Giọng điệu kiên quyết, ánh mắt kiên định, không hề có ý muốn cho cô thương lượng đường sống. Trần Lộng Mặc rất giỏi quan sát cảm xúc của mọi người. Cô nhắm mắt lại, ngoan ngoãn chuyển chủ đề.
Cô lùi người ra sau, chậm rãi dựa vào thành giường gỗ, nhẹ giọng hỏi: "Vậy mẹ kể cho con nghe về mẹ Thu Hoa đi."
Trong lòng cô lại bắt đầu bình tĩnh phân tích, không đi theo cha mẹ thì có lợi ích gì.
Lý trí nói với cô, cô dọn ra ngoài lợi nhiều hơn hại.
Ngoại trừ việc phải đối mặt với sự xấu hổ của ăn nhờ ở đậu ra, với cả cô và cha mẹ, tách ra mới là lựa chọn tốt nhất.
Tiện đi lại, tiện chăm sóc, tiện...
Quý Mạt hoàn toàn không biết trong đầu cô con gái trông có vẻ đơn thuần ngoan ngoãn của mình đã âm thầm phân tích đủ mặt lợi hại, bà rất sợ con gái hỏi đến nơi đến chốn. Hỏi bà những câu hỏi khó trả lời như Lão Trần muốn đi đâu, vì sao lại không muốn đưa cô theo và cả khi nào mới trở về.
Bây giờ thấy cô chủ động chuyển chủ đề, trong lòng bà cũng thầm bình tĩnh lại, than nhẹ: "Chuyện này phải hỏi cha của con."
Trần Đức Mậu bưng ly sữa vào nghe thấy, buồn bực nói: "Chuyện gì phải hỏi tôi cơ?"
Quý Mạt trách ông: "Sao mình vào phòng không gõ cửa?"
Trần Đức Mậu bất đắc dĩ: "Cửa chưa đóng."
Trong lúc nói chuyện, ông đã đi tới bên giường, đưa ly sữa trong tay cho con gái: "Cha đã bảo con phải uống mỗi ngày một ly bồi bổ thân thể rồi mà đúng không?"
Trần Lộng Mặc vươn hai tay nhận lấy, ngại ngùng nói: "Con quên mất, cảm ơn cha."
"Vừa rồi hai người nói chuyện gì thế?" Trần Đức Mậu ngồi xuống chiếc ghế cách giường không xa.
Trước kia, chồng bà mai phục trong tuyết, không nhúc nhích một hai ngày là chuyện bình thường. Bây giờ mùa đông vừa đến là xương khớp lại rất đau, nhất là vào những lúc trời mưa.
Quý Mạt lấy một bình nước nóng trong chăn con gái ra đưa cho chồng ôm, sau đó mới hỏi: "Kể chuyện của mình và chị Thu Hoa. Con gái còn bé mà cứ như con quỷ nhỏ, suốt ngày nghĩ lung tung, chắc sắp nghĩ mình là người giống như Chu Bằng rồi."
Trước đây, Chu Bằng là Phó Tiểu đoàn trưởng dưới quyền của Trần Đức Mậu, công chưa thành danh chưa toại đã lung lay, tự thấy không cứu vãn được, cặp kè với một nhân viên bán hàng của hợp tác xã tiếp thị và cung ứng trong thành phố, sống chết đòi ly hôn. Lấy danh nghĩa là anh ta không có tình cảm với người vợ đang nuôi ba đứa con ở quê, kết hôn chỉ là hậu quả của xã hội phong kiến.
Khẩu hiệu thì hô rất to, nhưng thực ra ai có mắt cũng thấy rõ sự nhơ nhớp bên trong.
Thực ra những chuyện như thế này cũng không phải là lần đầu tiên thấy, nhưng Trần Đức Mậu là người ngay thẳng, không vừa mắt những kẻ có vấn đề về nhân cách nên lập tức chú ý đến Chu Bằng. Sau khi nhìn thấy ở các mặt anh ta cũng không xông xáo nổi trội, ông đã thêm anh ta vào danh sách xuất ngũ.
Đây không phải là cố ý nhắm vào, nhưng theo ông, một người đến gia đình nhỏ của mình cũng không chung thuỷ được thì đừng nói gì đến trung thành với Tổ quốc.
Nếu như người khác hiểu lầm ông và Chu Bằng là cùng một loại người, chắc chắn Trần Đức Mậu sẽ đen mặt.
Nhưng đây lại là con gái ruột của ông... Ông chỉ có thể bất đắc dĩ giơ tay xin hàng gật đầu với cô gái nhỏ rồi bắt đầu kể cô nghe về chuyện của ông với vợ cũ. ( truyện trên app T Y T )
- bản chuyển ngữ được đăng tải duy nhất tại nền tảng t-y-t, đọc chương mới nhất tại t-y-t
Theo như Trần Lộng Mặc thấy, chuyện của cha cô không phức tạp, cũng không giật gân kịch tính như những gì cô đã tưởng tượng.
Năm 1940, Trần Đức Mậu mười tám tuổi kết hôn với Tào Thu Hoa hai mươi hai tuổi nhà hàng xóm. Hai người đính hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Thời buổi ăn được miếng no cũng khó, nhà nào trong làng cũng vậy, cứ đúng tuổi lấy chồng, chẳng ai thèm để ý mấy chuyện yêu đương nhắng nhít vốn chỉ là thú vui của người giàu.
Trong khi Tào Thu Hoa tám tuổi đã ra đồng nai lưng làm việc, có thể coi như là một nửa người lao động thì Trần Đức Mậu bốn tuổi vẫn bỏ củ cải nhỏ vào cái quần thủng đáy.
Nếu nói nghiêm túc, Tào Thu Hoa là người nhìn Trần Đức Mậu trưởng thành.
Quen biết nhau từ nhỏ do đó sau khi kết hôn, cả hai sống rất tốt, nội ngoại hai bên càng yêu thương nhau hơn.
Vốn nghĩ rằng có thể bên nhau tốt đẹp mĩ mãn cả đời, nhưng vào lúc Tào Thu Hoa đang mang thai được bốn tháng, một chuyện không may đã xảy ra.
Giặc ngoại xâm tràn vào trong thôn cướp lương giết người, hơn nửa người dân trong thôn đã ngã gục dưới bàn tay tàn ác của kẻ thù.
Khi đôi vợ chồng trẻ đến bệnh viện thị trấn để kiểm tra sức khỏe, thoát được kiếp nạn trở về, từ sáng sớm đến khi trời chạng vạng, chỉ trong một ngày ngắn ngủi, nhân gian đã trở thành địa ngục.
Trừ đôi vợ chồng trẻ ra, hai gia đình không còn một ai sống sót.
Một đòn choáng váng như vậy khiến ngay cả Tào Thu Hoa là người cứng rắn lanh lẹ cũng bị kích thích suýt nữa sảy thai.
Sau đó hai người chôn cất người nhà xong xuôi, trong lòng hừng hực thù hận, dồn tất cả sức lực để báo thù. Thương lượng bàn bạc xong, Trần Đức Mậu đi nhập ngũ.