Người ở thời này đều khá thực tế, Lý Vệ Hoa lại là người có tính tình thẳng thắn, nghĩ là làm, bà bảo các con về nhà trước, mình chạy tới nhà bên mời người nhà họ Kỷ ăn cơm.

Không biết Lý Vệ Hoa khuyên người ta kiểu gì, dù sao chẳng mấy chốc bà đã dẫn Lâm Nghi Song tới nhà rồi.

Lý Vệ Hoa và Lâm Nghi Song tới nhà bếp, không biết định nấu món gì. Bởi vì Lý Vệ Hoa không ngờ sẽ mời khách, không chuẩn bị trước, chỉ có thể nấu những gì có sẵn trong nhà. May mà trong nhà nuôi vài con gà, trữ mấy chục trứng gà, nếu thực sự không được, chiên thêm vài cái trứng gà là được.

Kỷ Nguyên Trân chạy tới trước mặt Diệp Hoan, vui vẻ cười nói: “Hoan Hoan, hôm nay chúng em sẽ ăn cơm ở nhà chị.”

Trẻ con mà, thích nhất là làm khách ở nhà người khác, mới mẻ lại vui, càng huống hồ còn có người chơi cùng.

Diệp Hoan trả lời giống như dỗ trẻ con: “Vậy bảo mẹ nấu món ngon cho chúng ta.”

Kỷ Nguyên Trân gật đầu, sau đó ghé tới nói với Diệp Hoan: “Chị thích chơi búp bê vải không, chúng ta chơi búp bê được không?”

Diệp Hoan lắc đầu, cô không phải là trẻ con thật sự, không thích trò chơi ấu trĩ. Diệp Hoan nhìn thấy chú đùi vàng đang loanh quanh vườn rau nhà cô: “Chị thích nghe kể chuyện, hay là chúng ta bảo chú Kỷ kể chuyện cho chúng ta đi.”

Bảo cha kể chuyện? Kỷ Nguyên Trân nghĩ ngợi, cảm thấy cũng được, gật đầu đồng ý, cô ấy còn chủ động gọi: “Cha, tới kể chuyện cho chúng con, chúng con muốn nghe!”

Kỷ Chấn Hoa đã sớm nghe thấy cuộc trò chuyện của bọn trẻ: “Các con thích nghe kể chuyện sao? Vậy cha kể chuyện hồi xưa của cha cho các con nghe…” Ông ấy cảm thấy cô bé nhà họ Diệp có tính tình giống con trai ông ấy, mới tí tuổi đã thích làm bà cụ non, không thích những trò chơi ấu trĩ kia.

Hoàng hôn dần buông, bên chân trời rực rỡ ráng chiều xinh đẹp.

Mấy đứa trẻ vây quanh Kỷ Chấn Hoa ngồi dưới gốc cây táo trong viện, nghe Kỷ Chấn Hoa kể chuyện xảy ra khi ông ấy xuống nông thôn.

“Khi đó bọn chú mới mười bảy mười tám tuổi, vừa xuống nông thôn không biết gì cả, ngay cả cơm cũng không biết nấu…” Kỷ Chấn Hoa hồi ức lại chuyện xưa, kể cho bọn trẻ nghe quá khứ thời trẻ của mình.

Kỷ Nguyên Sân ghét bỏ: “Cha thật ngốc, lớn như thế còn không biết nấu cơm.”

Kỷ Chấn Hoa xoa rối tóc đen trên đỉnh đầu con trai: “Thằng nhóc thối, không phải con cũng không biết nấu cơm sao, còn nói cha!”

“Đợi con tới mười bảy mười tám tuổi chắc chắn sẽ biết!”

Kỷ Chấn Hoa ghi lại lời con trai nói: “Con nói đó, cha đợi xem con có thể học được không.”

Bọn trẻ đều hóa thân thành em bé tò mò, thường ngắt lời Kỷ Chấn Hoa, hỏi ông ấy đủ loại câu hỏi. Kỷ Chấn Hoa vui vẻ kể cực kỳ chi tiết cho bọn trẻ.

Diệp Hoan: nghe cha từng nói nhà chú Kỷ có bối cảnh, chẳng trách chú Kỷ nguyện ý tới vùng quê hẻo lánh làm cán bộ, hóa ra là chú ấy từng xuống nông thôn, có thể có tình cảm với nông thôn.

Quả thực là vậy, Kỷ Chấn Hoa biết cuộc sống của người dân khổ cực cỡ nào, quả thực ông ấy muốn làm chút chuyện cho người dân, tốt nhất tìm đúng đường ra, giúp bách tính giàu có lên.

Vào lúc bọn trẻ nghe Kỷ Chấn Hoa kể chuyện xưa, Diệp Trường Vinh thường tan làm muộn đã về.

Diệp Trường Vinh thân là dân cảnh trong trấn, nếu gặp phải có người báo cảnh sát, họ phải ra ngoài hỗ trợ xử lý, tan làm muộn là chuyện thường.

Diệp Trường Vinh đẩy xe đạp vừa vào cửa nhà, đã nhìn thấy Kỷ Chấn Hoa và bọn trẻ không quen, biết trong nhà có khách, ông nhanh nhạy còn đoán được đây chính là hàng xóm mới nhà bên.

Kỷ Chấn Hoa nhìn thấy nam chủ nhân về, dặn dò bọn trẻ: “Đợi lát nữa kể chuyện tiếp cho các con.” Ông ấy đứng lên chào hỏi Diệp Trường Vinh.

“Chào anh, tôi là Kỷ Chấn Hoa, anh chính là cha của ba đứa trẻ sinh ba nhỉ?”

“Chào anh, tôi là Diệp Trường Vinh, là cha của ba đứa trẻ sinh ba.” Diệp Trường Vinh dựng xe đạp, đi tới bắt tay với Kỷ Chấn Hoa: “Đi, chúng ta vào nhà nói chuyện.”

Kỷ Chấn Hoa mỉm cười nói: “Ở trong viện cũng được, vừa nãy bọn trẻ bảo tôi kể chuyện cho chúng.”

“Ha ha, ba đứa sinh ba nhà chúng tôi khá nghịch, không làm phiền anh chứ?”

“Đều là trẻ ngoan, chiều này còn giúp nhà chúng tôi làm việc nữa…”

Hai người cha tâng bốc lẫn nhau, hai người mẹ đã chuẩn bị xong cơm rồi.

Bởi vì là mùa hè, trời nóng không thể trữ thịt tươi đậu phụ tươi, nhà họ thường mua ăn liền, nếu không để nửa ngày đã bốc mùi rồi, bởi vì trong nhà không có thứ như tủ lạnh.

Món ăn hôm nay đều là lấy nguyên liệu có sẵn, rau hái trong vườn rau trong nhà, mướp, cà, dưa chuột, đậu đũa, cà chua là Lý Vệ Hoa mua ở chợ. Bởi vì thứ này vừa có thể nấu ăn, vừa có thể làm trái cây cho bọn trẻ ăn, cho nên trong nhà còn có mấy quả.

Hai người gom đủ sáu món một canh, có dưa đập, đậu đũa xào tỏi, cà chua trộn, trứng gà rán hẹ, trứng gà xào mướp mộc nhĩ, cà kho, canh trứng cà chua, toàn là món ăn đơn giản, nấu rất nhanh. Trong nhà còn có màn thầu, hấp lại làm thức ăn chính.

Mỗi món ăn đều chuẩn bị hai phần, dùng hết toàn bộ bát đĩa lớn nhỏ trong nhà. Bốn người lớn ngồi trên bàn vuông to ăn cơm, năm đứa trẻ ngồi một bàn, ăn cơm trên bàn tròn nhỏ.

Sau khi lên đủ món, Lý Vệ Hoa khách sáo nói một câu: “Không chuẩn bị thịt trước, hôm nay mọi người tụ họp ăn một bữa.”

“Là chúng tôi làm phiền mọi người rồi…”

Mặc kệ người lớn hàn huyên thế nào, bọn trẻ nhìn thấy bày một bàn thức ăn liền muốn ăn. Đặc biệt là Kỷ Nguyên Trân – đứa nhỏ nhất, đại khái lần đầu tiên chụm lại ăn cơm trên bàn tròn nhỏ, có hơi rục rịch muốn thử.

Trân Trân: “Thơm quá, con thích ăn cà.”

Diệp Hoan nhìn thức ăn mẹ xào, quả thực bỏ nhiều dầu hơn bình thường.

Diệp Nam: “Con thích ăn hồng trộn, ngọt.”

Diệp Đông: “Con thích ăn trứng chiên, thơm.”

Diệp Hoan ngụy trang trẻ nhỏ và Kỷ Nguyên Sâm cố ra vẻ ông cụ non không nói sở thích của mình.

Diệp Hoan là tiểu chủ nhân gọi mọi người: “Mau ăn đi, ăn nhiều một chút, ăn xong chúng ta chơi tiếp.”

Năm đứa trẻ mỗi đứa cầm một cái màn thầu ăn kèm với thức ăn. Từ việc ăn cơm có thể nhìn ra, gia giáo nhà họ Kỷ rất nghiêm, hai anh em ăn cơm chậm rãi không nói, gắp thức ăn không rơi vãi khắp nơi, tướng ăn rất tốt. Mà Diệp Đông và Diệp Nam, có thể vì đói, hai người vùi đầu hì hục ăn, dũng mãnh giống như lợn con ăn cơm. Diệp Hoan không nhanh không chậm ăn cơm, vừa để ý động tĩnh bên phía người lớn.

Bên bàn người lớn ăn cơm chậm hơn nhiều, vừa ăn vừa nói chuyện. Đàn ông nói đại sự quốc gia, phụ nữ nói con cái.

Nói tới con cái, Kỷ Chấn Hoa nhắc nhở Diệp Trường Vinh: “Hôm nay tôi nhìn thấy ba đứa con nhà anh xách thùng nước mang theo lưới muốn đến bên hồ bắt cá, tôi cảm thấy quá nguy hiểm, không cho chúng đi.”

Diệp Trường Vinh nói: “Tôi đã sớm nói với chúng rồi, không cho chúng xuống nước, chỉ cho chúng chơi trên bờ. Bọn trẻ ở đây đều đi bắt cá con, chắc không có nguy hiểm gì đâu nhỉ?”

Kỷ Chấn Hoa: “Trẻ con nghe lời còn được, lỡ như nếu không nghe lời xuống nước thì sao, vậy thì nguy hiểm rồi, an toàn vẫn là hàng đầu.” Ông ấy trịnh trọng nói: “Bọn trẻ quá nhỏ, khả năng kiềm chế kém, trong tình huống không có người lớn đi cùng, nên cấm chúng tới bên hồ vui đùa.”

Đang kỳ nghỉ hè, chuyện này nên coi trọng, đợi thật sự xảy ra chuyện thì đã muộn rồi. Kỷ Chấn Hoa định ngày mai tìm bộ tuyên truyền nói chuyện này, tốt nhất làm tuyên truyền trong phạm vi lớn cả trấn Phượng Hoàng, nội dung chính là “cấm trẻ chưa thành niên xuống nước.”

Đồng thời, Kỷ Chấn Hoa cảm thấy Diệp lão đệ chưa đủ quan tâm, sinh ba hiếm biết bao, sao lại không để tâm một chút, cái gì cũng cho con chơi, lỡ như gặp phải nguy hiểm, hối hận cũng không kịp.

Kỷ Chấn Hoa lại nói với Diệp Trường Vinh tính nguy hiểm của đuối nước.

Diệp Trường Vinh không phải không coi trọng con mình, ông chỉ là cảm thấy ba đứa con khá nghe lời, không cho chúng xuống nước, chắc chắn chúng không xuống nước. Hơn nữa ông là người lớn lên ở nông thôn, lúc nhỏ ông cũng ở bên hồ bắt cá, tuổi thơ trải qua như vậy. Đối với ông mà nói, trẻ con bắt cá thật sự không phải to tát gì.

Nhưng nếu anh Kỷ - trấn trưởng Kỷ đã nhắc, dĩ nhiên ông không thể vờ như không nghe thấy. Thế là Diệp Trường Vinh quay đầu nói với ba đứa sinh ba: “Hoan Hoan, Đông Đông, Nam Nam, các con nghe chú Kỷ nói rồi chứ, nghịch nước rất nguy hiểm, sau này đừng đi bắt cá nữa, lúc muốn đi cha dẫn các con đi.”

Diệp Nam quay đầu đáp: “Cha, vậy đợi cha nghỉ làm dẫn bọn con đi bắt cá, bắt cá lớn.”

“Được, bắt cá lớn, các con nghe lời sẽ dẫn các con bắt cá lớn.”

Đợi mấy đứa trẻ ăn cơm no, Diệp Nam ham chơi nói: “Cha không cho chúng ta đi bắt cá, chúng ta đi bắt ve đi, bắt cho mẹ chiên ăn.”

Kỷ Nguyên Sâm luôn im lặng hiếm khi nói: “Ve chiên có thể ăn được sao?”

Cậu ấm đáng thương ngay cả ve cũng chưa từng ăn.

Diệp Hoan không biết kiếp trước khi Kỷ Nguyên Sâm tới trấn sống có từng ăn chưa, bởi vì kiếp trước Kỷ Nguyên Sâm quá lạnh nhạt, Diệp Hoan không giao du nhiều với cậu ấy. Kiếp này bởi vì Diệp Hoan chủ động tạo quan hệ với nhà họ Kỷ, khác với chuyện xảy ra ở kiếp trước.

Diệp Hoan phổ cập cho Kỷ Nguyên Sâm và Kỷ Nguyên Trân: “Ve ướp rồi chiên mặn mặn, còn giòn giòn, càng nhai càng thơm, chị thích ăn đầu.”

Cô nói khiến Diệp Đông thèm: “Em cũng thích ăn.”

Tuổi thơ của ba đứa trẻ sinh ba được bán nuôi thả, Lý Vệ Hoa nghe thấy cuộc trò chuyện của các con, nói: “Muốn ăn thì tự đi bắt, gom nhiều rồi chiên cho các con ăn.”

Xong rồi tìm hai cái lọ rỗng đưa cho Đông Đông và Nam Nam, vẫy tay nói: “Ra ngoài chơi đi, không bắt được thì quay lại, đừng chạy xa.”

Diệp Đông và Diệp Nam vừa nghe mẹ nói xong, cầm lọ chạy ra ngoài.

Kỷ Chấn Hoa vốn muốn cho các con dung nhập hoàn cảnh nông thôn, trải nghiệm cuộc sống, lưu lại hồi ức thú vị, ông ấy nói với các con: “Nguyên Sâm, Trân Trân, các con theo Hoan Hoan mấy đứa đi chơi chút, nhớ về sớm.”

Có ba đứa sinh ba dẫn dắt, chỉ cần không phải là tới bên hồ, Kỷ Chấn Hoa khá yên tâm.

Kỷ Nguyên Sâm vốn do dự đi hay không đi nghe lời cha, dắt tay em gái nói: “Đi, chúng ta đi theo xem thử.”

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play