Trường Hỉ đánh xe la đến sau giờ ngọ thì tới Thổ tư phủ Long Thành.

Mai Cẩm đến trước cánh cổng lớn, bước lên bậc thềm gõ cửa hai tiếng, người gác cổng bên trong đi ra, vừa lúc vẫn là người từng tiếp xúc lần trước. Đối phương cũng nhận Mai Cẩm, so với lần trước thì thái độ khách sáo hơn nhiều, nghe Mai Cẩm nói muốn gặp Lý Phủ Quân, đáp:

– Lão Phủ quân ngày hôm kia đã đi Kim Cương Tự chuẩn bị công đức và lễ Phật, không có ở trong nhà.

Mai Cẩm ngẩn ra, hỏi tiếp, được cho biết hôm nay có thể sẽ trở về, cô nghĩ một chút lại hỏi về Lý Đông Lâm.

– Nhị gia cũng đi cùng lão Phủ quân rồi.

Mai Cẩm hỏi lộ trình đến chùa miếu, trầm ngâm suy tư.

Lần trước cô đến đây đã gây ra một trận náo loạn không hay, xem như đắc tội Lý Đông Lâm, cho nên lần này tới, cô đã tính toán mặt dày đi cầu xin Lý Phủ quân hỗ trợ. Không ngờ Lý Phủ quân đi chùa miếu, đường đi tuy không quá xa nhưng người ta làm việc Phật, cô không thể vào lúc này mà đi đến chùa miếu quấy rầy người ta được. Nếu người gác cổng nói hôm nay sẽ về, mình ở chỗ này chờ là được. Thấy người gác cổng đáp xong nhìn mình, cô cảm ơn rồi bước xuống bậc thang, nói rõ tình hình với Trường Hỉ, nói mình không biết phải chờ bao lâu, bảo gã về trước. Bởi trong nhà vẫn còn có việc phải làm, Trường Hỉ đồng ý trở về trước.

Mai Cẩm tìm một chỗ râm mát, nóng lòng chờ Lý Phủ Quân trở về. Cô chờ suốt cả một buổi chiều, cho đến lúc chạng vạng chiều hôm dần dày đặc người vẫn chưa về. Khi cô đang do dự có nên tiếp tục chờ nữa hay không thì chợt nghe được có tiếng bánh xe nghiến qua mặt đường từ phía sau truyền đến, cô quay đầu lại xem, trông thấy một chiếc xe ngựa tới, một tấm màn trang trí bằng ngọc trai được vén lên từ mái vòm bánh xe màu đỏ, và khuôn mặt của một cô bé hiện ra từ cửa sổ, là A Lộc con gái của Thổ tư phủ.

A Lộc vừa nhìn thấy bóng lưng Mai Cẩm đang đợi bên đường, chỉ là không chắc chắn mấy, khi nhìn thấy rõ là cô rồi thì vẫy tay rối rít với cô và kêu dừng xe lại, nhảy xuống chạy đến trước mặt cô hỏi:

– Mai tỷ tỷ, sao tỷ lại đứng ở đây thế ạ?

Mai Cẩm thấy A Lộc trở về, tâm tình nôn nóng vì đợi cả một buổi chiều cuối cùng được giải phóng một chút, hỏi biết cô bé vừa từ Kim Cương Tự trở về, liền nói:

– Tỷ tới là muốn gặp lão Phủ quân tổ mẫu của muội, không khéo nghe nói bà đã đi chùa. Bà vẫn chưa về à?

Nói rồi nhìn xe ngựa, thấy bên cạnh là mấy tùy tùng cưỡi ngựa, Hà Cô từ trên xe bước xuống, cũng không nhìn thấy Lý Phủ quân và cả Lý Đông Lâm, liền đi qua chào hỏi Hà Cô.

Hà Cô cười chào lại.

A Lộc nói:

– Mai tỷ tỷ muốn gặp tổ mẫu của muội phải không ạ? Lẽ ra tổ mẫu cũng về cùng nhưng mà hòa thượng Thiên Đại nói còn phải làm pháp sự một ngày nữa, tổ mẫu liền bảo muội về trước. Còn họ thì ngày mai mới về. Mai tỷ tỷ cứ theo muội vào nhà đi đã!

Nói xong chẳng phân trần gì kéo tay cô đi vào Thổ Tư phủ, người bên trong nghe động tĩnh vội mở cửa ra đón, A Lộc quát to:

– Đầu óc thế kia đến khi nào mới tiến bộ được! Không biết tỷ ấy là tỷ tỷ của ta hay sao mà để tỷ tỷ đợi ở bên ngoài lâu như thế. Sao không cho người ta vào trong hả?

Người gác cổng cúi đầu thưa dạ không dám phản bác câu nào, A Lộc kéo tay Mai Cẩm đi vào bên trong, miệng liên hồi:

– Ở nhà chán lắm, muội đang nghĩ hôm nào đi huyện Mã Bình tìm tỷ đó, ai ngờ tỷ lại tới chứ! Lần này tỷ phải ở nhà muội mấy ngày nhé!

Vừa nói vừa bước vào cánh cửa thứ hai, đi qua hành lang và cuối cùng tới khách sảnh gần Tường Vi Viên chỗ A Lộc ở.

Hà Cô nhìn ra Mai Cẩm đến đây hẳn có việc, chờ thị nữ dâng trà lên thì gọi người dẫn A Lộc đi thay quần áo, sau đó mỉm cười nhìn Mai Cẩm. Mai Cẩm đứng lên nói:

– Đa tạ cô cô và quan tỷ nhỉ đã tiếp đãi. Cũng không dám giấu gì, hôm nay cháu đến là có việc cầu xin lão phủ quân ạ.

Trên mặt Hà Cô không lộ ra biểu cảm gì cả, vẫn mỉm cười nói:

– Sự việc có gấp không? Nếu gấp quá thì ta sẽ sắp xếp cho ngươi đi Kim Cương tự. Vốn dĩ ta cũng tính muộn một chút sẽ quay lại chùa.

Mai Cẩm nói:

– Cháu không dám đến chùa miếu quấy rầy lão phủ quân ạ. Cháu chờ ngày mai cũng được.

Hà Cô cười nói:

– Thế cũng được. Hôm nay cũng đã muộn rồi, ngươi quay về Mã Bình thì sẽ nửa đêm mất, mà con gái con lứa ra ngoài ngủ trọ càng không tiện, không bằng ở lại đây một tối đi. Ta đến chùa sẽ báo với phủ quân một tiếng. Ngày mai bà cụ sẽ trở về.

Mai Cẩm cũng không giả khách sáo từ chối mà chân thành cảm ơn. Hà Cô nói:

– Ta rất thích người có tính ngay thẳng như cô nương, không e ngại và dài dòng như người khác. Ta sẽ cho người thu dọn phòng khách ở Tường Vi Viên để cho ngươi nghỉ tạm, có được không? Ngay gần A Lộc, hơi ồn một chút, nhưng ta hiểu nó, ngươi đã tới rồi, nếu kêu ngươi nghỉ chỗ khác thể nào nó cũng quấy nhiều ta cho mà xem.

Mai Cẩm mỉm cười nói:

– Vâng ạ, xin nghe theo sắp xếp của cô cô. Cháu nghỉ chỗ nào cũng được ạ.

——————

Trời dần tối, sau bữa tối, Mai Cẩm tạm thời ở trong căn phòng phía đông cách chỗ ở của A Lộc không xa. Theo như Hà Cô nói, nam chủ nhân ở nơi này Lý Đông Đình hôm nay cũng không ở trong phủ, ước chừng sáng mai sẽ về phủ, hiện giờ trong nhà cũng chỉ có một chủ nhân là A Lộc. Vốn dĩ A Lộc ngày mai mới quay về, chỉ là cô bé không kiên nhẫn ở lại trong chùa, Lý Phủ quân lo cô bé ồn ào quấy nhiễu đến hòa thượng của Kim Cương tự, thế nên mới bảo Hà Cô đưa cô bé về nhà trước. Bởi vì tối nay còn phải làm pháp sự, Hà Cô cần phải ở bên Lý Phủ quân, muộn chút phải qua đó. Sắp xếp xong hết rồi và dặn dò quản sự xong, Hà Cô lên xe ngựa vội vã đi.

Hà Cô vừa mới đi, A Lộc lại tới tìm, nói muốn dẫn Mai Cẩm đi thăm quan các nơi trong phủ.

Tiền đường Thổ tư phủ thoạt nhìn hùng vĩ trang nghiêm, nhưng phía sau lại được xây dựng giống như lâm viên Giang Nam. Tường Vi Viên đúng như tên gọi của nó, đâu đâu cũng là tường vi các màu rực rỡ, khung cảnh rất đẹp đẽ, chỉ là Mai Cẩm nào có tâm tình mà ngắm hoa, có điều A Lộc quá nhiệt tình, cô đi theo cô bé thăm quan mấy chỗ rồi lấy cớ trời tối muốn về phòng trước. A Lộc nói:

– Tỷ tỷ ơi, hay là tối nay tỷ ngủ với muội được không? Tối nay cũng chỉ có mỗi hai tỷ muội mình thôi.

Mai Cẩm bật cười:

– Không ổn đâu. Tỷ sợ tỷ ngủ sẽ ảnh hưởng đến muội.

A Lộc cười lên:

– Muội có tật nghiến răng nè! Hà Cô nghe tiếng nghiến răng của muội còn sợ muội bò dậy cắn ấy!

Nói rồi túm chặt lấy tay cô kéo về phía phòng mình, còn lên giọng bảo thị nữ mang chăn đệm của cô tới. Thị nữ có vẻ kiêng dè cô bé, nghe cô bé ra lệnh thì vội vã chạy đi, chốc lát sau đã ôm chăn đệm đến trải lên giường.

Mai Cẩm không biết vì sao A Lộc lại đối xử thân thiết với mình như thế, nhưng trong lòng cô thấy rất ấm áp.

Ở kiếp trước sắp đến tuổi trung niên rồi mà cô vẫn chưa có con, không phải là cô không mong muốn, mỗi khi nhìn thấy bệnh nhân nhỏ tuổi thì đặc biệt để tâm, đôi khi ở trên đường gặp người mẹ trẻ dẫn con nhỏ, cô cũng vô thức nhìn theo họ nhiều hơn, trong lòng mang cảm giác ngưỡng mộ. Vào lúc này, khi cô nằm ngủ với A Lộc ở trên giường, màn lụa vừa buông, nghe cô bé thì thầm trò chuyện với mình, trong lòng dần dần trào dâng cảm giác lạ lẫm không thể dùng từ ngữ nào để hình dung nó.

Có lẽ đây là cảm giác của người làm mẹ chăng?

Nếu đời trước, cô cũng có thể sinh con như những người phụ nữ khác, biết đâu Trương Văn Hoa chồng cô sẽ không thay lòng đổi dạ?

Mai Cẩm không biết tại sao lúc này cô lại đột nhiên có ý nghĩ như vậy, cười gượng, trong lòng cũng thấy chua xót – dù sao hai người cũng từng thật lòng yêu đối phương, cho dù cuối cùng anh ta đã thay lòng đổi dạ, cô cũng từng quyết liệt chia tay với anh ta, nhưng dù là vì cảm xúc hay thói quen, cho đến bây giờ mỗi khi thỉnh thoảng nhớ tới, cô vẫn thấy lồng ngực của mình khó chịu.

– …Mai tỷ tỷ ơi, thực ra lần trước nhị thúc của muội có đi huyện Mã Bình tìm tỷ đó, muội cũng đi cùng nữa đó. Có điều khi tới gần nhà tỷ rồi, khi thúc có hỏi thăm chỗ ở của tỷ thì nghe người ta nói trượng phu bái đường của tỷ bỏ mặc tỷ, còn nghe nói người đó yêu người phụ nữ khác. Nhị thúc của muội liền đi về luôn. Muội nghe được cũng tức sắp chết, tỷ không biết đâu…

A Lộc phàn nàn.

Mai Cẩm ngẩn cả người, cúi xuống nhìn cô bé.

– Mai tỷ tỷ, nếu tỷ không muốn người phụ nữ kia sống, muội sẽ cho người loại bỏ cô ta. Nếu trượng phu của tỷ thấy luyến tiếc, thế thì loại bỏ luôn cả hắn luôn. Để cho hai người đó làm hai con ma bên nhau, tỷ thì gả cho người đàn ông tốt khác là được…

Mai Cẩm giả bộ ho mấy tiếng, thấy cô bé ngáp một cái, nhắm mắt ngủ luôn, cô chỉ biết lắc đầu.

Trong phòng vẫn còn chút hơi ấm ban ngày chưa tiêu tan, A Lộc áp sát mặt vào cánh tay Mai Cẩm, ngủ rất say. Trên cổ cô bé dính mấy dúm tóc, dần dần thấm mồ hôi, làm cho làn da giữa Mai Cẩm và cô bé cũng ẩm ướt, nhưng cô không thấy khó chịu chút nào, lấy khăn nhẹ nhàng lau mồ hôi cho cô bé, sau đó khẽ khàng bước xuống giường.

Cô dự tính chờ A Lộc ngủ say rồi mình sẽ về phòng khách, nhưng rồi lại chợt đổi ý, bảo hai thị nữ nhẽ ra phải thay phiên nhau canh gác suốt đêm theo dặn dò của Hà Cô đi ngủ, tự cô sẽ chăm sóc A Lộc.

Thị nữ ban đầu không dám nghe, nhưng thấy Mai Cẩm nghiêm túc, cuối cùng nói cảm ơn, nói hai người ngủ ở phòng sát vách, nếu có việc gì cứ gọi một tiếng họ sẽ dậy ngay.

Thị nữ đóng cửa lại rồi ra ngoài, Mai Cẩm để lại một ngọn đèn bàn, lại đi lên giường, buông màn xuống và nhẹ nhàng nằm xuống bên cạnh A Lộc.

Thị nữ vừa mới nói, quan tỷ nhi sợ tối, buổi tối ngủ trong phòng phải luôn để một ngọn đèn sáng.

Mai Cẩm cởi áo ngoài nằm nghiêng bên ngoài giường, phe phẩy quạt tròn quạt cho A Lộc, trong đầu bất giác hiện lên đủ chuyện đời trước, rồi lại nghĩ đến hai mẹ con Vạn thị và Bùi Trường Thanh, dần dà cũng thiếp đi.

————

Gần cuối giờ Hợi, màn đêm đen nhánh, con đường phố trước cổng lớn Thổ tư phủ không một bóng người. Trên con đường đá xanh rộng rãi và bằng phẳng, một hàng xe ngựa từ xa đến gần như những con rắn dài dưới ánh nến, phá vỡ sự yên tĩnh của màn đêm. Giữa tiếng vó ngựa và tiếng xe ngựa chạy rầm rập, cả nhóm cuối cùng cũng dừng lại trước cổng Thổ thư phủ, nhảy xuống ngựa vào gõ cánh cửa, người gác cổng trực đêm trông thấy một người đàn ông trẻ tuổi xuống ngựa mặc công phục nghiêm trang, dưới ánh lửa sáng rực đang bước nhanh lên bậc thang, liền gấp gáp chạy xuống đón.

Người đàn ông này là Lý Đông Đình thổ ty Côn Ma, bởi vì kế thừa chức quan Tuyên Úy sứ chính tam phẩm nên trên người đang mặc chính là công phục. Một chiếc áo choàng kỳ lân thêu màu đỏ thẫm làm từ chất liệu lụa, một chiếc thắt lưng ngọc đôi được trang trí bằng sừng tê giác buộc quanh eo, và một đôi bốt da lộn màu đen có đế ngọc ở chân. Mặc dù quan phục triều đình chủ yếu màu đỏ, cần quan viên tam phẩm trở lên mới có thể mặc, nhưng hiếm khi đàn ông bình thường mặc màu đỏ chỉ để trông đẹp, hoặc là muốn thật nổi bật, hoặc là muốn trở nên nữ tính, thậm chí trong quan trường cũng có người dùng câu “cua trong chảo mặc áo đỏ” để chế giễu một đối thủ có địa vị cao. Nhưng bộ công phục này ở trên người chàng dường như được may đo riêng, khiến chàng càng cao lớn đĩnh đạc, trong giữa đám đông, chỉ nhìn một cái là như hạc trong bầy gà, cực kỳ dễ thấy.

Lý Đông Đình đưa roi ngựa cho tùy tùng bên cạnh, nói với người gác cổng:

– Có khách quý tới, đi vào gọi người ra đón đi.

Người gác cổng nhìn thấy một thái giám mập mạp khoảng năm mươi tuổi đang được dìu xuống xe ở cuối bậc thang, vội cúi người về phía Lý Đông Đình rồi chạy nhanh đi vào trong, la to:

– Đại nhân về rồi! Đại nhân về rồi! Mọi người lập tức ra nghênh đón!

Thổ Tư phủ vốn chìm trong yên tĩnh theo tiếng hô to của người gác cổng mà lập tức tỉnh dậy, đèn lồng thắp sáng cả đường đi vào trong, chẳng mấy chốc, toàn bộ tiền đường đèn đuốc sáng trưng, quản sự và tôi tớ phủ binh lần lượt đi ra nghênh đón gia chủ và khách quý.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play