Nói đến Hắc Bối Lão Lục là nhắc tới một điển tích. Nghe nói có thời gian, ông ấy làm thổ phu tử hạ đấu trong mộ, không biết là có cái gì khác thường, mà cho đến khi ông ta đi ra khỏi đạo động, lại đột nhiên cảm thấy có người khoác lên vai ông ta, nhưng mà kéo như thế nào cũng không ra. Biệt hiệu “Hắc Bối Lão Lục” này cũng là do như vậy mà có, trên bả vai của ông ấy có một dấu tay màu đen, nghe nói đó chính là bị “đáp”.
Người ta nói nếu gặp phải chuyện như vậy, thì phải nhắm mắt quay đầu lại thổi một hơi, đỡ cái tay kia nâng lên thổi đi, lực thổi càng lớn, xác xuất thành công càng cao. Sau khi thổi xong cũng không được trở lại nữa, bằng không nhất định sẽ thấy phải thứ không hay ho gì.
Hắc Bối Lão Lục là một người rất khiêm tốn, Liên Gia Gia cùng ông ấy quan hệ qua lại cũng không sâu, chỉ biết là khi ông ấy ở Thiểm Tây từng là một tay “Đao khách”.
Vì sao lại gọi là đao khách? Trước từng xem qua một đoạn ghi chép ở Thiểm Tây có nói:
Đao khách chính là tổ chức nghĩa hiệp đặc biệt trong tầng lớp người dân ở Quan Trung. Những thành viên này vẫn thường hay mang theo môt thứ bằng đồng tới Quan Sơn Trấn ( Quan Sơn Trấn hiện này là khu Chúc Diêm Lương ) để chế tạo “Quan Sơn Đao Tử”, dài chừng ba thước, bề rộng không tới hai tấc, chế tạo hình dạng rất đặc biệt, vô cùng sắc bén, cho nên mới được quần chúng gọi là “ Đao khách”. Đao khách này ước chừng được sinh ra vào những năm đầu giai đoạn Hàm Phong, không có hình thức tổ chức cố định hay là kỹ luật chặt chẽ gì hết, thế nhưng vẫn có một người làm thủ lĩnh, mọi người đều gọi là Mỗ Mỗ Ca, ông ta và những người dưới đều là anh em, vẫn hoạt động chung quanh thủ lĩnh. Đao khách phân chia thành rất nhiều nhóm lớn nhỏ khác nhau, đều là tự phong, hoạt động từ Đồng Quan đến phía Tây, từ Tây An với hai bên khu vực ven sông Đông Duyên có rất nhiều, mà phía Bắc còn nhiều hơn. Những “Đao khách” luôn này có tinh thần chống lại giai cấp thống trị, cũng bênh vực kẻ yếu, rút dao tương trợ nghĩa khí. Lúc cách mạng Tân Hợi nổ ra, có rất nhiều nhóm đao khách lớn tham gia vào cách mạng, đã được ghi chép lại trong lịch sử, phát huy tinh thần nghĩa hiệp, vì cách mạng mà rơi đầu rất nhiều, vô cùng nhiệt huyết. Đến nay ở vùng đất Bắc Bình ( tên gọi cũ của Bắc Kinh ), đao khách đã trở thành một phần lịch sử xa xôi, giống như đã trải qua hơn một trăm năm rửa Quan Sơn đao. Những chuyện xưa kể về đao khách cũng dần trở nên hoen ố, hóa ra là do bọn họ đã mất đi mục đích ban đầu.
Nếu nói Lão Cửu Môn đại bộ phận có điểm gì giống nhau, thì chắc chắn chính là trí tuệ, cho dù là âm mưu quỷ kế hay là những mưu lược bình thường, những người này hoàn toàn giống nhau đầu óc vô cùng tinh anh có rất nhiều kế sách. Ở ngay trong hoàn cảnh lúc đó luôn phải có kỹ năng ấy. Hắc Bối Lão Lục thì lại là một trường hợp đặc biệt, vì ông không hề có lời đồn đãi nào về phương diện này, là một người duy nhất trong Lão Cửu Môn xuất thân tay chân.
Đương nhiên làm đao khách thì không cần tới đầu óc, bởi vì đao của bọn họ vĩnh viễn so với đầu óc phải mau lẹ hơn, trước đây trong quá trình tìm kế mưu sinh ở Tây Bắc, Hắc Bối Lão Lục đã từng giống như liếm máu mà sống, thực sự là đem theo đầu óc cũng không bằng mang thắt lưng, mỗi ngay đều như vậy. Cho nên sau này ông đến Trường Sa, gần như cũng chỉ có một cách thức làm việc ấy.
Đao của ông cực nhanh, và nó đã đạt đến độ nào? Nói cho đúng chính là: “Đi qua một con phố sầm uất, dọc đường đầu người rơi”. Ông ta đi ở trên đường, đi qua cạnh ngươi, đầu của ngươi liền rơi xuống đất, không ai có thể phát hiện ra được là do ai vung đao.
Không biết chuyện này có phải là quá khoa trương hay không, chỉ có điều Hắc Bối Lão Lục ở Trường Sa thực sự rất không được hoan nghênh, bởi vì điệu bộ của ông ấy hoàn toàn là của người Tây Bắc, hơn nữa lại trầm mặc ít nói, người khác vốn không có cách nào giao lưu cùng với ông.
......(Còn tiếp ...)
Vui lòng đăng nhập để đọc tiếp.
Trải nghiệm nghe tryện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT