TIA SÁNG NHỎ BÉ

Chương 1


2 tháng


Edit: Nhược Ảnh

-------------

Giây phút tôi cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc ai trong nhà cũng thay đổi sắc mặt.

Bà nội lấy lại ba mươi quả trứng gà mà bà đã mang tới cho mẹ tôi bồi bổ cơ thể.

Bố thì ôm tôi ra ngoài, định ném tôi vào hốc núi cho chó hoang ăn.

Nào ngờ ông ta lại gặp bí thư chi bộ của thôn ở trên đường.

Bác bí thư khuyên ngăn bố tôi hết lời, nào là con gái ăn ít, không tốn nhiều cơm gạo, nào là nuôi mấy năm nữa thì có thể nhờ cậy việc nhà, thậm chí ông ấy còn hứa sẽ trả lại số bàn ghế đã tịch thu cho nhà tôi.

Lúc này, bố tôi mới đồng ý ôm tôi về.

Hai tháng sau, mẹ tôi lại mang thai.

Bọn họ trốn đi sinh con, còn tôi chỉ biết bữa đói bữa no với chút cháo loãng do người chị cả mới sáu tuổi đút cho.

Sau này chị cả còn trêu tôi, nói tôi còn bé nhưng ăn giỏi lắm, mới sáu tháng mà ăn được nửa bát cơm rồi.

Tôi muốn giỏi như vậy lắm hả?

Là do tôi đâu có lựa chọn nào khác.

Cuối cùng mẹ tôi cũng sinh được đứa em trai “thừa kế ngai vàng”, thế nên bà ta không cần phải trốn đông trốn tây nữa.

Bà ta tự tin đi khắp chốn, nói chuyện cũng lớn tiếng hơn hẳn. Ngày nào bà ta cũng ôm con trai dạo quanh xóm làng rồi cười cợt mấy người phụ nữ không có con trai.

Chẳng ai bế tôi cả, thậm chí tôi còn bị buộc trên giường bởi một sợi dây thừng.

Có thể sống sót đã là may mắn lắm rồi.

Trẻ nhỏ lên năm tuổi thì phải đến trường.

Lúc đó đã có chính sách giáo dục bắt buộc chín năm, nhưng đi học phải đóng học phí.

Bố mẹ ruột của tôi không muốn chi trả số tiền ấy.

Khi đó tôi lại lâm bệnh nặng, người cứ nóng rần lên, thậm chí tôi còn ho suốt cả đêm làm em trai cũng ho theo.

Mẹ dẫn chúng tôi đến chỗ thầy lang.

Thầy lang nói có lẽ tôi bị viêm phổi nên phải đến bệnh viện trên huyện khám chữa, ít nhất cũng phải chuẩn bị khoảng 300 tệ.

Hơn nữa tôi nên cách ly với người nhà, bằng không sẽ lây bệnh cho chị em.

Chúng tôi về nhà lúc sẩm tối.

Mẹ tôi ôm em trai đi băng băng ở phía trước, tôi thở không ra hơi, dù cố gắng đuổi theo cũng chẳng kịp bước chân của mẹ.

Tôi cứ gọi mẹ mãi, nhưng bà ta chẳng thèm ngoảnh lại lấy một lần.

Hôm đó… trời lạnh quá!

Tay chân tôi lạnh như băng, bụng lại rỗng tuếch. Đột nhiên một cơn chóng mặt kéo đến, thế rồi, tôi lâm vào hôn mê.

Khi tôi tỉnh lại thì thấy mình đang nằm trên một chiếc giường rất êm ái, có mấy bé trai vây quanh tôi như đang quan sát cún con vậy.

Thấy tôi đã tỉnh, bọn họ đua nhau la lên.

Tiếp sau đó, một người phụ nữ vội vàng tiến vào cùng tô cháo nóng trên tay, trong cháo còn có trứng gà vàng rực nữa chứ.

Chờ tôi ăn vội ăn vàng như hổ đói xong thì thím Lưu – người phụ nữ ban nãy – tranh thủ dắt tôi về nhà.

Ngọn núi này chẳng lớn mấy, chỉ cần hỏi thăm một chút là biết con cái nhà ai rồi.

Thím Lưu cõng tôi đi, mấy bé trai líu ríu gọi tôi là em gái suốt cả quãng đường.

Đi được nửa đường thì tuyết rơi, người anh trai lớn nhất cởi găng tay ra rồi đưa cho tôi mang.

Lúc đến cửa nhà, tôi nghe chị cả hỏi mẹ: “Bé Ba đâu mẹ? Sao đêm qua con bé không về ạ?”

Mẹ tôi vừa cho em trai ăn vừa bực tức trả lời: “Nó ch.ế.t ở ngoài đó thì tốt hơn, khỏi lây bệnh cho em trai con.”

Tôi ho khan không ngừng.

Mẹ tôi đẩy cửa ra, thấy tôi đứng ngoài thì thất vọng vô cùng.

Bố còn hùng hổ mắng tôi, hỏi sao tôi chưa ch.ế.t quách đi.

Thím Lưu giao tôi cho bố mẹ xong thì định dắt mấy người con trai đi.

Tuyết rơi càng lúc càng lớn, tôi đứng trong sân nhìn theo bóng họ.

Dù anh trai kia đã đưa găng tay cho tôi, nhưng tôi vẫn thấy lạnh lắm.

Bố muốn tôi đi cho lợn ăn, vậy mà tôi cứ đứng yên ở đó, thế là ông ta định cầm chổi lên đánh tôi.

Ngay lúc đó, thím Lưu thình lình chạy tới cản ông ta lại.

Thím nhìn tôi thật lâu rồi thở dài: “Hay là đưa bé Ba cho tôi đi, nhà tôi chưa có con gái.”

2

Mẹ tôi bỏ ra 50 tệ để đón tôi về trước sự chứng kiến của bác Bí thư và vài người già trong thôn. Cuối cùng tôi cũng được làm con gái của thím ấy rồi.

Lúc tôi rời đi, mẹ ruột của tôi còn chế nhạo: “Nó là thứ sao chổi, là con ma bệnh. Cô mang nó đi thì nó là của cô rồi đấy, đừng có nuôi được thời gian, không thích rồi trả về đây nhé. Đến lúc đó chúng tôi không nhận đâu, cũng đừng mơ đến việc lấy lại tiền.”

Mẹ tôi đưa quần áo của anh Ba cho tôi mặc, sau đó còn mua giày và vớ cho tôi nữa.

Ngày nào tôi cũng có thể ăn một quả trứng luộc, tối ngủ còn được mẹ ôm ấp.

Bà mềm mại và ấm áp lắm.

Mỗi khi tôi ho vào nửa đêm, bà còn ân cần vỗ về để tôi dễ thở.

Ba anh trai cũng yêu thương tôi lắm, có cái gì tốt cũng nhường cho tôi.

Cuộc sống cứ trôi qua yên ả như vậy, bình yên đến mức tôi thường không thể tin vào thực tại mà cứ ngỡ như mình đang mơ.

Thời tiết càng lúc càng lạnh, năm cũ sắp qua, bố tôi cũng trở về sau thời gian xa nhà.

Ông đang làm việc tại một công trường, chỉ những dịp lễ Tết và ngày mùa mới được trở về  một chuyến.

Trông ông vừa cao lớn vừa nghiêm túc.

Tôi thấy chân mày ông chau lại thật chặt lúc mẹ đẩy tôi ra để giới thiệu.

Ông không thích tôi!

Tối đó tôi đang nhắm mắt vờ ngủ thì nghe bố nói: “Điều kiện gia đình ta có hạn, sao có thể nuôi thêm một đứa được chứ? Em ẩu quá rồi.”

“Con bé ăn không bao nhiêu…”

“Đây không phải chuyện ăn nhiều hay ít, đã nuôi thì phải có trách nhiệm cả đời, em…”

Mẹ tôi thấp giọng: “Em không có tiền, nhưng anh có nhỉ? Mai em đưa con bé đến bệnh viện khám thử xem, không thể để nó ho suốt như vậy được.”

Bố thở dài thườn thượt, tiếp đó tôi nghe tiếng cởi quần áo sột soạt.

Ngày hôm sau, trời còn chưa sáng mà mẹ đã gọi tôi dậy.

Bà muốn dẫn tôi đến bệnh viện.

Khi đó người dân ở quê không có bảo hiểm y tế nên lúc nào cũng phải cố chịu đựng mỗi lúc ốm đau, rất hiếm người đi tới bệnh viện khám chữa.

Tôi sống ch.ế.t nắm lấy khung cửa chứ chẳng chịu nghe lời.

Tôi không muốn bọn họ phải chi tiền, tôi sợ bọn họ thấy tôi là gánh nặng, sau đó đẩy tôi về lại chỗ bố mẹ ruột.

Giằng co lâu đến mức bố tôi phải thức dậy.

Ông không nói nhiều, chỉ bước tới ôm tôi, sau đó đặt tôi lên vai rồi ra khỏi nhà.

Có lẽ ông trời cũng cảm thương cho số phận của tôi nên đi được nửa đường thì chúng tôi gặp được một bác sĩ Đông Y về quê thăm người thân.

Bác sĩ nọ chẩn mạch cho tôi rồi kết luận rằng tôi chẳng mắc bệnh gì cả, do thiếu chất dinh dưỡng lâu ngày nên cứ chăm sóc một thời gian là sẽ tốt lên thôi.

Cuối cùng ông ấy còn kê cho tôi đơn thuốc mà chẳng lấy đồng nào cả.

Mẹ tôi bốc thuốc theo đúng thang thuốc đó, tôi uống trong ba ngày, quả nhiên tình trạng sức khỏe cải thiện rất nhiều.

Hôm đó là 28 tháng Chạp.

Nhà nào cũng lo chuẩn bị lễ mừng năm mới.

Trên thị trấn còn tổ chức hội chợ cuối năm nữa chứ.

Mẹ tôi biết trước kia tôi chưa từng đến hội chợ nên dẫn tôi và ba anh trai đi xem.

Bố tôi không đi vì chủ thầu gọi ông ấy đến sửa hộ mái nhà.

Vốn dĩ bố tôi không muốn đi làm mấy chuyện không công như thế, nhưng chủ thầu còn nợ bố mấy tháng lương, vậy nên bố muốn đến giúp người kia, nhân tiện lấy tiền luôn một thể.

Khi đó chuyện nợ lương công nhân thường như cơm bữa.

Nhiều lúc vất vả làm lụng suốt cả năm trời, cuối cùng chẳng lấy được đồng bạc nào.

Cho nên chẳng mấy ai muốn đi làm ăn xa.

Mẹ mua cho tôi một xiên hồ lô đường, ba anh trai cũng có.

Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi đông đúc như thế này, tôi vui đến độ chỉ ước có thêm mắt để nhìn cho thật đã.

Đúng lúc này, tôi trông thấy một bé trai.

Ai nấy đều đang hòa mình vào bầu không khí nhộn nhịp của hội chợ, chỉ có cậu bé ấy nước mắt lưng tròng, ra sức vùng vẫy vì bị một đôi nam nữ trung niên kìm lại.

Cậu bé há to miệng nhưng chẳng phát ra âm thanh nào, trông cứ như cá mắc cạn vậy.

Tôi kéo tay áo của mẹ: “Thím Lưu ơi, thím xem, bạn kia lạ quá chừng luôn!”

3

Mẹ tôi liếc nhìn sang bên đó rồi hỏi tôi: “Lạ chỗ nào?”

“Bạn ấy mặc quần áo rất đẹp, nhưng lại không mang giày.”

Không chỉ thế, chân của cậu bé đó còn cọ xát dưới đất đến mức tứa máu.

Vậy mà đôi nam nữ trung niên kia cứ khăng khăng kéo cậu bé lên xe ba bánh.

Mẹ tôi dẫn đám nhỏ chúng tôi đến đó.

Bà là người nhiệt tình như vậy đấy.

Đôi nam nữ kia nói giọng của vùng khác, bọn họ một mực khẳng định đứa bé là con của họ, thế nên mẹ tôi đừng xen vào việc của người khác.

Nhưng khi mẹ tôi hỏi cậu bé kia thì cậu bé vừa khóc vừa lắc đầu nguầy nguậy.

Mọi người bắt đầu vây xem, mẹ tôi đòi xem căn cước của đôi nam nữ kia, thậm chí còn định đến đồn cảnh sát đối chất nữa chứ.

Thế là hai người nọ bỏ cậu bé lại, vội vàng leo lên xe ba bánh rồi chạy đi mất.

Mẹ dẫn đám trẻ chúng tôi đến đồn cảnh sát, nào ngờ vừa đến cổng thì thím mập trong thôn đã vội vội vàng vàng chạy đến.

“Cô còn đứng đây lo chuyện bao đồng nữa, chồng cô ngã từ trên mái nhà xuống kìa. Cô nhanh về xem đi.”

Mẹ tôi hoảng loạn đến cùng cực.

Bà chỉ là giáo viên dạy thay, một tháng kiếm được chẳng bao nhiêu tiền.

Nguồn kinh tế trong nhà chủ yếu đến từ bố.

Nếu bố xảy ra chuyện thì chẳng biết cuộc sống sau này sẽ như thế nào nữa.

Ba anh trai và tôi cũng sợ hết hồn.

Nhưng mẹ tôi tỉnh táo lại rất nhanh, bà đến đồn cảnh sát báo án rồi dặn anh cả 11 tuổi dẫn chúng tôi về nhà.

Trước đi đến chỗ bố, bà vỗ nhẹ lên vai anh cả: “Hiện tại con là anh lớn trong nhà, em trai và em gái đều dựa vào con hết đó. Mẹ tin con có thể quán xuyến mọi việc.”

Ngày đó tuyết rơi nhiều lắm.

Năm người chúng tôi thất thểu trở về. Ai cũng không cười nổi.

Kẹo hồ lô trong tay tôi bị tuyết bao phủ, tôi liếm thử một miếng… Đắng quá.

Anh cả nấu cháo nhưng chẳng ai muốn ăn.

Chỉ có cậu bé câm đang đói nên ăn cả bát đầy.

Dùng bữa tối xong xuôi, bà nội ở nhà bên cạnh đi qua cho đám nhóc chúng tôi ngủ.

Bà xoa đầu chúng tôi rồi buông tiếng thở dài.

Mẹ tôi về khi trời tờ mờ sáng.

Mắt bà đỏ ửng, trông mệt mỏi vô cùng.

Bà gom hết đám gà mái đang đẻ trứng và đủ loại cá, thịt treo trên tường, sau đó mang ủng đi mưa đến nhà hàng xóm vay tiền.

Tình trạng của bố rất nghiêm trọng, bác sĩ nói phải chuẩn bị trước 10000 tệ.

Với điều kiện kinh tế lúc ấy, đó là một khoản tiền lớn vô cùng.

Một ngày công của bố tôi chỉ được 15 tệ mà thôi.

Chủ thầu nói bố tôi ngã do leo thang không vững, bởi vậy ông ta chỉ đồng ý chi 200 tệ tiền thuốc men. Thậm chí ông ta thấy bố tôi hôn mê nên chẳng muốn trả tiền lương nợ, còn nói dối là đã thanh toán cho bố tôi rồi nữa chứ.

Mẹ tôi mượn khắp thôn mà chỉ được hơn 1000 tệ.

Bà lại cầm mấy thứ đáng giá trong nhà lên huyện.

Tôi cầm lấy mấy cái trứng gà trong phòng bếp rồi đuổi theo bà: “Mẹ, cái này cũng bán được này.”

Đây là lần đầu tiên tôi gọi bà là mẹ.

Trẻ nhỏ luôn nhạy cảm, có trời mới biết khi đó tôi đã sợ đến nhường nào.

Mẹ xoa đầu tôi với đôi mắt đỏ ửng: “Để lại cho mấy đứa ăn đi.”

“Mẫn Mẫn, con mãi mãi là con gái của bố mẹ.”

Bà dặn anh cả chăm sóc tôi và cậu bé câm thật tốt, còn bảo chúng tôi đừng lo lắng, mẹ sẽ xử lý xong chuyện của bố nhanh thôi.

Bóng dáng bà dần mơ hồ trong cơn gió tuyết.

Lu nước trong nhà chẳng còn giọt nước nào nên anh cả đến hồ gánh nước. Tôi cũng đi theo anh ấy, nào ngờ gặp phải mấy thím trong thôn, trong đó có cả mẹ ruột của tôi nữa.

Có người thấy tôi thì thở dài, nói nhà họ Vương xảy ra chuyện như thế, e rằng sau này không nuôi tôi nổi, có khi sẽ đưa tôi về lại với bố mẹ ruột.

Mẹ ruột hung hăng gắt lên: “Nó là thứ sao chổi, lão Vương đang yên đang lành, nó vừa vào nhà thì ông ấy lại bị ngã. Cái thứ sao chổi này mà về nhà tôi á, chúng tôi không thèm nhận đâu.”

“Đừng mơ hại Kim Bảo của tôi.”

“Thà nó ch.ế.t sớm bên ngoài còn hơn.”

4

Anh cả vừa nắm lấy tay tôi vừa lớn giọng: “Mẫn Mẫn là em gái tôi, con bé ăn cơm của tôi nên không ch.ế.t đói được đâu. Nhà tôi cũng không trả con bé về với bà đâu nhé.”

Mắt tôi đỏ bừng.

Mẹ ruột lườm anh cả: “Mày chỉ là thằng nhóc vắt mũi chưa sạch, biết cái gì mà nói.”

Anh tôi giận đến tím cả mặt mày.

Lúc này, bà Vương ở nhà bên mới thở dài khuyên nhủ: “A Thúy, cô bớt nói vài câu đi. Mẫn Mẫn là con ruột của cô, chẳng lẽ cô không muốn thấy nó sống tốt sao?”

Những người khác cũng rối rít phụ họa.

Mẹ ruột vẫn giữ vẻ mặt khó chịu: “Sao tôi lại không muốn nó sống tốt chứ? Tôi rất muốn sau này nó có thể sống trong giàu sang phú quý để chúng tôi được nhờ, nhưng nó không có mệnh đó đâu.”

Trưa hôm ấy, tôi chỉ ăn cơm với một quả trứng gà nhỏ.

Ăn ít lại thì bố mẹ mới giảm được đôi chút gánh nặng.

Nhưng anh cả lại bới thêm một chén cơm cho tôi, thậm chí anh ấy còn bỏ quả trứng cuối cùng vào chén tôi: “Ăn đi.”

Sau đó anh cả lại bỏ thêm một vá cơm cho cậu bé câm: “Em cũng ăn nhiều vào.”

Cậu bé câm im lặng một lúc lâu, cuối cùng mới chật vật lên tiếng: “Cảm ơn.”

Hóa ra cậu ấy không bị câm, có điều giọng nói hơi lạ, chắc là do bị bệnh.

Chị cả đến tìm tôi vào sẩm tối.

Chị ấy nhìn quần áo trên người tôi rồi hỏi: “Quần áo mới thím Lưu mua cho em đó hả?”

Tôi gật đầu: “Mẹ mua cho em đó.”

Chị cả nhíu mày, tiến tới thầm thì bên tai tôi: “Mẹ nói nếu thím Lưu không cần em nữa thì bà ấy sẽ đưa em đến nhà họ Lý, để em làm con dâu nuôi từ bé cho nhà người ta.”

“Dẫu gì em cũng là em gái của chị nên chị lén chạy tới đây nói với em một tiếng.”

Đêm hôm đó mẹ tôi không về.

Bà nội ở nhà bên lại sang ngủ cùng chúng tôi.

Tôi mơ thấy ác mộng. Tôi thấy mình bị đuổi về lại chỗ bố mẹ ruột, bọn họ nhốt tôi trong lồng sắt rồi dùng roi quất tôi.

Tôi giật mình tỉnh giấc khi nghe thấy tiếng gõ cửa bên ngoài, còn có cả giọng nói đầy vội vàng của bác Bí thư nữa.

Không phải bố xảy ra chuyện gì rồi chứ?

Anh cả cũng thức giấc rồi vội vàng đi ra mở cửa.

Hóa ra là bố mẹ của cậu bé câm tới tìm cậu ấy.

Đập vào mắt tôi là gương mặt đầy âu lo của đôi vợ chồng nọ, sau đó, thứ khiến tôi chú ý là bộ quần áo đắt tiền trên người họ.

Người phụ nữ thấy cậu bé câm đang mơ màng ngủ thì xông tới ôm chầm lấy cổ cậu ấy rồi gào khóc.

Cậu bé câm cố gắng hồi lâu mới thốt ra được một chữ: “Mẹ.”

Người phụ nữ nọ càng khóc dữ dội hơn.

Sau khi cậu bé câm vẽ vời một lúc, cặp vợ chồng kia lập tức hiểu ra mọi chuyện.

Người phụ nữ vừa ôm con trai vừa rơi nước mắt, rồi bà ấy nắm lấy tay tôi: “Mẫn Mẫn, cháu muốn cái gì? Dì mua cho cháu ngay!”

Tôi nhỏ giọng đáp: “Cháu chỉ muốn bố bình an thôi ạ.”

Bác Bí thư thở dài rồi kể sơ lược về tình hình của bố mẹ tôi: “Vợ chồng họ tốt bụng lắm, Mẫn Mẫn được họ nhận nuôi đó, tiếc là người tốt lại chẳng được đền đáp.”

Người đàn ông vẫn luôn im lặng chợt lên tiếng: “Người tốt phải được đền đáp chứ.”

Ông ấy xoa đầu tôi: “Bố của cháu sẽ không sao đâu.”

5

Đêm đó bọn họ ở lại nhà tôi, sáng sớm hôm sau, chú Chu và dì Lưu lái xe đưa chúng tôi lên huyện.

Đấy là lần đầu tiên tôi được ngồi xe ô tô.

Khi ấy việc xử phạt những xe chở quá tải chưa nghiêm khắc như bây giờ, đám trẻ chúng tôi co ro ngồi ở hàng ghế sau, ai cũng thấy lạ lẫm và lo lắng không thôi.

Lúc đến bệnh viện, chúng tôi thấy mẹ đang cầu xin bác sĩ làm phẫu thuật cho bố. Nhưng mẹ tôi không đủ tiền nên bác sĩ chẳng cò cách nào cả.

Chú Chu không nhiều lời mà đi tới nộp phí phẫu thuật cho bố chúng tôi ngay tức khắc.

Thậm chí lãnh đạo bệnh viện còn chỉ định chuyên gia giỏi nhất đi thực hiện cuộc phẫu thuật ấy.

Chiều hôm đó, một người đàn ông bụng kia, kẹp cặp da dẫn chủ thầu tới, cúi đầu khom lưng với chú Chu.

Người nọ gọi chú Chu là Cục trưởng Chu.

Chủ thầu trả toàn bộ tiền lương đã nợ bố tôi, còn hứa sẽ thanh toán hết viện phí.

Chuyện này cứ như là mơ vậy, cả nhà chúng tôi đều lâng lâng như đi trên mây.

Mẹ tôi cảm ơn rối rít, dì Lưu nắm lấy tay bà: “Không nhờ có chị thì Cổn Cổn đã bị bọn buôn người đưa đi mất rồi. Nếu mất thằng bé thì tôi chẳng thiết sống nữa…”

Dì Lưu lại rưng rưng, thế là hai người phụ nữ nước mắt nước mũi đua nhau chảy dài.

Tôi dần hiểu ra…

Chú Chu và dì Lưu là ông to bà lớn trên tỉnh, lần này về quê để mừng năm mới.

Vợ chồng họ bộn bề nhiều việc, đến hơn 30 tuổi mới sinh ra Cổn Cổn. Bình thường sẽ có bà vú chăm lo cho cậu ấy, nhưng lần này bà vú không đi cùng, thế nên Cổn Cổn bị bọn buôn người kéo đi trong lúc sơ sẩy.

May có mẹ tôi nhiệt tình, không chỉ bảo vệ được Cổn Cổn mà thần xui quỷ khiến thế nào lại giúp cậu ấy chữa được thói không chịu nói chuyện.

Bố tôi được đẩy ra khỏi phòng phẫu thuật, bác sĩ thông báo chân của ông vẫn bình an vô sự.

Tôi bỗng giật mình.

Hóa ra hôm nay đã là 30 tháng Chạp rồi.

Bữa cơm tất niên năm đó, chúng tôi được chú Chu mời ăn tại nhà hàng với một bàn tiệc vô cùng thịnh soạn.

Hóa ra trên đời này có nhiều món còn ngon hơn món thịt kho cả trăm lần.

Cơm nước xong xuôi cũng là lúc gia đình chú Chu phải rời đi.

Cổn Cổn nắm chặt tay tôi, lắp ba lắp bắp cất tiếng: “Em gái, đi…”

Dì Lưu và mẹ thương lượng một hồi, cuối cùng mẹ ngồi xuống hỏi xem tôi có đồng ý đi theo bọn họ hay không.

6

Như vậy thì sau này có thể bên cạnh Cổn Cổn, lại còn được ăn thịt kho nữa chứ.

Tôi sợ hãi nhìn mẹ mình.

Mẹ chê tôi xui xẻo nên mới muốn tống tôi đi sao?

Mẹ tôi xoa đầu tôi, vành mắt bà đỏ ửng: “Dì Lưu với Cổn Cổn đều thích con, con đi theo họ thì cuộc sống sau này sẽ tốt hơn nhiều.”

Tôi nắm chặt tay bà rồi lắc đầu liên tục.

Dì Lưu lập tức ôm lấy tôi: “Con cái không chê cha mẹ nghèo khổ, đúng là cô bé ngoan.”

“Sau này chúng ta sẽ có cơ hội gặp lại.”

Sau khi dõi mắt nhìn họ rời đi, tôi sờ túi mới phát hiện dì Lưu đã âm thầm nhét một xấp tiền thật dày vào túi tôi.

Vì thời gian phẫu thuật bị trì hoãn nên chân của bố tôi vẫn mang di chứng dù đã được bác sĩ giỏi nhất ra tay thực hiện ca mổ.

Chỉ cần ông chạy nhanh thì sẽ khập khiễng.

Nhưng giữ được chân đã là kỳ tích rồi.

Còn bao nhiêu người chẳng có tiền chữa bệnh nên chỉ biết chờ ch.ế.t ở ngoài kia.

Mẹ tôi gặp ai cũng nói, nếu không nhờ khi đó tôi liên tục chỉ ra mấy điểm kỳ lạ thì e rằng cái nhà này đã không còn nữa rồi.

Ngay cả bố tôi cũng nói tôi là ngôi sao may mắn của ông.

Duy chỉ có bố mẹ ruột của tôi là khinh thường ra mặt: “Nếu không do nó thì e rằng lão Vương chẳng bị ngã đâu.”

Bọn họ vẫn không ưa tôi.

Nhưng nào có quan trọng, bố mẹ và anh trai yêu thương tôi là đủ rồi.

Ngày mồng 10 Tết, chú Chu và dì Lưu chở Cổn Cổn đến chúc Tết nhà tôi.

Bọn họ mang xuống xe biết bao nhiêu món quà xa xỉ, nào là sữa bột, sữa tươi, nước cam,… Còn tặng cho chúng tôi mỗi người một bộ quần áo mới nữa chứ.

Chúc Tết không phải là mục đích chính.

Dì Lưu nói có thể sắp xếp để bố tôi làm bảo vệ hoặc làm công nhân hợp đồng tại nhà máy.

Một tháng nhận 500 tệ, bao một bữa cơm. Công việc nhẹ hơn ở công trường cũ nhiều.

Còn mẹ tôi cũng có thể nộp đơn làm giáo viên dạy thay tại một trường mới mở ở tỉnh, nếu dạy tốt thì có thể chuyển lên thành giáo viên chính thức.

Về bốn anh em chúng tôi thì dì Lưu có thể giúp sắp xếp chuyện học tập.

Bố mẹ tôi sợ gây phiền phức cho họ, nhưng dì Lưu bảo đây chỉ là mấy chuyện nhỏ mà thôi.

Bà hy vọng sau này anh em chúng tôi có thể chơi với Cổn Cổn nhiều hơn, bởi vì Cổn Cổn lại trở nên lầm lì sau khi về nhà, mãi cho đến khi dì Lưu nhắc đến chuyện tới thăm chúng tôi thì cậu ấy mới lắp bắp lên tiếng.

Chuyện tốt như miếng bánh từ trên trời rơi xuống đó nhanh chóng truyền khắp cả thôn.

Chú Chu và dì Lưu còn chưa đi mà bố mẹ ruột của tôi đã tìm tới tận cửa.

Mẹ ruột của tôi niềm nở chưa từng thấy, bà ta vừa nở nụ cười thân thiết vừa kéo tay tôi: “Trước kia tôi phải chịu bao nhiêu gian khổ để sinh ra Mẫn Mẫn ấy chứ. Tôi mới là mẹ ruột của nó.”

Mẹ ruột nắm chặt lấy tay tôi, ánh mắt nhìn dì Lưu ngập tràn vẻ tham lam: “Các người có muốn báo ân thì phải nghĩ đến chúng tôi nữa chứ!”

Bố ruột cũng tiến tới bóp chặt tay tôi: “Lão Vương à, chúng tôi nghĩ tới nghĩ lui, chắc chúng tôi sẽ đón Mẫn Mẫn về lại thôi, chúng tôi không nỡ bỏ con bé.”

Mẹ tôi bực tức chạy tới hất tay họ ra: “Các người nhẹ nhàng với con bé thôi, đừng để nó đau.”

Vậy mà bố mẹ ruột của tôi chẳng chịu buông ra, thậm chí còn siết chặt tay hơn.

Chú Chu cau mày nhưng chẳng lên tiếng.

Dì Lưu ngồi xuống hỏi tôi: “Bọn họ là bố mẹ ruột của cháu thật sao?”

Tôi mím môi không nói lời nào.

Mẹ ruột lại lớn giọng: “Nói dối làm gì cơ chứ? Người trong thôn đều biết cả mà.”

Dì Lưu có vẻ hơi khó xử.

Mẹ ruột tôi thấy thế thì tươi cười niềm nở: “Tôi không yêu cầu gì xa vời, cô có thể đưa con tôi đến thành phố, nhưng cô phải chu cấp công ăn việc làm ổn định cho vợ chồng tôi mới được. Nghe nói hai người là sếp lớn, nói lời phải giữ lời chứ.”


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play