11.
Tôi và Văn Dục đã quay lại với nhau như thế.
Không có bù đắp lại chân tình dang dở, không có những lời trách cứ tan nát cõi lòng, không có những lời thề non hẹn biển.
Nhưng chúng tôi càng yêu nhau hơn, Văn Dục càng dính tôi hơn.
Tắm cũng đi cùng, ngủ cũng đòi ôm, ngay cả đi vứt rác cũng muốn tay trong tay cùng đi.
- Văn Dục, anh hai lăm tuổi rồi, không phải năm tuổi nữa đâu nha.
- Giờ anh năm tuổi.
Anh ngồi xổm, vừa cười hì hì vừa nhìn tôi.
Tôi: . . .
Hầy. . .
Đây là người do tôi chọn, ngoài việc chấp nhận ra, tôi còn có thể làm gì được nữa đây?
Buổi tối, Văn Dục họp ở trong phòng sách, còn tôi thì được ở một mình, lâu lắm rồi tôi mới được ở một mình như này.
Tôi nằm trên giường, xem đi xem lại những bức ảnh mà tôi với anh đã chụp khi đi du lịch cùng nhau, bỗng nhiên, có thông báo Wechat.
Dì của Văn Dục đã gửi một đống ảnh hồi nhỏ của Văn Dục cho tôi xem, tôi vui như mùa xuân hoa nở.
Tôi mở từng ảnh lên, rồi lưu lại, lưu được một nửa thì dì ấy đột nhiên gửi voice: [Cháu Dã, thằng Dục có đang ở cạnh cháu không?]
Tôi mím môi, lúc tôi đang do dự, không biết nên trả lời như nào, thì dì ấy gửi thêm một cái voice nữa.
Quả đúng là như tôi dự đoán, dì ấy muốn hẹn gặp tôi.
Từ lúc dì ấy muốn add Wechat của tôi, tôi đã biết, sớm muộn gì cũng có ngày này rồi.
Văn Dục vẫn luôn tránh đề cập đến mẹ của anh, nhưng im lặng không thể nào xoá đi những tổn thương mà mẹ anh đã gây ra cho chúng tôi.
Cho tới bây giờ, tôi vẫn thường mơ thấy hình ảnh mẹ anh cầm d.ao tự kề vào cổ.
Đến tôi còn để bụng chuyện này như thế, chứ đừng nói là Văn Dục?
[Cháu Dã, dì gửi địa chỉ cho cháu rồi, cháu sẽ đến chứ?]
Nghe giọng dì ấy rất là dè dặt.
Thực ra thì tôi vẫn còn hơi nghi ngờ.
Từ nhỏ, Văn Dục đã là một người đúng tiêu chuẩn con nhà người ta trong miệng của người lớn, ngoại hình đẹp, thành tích tốt, còn lễ phép nữa.
Nhưng hình như dì anh hơi sợ anh thì phải, vì tôi thấy, trong cả hai lần tiếp xúc với dì, tôi đều thấy dì cứ ăn nói dè dặt như thế.
Lúc tôi vẫn còn đang ngơ ngác, dì lại gửi thêm tin nữa: [Cháu Dã?]
Tôi hắng giọng: [Cháu sẽ đến đó, dì yên tâm đi ạ.]
Vì Văn Dục, đương nhiên tôi sẽ đến đó.
12.
Trong quán cafe, tôi ngồi đối diện với mẹ của Văn Dục với khuôn mặt vô cảm.
Trông bà ấy già đi rất nhiều, không còn vẻ hung hãn đe dọa tôi như năm ngoái nữa.
Thấy tôi, bà ấy hơi xúc động:
- Cảm ơn cháu vì đã chịu đến gặp cô.
- Có gì thì nói thẳng đi cô.
Tôi nói rất điềm tĩnh.
Dù sao chúng tôi cũng không phải mối quan hệ thân thiết đến mức có thể ngồi tán gẫu với nhau, tôi lễ phép như này đã là sự khoan dung lớn nhất mà tôi có thể dành cho bà ấy rồi.
Cứ nhìn thấy bà ấy là tôi lại nhớ đến hình ảnh bà ấy cầm dao và cả tin nhắn bà ấy giả làm Văn Dục, nhắn chia tay cho tôi nữa.
Bà ấy hơi lúng túng:
- Cô muốn nhờ cháu khuyên thằng Dục mấy câu, để nó bớt thời gian về thăm cô.
- Nếu cô muốn gặp thì cô gọi thẳng cho anh ấy là được, sao lại phải nhờ cháu khuyên?
Tôi hơi gắt lên.
Bà ấy bất lực mím môi cười:
- Nhưng nó không chịu gặp cô, sau khi cháu đi, nó cũng không về nhà nữa.
Từ những gì bà ấy nói, tôi mới biết, suốt một năm qua, Văn Dục đã sống như thế nào.
Sau khi tôi đi, Văn Dục đã nhìn thấy tờ giấy chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày của tôi, nhưng anh không tin, anh cứ muốn đi tìm tôi.
Nhưng mẹ anh lại dùng chiêu cũ, bà ấy lấy cái chếc ra để ép anh, không cho anh đi, đợi đến khi anh được tự do, thì thứ anh nhận được, lại là tin về cái chếc của tôi, đồng thời, anh ấy cũng biết được sự thật về tin nhắn chia tay kia.
Anh không thể nào chấp nhận được tất cả những thứ này, khi mẹ anh ép anh lần nữa, trong lúc giận dữ ấy, anh đã nh.ảy lầu, và bị gãy một chân.
Trong những ngày nằm dưỡng thương ở bệnh viện, anh lại uống thuốc ngủ tutu, may mà y tá phát hiện ra, nên anh mới giữ được mạng.
Chuyện đã đến thế rồi mà bà ấy vẫn còn không chịu từ bỏ, bà ấy còn muốn đưa Văn Dục đi điều trị . . . xu hướng tính dục.
Nếu dì của Văn Dục không đến kịp, thì e rằng Văn Dục đã. . .
Sau đó, Văn Dục đã cắt đứt quan hệ mẹ con với bà ấy.
Mãi cho đến khi thấy ảnh đối tượng xem mắt mà Khương Lê gửi là ảnh của tôi, Văn Dục mới tìm lại được khát vọng tiếp tục sống.
- Chỉ là cô không thể chấp nhận việc con trai của mình lại thích một người con trai khác thôi mà, cô đâu có làm gì sai?
- Không phải cháu vẫn đang còn sống khoẻ mạnh đấy à? Cháu và Văn Dục cũng đã quay lại với nhau rồi thây.
- Còn cô thì sao, cô đã đánh mất đi đứa con trai của mình rồi, cháu thấy không.
Bà ấy giữ chặt tay tôi như là người sắp chếc đuối lại vớ được cọc, mặt bà ấy giàn giụa nước mắt.
Đến giờ này rồi mà bà ấy vẫn còn tự biện hộ cho mình.
Tôi hất mạnh tay của bà ấy ra, tôi nói:
- Cô thấy mình không sai đúng không, thế cháu và Văn Dục đã làm gì sai?
- Dù cô có là mẹ của Văn Dục đi chăng nữa, cô cũng không có tư cách quyết định thay anh ấy.
Tôi nhìn bà ấy bằng một ánh nhìn chán ghét, ngay sau đó, tôi đứng dậy đi ra ngoài.
Nếu biết trước sẽ như thế này, tôi đã không bước vào quán cafe rồi.
Nhưng tôi vẫn đánh giá thấp bà ấy, thấy tôi định bỏ đi, bà ấy ôm lấy chân tôi ngay lập tức, rồi la lối om sòm:
- Mày không được đi! Chính mày đã cướp con trai tao đi, mày trả con trai lại cho tao.
- Mọi người mau đến đây xem này! Cái người này là đồng tính đó, chính nó là người đã dụ dỗ con trai tôi.
Mọi ánh mắt đều đổ dồn vào đây, có người bắt đầu đàm tiếu sôi nổi.
Tôi tức đến nghiến răng nghiến lợi, nhưng lại không thể làm gì bà ấy.
Lúc chúng tôi đang giằng co, Văn Dục lạnh lùng bước nhanh đến, anh gạt mạnh tay bà ấy ra.
- Tôi nhắc lại lần cuối, đừng bao giờ tới làm phiền chúng tôi nữa.
Nói xong, anh kéo tôi đi khỏi đó mà chẳng thèm ngoái lại nhìn.
Tiếng mẹ anh gào thét thê lương ở sau lưng, nhưng Văn Dục vẫn chẳng hề do dự.
13.
Sau khi lên xe, Văn Dục vẫn cứ cau mày, vẻ mặt lạnh lùng.
Tôi nắm chặt tay anh, nhẹ nhàng nói:
- Xin lỗi anh, đáng ra em không nên đi gặp bà ấy.
Tối hôm qua, sau khi tắt máy, tôi đã nói cho Văn Dục nghe về chuyện gặp mặt này.
Ban đầu, anh không đồng ý, nhưng vì tôi kiên trì muốn đi nên anh đành thoả hiệp.
Sau khi đưa tôi đến nơi, mặc dù anh không đi vào trong nhưng tôi đã mở cuộc gọi với anh lên, để anh nghe được hết những lời bà ấy nói.
Những nỗi đau trong quá khứ của anh lại bị lôi lên, lột ra từng lớp từng lớp, máu me đầm đìa.
Tôi biết, đây là cơ hội cuối cùng mà anh dành cho mẹ anh.
Chỉ cần bà ấy hối hận, dù chỉ là một chút thôi, Văn Dục cũng sẽ tha thứ cho bà ấy.
Đáng tiếc rằng, đến cả cái cơ hội cuối cùng này, bà ấy cũng không thèm nắm lấy.
Văn Dục kéo tôi vào lòng, rồi ôm chặt lấy tôi, anh ấy gọi tên tôi:
- Khương Dã.
- Em ở đây.
Tôi tựa vào vai anh, vỗ nhẹ vào lưng anh,
- Từ nay về sau, anh chỉ còn có mình em thôi, em đừng bỏ anh đi nữa.
- Được.
Văn Dục đã đưa ra sự lựa chọn cuối cùng, đó là, từ nay về sau, anh chỉ yêu duy nhất một mình tôi.
14.
Hôm ba mươi Tết, tôi đưa Văn Dục về nhà ăn Tết.
Bố mẹ tôi đều thích anh, đến cả Khương Lê cũng khen anh không ngớt.
Lúc trên bàn cơm, mắt mẹ tôi đỏ hoe, bà bảo:
- Thằng Dục à, từ nay trở đi, con hãy coi đây là nhà của mình nhé, chúng ta đều là người thân của con.
Văn Dục sững sờ, ngay sau đó, anh cũng đổi xưng hô, gọi bố mẹ tôi là 'bố và mẹ'.
Bố mẹ cứ gật đầu liên tục, coi như là đã chấp thuận tình cảm của tôi và Văn Dục.
Ăn xong, tôi đưa Văn Dục vào phòng, nhìn bài trí trong phòng, tôi cười đến mức tí thì ngã ngửa ra đằng sau.
Ga giường đỏ chót, một cặp nến đỏ, cửa sổ dán chữ Hỷ, còn có biểu ngữ ghi 'Tân hôn vui vẻ', vừa nhìn là biết, đây là tác phẩm của Khương Lê.
Văn Dục mím môi cười, anh bế tôi lên rồi ném xuống giường:
- Nếu chị đã có lòng thì chúng ta không nên lãng phí đêm động phòng hoa chúc này.
Hai tiếng sau, tôi chống tay, muốn đẩy cái người vẫn chưa hết thòm thèm này ra:
- Không được! Không được làm nữa.
Văn Dục sờ bụng tôi, anh vừa cười vừa hỏi:
- Con đâu? Hay là anh chưa cố hết sức nhỉ?
Tôi thấy thật là dở khóc dở cười, cái người này thù dai thế nhỉ.
- Thế sính lễ tám trăm tám mươi tám vạn và ba căn biệt thự của em đâu?
- Em lo làm gì, cứ có bầu đi rồi anh cho.
Sau đó, mặc kệ sự giãy dụa của tôi, anh lại lật người, đè lên, làm thêm lần nữa.
. . .
Pháo hoa nổ rực rỡ ngoài cửa sổ, chiếu sáng bầu trời đêm.
Trong phòng, ánh mắt tràn đầy yêu thương của Văn Dục còn rực rỡ, loá mắt hơn pháo hoa ngoài kia.