15

Thuở niên thiếu, lần đầu tiên biết yêu, ta cũng từng đặt một người trong tim.

Đáng tiếc là người nọ thân phận thấp hèn, chỉ là một người coi ngựa trong nhà ta.

Đáng tiếc là tình cảm này thật nực cười, chưa kịp nói ra đã sớm phai tàn.

Vào lễ Nguyên Tiêu năm ta mười ba tuổi, đứng trên thành lâu, gió đông thổi qua hàng ngàn cây đèn hoa thắp sáng cả vạn nhà, ánh sáng lấp lánh như ban ngày.

Khi pháo hoa nở rộ trên không, một mũi tên xuyên qua màn đêm, phá tan sự huyên náo.

Trong thành bùng lên bạo loạn, một đám kẻ bắt cóc bịt mặt giương cung bắn gi*t ngay trên phố, khiến người dân khiếp đảm.

Ngày đó, ta cùng mẫu thân đứng trên thành lâu, nghe thấy thừa tướng phu nhân hét lên: "Hộ giá! Hộ giá! Bảo vệ công chúa!"

Được biết, thái tử hôm đó đã dẫn theo một vị công chúa đến xem đèn lồng.

Công chúa khi ấy đứng giữa hàng ngũ các quý nữ, như sao sáng vây quanh mặt trăng, còn ta và mẫu thân thì hoàn toàn không đến gần được nàng.

Nhưng khi xuống thành lâu, huyện chúa Vinh Gia bên cạnh công chúa vô ý ngã xuống.

Thừa tướng phu nhân chỉ lo bảo vệ công chúa đi trước, bỏ lại huyện chúa Vinh Gia đang ngã.

Mẫu thân của ta cắn răng, buông tay ta ra để đỡ huyện chúa dậy.

Tình hình lúc đó thật hỗn loạn, dòng người đổ xô xuống lầu đã đẩy ta đi lạc đến nơi nào chẳng rõ.

Khi ta phản ứng lại thì đã xuống thành lâu, đứng giữa phố, không biết phương hướng.

Một tên côn đồ ẩn nấp trong bóng tối đã nhắm cung tên vào ta.

Ngay lúc ngàn cân treo sợi tóc, Lương Chấp từ đâu xông ra, kéo lấy cánh tay ta, che chở cho ta chạy trốn.

Đó thật sự là một đêm kinh hoàng.

Hai chúng ta ẩn nấp trong một chuồng gà ngoài thành, không dám thở mạnh.

Lương Chấp nói, bọn côn đồ này không đơn giản, đều là những kẻ gi*t người thành thạo, lại trà trộn trong đám đông, rất giỏi ngụy trang.

Vệ binh kinh thành muốn bắt hết chúng, e rằng còn cần thêm thời gian.

Chuồng gà rất nhỏ, mùi hôi thối nồng nặc, ta và Lương Chấp tựa sát vào nhau, ta không nhịn được mà nôn hết lên người huynh ấy.

Từ nhỏ ta đã được nuông chiều, chưa từng gặp cảnh hiểm nghèo như vậy.

Quá trình thoát ch*t này làm ta cảm thấy mơ hồ và lạ lẫm, nhưng đồng thời trong lòng lại có chút phấn khích.

Tim ta đập rất nhanh, đến khi hoàn toàn bình tĩnh lại mới phát hiện đầu mình đã bị thương.

Trong lúc chạy trốn, huynh ấy chỉ lo bảo vệ ta, bị mũi tên sượt qua làm trầy xước cánh tay.

Ta nghẹn ngào nói: "Lương Chấp, huynh chảy m.áu rồi."

Chàng thiếu niên mười lăm tuổi nhe răng cười với ta, cố gắng giữ bình tĩnh: "Không sao đâu tứ tiểu thư, không đau đâu."

Huynh ấy có ơn cứu mạng ta, lại vì ta mà bị thương, ta rất cảm kích, lấy chiếc khăn tay ra đè lên vết thương của huynh ấy.

Ta nói: "Đừng gọi muội là tứ tiểu thư nữa, huynh đã gọi ông nội muội là ông chú rồi mà, tên mụ của muội là Diên Nương, huynh cứ gọi muội là A Diên được rồi."

16

Từ khi còn nhỏ, mẫu thân thường dạy ta một đạo lý…

Người ta phân chia thành ba bảy loại, phép tắc đặt lễ nghĩa lên trên hết.

Lễ nghĩa này chính là tôn ti trật tự.

Như Trần Hỉ Nhi, tuy rằng từ nhỏ đã lớn lên cùng ta nhưng thực chất nàng chỉ là một tỳ nữ.

Như nhũ mẫu, tuy rằng ta được bà nuôi lớn nhưng thực ra bà cũng chỉ là một người có thân phận thấp bé.

Nếu một ngày nào đó, các nàng làm ta không vui, thì dù ta có đánh mắng, đem bán các nàng đi, hay thậm chí lấy mạng các nàng, cũng chẳng có gì là sai trái.

Tôn ti có khác biệt, đó chính là số phận của các nàng.

Người ta phân chia thành ba bảy loại, nhưng ta không nghĩ ra, tình cảm của con người sao có thể phân chia thành ba sáu chín cấp được đây?

Phụ thân ta khắc nghiệt, mẫu thân cũng là một bà mẹ nghiêm khắc.

Họ rất ít khi bày tỏ tình cảm với ta.

Người sớm chiều bầu bạn với ta là nha hoàn Trần Hỉ Nhi, người yêu thương che chở ta là nhũ mẫu Trâu thị.

Ta từ nhỏ đã ngoan ngoãn, tính tình dịu dàng, bởi vì mỗi khi ta làm gì không đúng, nhất định là lỗi của Hỉ Nhi và nhũ mẫu.

Ta không muốn các nàng bị phạt, và cũng chưa từng xem họ là người thấp bé.

Tựa như Lương Chấp, trong lòng ta huynh ấy không đơn thuần chỉ là người coi ngựa của Tạ gia, mà còn là một người bạn.

Ta bảo huynh ấy gọi ta là A Diên, ban đầu huynh ấy không chịu, nói rằng không dám.

Ta giả vờ tức giận, vỗ vào cánh tay bị thương của huynh ấy một cái.

Lương Chấp đau đến nhe răng trợn mắt, kêu lên một tiếng

“Tứ tiểu thư, người nhẹ tay thôi!”

Ta lại giơ tay vỗ thêm một cái nữa.

Lần này Lương Chấp đau đến chảy cả nước mắt, nhìn ta với ánh mắt đầy oán hận, cuối cùng ngoan ngoãn gọi ta một tiếng: “A Diên.”

Ta hài lòng gật đầu, xoa đầu huynh ấy.

“Ngoan.”

Ta và Lương Chấp ở lại chuồng gà đến gần sáng.

Khi trời vừa hửng sáng, trong thành đã hoàn toàn yên tĩnh, chúng ta quyết định trở về Tạ gia.

Thấy trên đường không có ai, đi ngang qua một cái ao lớn bị bỏ hoang của một phú hộ, ta dừng bước, nhất quyết muốn làm sạch đống phân gà và lông gà dính trên người.

Lương Chấp nghe theo ta, dùng khăn tay thấm nước, giúp ta lau sạch phân gà trên tóc.

Huynh ấy thắc mắc: "Về đến phủ có thể tắm rửa, sao phải làm sạch ở đây."

Ta hừ một tiếng: "Huynh biết gì chứ, nếu để người ta biết ta về nhà với đầy phân gà trên đầu, đám tiểu thư ở phủ thừa tướng kia chẳng cười nhạo ta đến ch*t mới là lạ đấy."

Có lẽ vì hình tượng ngoan ngoãn thường ngày của ta quá mức rõ ràng, Lương Chấp bị ta trừng mắt một cái, không nhịn được mà bật cười.

Huynh ấy nói: "Ta cứ nghĩ tứ tiểu thư nhát gan lắm, hóa ra lại hung dữ như vậy."

Lương Chấp cười rất đẹp, ngũ quan của huynh ấy rõ ràng, lông mày hơi rậm, miệng cười rộng, đôi mắt trong trẻo tựa như trăng rằm.

Hôm ấy, chúng ta đã nói chuyện rất lâu bên bờ ao.

Huynh ấy hỏi ta "A Diên 鸢" có phải có nghĩa là "diều giấy" không.

Ta trừng mắt nhìn huynh ấy: "Tất nhiên là không phải rồi, huynh chưa nghe sao, Bắc Minh có cá, Nam Hải có diều hâu, diều hâu lớn không biết dài mấy nghìn dặm, ta là cô gái như chim đại bàng!"

Để thể hiện thân phận của mình, ta còn đặc biệt chỉ vào cái ao hoang ấy, nói với Lương Chấp: "Cái ao này đã rửa sạch phân gà trên đầu ta, từ nay về sau nó sẽ được gọi là Nam Hải, nhớ kỹ nơi này, vì một ngày nào đó nó sẽ nở đầy hoa sen."

Lương Chấp: "..."

17

Đối với ta mà nói, lúc ban đầu Lương Chấp như một người bạn.

Huynh ấy là một thiếu niên thuần khiết, chân thành và đáng yêu.

Ví như cái ao hoang phế đó, cái gọi là “Nam Hải” và “hoa sen” thực chất chỉ là lời ta nói bâng quơ.

Nhưng ta không ngờ rằng, ba năm sau, nó thực sự đã nở đầy hoa sen.

Gió thổi nhẹ qua hồ nhỏ, sau cơn mưa, hương sen lan tỏa khắp nơi… Cảnh tượng đó đẹp đến nỗi sau này còn được một văn nhân viết thành thơ ca ngợi.

Khi nghe tin này, ta đã bảo nhũ mẫu đi thăm dò, một lão nhân trong thành bảo rằng, hoa sen ấy do một thiếu niên trồng ba năm trước, thiếu niên kia chăm sóc rất lâu, cuối cùng mùa hè này mới nở rộ.

Chỉ là thiếu niên ấy không biết vì lý do gì đã sớm không rõ tung tích.

Lương Chấp thực là kẻ ngốc nhất thiên hạ.

Kẻ ngốc này không chỉ giấu ta việc trồng hoa sen, mà còn tin chắc rằng ta thích sen, mỗi năm vào mùa hè, nhất định đi hái một bó to mang đặt dưới khung cửa sổ của ta.

Vào sinh nhật mười bốn tuổi của ta, huynh ấy còn tặng ta một cây trâm gỗ khắc hình hoa sen.

Thời niên thiếu không hiểu tình là gì, huynh ấy không biết rằng những thứ như trâm cài tóc này là thứ không nên tặng bừa cho con gái.

Còn ta, từ nhỏ đã biết lễ nghi, rõ ràng biết rằng không nên nhận trâm này, nhưng vẫn vô tình nhận lấy và cất giữ trong một hộp vàng.

Chiếc trâm gỗ khắc hình hoa sen đó, thực sự là rất xấu.

Nhưng lại là do chính tay Lương Chấp khắc.

Ở tuổi tình đậu sơ khai, ta liền biết rằng mình đã thích huynh ấy, nhưng ta cũng biết rằng, tình cảm này vốn là hư vô.

Giữa ta và Lương Chấp, chưa bao giờ bày tỏ rõ ràng tâm ý với nhau.

Dù cho Hỉ Nhi từng nói rằng, ánh mắt huynh ấy nhìn ta luôn rực rỡ như sao trời, chẳng thể che giấu được niềm vui sướng.

18

Vào đêm sinh nhật mười bốn tuổi của ta, Lương Chấp lại lén lút vào nội trạch, xuất hiện dưới cửa sổ của ta, đưa cho ta một cây trâm gỗ khắc hình hoa sen.

Lúc ấy trời đã khuya, huynh ấy đưa đồ xong liền định rời đi, ta ngồi trên bệ cửa sổ gọi huynh ấy quay lại.

Lương Chấp không rõ nguyên do.

Ta nói: “Huynh lại đây nói chuyện với ta một lát đi, tâm trạng ta rất phiền muộn.”

Lương Chấp từ trước đến nay chưa bao giờ từ chối yêu cầu nào của ta, nên quay lại ngồi dưới bệ cửa sổ.

Chân ta lủng lẳng trên đầu huynh ấy, giơ tới giơ lui.

Lương Chấp bất lực ngẩng đầu lên: “A Diên, sao muội không vui?”

Ta hừ một tiếng: “Vì hôm nay là sinh nhật ta, mẫu thân ta đã mời Vinh Gia huyện chúa, mà ta không thích nàng ta.”

“Tại sao?”

“Còn tại sao nữa, từ sau buổi hội nguyên tiêu năm ngoái, khi mẫu thân ta xuống thành lâu đã đỡ nàng ta một cái, từ đó nàng trở thành khách quen của Tạ phủ, qua lại mấy lần liền nhìn trúng huynh trưởng của ta.”

“Nhưng huynh biết đấy, huynh trưởng của ta đã cưới vợ từ lâu, tuy chị dâu chỉ là con gái của cửu phẩm Tuyên Nghị Lang, nhưng lúc trước cũng là ca ta kiên quyết muốn cưới, chị dâu ta lại hiền thục dịu dàng, từ khi gả qua đây nhiều năm không hề mắc lỗi gì.”

“Nhưng rồi hai tháng trước, mẫu thân ta làm chủ, Tạ gia đã hưu nàng ấy, lý do là nàng ấy đã trộm tài sản trong nhà.”

“Với một tội danh như vậy, sau khi chị dâu về nhà mẹ đẻ, chị dâu ta ngay lập tức bị cạo tóc, bị đưa vào chùa xuất gia.”

Chân ta đạp lên đầu Lương Chấp, vì lòng đầy phẫn nộ, ta liên tục đá vài cái: “Tức chớt ta rồi, tức chớt ta quá mà! Một lũ điên! Bọn họ không sợ sẽ gặp báo ứng sao?”

“Cái gì mà Vinh Gia huyện chúa! Con gái độc nhất của Phúc vương! Nàng ta mắt mù rồi, loại người bạc bẽo phụ lòng người như huynh trưởng ta mà nàng ta cũng xem trọng, thật là phân trong nhà xí nhà người khác dù mặn dù nhạt cũng phải nếm thử...”

“A Diên, muội nhỏ tiếng lại, đừng nói nữa!”

Ta đang giận dữ phát tiết nỗi buồn trong lòng, đột nhiên bị Lương Chấp nắm chặt mắt cá chân.

Lòng bàn tay của thiếu niên nóng bỏng, chỉ cần nắm nhẹ đã như kìm sắt.

Qua lớp vải mỏng của quần tất, ta cảm nhận rõ ràng nhiệt độ trong lòng bàn tay của Lương Chấp, mặt lập tức đỏ bừng.

Nhưng Lương Chấp lại như kẻ ngốc, không hề nhận ra cái gì, vẻ mặt nghiêm túc nói với ta: “Sau này muội đừng nói những lời này nữa, nếu truyền ra ngoài sẽ bất lợi cho muội, sẽ gây ra rắc rối đấy.”

Ta lẩm bẩm: “Ta chỉ nói ở nhà thôi, sẽ không truyền ra ngoài đâu.”

“Như thế cũng không được, lời này nếu để trường sử đại nhân biết được, muội sẽ không tránh được chịu khổ.”

“Ai da, được rồi, ta biết rồi, huynh thả chân ta ra đi.”

Lương Chấp buông tay ra, ta làm theo lời huynh ấy, không còn giận dữ bày tỏ tâm trạng nữa, chỉ cách một lát sau, cảm thấy buồn bã nói: “Trượng phu say mê, còn dám bộc bạch, thiếu nữ say mê, e ấp chẳng dám thề (*). Không biết chị dâu ta có hối hận không, khi lúc trước đã gả cho huynh trưởng của ta, nàng ấy vốn có một hôn ước rất tốt, người đó là một tú tài, chỉ đợi đỗ đạt rồi sẽ cưới nàng về nhà.”

(*) 士之耽兮, 犹可说也,女之耽兮,不可说也: Sĩ chi đam hề, do khả thuyết dã, nữ chi đam hề, bất khả thuyết dã.

“Ha, nam tử trong thiên hạ đều bạc tình, gả cho tú tài cũng chưa chắc được gì tốt, nói chung chúng ta thân là nữ nhi, vẫn phải thông minh một chút, đừng bao giờ tin bất kỳ kẻ nào, đặc biệt là nam nhân...”

Ta nói đến đây, lại một lần nữa phẫn nộ, cho đến khi Lương Chấp không hài lòng nói: “Cái gì mà chúng ta là nữ nhi chứ, A Diên, ta không phải nữ nhi mà.”

“Ai da, biết biết, ta lỡ lời thôi.”

“Còn nữa, sao muội nói tất cả nam tử trong thiên hạ đều bạc tình, ta đâu có chọc giận gì muội đâu, sao muội lại oán trách ta chung với bọn họ chứ.”

“Ta không nói huynh mà.”

“Muội đã nói rồi.”

“Ta không có nói nha.”

“Đã nói rồi.”

19

Hôm đó, ta và Lương Chấp đấu khẩu với nhau. Vì huynh ấy quá mức nghiêm túc, ta bỗng nhiên hỏi một câu: “Lương Chấp, ta hỏi huynh cái này, nếu có một ngày nào đó, ta rơi vào tuyệt cảnh, dựa vào mối quan hệ giữa chúng ta, huynh sẽ làm gì?”

“A Diên, muội có ý gì?”

“Ý ta là, nếu ta không còn sống nổi nữa, cùng đường không lối thoát, huynh có giúp ta, đưa ta rời khỏi đây không?”

“Rời khỏi? Muội muốn đi đâu chứ?”

“Đi đâu cũng được hết.”

“A Diên, ta không hiểu ý muội, nhưng ta biết, muội sẽ không có ngày đó đâu.”

Đêm ấy trăng sáng tỏ, những đóa hoa dạ hương dưới hành lang dài trong viện của ta bị ánh trăng nhuốm màu, xanh biếc kiêu sa.

Lương Chấp ngồi dưới bệ cửa sổ, ánh mắt hướng về những đóa hoa đang nở rộ.

Ta không nhìn rõ biểu cảm của huynh ấy, chỉ đung đưa đầu ngón chân, lại chạm vào đỉnh đầu của huynh ấy.

Ta nói: “Lương Chấp, ta đang nói nếu, nếu có một ngày như thế, huynh có nguyện ý đưa ta đi, dấn thân vào nguy hiểm không?”

Lương Chấp dưới bệ cửa sổ, không nói gì.

Ta lại chạm vào đầu của huynh ấy, nhẹ giọng nói: “Huynh nói gì đi chứ.”

Thật lâu sau, khi ta đã thấy nản lòng, trong lòng dâng lên một cảm giác thất vọng, không muốn hỏi thêm gì nữa thì Lương Chấp đột nhiên đứng dậy.

Khi thiếu niên, Lương Chấp đã rất cao rồi.

Huynh ấy có dáng người vạm vỡ, thân hình thẳng tắp, khi đối diện với ta, đôi mắt hơi cong lên, nụ cười xán lạn.

Khuôn mặt trẻ trung đầy sức sống, chính trực như vị tiên quan trong bức tranh “Triều Nguyên Tiên Trượng Đồ”.

Huynh ấy nhìn ta đang ngồi trên bệ cửa sổ, vẫn luôn cười.

Ta bất ngờ chạm phải ánh mắt của huynh ấy, tim đập lỡ một nhịp, bối rối nói: “Huynh cười cái gì mà cười! Vô tình vô nghĩa! Ta coi huynh là bạn sinh tử mà huynh lại như thế đó!”

Lương Chấp cười càng rạng rỡ hơn, huynh ấy thế mà còn giơ tay lên, thề với ta.

“Ta thề, chỉ cần A Diên tiểu thư cần ta, ta sẽ luôn ở bên người, dù là lên núi đao hay xuống biển lửa, dù có nguy hiểm đến đâu, ta cũng nguyện vì người mà xông pha một lần.”

“Ta sẽ cam tâm tình nguyện làm bất cứ điều gì cho người, nếu vi phạm lời thề này, sẽ ch*t gãy cổ.”

Lương Chấp nghiêm túc nói từng chữ, từng lời thề với ta.

Trong mắt huynh ấy dường như chứa đựng cả dải ngân hà, đôi mày đen hơi nhướng lên, giọng nói đầy chân thành và vô cùng kiên định.

Nhịp tim của ta vốn đã lỡ một nhịp, lúc này lại loạn cả lên.

Thiếu niên lần đầu biết vị của tình yêu, chỉ cảm thấy bối rối, không biết phải làm sao.

Ta giơ lên cây trâm gỗ khắc hình hoa sen mà Lương Chấp đã tặng, lắp bắp nói: “Lương, Lương Chấp, đây là món quà sinh nhật ta thích nhất từ trước tới nay, ta thật sự rất thích, thật đấy.”

Dưới sự che giấu của đêm đen, ta không biết Lương Chấp có nhìn rõ sợi tóc trên gò má của ta hay không.

Nhưng ta rõ ràng thấy, ánh mắt huynh ấy nhìn ta thoáng chốc sửng sốt, sau đó tai huynh ấy đỏ bừng, quay đầu đi, cố giữ vẻ bình tĩnh. Huynh ấy nhìn trái nhìn phải, nhưng duy chỉ không dám nhìn về phía trước.

Ta nhìn trái nhìn phải, cuối cùng dứt khoát nhảy xuống bệ cửa sổ, bỏ chạy trối chớt.

20

Ta và Lương Chấp sau đó vẫn chưa từng thổ lộ bất kỳ tình cảm nào.

Chiếc trâm gỗ mà huynh ấy tặng, ta cẩn thận cất vào tráp vàng.

Lúc ấy ta không biết con đường phía trước sẽ ra sao.

Cuộc đời con người vốn chỉ là mò mẫm qua sông, mong mỏi vận may, vì ai cũng tin rằng mình là đặc biệt.

Cũng như ta từng nói với Lương Chấp, A Diên không phải là con diều giấy, mà là con diều của Nam Hải, dài hàng nghìn dặm.

Khi niên thiếu, ta kiêu ngạo biết bao.

Ta nghĩ, dù ta không thể trở thành con diều của Nam Hải, ta cũng sẽ là con diều hâu có thể giương cánh bay cao.

Nhưng sau đó, mẹ ta tàn nhẫn làm cho ta nhận ra rằng, A Diên chỉ là con diều giấy mà thôi.

Là con diều bị trói bằng dây thừng, mãi mãi là con diều không thể bay ra khỏi Tạ gia.

Cái trâm gỗ mà ta trân quý suốt nửa năm, không biết vì lý do gì đã bị mẹ phát hiện.

Ngày hôm đó, khi tỉnh dậy sau giấc ngủ trưa, ta thấy mẹ mặt mày xanh xao.

Hỉ Nhi và nhũ mẫu, cùng với hai hạ nhân khác hầu hạ trong viện ta đều quỳ xuống đất, không dám thở ra.

Mẹ ta ngồi trên ghế, ném cái trâm gỗ trước mặt ta, cười lạnh: “Từ đâu ra?”

Ta lập tức cảm thấy đầu óc trống rỗng, không tự chủ mà run lên.

Ta quỳ xuống đất, không dám nói thêm lời nào.

Mẹ ta là người rất thông minh, với kinh nghiệm sống của bà, mọi lời dối trá và biện hộ của ta đều là vô ích.

Ta biết, với tính cách của mẹ và cha, nếu ta nói cái tên Lương Chấp ra, huynh ấy chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm.

Vì vậy, ta quỳ lạy cầu xin mẹ tha thứ, nhưng cái gì cũng không dám nói.

Mẹ ta nổi giận, nhốt ta trong phòng và tra hỏi Hỉ Nhi cùng nhũ mẫu.

Bà sai người dùng hình với Hỉ Nhi, trói nàng lên ghế dài mà đánh đập đến tơi tả.

Hỉ Nhi không khai ra nửa lời dù đến lúc ngất xỉu.

Ta ở trong phòng khóc thảm thiết, liều mạng đập cửa.

“Mẹ ơi, con sai rồi! Con không dám nữa! Xin mẹ tha cho Hỉ Nhi đi! Con hứa sẽ ngoan ngoãn nghe lời!”

Ngày đó ta đã tưởng tượng đến kết quả tồi tệ nhất - nói ra tên Lương Chấp, huynh ấy ch*t.

Cắn răng không nói, Hỉ Nhi ch*t.

Ta đau đớn vô cùng, chọn kết quả thứ ba, nghiến răng đâm đầu vào cái bàn ở trong phòng.

Ta không phải là thật sự muốn tự s*t, chỉ là muốn dùng cách này để ép mẹ, mong bà tha cho Hỉ Nhi.

Cách này quả nhiên có hiệu quả, sau đó ta ngất xỉu một ngày. Khi tỉnh dậy, thấy mẹ ngồi bên giường, cười nhìn ta.

Bà chỉnh lại chăn cho ta, cười mà không phải cười: “Con gái của ta thật thông minh, đã học được cách dùng cái ch*t để phản kháng.”

“Diên nương, chớ trách mẹ nhẫn tâm, mẹ cũng đã từng có thời tuổi trẻ như thế, biết được tình cảm thuở niên thiếu có ý nghĩa như thế nào đối với một cô nương, nhưng nó có thể hủy hoại cả cuộc đời con, có hiểu không ?”

“Có câu rằng cha mẹ thương con phải tính toán xa cho tương lai con, ta không muốn con phải khổ sở quá nhiều. Làm phụ nữ trong thế gian vốn đã khó khăn, một bước sai lầm có thể mất tất cả, không còn đường quay đầu.”

“Chuyện hôm nay ta sẽ giấu cha con, ta sẵn lòng cho con một cơ hội, nhưng con nhất định phải thay đổi, nhớ kỹ lời mình đã nói.”

Mẹ ta đã hứa sẽ không truy cứu nữa.

Ta ngây ra nhìn bà, đứng dậy dập đầu.

“Tạ mẫu thân, A Diên sẽ ghi nhớ lời mẫu thân dạy bảo.”

21

Lương Chấp đã biến mất.

Vào ngày thứ ba sau khi mẹ phát hiện ra ta cất giữ cái trâm gỗ, người phụ trách quản lý ngựa trong hậu viện đến báo rằng, trong phủ đã mất một chiếc xe ngựa.

Cùng với chiếc xe ngựa mất tích, Lương Chấp cũng biến mất.

Mẹ ta thông minh như thế, bà không cần nói thêm gì, chỉ mỉm cười và nhìn ta bằng ánh mắt đầy thương cảm.

Đứa nhỏ ngốc, dù ngươi có cắn ch*t không nói, vẫn có người vì sợ hãi, không đánh đã khai.

Vực sâu vạn trượng chung quy vẫn có đáy, chỉ có lòng người là khó đoán... Ngươi nên tỉnh táo lại, nhìn rõ sự kiên định và chân tình của ngươi.

Ta không biết Lương Chấp rời đi là vì sợ bị lộ ra, ch*t trong ở Tạ gia, hay như những người hầu trong phủ nói, huynh ấy đã từng nói “làm nô đánh xe ngựa thì mãi mãi không có lối thoát”.

Dù sao, từ đó ta không còn gặp lại huynh ấy nữa.

Ta có chút oán giận huynh ấy.

Thực lòng mà nói, ta không tin Lương Chấp lại là người yếu đuối như vậy, cũng không tin những lời huynh ấy nói với ta đều là giả dối.

Ta cũng biết, ta và huynh ấy vốn dĩ cũng không có kết quả gì.

Ta chỉ là, oán huynh ấy đã ra đi không lời từ biệt mà thôi.

Ta và Hỉ Nhi đã chịu đựng sự bức cung của mẫu thân, và bà cũng hứa sẽ không tiếp tục truy cứu nữa.

Ta biết ai có chí nấy, huynh ấy không thể mãi ở lại Tạ gia, nhưng sao huynh ấy lại ra đi vội vàng như vậy, không thèm gặp mặt ta lần cuối, cũng không nói lời tạm biệt nào.

Ít nhất thì cũng nên để lại một câu nói cho ta cũng được mà.

Huynh ấy không để lại gì, cũng không nói lời nào.

Khi Hỉ Nhi bị đánh đến mức thoi thóp, sau vài ngày dưỡng thương đã có thể nói chuyện được, ta đến thăm nàng.

Nàng thấy ta, ánh mắt bừng sáng lên một chút, nắm lấy tay ta, giọng nói khàn khàn: “ Tiểu thư, có sao không, Lương Chấp thế nào rồi?”

Ta cầm chén thuốc, ánh mắt cúi xuống, lại nhanh chóng mỉm cười: “Hỉ Nhi, từ giờ trở đi, chúng ta đừng nhắc đến người đó nữa, cứ coi như người nọ chưa từng tồn tại đi.”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play