Edit: Nhược Ảnh
-------------
7
Người trong thôn đều tới vây xem.
Dì Lưu chỉ nhìn tôi chứ không nói thêm gì nữa.
Tôi cố lấy hết dũng khí chỉ vào bố mẹ nuôi rồi gằn từng chữ: “Bọn họ mới là bố mẹ của cháu.”
Mẹ ruột tái mặt, bà ta bắt đầu mắng chửi không ngừng, còn bố ruột thì giơ tay lên định tát tôi.
Thế là bố tôi xông tới đẩy mạnh ông ta ra: “Con tôi chưa tới phiên ông đánh đâu.”
Nói xong, ông đẩy tôi cho mẹ: “Đưa Mẫn Mẫn ra xa một chút.”
Bình thường bố tôi không thích nói nhiều, vậy mà lúc này đây, ông cầm lấy cái cuốc trong góc tường lên rồi cất cao giọng: “Nếu Mẫn Mẫn đã nhận tôi là bố, thế thì các người đừng mơ đưa con bé đi.”
Hai bên náo loạn vô cùng.
Lúc này bác bí thư đứng ra khiển trách bố mẹ ruột của tôi: “Lúc ấy ai cũng nhìn thấy các người bán Mẫn Mẫn cho nhà họ Vương, còn nhận tiền nữa mà. Các người làm thế này là sai rồi.”
Hàng xóm xung quanh cũng rối rít phụ họa, nói bọn họ không được làm như vậy.
Mẹ ruột bực tức quát lớn: “Nhưng nó chui ra từ bụng tôi, chuyện đó là thật.”
Dì Lưu bật cười: “Đúng là Mẫn Mẫn đã giúp Cổn Cổn, nhưng quan trọng là chị Lưu dám làm việc nghĩa. Chúng tôi đối tốt với Mẫn Mẫn là do nể mặt chị Lưu, các người đừng hiểu nhầm.”
Dì ấy đưa cho mẹ ruột của tôi một hộp sữa bột: “Cầm cái này về cho bọn nhỏ uống đi, chúng ta đều lớn cả rồi, đừng cãi nhau ầm ĩ ở đây nữa. Chúng tôi cũng chỉ là người buôn bán bình thường, không có bản lĩnh lớn như cô nghĩ đâu.”
Bố mẹ ruột không đạt được ý định nên ngượng ngùng rời đi.
Tôi cảm thấy mình gây phiền phức cho mọi người nên cứ khóc mãi.
Dì Lưu xoa đầu tôi; “Bé ngoan, cháu đừng khóc, Vừa rồi cháu làm rất tốt.”
Bố mẹ tôi tốn mấy ngày trời để sắp xếp lại đồ đạc, sang ngày 15, cả nhà chúng tôi đến thành phố trên chiếc xe dì Lưu cử tới đón.
Bố tôi là người cao lớn, lại đôn hậu đàng hoàng nên đội trưởng đội bảo vệ rất hài lòng về ông.
Còn mẹ tôi từng dạy Ngữ Văn từ lớp 1 đến lớp 6, thế nên bà vượt qua vòng phỏng vấn khá dễ dàng.
Dì Lưu thuê cho chúng tôi một căn nhà sát chỗ bọn họ ở để hai gia đình tiện qua nhà nhau thăm hỏi.
Tôi và Cổn Cổn học cùng trường.
Cổn Cổn rất thông minh, nhưng vì không nói năng được như người bình thường nên cậu ấy thường bị bạn học ức hiếp.
Tôi sợ đám người trong thành phố lắm, nhưng tôi biết mình phải bảo vệ cậu ấy.
Thế là mỗi lần thấy người ta bắt nạt Cổn Cổn, tôi lại chạy đến chắn trước người cậu.
Nhà chúng tôi đông trẻ em, tôi lại là đứa thích nói chuyện với Cổn Cổn nên dần dà mồm miệng cậu ấy cũng lanh lợi hơn hẳn.
Đợi đến khi lên lớp 3 thì Cổn Cổn đã có thể trả lời trôi chảy mọi câu hỏi, thậm chí còn giữ vững vị trí đứng đầu trong lớp.
Hơn nữa, cậu ấy còn mắng tôi ngốc mỗi lúc dạy tôi làm bài tập.
Thật sự tôi không được thông minh cho lắm, thành tích chỉ ở mức trung bình. Nhưng mấy anh trai của tôi thì xuất sắc vô cùng, hầu như lúc nào cũng nằm trong top đầu của lớp.
Mẹ tôi bộn bề nhiều việc, bà biết công việc mình đang có là nhờ đi cửa sau, thế nên lúc nào bà cũng tận tâm tận lực với công việc ở trường, chưa bao giờ tỏ ra lười biếng.
Vào cuối tuần bà còn mở lớp dạy thêm hoặc hướng dẫn trẻ em phụ giúp việc gia đình.
Lớp của mẹ tôi luôn dẫn đầu toàn trường về môn Văn mỗi lần thi cuối kỳ, chưa kể học sinh nào cũng thích bà.
Khi học sinh của mẹ tôi tốt nghiệp với thành tích xuất sắc cũng là lúc bà vượt qua kỳ thi đánh giá và trở thành giáo viên chính thức.
Ngày đó mẹ tôi đưa cả nhà đi ăn một bữa thịnh soạn, ban đêm còn lén khóc nữa.
Bố tôi làm việc rất siêng năng, mấy bảo vệ khác thường ngủ lúc trực đêm, chỉ có ông mở to mắt canh gác suốt cả đêm dài.
Ông là người hiền lành, luôn giúp người khác thay ca.
Năm tôi học lớp 7, có một ngày bố tôi nghe lời người ta nên trực đêm giúp họ, ai ngờ lại có hai kẻ trộm đột nhập vào nhà máy.
Như bảo vệ khác, nếu thấy đối phương cầm dao thì họ sẽ không dám tiến tới, vậy mà bố tôi lại khập khiễng đuổi theo sau, dù bị tên trộm đ.â.m một dao cũng không buông tay.
8
Sau đó cảnh sát chạy tới và bắt được hai tên trộm kia.
Họ tìm thấy một bản vẽ trên người bọn chúng, nghe đâu thứ đó rất quan trọng, nếu mất thì sẽ xảy ra chuyện lớn.
Kẻ trộm thú nhận có người thuê họ với giá rất cao để tới đây trộm bản vẽ kia.
Dù Lưu đến thăm bố tôi, dặn ông sau này không được làm như vậy nữa, dù sao tính mạng mới là thứ quan trọng nhất.
Nào ngờ bố tôi lại mỉm cười đáp lời: “Cô giới thiệu tôi vào đó, tôi không thể để cô mất mặt được. Hơn nữa nhận tiền lương thì phải ráng làm cho tốt chứ.”
Dì Lưu sửng sốt, một lúc lâu cũng chưa thốt nên lời.
Ban lãnh đạo cũng tới thăm bố tôi, đúng lúc đội trưởng đội bảo vệ sắp về hưu nên Giám đốc nhà máy nói sau này bố tôi sẽ lên thay vị trí ấy.
Tất cả là nhờ bố tôi đã phục vụ quên mình, ngoài bố ra, chẳng còn ai dám làm điều đó nữa.
Âu cũng là may mắn cả.
Năm ấy nhà máy phân nhà cho công nhân, vốn dĩ bố tôi không có trong danh sách đó. Nhưng ông vừa lập công, lại còn là đội trưởng, thế nên bên trên đã bổ sung tên ông vào.
Dì Lưu chủ động cho chúng tôi mượn ít tiền, cộng thêm khoản tiền tiết kiệm của bố mẹ, thế là chúng tôi chuyển đến một căn hộ có ba phòng ngủ.
Bố mẹ tôi một phòng, ba anh trai một phòng, còn tôi một phòng.
Trước kia, tôi chưa bao giờ dám mơ mình sẽ được sống trong chung cư và có phòng riêng như thế này.
Lúc về quê ăn Tết, ai ai cũng chúc mừng gia đình tôi, chỉ có mẹ ruột lén lút nói với tôi thế này: “Sớm muộn gì con cũng lập gia đình, dù họ có cho con căn phòng đó thì con cũng không có phần trong cái nhà đó đâu.”
Bà ta nhìn đôi giày mới của tôi rồi nói tiếp: “Cỡ giày của con là bao nhiêu vậy? Có lẽ Kim Bảo mang vừa đó!”
“Cái túi xách này cũng đẹp nhỉ, cho em trai của con đi.”
“Tiền lì xì của con nhiều không? Chia cho em trai chút ít nhé.”
Từ lúc 5 tuổi, tôi chỉ có anh trai chứ chẳng có thằng em nào cả.
Kỳ thi vào 10 sắp đến rồi.
Mẹ tôi thuê gia sư dạy kèm cho tôi, cô giáo tận tình kèm cặp cho tôi mỗi khi rảnh rỗi, nhưng có lẽ tôi chẳng có tố chất học hành nên dù đã cố gắng hết sức hay chăm chỉ học tập đến thế nào thì kết quả cũng chẳng cải thiện được mấy.
Đêm trước ngày thi, mẹ mang cho tôi một ly sữa nóng: “Con cứ thoải mái, thả lỏng đi. Nếu không được thì mẹ cho con vào học trường Y, sau này ra làm y tá cũng được mà. Đừng áp lực quá nhé.”
Kỳ thi kết thúc cũng là lúc bà ngoại bị bệnh.
Mẹ tôi dẫn chúng tôi về nhà thăm bà.
Bà ngoại có hai người con trai và một người con gái, trong đàn cháu thơ, chỉ có mỗi tôi là con gái.
Tuy không phải ruột thịt nhưng bà ngoại rất tốt với tôi.
Tôi rửa mặt, lau tay cho bà, bà rút ra chiếc túi vải nhỏ ở dưới gối rồi cho tôi tiền tiêu vặt.
Ngày thứ hai về quê, mẹ ruột của tôi dẫn một người đàn ông trung niên mập hơn trăm ký tới trước nhà, mặt mày ông ta dữ tợn đến phát sợ.
Đó chính là người chồng mà bà ta “cất công” tìm cho tôi.
“Con gái học nhiều có ích gì, hơn nữa con thi cũng không đậu đâu.”
“Nhà ông chủ Vương này nuôi cả trăm con lợn đấy, tuy hơi lớn tuổi so với con, nhưng như vậy thì ông ấy sẽ yêu chiều con hơn!”
“Con gả cho ông ấy thì sẽ được làm bà chủ, quá tốt rồi còn gì?”
Ông chủ Vương quan sát tôi từ trên xuống dưới rồi gật gù ra chiều hài lòng lắm.
Ông ta giơ hai ngón tay rồi nói oang oang: “Tôi đưa hai mươi vạn tiền sính lễ, chỉ cần em sinh con trai thì tôi sẽ cho thêm mười vạn.”
Mẹ ruột kéo tôi qua thì thầm: “Mẹ không để con thiệt thòi đâu, hai mươi vạn đó, mẹ lấy mười lăm, con lấy năm nhé. Không uổng công mẹ nuôi đứa con gái như con.”
9
Mẹ tôi suýt ngất đi vì tức: “Mẫn Mẫn còn chưa đủ 16 tuổi nữa đó.”
Mẹ ruột vẫn chẳng thay đổi ý định: “Tuổi nhỏ mới được nhiều tiền, đợi đến 20 thì ai mà thèm lấy nữa.”
Bà ngoại ngồi bật dậy rồi run rẩy cầm lấy cây chổi quét sân.
Mấy người cậu của tôi đều nóng tính, họ chẳng nói chẳng rằng mà thẳng tay cầm lấy cuốc với búa, mấy anh trai cũng bắt đầu chộp lấy “hung khí”.
Chú cả chỉa cuốc về phía ông chủ Vương: “Có mấy đồng tiền là giỏi lắm hả? Về nhà soi lại cái đầu heo của mày xem có xứng với cháu tao không?”
Mợ tôi đang nấu ăn trong bếp, nghe thế cũng xách dao xông tới chỗ mẹ ruột của tôi: “Nhà chúng tôi chỉ có mỗi đứa cháu gái, chưa tới lượt cô sỉ nhục nó vậy đâu. Cô tự đi mà lấy con heo kia đi. Tôi thấy mông cô cũng to đấy, chắc sinh thêm mười đứa nữa cũng được mà.”
Mẹ tôi bảo vệ tôi thật kỹ: “Mẫn Mẫn là con gái của tôi, hộ khẩu của nó ở nhà họ Vương. Tương lai của nó do tôi quyết, cô đừng mơ tưởng đến nó nữa.”
Ông chủ Vương sợ gần ch.ế.t.
Mẹ ruột của tôi vẫn còn ngang ngược lắm, bà ta nói dẫu gì tôi cũng thi rớt, mà thi rớt thì phải lập gia đình thôi, còn ai đồng ý bỏ ra bấy nhiêu tiền để rước tôi nữa chứ?
Đúng lúc này thì điện thoại của mẹ tôi vang lên.
Là cô chủ nhiệm gọi đến!
Đã có kết quả thi vào 10. Tôi phát huy vượt xa mong đợi, điểm số cao hơn bình thường những 50 điểm.
Tôi đậu vào cấp ba rồi!
Mẹ tôi kích động đến rơi nước mắt, sau đó bà nhìn thẳng vào mặt mẹ ruột của tôi: “Ai nói Mẫn Mẫn nhà tôi thi rớt? Mẫn Mẫn nhà tôi thông minh lắm. Con bé không chỉ thi đậu vào 10 mà sau này nó sẽ lên đại học nữa.”
Chú, mợ và anh trai cùng ra sức, thế là mẹ ruột của tôi và ông chủ Vương ảo não rời đi.
Đêm đó, mẹ nắm lấy tay tôi: “Mẫn Mẫn, phận làm con gái khổ lắm, con nhất định phải cố gắng đấy nhé.”
Tôi thi đậu cùng trường với Cổn Cổn.
Có điều cậu ấy đứng đầu danh sách, còn tôi thì đứng đầu từ dưới đếm lên.
Cậu ấy học lớp chọn, còn tôi ở lớp bình thường.
Cậu ấy học tầng một, còn tôi ở trên tầng bốn.
Nhưng mỗi khi tan học, cậu ấy luôn chờ tôi ở tầng một.
Cổn Cổn đã học giỏi mà còn đẹp trai nữa, thế nên ai cũng chú ý đến cậu ấy, thành ra mọi người cũng bắt đầu tìm tòi về tôi.
Tôi thấy áp lực nên nói với cậu ấy: “Cổn Cổn, hay là sau này bọn mình tách nhau ra đi.”
“Tại sao?”
“Ai cũng nói bọn mình yêu sớm.”
“Cậu biết làm bài tập không?”
“Hả? Không, không biết.”
“Vậy cậu nghe mấy lời vô nghĩa đó làm gì?”
Cạn lời…
Tóm lại, Cổn Cổn vẫn chờ tôi như trước.
Sau đó, thầy chủ nhiệm gọi cậu ấy đến nói chuyện, nào ngờ Cổn Cổn chỉ lạnh nhạt đáp rằng: “Cậu ấy như em gái của em vậy.”
Có lẽ sau khi thầy chủ nhiệm quan sát một thời gian, thấy chúng tôi chẳng có dấu hiệu yêu đương, thậm chí thành tích học tập cũng không bị ảnh hưởng, thế nên thầy ấy chẳng nhắc tới chuyện đó nữa.
Nhưng tôi thì thấy phiền vô cùng.
Có rất nhiều bạn nữ nhờ tôi chuyển thư tình cho Cổn Cổn.
Tôi làm người đưa thư được vài lần thì Cổn Cổn lại “tố cáo” với mẹ tôi, hại tôi phải từ chối công việc béo bở này, thậm chí còn đắc tội với không ít người.
Kết quả học tập của tôi vẫn chưa có gì khởi sắc.
Ngay cả mẹ tôi cũng buông tay bất lực, duy chỉ có Cổn Cổn vẫn kiên trì giảng bài cho tôi hằng ngày.
Thấy cậu ấy kiên nhẫn như vậy, tôi cũng cố gắng học tập nghiêm chỉnh.
Nhưng cố lắm thì tôi chỉ ráng giữ được thành tích trung bình của mình mà thôi.
Ngày tháng trôi nhanh, thấm thoát chúng tôi đã lên 12.
Khai giảng chưa được bao lâu thì nhà Cổn Cổn xảy ra chuyện.
Chú Chu bị tạm giam để điều tra.
Dì Lưu cũng vội vàng xin nghỉ phép.
10
Chỉ ngắn ngủi mấy ngày mà tóc dì ấy đã điểm vài sợi bạc.
Tôi chẳng hiểu.
Chú Chu và dì Lưu đều là người tốt, tại sao lại như vậy chứ?
Mẹ nói với tôi, trong thế giới của người trưởng thành, mọi việc thường phức tạp và chẳng có đáp án đúng sai tuyệt đối như khi ta còn nhỏ.
Đôi lúc, đứng sai đội cũng là đòn trí mạng.
Thật ra mấy năm nay hai gia đình không tới lui nhiều.
Trước kia mẹ tôi từng nói, muốn tình bạn chân thành thì không nên dính đến vụ lợi.
Chú Chu và dì Lưu quá tốt, chúng tôi không nên thêu gấm thêu hoa nữa.
Hôm nay chú Chu gặp chuyện xui rủi nên người ta né còn không kịp, song, mẹ tôi vẫn cầm thẻ ngân hàng đến gặp dì Lưu.
Trong đó là toàn bộ tiền tiết kiệm của nhà tôi.
Chẳng biết hai người họ đóng cửa nói gì với nhau, đến khi mở cửa thì tôi thấy mắt dì Lưu ửng đỏ.
Dì ấy trả lại thẻ ngân hàng cho mẹ tôi: “Đừng trách em nói thẳng, chút tiền này không đủ dùng đâu, chị cứ lấy về đi. Nếu anh Chu và em xảy ra chuyện thì hy vọng chị có thể chăm sóc Cổn Cổn hộ em.”
Mẹ tôi trịnh trọng hứa hẹn: “Em yên tâm, chắc chắn chị sẽ xem thằng bé như con ruột của mình.”
Cổn Cổn trông chẳng khác gì khi trước, nhưng tôi biết cậu ấy không hề ổn, thậm chí cậu ấy còn tụt những ba hạng trong kì thi tháng.
Tôi lo muốn ch.ế.t.
Tôi kéo cậu ấy đi ăn cơm, đến lớp tự học, đi học, rồi cùng nhau về nhà. Ngay cả Chủ nhật mà tôi cũng quấn lấy cậu ấy chẳng rời.
Hiếm hoi lắm chúng tôi mới được nghỉ nửa ngày, tôi bèn kéo cậu ấy đến bờ sông dạo mát.
Trời đang chuyển nên gió rất lớn, bởi vậy chẳng có mấy ai đến đây cả.
Gió thổi mạnh làm tôi váng cả đầu, nào ngờ đang định về thì tôi trông thấy một cụ già rơi xuống nước.
Cụ già ấy ngoi ngóp vài lượt rồi dần chìm xuống.
Lúc ấy tôi chẳng nghĩ nhiều mà vội vàng cởi giày rồi nhảy xuống cứu người.
Trong nhà tôi có hồ nước nên tôi biết bơi từ khi còn bé tí, sau này đến thành phố, mẹ thấy tôi thích bơi nên đăng ký cho tôi khóa học bơi.
Dẫu vậy, tôi biết bơi chứ đâu có kinh nghiệm cứu người?
Trước cái c.h.ế.t và sự sống, cụ già kia bóp chặt cổ tôi khiến tôi uống bao nhiêu là nước.
May mắn là Cổn Cổn vớ được một cây trúc dài nên kéo được hai chúng tôi lên bờ.
Tôi vừa bò lên bờ thì Cổn Cổn đã mắng tôi một trận té tát: “Cậu điên rồi à? Thích làm anh hùng lắm hả? Nếu mình không tìm được cây trúc kia thì cậu ch.ế.t đuối với người kia rồi đó.”
Hung dữ quá đi.
Tôi run lẩy bẩy: “Cổn Cổn, lạnh quá.”
Vành mắt cậu ấy đỏ bừng, cậu ấy cởi áo khoác ra rồi bọc kín người tôi lại: “Mẫn Mẫn, sau này đừng làm càn như vậy nữa, được không?”
Xe cấp cứu tới đưa tôi và cụ già kia đến bệnh viện.
Thật ra thì tôi chẳng sao cả, nhưng Cổn Cổn cứ nằng nặc đòi bác sĩ kiểm tra cho tôi.
Một lúc sau mẹ tôi và dì Lưu hớt hải chạy đến, có lẽ tôi đã dọa bọn họ sợ hết hồn rồi.
Hiển nhiên, tôi cũng bị bọn họ răn đe một trận nhớ đời.
Lúc tôi đang chịu tội thì có ai đó gõ cửa phòng bệnh.
Một người đàn ông hơn sáu mươi tuổi trông khá quen mắt tiến vào: “Xin hỏi, đây là phòng bệnh của Vương Mẫn Mẫn phải không?”
Dì Lưu trông thấy người đàn ông kia thì ngỡ ngàng trong giây lát rồi vội cung kính chào hỏi: “Bí thư Quý ạ.”
“Sao lại là cô?” Bí thư Quý cũng rất kinh ngạc, ông ấy nheo mắt lại, “Cô quen Vương Mẫn Mẫn à?”
11
Trong giây phút ấy, tôi chợt nhớ ra người đàn ông này là ai.
Mấy ngày trước tôi đã thấy ông ấy trên bảng tin thời sự.
Khi ấy Cổn Cổn còn trầm giọng nói thế này: Hy vọng ông ấy là người chính trực, sẽ tìm lại công bằng cho bố của mình.
Bí thư là chức vụ rất lớn.
Dì Lưu gật đầu: “Là đứa bé tôi quen thôi.”
Tôi nhìn mẹ mình, ánh mắt bà nhìn tôi đầy kiên định.
Thế là tôi giả vờ hờn dỗi với dì Lưu: “Mẹ nuôi, con chỉ là đứa bé mà mẹ quen thôi hả? Con không phải là con gái nuôi đáng yêu của mẹ ư?”
Dì Lưu ngẩn ra, đến khi hiểu được ý tôi, dì xúc động xoa đầu tôi: “Con bé ngốc nghếch này.”
Bí thư Quý là con của cụ già rơi xuống nước, bác ấy đến để cảm ơn tôi.
Tôi lắc đầu: “Thật ra không phải một mình cháu cứu đâu ạ. Nếu khi đó không có Cổn Cổn thì cháu với ông ch.ế.t đuối cùng nhau rồi đó ạ. Nhờ có cậu ấy chuyền gậy trúc xuống đấy bác.”
“Cổn Cổn không biết bơi, bằng không cậu ấy đã nhảy xuống cứu rồi.”
Bí thư Quý nhìn về phía Cổn Cổn: “Tiểu Lưu, cô nuôi dạy thằng bé tốt lắm.”
Dì Lưu cười nhạt: “Bí thư khen quá rồi ạ.”
Sau khi bí thư Quý rời đi, dì Lưu quay lại phòng bệnh: “Mẫn Mẫn, vừa rồi cảm ơn cháu nhé, sao cháu lại nghĩ ra…”
Tôi ngại ngùng nhìn mẹ: “Mẹ nói, nếu có cơ hội thì phải giúp dì.”
Hơn nữa, dì là mẹ của bạn thân cháu mà.
Giúp dì cũng là giúp Cổn Cổn.
Nhưng bí thư Quý đâu bị lừa dễ dàng như vậy?
Dì Lưu kể ông ấy đi báo cảnh sát. Cảnh sát điều tra camera giám sát trên con đường đó, xác định bố của ông ấy bất cẩn trượt chân rơi xuống nước là thật, còn tôi và Cổn Cổn đi ngang qua cũng chỉ là trùng hợp.
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên tôi và Cổn Cổn làm việc tốt.
Giúp người già qua đường, đưa trẻ lạc về nhà,… là những chuyện mà chúng tôi rất hay làm.
Có lẽ may mắn nên tôi và Cổn Cổn chưa bao giờ gặp phải bọn lừa đảo…
Khoảng một tháng sau vụ rơi xuống sông, chú Chu được thả ra sau khi công an điều tra xong mọi việc.
Quả nhiên chú ấy chưa từng vi phạm bất kỳ quy định nào của pháp luật.
Nhưng cấp trên của chú ấy thì có vấn đề, hiển nhiên, người nọ bị cách chức rồi.
Nhổ củ cải là kéo được cả đống bùn, sau vụ đó, rất nhiều người liên quan đều ngã ngựa.
Lúc này chú Chu lại được hời, chẳng những không hề hấn gì mà còn được thăng chức nữa.
Nhà họ Chu bắt đầu náo nhiệt trở lại.
Mẹ tôi rất vui, nhưng bà không đến tìm dì Lưu nữa.
“Thấy họ bình an là tốt rồi, quan tâm một người không nhất thiết phải nói ra, chúng ta chỉ cần ghi tạc trong lòng là được.”
Nhưng dì Lưu lại không nghĩ thế.
Sắp sang năm mới, dì ấy nói mẹ dẫn tôi tới dùng bữa.
Ban đầu mẹ tôi cứ tưởng chỉ là tiệc trong nhà bình thường, nào ngờ dì Lưu giới thiệu một phen mới biết Bộ trưởng Bộ giáo dục cũng có mặt ở đây.
Mọi người ăn uống vui vẻ, chẳng bàn đến chuyện quan trọng nào.
Trước khi đi, mẹ tôi nói với dì Lưu: “Không cần phải vậy đâu.”
Dì Lưu vỗ vỗ lên tay mẹ tôi: “Em hiểu chị mà, đây là điều chị đáng được nhận thôi.”
Hết năm đó, mẹ tôi được điều đến một trường tiểu học trọng điểm.
12.
Vào một ngày cuối năm, Bí thư Quý cho tài xế đến đón chúng tôi tới nhà ông ấy dùng cơm.
Nhà ông ấy không lớn, đồ dùng trong nhà cũng rất khiêm tốn.
Ông Quý rút ra hai bao lì xì trong chiếc hộp bằng tôn đã rỉ sắt: “Kiều Kiều, Kiến Quốc, mừng tuổi cho hai con này, nhớ giấu cho kỹ, đừng để mẹ mấy đứa thấy nhé.”
Thì ra ông Quý còn có một cặp sinh đôi trai gái sau bác Quý.
Nhưng chuyện xui rủi xảy ra khiến họ qua đời vì đuối nước.
Bây giờ ông Quý đã mắc chứng lẫn của tuổi già, thế nên ông cứ ngỡ tôi và Cổn Cổn là hai người con đã mất của mình.
Sang năm mới, nhà máy của bố tôi được cải cách.
Rất nhiều nhân viên bị cho thôi việc, nhưng may mắn là bố tôi vẫn giữ vững vị trí đội trưởng đội bảo vệ.
Cấp dưới của ông bị thay đổi rất nhiều, cơ mà tiền lương thì được tăng thêm chút ít.
Song, tôi chẳng có thời gian quan tâm đến mấy chuyện đó, bởi vì tôi sắp thi đại học rồi.
Với thành tích tệ hại của tôi thì hy vọng đậu vào một trường đại học là điều khá mong manh.
Bố mẹ tôi lo lắng vô cùng, chẳng ai trong nhà dám lớn tiếng, chỉ sợ ảnh hưởng đến việc học của tôi.
Cổn Cổn nhíu mày lắc đầu: “Đề này mà cũng không biết giải, sao thi đại học đây?”
Anh cả sắp tốt nghiệp cao học.
Anh hai đậu cao học rồi, còn anh ba thì vẫn đang học đại học.
Ba người bọn họ đều rất thoải mái: “Thi không đậu trường tốt cũng chẳng sao, cứ vào một trường nào đó đi. Dẫu gì em cũng còn ba anh trai ở đây, ai mà để em chịu khổ chứ?”
Nói cũng phải.
Ngoài Cổn Cổn thì tôi còn ba người anh trai mà.
Tôi sợ cái gì chứ?
Tuy nghĩ là thế, nhưng mấy ngày trước kì thi, tôi vẫn lo lắng làm mấy bộ đề cho yên lòng đôi chút.
Sau khi thi xong, mẹ tôi dẫn tôi về đốt vàng mã cho tổ tiên, cảm ơn ông bà đã phù hộ cho tôi thi đại học suôn sẻ.
Bà là người theo chủ nghĩa duy vật nhưng lại làm đến nhường này…
Mẹ ruột tôi giễu cợt: “Cô nên đến nhà tôi đốt vàng mã mới đúng, đó mới là tổ tông của nó.”
Mẹ tôi định làm tới bến, cũng may có tôi ngăn lại.
Dân quê mà, cứ có dịp gặp nhau thì thích hỏi han chuyện công việc làm ăn, còn không thì sẽ nhắc đến chuyện học hành của con cháu.
Bởi vậy ai trong thôn cũng biết tôi hay đội sổ.
Chị cả đã lập gia đình và có hai đứa con gái.
Vậy mà hôm nay tôi thấy bụng của chị ấy lại lùm lùm rồi.
Chị ấy nhìn tôi với ánh mắt đầy hâm mộ: “Em tốt số thật đấy, dù có đậu trường nghề thì có lẽ bọn họ cũng sẽ tạo điều kiện để em đi học thôi.”
Tôi hỏi vì sao chị ấy lại sinh nhiều như thế, nào ngờ chị ấy lại thản nhiên đáp rằng: “Phải sinh con trai mới được chứ! Chị đã đi xem bói rồi, thầy bảo lần này là con trai đấy.”
Tôi chỉ cười chứ không nói thêm gì nữa. Bởi vì tôi chẳng biết phải nói thế nào.
Những ngày chờ kết quả là những ngày bố mẹ tôi ăn không ngon ngủ không yên.
Ngày nào họ cũng dán mắt vào máy tính bảng, so sánh các trường đại học hạng ba và mấy trường cao đẳng.
Tôi rất muốn nói với họ rằng, có lẽ tôi có cơ hội đậu vào một trường 211.
Nhưng nếu sự thật không được như thế thì họ sẽ thất vọng lắm.
Cuối cùng cũng đến ngày công bố điểm số sau quãng thời gian dài dằng dặc.