Thời tiết khô nóng, trong toà nhà ngang() chật hẹp càng ngột ngạt khác thường hơn.
[Chú thích: () Toà nhà ngang: Còn được gọi là toà nhà kiểu doanh trại, toà nhà kiểu hành lang ]
Bà Phùng từ trong nhà vệ sinh công cộng đi ra, xách theo một thùng nước, bước vào nhà với gương mặt rũ rượi.
Trần Ngọc Phượng, vợ của Phùng Diệu Tổ thì đang đập đập gõ gõ ở trong nhà.
“Tiểu Nam đang nghỉ ngơi ở trong phòng đó, Ngọc Phượng con làm gì vậy?”
“Làm gì sao? Mẹ, vốn dĩ trong nhà đã không ở nổi, năm người nhà chúng ta ở cái nhà ngang hai mươi mét vuông này đã đủ chật chội, giờ lại thêm một người lớn sống, sao có thể ở được?!”
Trần Ngọc Phượng ôm ngực, bĩu môi nói tiếp: “Hơn nữa, Đại Bảo sắp sửa lên tiểu học rồi, trong nhà không đủ tiền tiêu, Tiểu Nam bị thương về nhà dưỡng thương còn không biết lúc nào mới khoẻ lên. Trong nhà xài biết bao nhiêu là tiền, cô ấy xuống nông thôn nhiều năm như vậy, cô ấy yếu ớt, té bị thương thì dưỡng thương ở nông thôn luôn đi, còn phải về nhà giày vò cả nhà nữa, thế là quá đủ rồi.
Nói đến cái vấn đề này, bà Phùng cũng tỏ vẻ không vui, nghe con dâu nói như vậy, bà ta cũng cảm thấy chẳng có gì không đúng cả.
Tiểu Nam này cũng thật là, đã xuống nông thôn được sáu, bảy năm rồi, việc đồng áng ở nông thôn cũng đã làm quen, làm sao có thể ngã xuống rãnh nước rồi bị thương được chứ.
Mà bị thương thì bị thương thôi, có mỗi bị thương ở xương cẳng chân không thể đi đường được thôi, dưỡng thương ở nông thôn không được à mà thế nào cũng lại phải gửi điện báo về nhà cho bằng được.
Bí thư đại đội trưởng ở nông thôn đó cũng là người có đầu óc chuyên gài bẫy người ta, hắn ta nói Tiểu Nam nhà bà ta cái gì mà thanh niên trí thức xuống nông thôn tiên tiến, đã mấy năm chưa về nhà, để đứa nhỏ về nhà dưỡng thương đi, cũng đúng lúc cả nhà đoàn tụ một chút.
Người ta đã nói ra lời này rồi thì bà Phùng còn nói cái quái gì được nữa chứ, nếu bà ta không cho Phùng Nam quay về, có thể sẽ khiến mấy đứa nhỏ của mấy gia đình trong toà nhà này bàn tán cho mà xem, lúc đó lời này truyền qua truyền lại, gia đình họ Phùng bọn họ có còn giữ mặt mũi nữa được không?
Nhưng mà nếu để cho Tiểu Nam quay về thì tiền khám chân, bốc thuốc, ăn cơm của Tiểu Nam đều phải tiêu đến tiền!
Bà ta đã năm mươi tuổi rồi, còn phải hầu hạ cho con gái hơn hai mươi tuổi đúng là vô cùng phiền toái mà!
Bà Phùng không nói chuyện nữa, Phùng Diệu Tổ tan làm xong thì chậm rì rì đi về nhà.
Hắn ta đẩy cửa ra làm cho cái nóng oi bức tràn đầy vào nhà.
“Sao trong nhà nóng quá vậy! Mẹ, làm xong cơm chưa?” Phùng Diệu Tổ gào to.
Bà Phùng đang nấu lẩu trong hành lang, nghe thấy lời của con trai vội vàng nói: “Diệu Tổ về rồi à, trong nhà có dưa hấu mới mua, mẹ nấu lẩu đấy, con ăn dưa hấu lót bụng trước đi đã nhé.
“Được mẹ”
Bà Phùng bận rộn bổ dưa, Phùng Diệu Tổ thì trông giống như ông lớn vậy, vắt chân ngồi trên sofa.
“Mẹ, Tiểu Nam còn chưa tỉnh sao?”
“Chưa đâu, nha đầu này thật phiền toái, không ăn được, không uống được, còn phải để bà già là mẹ đây đi chăm
Sóc”
Bà Phùng nhắc đến chuyện này thì lại càng bực bội.
Mấy mẹ con nhà họ Phùng chẳng ai chú ý đến, Phùng Nam ở trong phòng đã mở mắt…
Vách tường bong tróc nước sơn ố vàng, mùng vá chằng chịt, đồ đạc trong nhà sặc sỡ, cô mở mắt ra rồi nhắm lại, sau đó lại mở ra.
Cảnh tượng ở trước mặt vẫn không đổi. Đây là kiếp trước của cô, ngôi nhà cô đã sống mười tám năm. Phùng Nam cử động cơ thể, cơn đau nhói ập đến cẳng chân trái, nơi mà bắp chân đang được bó thạch cao. Xem ra cô thật sự sống lại rồi, quay về năm hai mươi tư tuổi, vì cứu giúp xe lừa của đại đội sản xuất rồi ngã xuống khe suối, gãy xương cẳng chân trái.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT