo ở Thượng Hải tới viếng.

Ghi chép gửi vào tới tận năm 66, cổ tức trước ba năm đó đều bị Tô Trọng Lê rút hết, bên trong chỉ còn lại cổ tức sau ba năm thiên tai. Nhưng số tiền cũng lên tới tám mươi nghìn tệ.

Chỉ sợ tám mươi nghìn tệ ở thời đại này còn nhiều hơn cả tám mươi triệu đời sau.

Có tám mươi nghìn tệ là tiền vốn, lại còn ở thời đại có thể nhặt được tiền ở khắp nơi này, dù Dương Tố Vân có là heo cũng biết vung cánh bay.

Tô Mạt siết chặt nắm đấm, chút ấn tượng tốt về vai chính Dương Tố Vân đã bị đánh mất hoàn toàn.

Khi Dương Tố Vân đoạt được sổ tiết kiệm, bác trai của nguyên chủ chưa xảy ra chuyện gì. Cô ta không gửi lại khoản tiền tiết kiệm kếch xù cho người nhà của nguyên chủ, mà lại giấu nhẹm đi. Cứ cho rằng cô ta không có cách liên lạc với bác trai của nguyên chủ, nhưng cha của cô ta quen biết bác trai của nguyên chủ thì kiểu gì cũng có cách.

Đúng là gia đình giả nai có một không hai!

Đến lúc rồi!

Từ đây con đường trở nên tối tăm!

Xem sổ tiết kiệm xong, Tô Mạt bắt đầu kiểm kê lại tiền giấy và tài sản của nguyên chủ.

Tô Mạt lấy hết tiền giấy trong hòm ra, đếm một lúc có tổng cộng 1035 tệ 4 hào. Lẽ ra là có 1045 tệ 4 hào, nhưng lúc chữa bệnh đã tốn 10 tệ, à, còn nợ Lục Trường Chinh năm tệ nữa, vì thế chỉ còn có 1030 tệ 4 hào thôi.

Ở thời đại này, cô được coi là một phú bà rồi.

Còn phiếu thì có một xấp thật dày, đa dạng đủ mẫu, phiếu đổi ngoại tệ, phiếu công nghiệp, phiếu lương thực, phiếu thịt, phiếu dầu, phiếu rau, phiếu đường, phiếu vải, phiếu giày, phiếu vải bông... Đủ loại phiếu cái nào cũng có, thậm chí còn có phiếu sữa bột, phiếu đồng hồ đeo tay. Nhưng đa phần đều là loại dùng riêng ở Thượng Hải, rất ít loại thông dụng trên cả nước.

Sống trong thời đại làm gì cũng phải có phiếu như này, nếu không có phiếu thì có tiền cũng không có chỗ tiêu.

Đột nhiên Tô Mạt thấy hơi buồn, xem ra phải tới chợ đen mới dùng được số phiếu này.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp