Sau bước “rửa tranh” đến bước “bồi giấy”. Quá trình này nhằm bóc phần giấy vẽ bị hư và giấy bồi cũ ra, sau đó chuyển tranh sang giấy bồi mới. Giấy bồi này quyết định sự thành công của quá trình phục chế nên giấy bồi còn được gọi là “giấy cứu sinh”.
Công đoạn cuối cùng là bổ sung các đường nét và màu sắc bị thiếu lên bức tranh đã được gắn giấy bồi mới, hai bước này được gọi là “khôi phục màu sắc” và “bổ sung chi tiết”.
Việc này đòi hỏi người thực hiện hai bước trên phải có trình độ nghệ thuật cực kỳ cao để có thể khôi phục lại giống với bản gốc của tác phẩm nhất có thể.
Điểm khó khi phục chế ‘Bước chân trên núi tuyết’ chính là ở chỗ đó. Người có thể bổ sung chi tiết còn thiếu phải là danh hoạ tầm cỡ quốc gia, phải lớn lên cùng với ‘Bước chân trên núi tuyết’, và phải vô cùng thuần thục với bút tích của cụ Nhan, nhưng việc thiếu đi ánh xà cừ đã khiến cho công đoạn khôi phục lại toàn bộ màu sắc hầu như là chuyện không thể thực hiện.
Cô cô Lâm đang phục chế một bức tên ‘Sông Tuyết’. Qua nhiều lần rửa, bức tranh lấm đen ố vàng dần hiện ra các đường nét và màu sắc vốn có, nhưng màu trắng tinh ban đầu của tuyết giờ lại biến thành một màu đen thui.
Lộc Dư An vừa nhìn đã nhận ra, bởi vì màu trắng của tuyết trong bức ‘Sông Tuyết’ được vẽ bằng bột chì, mà bột chì rất dễ bị oxy hóa chuyển thành màu đen, để xử lý được loại màu đen này thì vô cùng nan giải.
Quả nhiên nhóm của cô cô Lâm đang đau đầu vì ‘Sông Tuyết’, nếu dùng màu trắng đè lên thì sẽ làm mất đi dụng ý nghệ thuật vốn có của bức tranh, nhưng nếu cứ để như vậy thì sẽ không thể khôi phục lại thần thái ban đầu của nó.
........(Còn tiếp ...)
Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT