Dù đã giải quyết xong việc cấp hàng cho tỉnh nhưng Tô Mạn vẫn chưa vội tuyển dụng thêm, cô giao một phần đơn hàng của huyện cho hợp tác xã Bắc Hà, xem như đền bù những đơn hàng mà họ đã nhường lại trước đây. Mười thợ cả và thợ học việc của nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất của huyện chỉ tập trung làm sản phẩm bán cho cửa hàng bách hóa tỉnh.
Cô còn mở một cuộc họp về chuyện này: "Đơn hàng của huyện đúng là mang lại thu nhập hàng tháng cho chúng ta nhưng mục tiêu chính của chúng ta là cạnh tranh với nhà máy đồ gỗ nội thất của tỉnh, tiến tới dẫn đầu trong ngành này. Vì vậy chúng ta phải làm ra những sản phẩm tốt hơn. Hiện giờ chưa biết lượng tiêu thụ của nhà máy chúng ta trong tương lai thế nào nên chúng ta không thể tuyển thêm người. Chúng ta sẽ nhường những đơn hàng không quan trọng này cho các xưởng nhỏ hơn, mọi người phải tranh thủ hoàn thành đơn hàng trên tỉnh.”
Nghe Tô Mạn phân tích, các công nhân cũng không còn thấy tiếc, người có tay nghề ai chẳng thích làm ra những sản phẩm tốt hơn.
Sau cuộc họp, Tô Mạn gặp riêng Trần Minh Hoa để hỏi phải mất bao lâu mới sản xuất xong.
Trần Minh Hoa nói: "Nếu nhà máy cần chúng tôi nhất định sẽ tăng ca để làm cho kịp. Chậm nhất một tuần chúng ta có thể làm ra hai mươi bộ tủ quần áo."
Tô Mạn cũng biết rằng đây là tốc độ nhanh nhất: "Anh Trần, giờ anh đã là lãnh đạo nhà máy nên tôi không giấu anh. Tôi đã lên kế hoạch cho nhà máy của chúng ta, không chỉ muốn bán hàng trên tỉnh mà còn muốn bày bán ở các cửa hàng huyện. Nhưng trước đó, hàng hóa của chúng ta phải bán được ở cửa hàng bách hóa tỉnh thì mới có thể đi tới bước này. Vì vậy công việc của các anh hết sức quan trọng.”
Ngày nay người ta thích chạy theo xu hướng cũng như hiệu ứng thương hiệu. Chỉ cần nhập từ nơi khác hoặc được bán ở các thành phố lớn thì ai cũng cho là hàng tốt, đắt thế nào cũng mua.
........(Còn tiếp ...)
Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT