Kiếp trước hay kiếp này Trương Tiểu Phương đều chưa từng phải làm những việc như nấu cơm, rửa bát, khi ở nhà cũng chẳng phải giặt áo quần, chà giày dép, thế cho nên cơm nước xong xuôi rồi xách đít chạy mất cũng không lộ tẩy.

Phương Kiếm Bình đợi chốc lát, Phương Tiểu Phương đi ra trong tay cầm thêm hai tấm vải trắng xám.

"Cho anh!"

Phương Kiếm Bình lòng đầy nghi hoặc nhận lấy, chất vải rất thô ráp: "Đây chắc là mẹ cô dệt từ sợi bông nhỉ?"

"Đúng rồi đấy! Đi may hai cái bao tay đi."

Phương Kiếm Bình vừa cạn lại vừa buồn cười, thật coi anh ra gì quá.

"Tôi có bao tay."

Trương Tiểu Phương không tin, "Tôi cần cái găng tay trắng mà tổ trưởng Tôn đeo vào ban sáng ấy."

Cuối cùng Phương Kiếm Bình cũng hiểu ra được cô tìm vải trắng để làm gì. Anh rất muốn giải thích với cô găng tay mà tổ trưởng Tôn đeo kia không phải làm từ vải cũng là làm bằng sợi chỉ. Nhưng nghĩ đến tính tình của cô —— cái tính hệt như con nít kia liền quyết định đem những lời lúc này nuốt ngược trở lại.

"Găng tay thường đeo vào mùa đông kia không được hả?"

Trương Tiểu Phương bất lực mà nhìn anh một chút, giật lại phần vải trắng kia, "Anh đúng là ngốc mà. Găng tay đeo vào mùa đông dày thế kia thì tách hạt bắp kiểu gì được?"

"Cô làm gì đấy?"

Trương Tiểu Phương: "Tôi tự làm."

Phương Kiếm Bình sợ đến vội vội vàng vàng giật về lại, "Để thím làm đi. Miếng vải tốt thế này, đừng có lãng phí."

Trương Tiểu Phương lắc đầu.

Phương Kiếm Bình không hiểu: "Rồi lại sao nữa thế?"

"Tôi thật bó tay với anh luôn đấy. Vải thô ráp thế này có làm giày đi cũng còn cấn chân nữa. Anh lại nói nó tốt?" Trương Tiểu Phương thở dài, ngốc tới đâu luôn rồi.

Phương Kiếm Bình xem hiểu được ánh mắt của cô, mấp máy miệng nhưng vẫn quyết định nuốt ngược lại, cô đã cho rằng anh ngốc đến mức hết thuốc chữa, vậy có nói thêm gì cũng đều là vô ích.

"Đây chẳng phải do chưa từng được thấy qua sao. Bất quá bất luận là cho ai làm thì hôm nay cũng đều không kịp. Chúng ta qua kho thóc trước đi."

Trương Tiểu Phương nghĩ đến công điểm.

Điểm điểm điểm, trước đây điểm là vận mệnh của cô, giờ điểm cũng vẫn là vận mệnh của cô.

Sao số cô lại khổ thế này chứ.

Được sống lại lần nữa mà cũng không thể trốn thoát được số mệnh cần đến điểm.

"Lại làm gì nữa thế kia?"

Trương Tiểu Phương vẻ mặt đau khổ đáp lại: "Tôi không muốn đi." Không muốn làm việc nhà nông, quá mệt mỏi: "Tôi không muốn nhìn thấy cả nhà bà cụ."

Phương Kiếm Bình: "Bà cụ là người của đội hai, cách chúng ta xa tít mà."

"Vậy được rồi. Bà cụ mà có mắng tôi thì anh phải giúp tôi đấy nhé."

Phương Kiếm Bình rất muốn nói, tôi mà giúp cô nữa thì cô chả phải là đánh người ta chết à.

"Không giúp cô thì giúp ai."

Trương Tiểu Phương trong lòng cũng thoải mái hơn chút, thở dài: "Đi thôi."

Phương Kiếm Bình đặt tấm vải lại rồi kéo tay cô ra ngoài, tránh chỉ lơ là cô một chút lại nhìn thấy cô đốp chát với người khác.

Kho thóc nằm ở hướng Đông Bắc của nhà Trương Tiểu Phương, cũng chính là nằm gần với khu rừng nhỏ góc Đông Bắc. Phía Tây và phía Nam là nhà dân, phía Bắc và phía Đông là cống rãnh, không có người gõ mõ cầm canh lúc đêm khuya, người ngoài thôn muốn trộm thóc cũng khó.

Trước kia bên phía Tây nhà Trương Tiểu Phương không có cống rãnh.

Năm 1962 ao nước được đào xong, năm 1963 bí thư chi bộ Trương liền dẫn đầu người của cả thôn đào thêm cống rãnh ở phía Tây và phía Bắc, sau đó dẫn nước từ sông về để tiện cho người trong thôn giặt quần áo rửa rau cỏ, những lúc khô hạn việc dẫn nước tới ruộng tưới cho hoa màu cũng thuận tiện.

Thôn họ Trương quá lớn, nếu muốn con mương cống rãnh bao bọc hết được thôn làng, vậy thôn dân ở phía bắc nếu muốn ra đồng làm việc cũng phải đi vòng hết nửa thôn. Vì vậy mà một cây cầu nhỏ được bắc qua ở giữa phía Bắc. Rãnh mương đào được sâu, để tránh trẻ con rơi tõm xuống, phía hai bên cầu còn được trồng thêm vài cây xanh để chắn lại.

Để tận dụng được hết công dụng của cây được trồng cạnh rãnh mương, khoảng trống giữa cây với cây được phân cho các hộ, để mọi người trồng các loại cây như ớt, hạt đậu tằm v.v. Nhưng mà những chuyện này cũng không phải là công trình nhỏ, phải mất đến năm sáu năm mới thấy có chút hiệu quả.

Lúc mới đầu cây non nhỏ nhìn không thấy được tinh thần, nông trường cũng không chú ý đến sự thay đổi của thôn họ Trương. Ngót nghét vài năm sau cây mới phát triển cao lớn, vào mùa hè cành lá rậm rạp, nông trường liền sắp xếp nhóm thanh niên trí thức Phương Kiếm Bình đến thôn họ Trương "học hỏi".

Trương Tiểu Phương và Phương Kiếm Bình phải từ cửa lớn đi về phía Đông rồi lại đi về phía Bắc, phải vòng hơn nửa cái thôn. Trương Tiểu Phương không muốn bị một đám ông cụ bà cụ nhòm ngó nên ghẹo sang phía Bắc, men theo phía Đông cống rãnh hơn ba trăm mét sẽ thấy một dãy phòng ốc.

Những phòng ốc này cũng được dựng xây rất khang trang. Tuy chỉ là nhà kho tạm nhưng do bí thư chi bộ Trương sợ có người ngoài thôn hâm mộ ghen ghét thôn bọn họ rồi giở trò xấu, châm lửa đốt sạch kho thóc. Vậy nên, ba phòng xây trong một cái sân nhỏ, trong sân có một chum đựng nước lớn, sân cách sân có khoảng hai mét. Kho thóc trước khi được phân xuống đều sẽ sắp xếp hai chàng trai trực ca đêm ở tại nhà kề.

Từ phía đông sang tây bốn viện nhỏ lần lượt được phân thành đội một, đội hai, đội ba, đội bốn, nhưng vậy cũng tránh để Trương Tiểu Phương đi qua ba khu tiểu viện bị dòm ngó.

Thế nhưng hai người tới kho thóc vẫn không tránh được.

Những người đang chuẩn bị làm việc đều không hẹn mà cùng dừng lại, thi nhau lên tiếng: "Tiểu Phương đến rồi đấy à? Đồng chí Tiểu Phương cũng đến rồi à?"

Tạ Lan cũng vỗ vỗ vào vị trí kế bên: "Cháu rể ơi, ngồi bên đây này."

Trương Tiểu Phương trừng mắt với bà: "Lại muốn lợi dụng nữa à? Mơ đi." Kéo Phương Kiếm Bình đi về phía bà Tư của cô.

Bà Tư cũng chính là mẹ chồng của Vương Thu Hương. Bà với mấy nhà Tạ Lan ở gần nhau nên đều là đội bốn, cùng nhau làm việc.

Buổi sáng, lúc xảy ra cãi vã bà Tư không ở. Buổi sáng đến làm việc mới lại nghe người ta nói Phương Kiếm Bình suýt nữa bị vu oan thành tội phạm cưỡng dâm. Còn nghe người ta kể lại con dâu bà hỏi Phương Kiếm Bình, trên thủ đô còn phá vỡ phong tục cũ gì? Tiểu Phương không cho Phương Kiếm Bình nói cho con dâu nghe.

Bà Tư vui vẻ, cũng không ghét Tiểu Phương nghe không hiểu tiếng người, tươi cười nói: "Đúng đấy, đến đây đi. Ông nó, xéo qua chỗ khác đi."

Trước đây ông Tư của Trương Tiểu Phương có quan hệ rất bình thường với bí thư chi bộ Trương. Ông thích chú hai của Trương Tiểu Phương hơn, bởi vì ông nhìn chú hai của cô lớn lên, lại còn lựa lời nịnh nọt khéo léo. Không như cha của Trương Tiểu Phương, mười bảy mười tám tuổi đã đi tòng quân, xa nhau mấy năm quan hệ cũng nhạt đi, những năm cha cô vừa tòng quân trở về quan hệ lạnh hệt như một khối băng, làm việc có nề có nếp nên khiến mọi người không ưa.

Mấy năm trước thằng con thứ hai và bà dâu cả cãi vã chuyện phân nhà, có là ai khuyên nhủ cũng không được. Người ông Tư này liền cảm thấy thằng hai không hiểu chuyện.

Chú hai Trương từ mặt cha làm cho mấy người chú khác cực kỳ tức giận. Bí thư chi bộ Trương có cha, mình có một miếng ăn thì cha mình cũng phải có một miếng ăn. Lúc này mấy ông anh lớn mới hoàn toàn tỉnh ngộ, không nên nghe những gì người nói, phải nhìn vào những gì người làm.

Mấy năm này thôn khác đều phải sống ngắc ngoải, thôn dân ai nấy cũng đều giống như lợn chết không sợ nước sôi, nông trường cũng hết cách với bọn họ. Thôn họ Trương dưới sự dẫn dắt của bí thư chi bộ họ Trương mà phát triển hưng thịnh, nhân khí cũng càng ngày càng vượng.

Nhờ vào phúc của bí thư chi bộ Trương mà giai lão nhà họ Trương - lão Tứ cũng không cần phải lo vấn đề ăn uống như anh cả. Thế cho nên bất luận là đối diện với bí thư chi bộ Trương hay là Trương Tiểu Phương, người ông Tư này đều mặt mũi hiền lành hệt như phật Di Lặc.

Nghe lời bà nhà mình, ông Tư Trương tươi cười dịch sang một bên để trống hai vị trí cho hai đứa nhỏ.

Trương Tiểu Phương ngồi xuống bàn giao Phương Kiếm Bình ngay: "Đừng có làm chuyện ngu ngốc gì đấy. Anh nhìn chú năm kia kìa, chú ấy tách mấy cái thì anh cứ tách chừng ấy cái thôi. Còn tôi thì nhìn theo thím năm, thím ấy tách mấy cái tôi tách chừng ấy cái."

Phương Kiếm Bình buột miệng hỏi: "Ủa sao vậy?"

Trương Tiểu Phương thời đại giành giật nhau công điểm có rất nhiều người làm biếng. Vừa rồi cô mới nhớ lại một chút, nguyên chủ ngốc sâu đậm, người ta chỉ cần khen cô vài câu thôi cô liền làm bạt mạng. Tạ Lan không nhìn xem nguyên chủ làm được bao nhiêu, chỉ xem cô tuổi còn nhỏ, mười tám tuổi đã lấy được trọn công điểm. Cô kiếm chú sáu Trương đốp chát, bà ta cũng giành được hết công điểm.

Bà sáu Trương bị cô dây dưa cũng hết cách, chỉ có thể dạy cô nhớ theo cách như thế. Người khác cũng muốn đốp chát lại chỉ là không có sức lực lớn như Tạ Lan. Tạ Lan có thể vác một túi thóc 120 cân, Vương Thu Hương và Liêu Quế Chi vác túi 100 cân cũng đã phải cố hết sức.

Những lúc vác thóc Tạ Lan không có cách nào lười biếng được. Nhưng tách bắp lại biếng nhác đi không ít.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play