Thập Niên 70: Cô Vợ Dị Năng Bá Đạo Của Sĩ Quan Tàn Tật

Chương 21


1 tháng

trướctiếp

Số cơm cô đơm vào bắt là khẩu phần ăn của cô, số cơm đơm cho anh cũng là lượng cơm đủ cho anh, thế là cô lại sẻ bớt sang bát của anh: "Ăn cơm đi!"

Tống Thanh Phong giật giật mũi, món lòng xào dưa này rất thơm, mấy món ăn trên bàn cũng có cho khá nhiều dầu, vừa nhìn đã biết rất ngon.

Hai người bắt đầu ăn cơm.

Kiều Niệm Dao thấy anh ăn rất hào hứng thì tâm trạng tốt hơn nhiều, còn gắp cho anh một miếng lòng: "Sáng mai em sẽ dậy sớm hơn, đi xem có thịt ba chỉ không, em sẽ mua về kho tàu cho anh ăn, nếu có chân giò thì có thể nấu món chân giò hầm đậu nành."

Tống Thanh Phong liếc nhìn cô: "Anh ăn gì cũng được."

"Đừng lo, nhà mình có tiền, đủ tiêu cả đời luôn." Kiều Niệm Dao nói.

Vừa nhắc đến tiền, Tống Thanh Phong liền lấy áo khoác ra, bên trong còn có một ngăn kép, sau khi mở ngăn kép ra, anh lấy một túi tiền ra.

Tất cả đều là những tờ đại đoàn kết trị giá mười đồng, cả một xấp dạy, còn có đủ loại phiếu, tất nhiên còn có một quyển sổ tiết kiệm.

"Đây là tiền của nhà mình, để lại một ít để dự bị, còn lại em cầm đi gửi tiết kiệm lấy lãi đi."

"Tổng cộng là bao nhiêu?" Kiều Niệm Dao nhìn anh.

"Trong sổ tiết kiệm có một ngàn, tiền mặt có một ngàn ba trăm đồng."

Kiều Niệm Dao ngạc nhiên hỏi: "Tiền lương của anh cao như vậy sao?"

Cô chưa từng hỏi anh về chuyện tiền lương, dù sao cũng chưa quen thuộc lắm, nếu hỏi vấn đề này thì quá đột ngột, ít hay nhiều cứ để anh tự giữ là được.

"Tiền lương và tiền trợ cấp một tháng khoảng bốn mươi đồng." Có lúc lên lúc xuống nhưng sau khi trừ tiền ăn thì trung bình là con số này.

Anh đi lính từ năm mười chín tuổi, lúc đầu không có tiền tiết kiệm vì trong nhà thiếu nợ rất nhiều.

Đều là nợ nần của người cha nát rượu kia, vì trả nợ mà năm đó mẹ anh còn phải cầm cố nhà cũ.

Căn nhà bọn họ đang ở nằm tận cuối thôn, khá hẻo lánh, lúc trước chỉ có một cái nhà gạch nung, sau khi anh lớn lên thì dần dần mở rộng ra.

Ngoài thiếu nợ thì hồi anh còn nhỏ, trong nhà không có đủ sức lao động, còn nợ tiền lương thực với đại đội trưởng.

Năm mười chín tuổi bắt đầu đi lính nhưng đến tận hai mốt tuổi mới bắt đầu tiết kiệm tiền. Năm nay anh hai mươi bảy, đã tiết kiệm suốt bảy năm.

Mỗi tháng bốn mươi đồng, một năm là bốn trăm tám mươi, bảy năm tổng cộng tiết kiệm được ba ngàn ba trăm sáu mươi đồng.

Trong khoảng thời gian đó, anh còn bỏ ra năm trăm đồng cưới Kiều Niệm Dao, còn để lại cho cô hai trăm và mua sắm đồ dùng sinh hoạt tốn gần một trăm nữa.

Tổng cộng hết tám trăm vào những việc đó.

Vả lại, khi đó anh còn mua vật liệu để sửa chữa căn nhà gạch nung này nên tốn ít tiền.

Tính cả tiền hiếu thảo mấy người bác và mua rượu thuốc tặng ông bí thư chi bộ và mấy người khác tốn khoảng ba trăm.

Còn nữa, khi có đồng đội hy sinh, anh và các đồng đội khác sẽ đóng góp ít tiền, không nhớ rõ lắm nhưng sau mấy năm thì tốn khoảng hai, ba trăm.

Lần này, anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cũng bị thương nặng như vậy nên thủ trưởng đã xin cho anh ba trăm đồng tiền thưởng.

Thêm thêm bớt bớt vào thì còn hai ngàn hai trăm sáu mươi đồng.

Các đồng đội cũng đóng góp cho anh, cộng lại là trong hai ngàn ba trăm đồng mang về nhà.

Mỗi khi có đồng đội xảy ra chuyện, bọn họ đều đóng góp ít tiền cho gia đình đồng đội, coi như là chút tấm lòng.

Trước kia đều là Tống Thanh Phong đóng góp cho đồng đội nhưng lần này lại là đồng đội đóng góp cho anh.

Mà hai ngàn ba trăm đồng trong tay Tống Thanh Phong là một khoản tiền lớn thế nào?

Lần trước đã nói rồi, một cân gạo có giá mười bốn xu, một cân gạo chín mươi giá mười sáu xu, gạo tám lắm giá mười tám xu, một cân bột ngô mới có chín xu.

Tính theo khẩu phần ăn gạo, nếu một tháng ăn hết ba mươi cân lương thực trắng mới tốn bốn đồng hai xu, đó là lương thực trắng.

Nhưng hầu như mọi người không nỡ ăn lương thực trắng mà toàn ăn lương thực thô.

Lại tính cả thỉnh thoảng cải thiện bữa ăn bằng dầu, muối, thịt, trứng thì một người một tháng cũng chỉ tốn năm đồng phí sinh hoạt.

Đó cũng là lý do tại sao tiền lương của người trong thành phố là hai mươi đến ba mươi đồng mà lại có thể nuôi sống cả nhà!

Dù có con, phải tiêu xài nhiều hơn nhưng cả người lớn và trẻ con cũng chỉ tiêu hết một trăm hai mươi đồng, mười năm hết một ngàn hai trăm.

Hai ngàn ba trăm đồng này có thể tiêu đủ trong vòng mười lăm năm.

Khi đó con cái cũng đã lớn hết rồi, giống như Tống Thanh Phong vậy, năm đó anh mới mười ba tuổi đã được xem là một nửa sức lao động trong nhà, từ mươi lăm tuổi đã bằng một sức lao động!

Nếu cô bằng lòng ở lại, có số tiền này thì cô quả thực không phải khổ cực.

Đương nhiên, sở dĩ Tống Thanh Phong lấy số tiền này ra là vì Kiều Niệm Dao đã vạch trần lời nói dối của anh với bác cả mà không hề do dự.

Cô tỏ thái độ muốn ở lại rất kiên quyết, thậm chí còn không do dự một chút nào.

Mà bác Tống cũng nói rồi, cô sống không dễ dàng, nếu đi lấy chồng nữa cũng sẽ bị tủi thân, sẽ bị bắt nạt.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp