Cuối cùng, quyết định được đưa ra là tôi sẽ một mình tham gia chương trình hẹn hò thực tế.

Anh Tom yêu cầu tôi lên sóng khóc lóc kể lể về cuộc hôn nhân bất hạnh của mình, sau đó để các cặp đôi khác chia sẻ kinh nghiệm yêu đương cho tôi.

"Một người vợ bất hạnh!" Tom nhấn mạnh nhiều lần.

Tôi không nhịn được mà nói: “Em đâu có bất hạnh.”

Tôi có tiền, có nhan sắc, có sự nghiệp, bất hạnh chỗ nào?

Tom nhướng mày một cái, hừ một tiếng rồi nói: "Ừ, cũng đúng, một người đã kết hôn ba lần, hợp pháp ngủ với ba người đàn ông khác nhau, thì đâu có bất hạnh."

Nghe xong, tôi thở dài rồi thành thật đáp: "Vậy thì đúng là em bất hạnh thật."

Kết hôn ba lần mà vẫn còn phải gặm đầu vịt, chẳng phải bất hạnh về mặt tình cảm hay sao?

Vì tiền, lên show cùng với Phó Tinh Nguyệt có đáng là gì!

Tôi tự động viên mình, tự tin bước vào chương trình tràn đầy nhiệt huyết.

Không ngờ khi đến khu vườn nhỏ để tập trung, tôi lại gặp mợ tôi. Mợ mặc một chiếc áo sơ mi mới, có chút câu nệ ngồi trên ghế mây.

Phó Tinh Nguyệt ngồi đối diện mợ, mỉm cười nói: “Bà là mợ của Ôn Uẩn phải không? Nghe nói trước đây cô ta từng kết hôn ở nông thôn, chuyện đó là sao vậy? Bà có thể giải thích cho mọi người không? Gần đây vì chuyện kết hôn của cô ta, trên mạng có nhiều bình luận không hay, bà đã xem chưa?”

Nghe Phó Tinh Nguyệt nhắc đến chuyện này, mắt mợ đỏ hoe, cố nén nước mắt nói:

“Uẩn Uẩn là một đứa trẻ ngoan, con bé không phải như những gì trên mạng đồn đại. Chuyện kết hôn ở dưới quê là do lỗi của tôi. Là tôi tham tiền, nói với người trong làng rằng Uẩn Uẩn sắp kết hôn ở thành phố, rồi mở tiệc cưới, lừa lấy tiền mừng của mọi người.”

Mợ vừa nói vừa chạm vào tai nghe.

Mợ đứng lên, khom lưng cúi đầu trước ống kính: "Chuyện này, từ đầu đến cuối là do tôi tham tiền, không liên quan gì đến Uẩn Uẩn."

Ngay sau đó, mợ tôi quỳ sụp xuống đất, khóc nức nở nói: “Uẩn Uẩn rất thích làm diễn viên, cầu xin mọi người hãy hiểu và thông cảm cho con bé. Số tiền mừng cưới lúc đó, tôi sẽ trả lại cho dân làng.”

Nhìn thấy cảnh tượng đó, tôi tức giận ném mạnh túi xách xuống đất, hung hăng lao tới đạp đổ ghế của Phó Tinh Nguyệt.

Phó Tinh Nguyệt ngã vào bụi hoa phía sau, hét lên một tiếng.

Tôi bước tới đỡ mợ tôi dậy. Phó Tinh Nguyệt từ phía sau lao tới muốn đánh tôi, tôi nắm lấy tóc cô ta, mạnh mẽ tát cô ta hai cái. Máy quay vẫn đang phát sóng trực tiếp, cả đoàn làm phim đều sợ ngây người.

Bình luận nổ tung.

Tôi túm lấy Phó Tinh Nguyệt, ép cô ta đối diện với ống kính, mỉm cười nói: “Mọi người không phải thắc mắc về chuyện hôn nhân của tôi sao? Chồng cũ của tôi, chính là vị hôn phu của Phó Tinh Nguyệt, Bùi Hành Xuyên.”

Phó Tinh Nguyệt vừa khóc vừa mắng: "Ôn Uẩn! Đồ tiện nhân không biết xấu hổ, dám đánh tôi! Bây giờ hình tượng của cô sụp đổ rồi, sớm muộn gì cũng bị đuổi ra khỏi giới giải trí. Cô còn lừa fan rằng mình là tiểu thư khuê các, nhưng thực ra chỉ là một đứa con hoang! Một đứa nhà quê đến từ vùng nông thôn!"

“Đúng, tôi đến từ nông thôn. Tôi đã từng cấy mạ, leo cây bắt ve, đánh nhau chửi bới, cái gì cũng làm qua.”

Tôi bình thản nói, “Tôi cũng chẳng phải là một đoá hoa trong sáng gì, tôi xem truyện đồi truỵ, uống bia gặm đầu vịt, chỉ là một cô gái tầm thường. Phó Tinh Nguyệt, cô cao quý nhất rồi, được chưa?”

Tôi đẩy cô ta ra, khoác tay mợ, nhìn vào ống kính nói:

"Năm tôi mười tám tuổi, chị họ duy nhất của tôi mắc bệnh. Mợ tôi không muốn xin tiền tôi, sợ làm phiền. Mợ liền nói với dân làng rằng tôi kết hôn rồi, tổ chức tiệc cưới, dùng số tiền mừng để chữa bệnh cho chị tôi. Còn nữa, tôi không phải là đứa con hoang."

Nói đến đây, tôi dừng lại một chút: "Tôi có cha, chỉ là ông ấy đã qua đời."

Mợ tôi không thể kìm nén nữa, khóc òa lên:

"Cha của Ôn Uẩn là người tốt, là một người tốt đến cả làng trên xóm dưới đều công nhận. Ông ấy là cảnh sát, năm Ôn Uẩn sáu tuổi, ông ấy đưa con bé đến Bắc Kinh xem lễ thượng cờ, nhưng vì cứu người mà mất mạng. Mọi người không thể nói Ôn Uẩn là đứa con hoang, con bé sợ nhất là bị gọi như vậy.”

07

Anh Tom bảo tôi xây dựng hình tượng “bất hạnh”, không ngờ lại thành sự thật!

Lần này tôi tham gia chương trình hẹn hò thực tế và lập tức gây bùng nổ ba chủ đề hot search:

#Ôn Vận, người tốt của làng giải trí#

Chủ đề đầu tiên trên hot search, kèm theo chữ “bạo” màu đỏ tươi.

Nhưng không phải vì tôi đánh Phó Tinh Nguyệt trên sóng, mà là vì ngay lúc này, trên Weibo đang có một buổi phát sóng trực tiếp.

Buổi phát sóng trực tiếp này do tài khoản Weibo có tên "Ủy ban thôn Nhị Long" tổ chức, đây là tài khoản đã được xác thực.

Mở đầu buổi phát sóng, một cô gái đeo kính, trông nhã nhặn, mặc áo sơ mi trắng, ngồi trong văn phòng của ủy ban thôn.

Cô ấy nhìn vào ống kính, ôn hòa nói: “Chào mọi người, tôi là Nguyên Hương, bí thư thôn Nhị Long. Năm năm trước, tôi đã vượt qua kỳ thi để trở thành bí thư thôn Nhị Long. Đây là quê hương của tôi, cũng là nơi tôi sẽ dành cả đời để cống hiến. Ngoài ra, tôi còn có một thân phận khác, đó là chị họ của Ôn Uẩn.”

“Ngày hôm kia, em gái tôi, Ôn Uẩn cùng mẹ tôi xuất hiện trong một chương trình thực tế, và việc mở tiệc cưới để lừa tiền mừng đã gây ra nhiều tranh cãi. Về chuyện này, tôi muốn giải thích rõ ràng với mọi người.” Chị ấy nói đến đây, đôi mắt đã hơi đỏ lên.

Dù vậy, giọng chị ấy vẫn bình tĩnh: “Năm năm trước, cũng là năm tôi trở thành một cán bộ thôn, trong lần kiểm tra sức khỏe, tôi phát hiện mình có một khối u trong bụng, chi phí phẫu thuật lên đến 80 ngàn nhân dân tệ. Cha tôi đã mất vì bệnh nhiều năm trước, gia đình nợ nần chồng chất, không có tiền để chữa bệnh cho tôi. Mẹ tôi là người kiên cường, không muốn cầu xin người trong thôn. Khi người dân biết tôi bị bệnh và nhà tôi nghèo, họ sợ mẹ tôi cảm thấy gánh nặng, liền tự ý lan truyền chuyện Ôn Uẩn kết hôn ở thành phố, dùng cớ đó để tổ chức tiệc và thu tiền mừng.”

Tôi cũng chỉ biết về chuyện này sau đó. Năm chị tôi bị bệnh, tôi mới mười tám tuổi, chưa có kinh tế độc lập.

Mợ tôi không muốn tôi phải xin tiền nhà Phó gia, sợ tôi bị xem thường, nên đã giấu kín mọi chuyện với tôi.

Sau khi chị tôi chữa khỏi bệnh, mợ mới gọi điện cho tôi kể lại, trong lời nói có phần áy náy.

Ống kính chuyển đến sân nhà, nơi đầy người dân trong làng. Họ đều ăn mặc sạch sẽ, ngồi ngay ngắn trên những chiếc ghế nhỏ.

Trong số đó, có chú Lý - chủ cửa hàng tạp hóa trong làng, dì Vương hàng xóm, ông Trần thợ mộc, chị Trương - giáo viên của trường tiểu học trong thôn. Nhìn qua, tất cả đều là những gương mặt thân quen.

Chú Lý đeo trên ngực những huy chương thời chú còn làm lính. Dì Vương mặc bộ quần áo chỉ dùng khi đi dự tiệc cưới. Họ có vẻ mặt nghiêm túc, như thể chuẩn bị tham gia một sự kiện trọng đại.

“Tôi xin chứng thực những gì Nguyên Hương nói đều là sự thật!”

“Nhà Quế Phân không lừa tiền mừng của chúng tôi!”

“Chúng tôi đều tự nguyện cho tiền!”

Mỗi người nói một câu, giọng nói rất to.

Bà cụ già lo có vẻ lo mọi người không tin, khóc nức nở:

“Cháu tôi bảo, bên ngoài người ta đang chửi mắng Ôn Uẩn. Con bé là đứa trẻ tốt, là cô gái ưu tú của thôn Nhị Long. Con bé không lừa tiền của ai cả, số tiền đó chúng tôi tự nguyện đưa để chữa bệnh cho Nguyên Hương.”

Bà vừa khóc, mọi người ở đó cũng không kìm được, cùng nhau rơi nước mắt.

Chị Trương lau nước mắt nói: "Thôn Nhị Long nổi tiếng là một nơi nghèo khó, đến một ngôi trường tử tế cũng không có. Nhưng từ khi Ôn Uẩn trở thành ngôi sao nổi tiếng, cô ấy đã gửi rất nhiều tiền về, giúp làng xây đường, xây trường học.Còn Nguyên Hương, cô ấy đã tới Bắc Kinh tìm kiếm nguồn đầu tư, giúp dân làng trồng cây ăn quả. Cô ấy nói rằng chính Ôn Uẩn đã tìm đến các công ty lớn, giúp làng xây dựng nhà máy sản xuất trái cây sấy khô để bán ra bên ngoài.”

Đến đây, phần bình luận đã đầy những dòng cảm xúc:

[Aaaaa, không chịu nổi nữa, tôi khóc rồi! ]

[Ch tiệt... Lúc trước Ôn Uẩn làm đại diện cho thương hiệu "Trái cây khô thôn Nhị Long", bị mắng đến thảm, mọi người đều nói là đại diện cho thương hiệu rẻ tiền, mất giá.]

[Tôi nhớ trên đài địa phương có một chương trình, lúc đó thôn Nhị Long được bình chọn là thôn mẫu, còn quay một đoạn video. Nói rằng bí thư thôn Nguyên Hương dẫn dắt mọi người thoát nghèo, mở đường dẫn nước, suýt nữa bị đá đè gãy chân.]

Ông Trần, thợ mộc, lên tiếng, giọng ông mang đậm âm sắc địa phương, nhưng vô cùng nghiêm túc:

"Trên TV có người chửi mắng Ôn Uẩn là con hoang, nghe xong ai cũng giận lắm.”

“Cha của Ôn Uẩn tên là Ôn Thanh Sơn, là sinh viên đại học đầu tiên của làng chúng tôi.

Ông ấy là một cảnh sát nhân dân đáng kính, đã làm rất nhiều việc tốt. Nhà ai có chuyện gì, Thanh Sơn đều sẵn sàng giúp đỡ.

Năm đó, con trai tôi bị sốt cao vào dịp Tết, tuyết rơi dày, Thanh Sơn đã cõng nó suốt đường chạy ra ngoài tìm xe đến bệnh viện. Đến nơi, chân Thanh Sơn suýt bị đông cứng."

Dì Vương ngồi bên cạnh, dùng khăn tay lau nước mắt: “Sau này Thanh Sơn hy sinh khi cứu người ở Bắc Kinh, cả làng chúng tôi đã cùng nhau nuôi nấng Ôn Uẩn. Dân làng đều chứng kiến Ôn Uẩn lớn lên, nó hồi nhỏ nghịch ngợm lắm, suốt ngày rượt gà bắt vịt, đánh nhau té xuống ao, suốt ngày gây chuyện. Nhưng nó là đứa trẻ tốt, chúng tôi không hề nói dối.”

Nhìn những đôi mắt đỏ hoe của dân làng, lòng tôi chợt cảm thấy đau nhói.

Năm tôi mười tuổi, họ đã tập trung tại nhà tôi, góp một khoản tiền đưa cho mợ tôi:

“Quế Phân, đây là tiền đi đường, chị đưa Ôn Uẩn lên Bắc Kinh đi.”

“Con bé xinh đẹp thế này, không nên chôn chân ở cái làng nghèo nàn này.”

“Đưa Ôn Uẩn lên Bắc Kinh tìm mẹ nó, sống cuộc đời tốt đẹp, học đại học, sau này trở thành người có ích cho xã hội.”

Năm đó, cậu tôi qua đời, gia đình tôi mất đi chỗ dựa. Mợ tôi bận rộn kiếm tiền, còn tôi và chị họ thì luân phiên ăn cơm ở nhà hàng xóm.

Lúc đó, tôi bị một kẻ lang thang trong làng để ý, suýt nữa thì gặp chuyện không may. Dân làng đã bắt kẻ đó, đánh gãy tay hắn, rồi cùng nhau đuổi hắn ra khỏi làng.

Nhưng, trong làng cũng có người tốt, người xấu. Một số thanh niên làng, khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, tuyên bố rằng khi tôi lớn lên sẽ làm tôi trở thành vợ họ, sẽ hại đời tôi.

Cũng có những bà cụ muốn bắt cóc tôi mang đi bán.

Những người hàng xóm sợ rằng không thể bảo vệ tôi, sợ tôi lớn lên sẽ bị ức hiếp. Vì vậy họ đã tìm đến mợ tôi, bàn cách để tìm cho tôi một con đường thoát.

Số tiền đó, trở thành lộ phí của tôi!

Họ đã đưa tôi và mợ ra khỏi làng, trong tiếng khóc của họ, tôi rời khỏi ngôi làng nhỏ nghèo khó và biệt lập đó.

Bình luận trên sóng trực tiếp càng lúc càng nhiều:

[Ôn Uẩn ra mắt ba năm rồi, không ai nói về chuyện tiệc cưới ở quê, chứng tỏ dân làng không hề nói xấu cô ấy.]

[Người phía trước nói đúng! Ôn Uẩn xây dựng hình tượng cô gái ngây thơ, trong sáng bao lâu nay mà không bị lộ là vì chỉ có người trong làng mới biết quá khứ của cô ấy. Không ai nói về việc cô ấy hồi nhỏ trộm gà bắt vịt, nên hình tượng của cô ấy vẫn đứng vững.]

Ống kính lại chuyển về phía chị họ tôi, Nguyên Hương.

Giọng chị ấy rõ ràng: “Mục đích ban đầu của em gái tôi khi bước chân vào làng giải trí rất đơn giản, con bé chỉ muốn kiếm được nhiều tiền. Lúc đó, con bé nhận được số tiền đầu tiên và ngay lập tức chuyển về cho tôi. Con bé nói rằng, bây giờ nó đã có tiền, sau này còn có thể dùng mối quan hệ để thu hút đầu tư.”

Đôi mắt chị ánh lên giọt nước mắt, giọng nói trở nên nhẹ nhàng:

"Ôn Uẩn nói với tôi rằng, chị ơi, chị sẽ trở thành một cán bộ thôn có năng lực. Đợi khi làng chúng ta giàu có rồi, con gái dì Vương, con trai ông Lý, mọi người sẽ không phải ra ngoài làm việc nữa, chỉ cần ở làng chăm sóc cây ăn quả, làm việc trong nhà máy. Dì Vương sẽ không phải khóc thầm vì nhớ con, ông Lý cũng không phải luôn dán mắt vào điện thoại nữa.”

Ống kính lại chuyển. Con gái dì Vương, Vương Viên Viên, vẫy tay về phía ống kính.

Cô ấy vẫn có khuôn mặt tròn trịa như ngày nào, nụ cười hiền lành: “Ôn Uẩn! Tôi không còn làm việc ở Hàng Châu nữa, giờ tôi phụ trách kênh thương mại điện tử của nhà máy. Cửa hàng Taobao và Douyin đều đang phát triển rất tốt. Cô yên tâm, chúng tôi đều đang làm việc hết sức mình, sẽ không khiến cô thất vọng.”

Con trai ông Lý, Lý Vĩ, cũng nhìn vào ống kính, anh ấy vẫn đỏ mặt như ngày nào mỗi khi nói chuyện, anh ho nhẹ rồi cười:

“Ôn Uẩn, tôi cũng không còn làm việc ở Quảng Châu nữa. Trước đây tôi học ở đại học nông nghiệp, thôn đã gửi tôi đi đào tạo, tôi học được nhiều kiến thức mới, bây giờ tôi là chuyên gia kỹ thuật về trồng cây của thôn.”

Tôi không ở thôn Nhị Long, nhưng họ đều gọi tên tôi, như thể biết chắc tôi sẽ nhìn thấy họ qua ống kính.

Tất cả cùng nhìn vào ống kính, đồng thanh nói: “Ôn Uẩn! Nếu bị ức hiếp, hãy quay về, thôn Nhị Long mãi mãi là nhà của em/con/cô!”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play