Nhà đoàn trưởng Triệu.

Lâm Tịch Tịch thử thăm dò chị Dương: "Mợ, sao con nghe nói vợ của đoàn trưởng Nghiêm không phải đi thăm người thân đâu."

Nhà chị Dương đông người nhiều việc, chị ta bận rộn, nghe vậy thì bưng cái chậu, kỳ quái hỏi: "Không đi thăm thân thích thì đi làm gì?"

Lâm Tịch Tịch giúp đỡ chị ta, nhẹ giọng: "Con nghe nói … dì ấy bỏ trốn tìm đàn ông khác."

Chị Dương xém chút làm rơi cái chậu trên tay.

"Cái này không được nói bừa!" Chị ta quát lớn Lâm Tịch Tịch, "Bêu xấu thanh danh người ta!"

Lâm Tịch Tịch nói: "Con cũng là nghe người khác nói lại thôi."

"Người nào lắm mồm nói hươu nói vượn thế?"

"Không biết, lúc mua thức ăn, hai chị gái ở đằng trước vừa đi vừa nói, con chỉ tiện nghe một lúc, cũng không biết là ai. Con không nhận ra mặt người ta." Lâm Tịch Tịch thoái thác.

Chị Dương trừng mắt: "Tiểu Kiều hôm qua mới trở về, mợ nhìn thấy Tiểu Nghiêm cũng tốt, không giống như cãi nhau. Hôm nay Tiểu Kiều còn vui tươi hớn hở, chuyện đó không có khả năng! Không rõ sự tình thì con đừng nói bậy!"

"Thế nhưng… “

"Thế nhưng cái gì, với tính tình kia của Tiểu Kiều, nó thật sự muốn chạy mà để Tiểu Nghiêm bắt được trở về, đến mười ngày nửa tháng cũng sẽ không ra gặp người, ta mặt đen sì chẳng khác nào quả phụ. Mợ trông thấy không giống."

Bộ dáng kia của vợ đoàn trưởng Nghiêm có vẻ rất nhẹ nhõm, đúng là giống như vừa đi thăm người thân trở về. Nói cô cùng đàn ông khác bỏ trốn, chị Dương không tin.

"Con im đi. Để cậu con nghe thấy con nói bậy người ta sẽ cầm đế giày quất con đấy!"

Lâm Tịch Tịch xác thực không có chứng cứ, chỉ có thể hậm hực ngậm miệng.

Đi đến trong sân, lại thấy một chậu quần áo lớn. Mợ cô ta không nỡ để cô ta dùng xà phòng giặt, phải dùng chày gỗ nện, mệt chết người.

Thời đại không có máy giặt, thật quá cực khổ.

Lúc đầu Lâm Tịch Tịch một lòng muốn xây dựng nên hình tượng cần cù hiền lành, chuẩn bị mau chóng làm vợ kế của Nghiêm Lỗi tiền đồ vô lượng, nhưng bây giờ Kiều Vi vẫn chưa chết.

Cô ta mấp máy môi.

Ai cũng không thể phá hỏng con đường phú quý của cô ta.

Mặc dù Kiều Vi cũng sống lại, nhưng chẳng qua chỉ là một thanh niên đôi mươi, làm sao đấu lại cô ta.

Kiều Vi nghỉ ngơi trong chốc lát, xoa xoa cánh tay đau nhức, đấm bóp eo, sau đó ngồi xuống trước bàn làm việc, kéo ngăn kéo ra.

Lúc lấy tiền vào buổi sáng, cô đã nhìn thấy trong ngăn kéo có rất nhiều giấy lá thư đã mở ra để loạn xạ.

Cô tùy tiện nhặt một xấp lên mở ra xem, quả nhiên là thư kỹ thuật viên viết cho Kiều Vi Vi.

Đọc thoáng qua một chút, xém chút làm răng Kiều Vi ê buốt.

Động một chút là viết cái gì mà Zelensky nói gì gì đó, Chekhov nói gì gì đó. Mặc dù không thể nói là cô ghen ghét người ta, bởi quả thực sinh viên ở niên đại này có chút văn hóa, nhưng tuyệt đối có thể nhìn ra bọn họ đang làm chim công xòe đuôi.

Còn xoè rất nỗ lực.

Kiều Vi giật giật khóe môi.

Hết lần này tới lần khác nguyên chủ Kiều Vi Vi đều dính cái chiêu này. Hồi ức nồng đậm liên quan đến những lá thư này còn rõ ràng và mãnh liệt hơn ký ức về Nghiêm Lỗi rất nhiều.

Giống như một dòng cam tuyền dễ chịu rót vào cuộc sống ao tù nước đọng của nguyên chủ, để cô tưởng như tìm được tri kỷ, vì yêu mà phát điên.

Kiều Vi nhớ kỹ, trước kia những lá thư này đều được xếp lại thành một chồng chỉnh tề, còn dùng dây thun buộc lại.

Hiện giờ tán loạn thành như vậy, khỏi nói cũng biết chắc chắn là Nghiêm Lỗi mở ra xem. Sự bừa bộn trong ngăn kéo cho thấy cơn phẫn nộ của anh lúc ấy.

Kiều Vi gom những lá thư này lại, móc từng tờ giấy viết tay ra khỏi phong thư. Đến khi chắc chắn không bỏ sót, cô nhấc nắp lò than dưới mái hiên lên.

Lúc nắp lò còn đậy kín, than cục ở bên trong cháy cực kỳ chậm, như ở trong trạng thái "bất diệt", tiêu hao rất ít.

Nhưng vừa mở nắp ra, một lượng lớn khí oxy tràn vào, ngọn lửa lập tức bùng lên. So với củi đốt trong bếp đất thì cháy mạnh hơn rất nhiều.

Kiều Vi ném những lá thư kia vào trong lửa, lập tức ngọn lửa cuộn tròn rồi nuốt chửng những trang giấy và chữ viết.

Nghiêm Tương đứng ở một bên: "Mẹ muốn nấu nước ạ?"

Cậu đã nhắc nhở Kiều Vi. Uống nước sôi để nguội rất phiền phức, trước tiên cần phải nấu nước sôi lên rồi lại để nguội. Buổi sáng lúc cô tỉnh lại trên bàn có mấy bình nước sôi để nguội, nhiều hơn đêm hôm qua, vậy nên chắc là sáng sớm Nghiêm Lỗi đã nấu nước để nguội rồi mới đi.

Cô đi cầm một bình nước đặt lên trên bếp lò, cẩn thận căn dặn Nghiêm Tương: "Con đừng đụng vào, lò than và ấm nước đều rất nóng, coi chừng phỏng đấy."

Nghiêm Tương ngoan ngoãn nghe lời.

Kiều Vi trở lại phòng làm việc, liếc nhìn Nghiêm Tương chơi một mình bên ngoài. Loại nhà có sân tốt thật, đóng cổng sân lại, trẻ con tự chơi trong sân, người lớn có thể nhìn thấy bên ngoài qua ô cửa sổ. Không có nguy hiểm, cũng không sợ mất đồ.

Kiều Vi lấy ra một xấp giấy trắng trong ngăn kéo, loại có chữ quân đội trên đầu. Cô ngậm bút máy trong miệng, suy nghĩ một hồi rồi viết bừa.

Cân nhắc một số việc cần sắp xếp lại trong cuộc sống mới của mình.

Chờ viết xong, cô ngẩng đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.

Thật yên tĩnh, chỉ có ve sầu kêu xa xăm, không có tiếng ô tô ầm vang.

Nghiêm Tương là đứa trẻ cực kỳ an tĩnh, lúc cậu tự ngồi xổm trên mặt đất chơi sẽ không nói linh tinh giống như những đứa trẻ khác. Đứa bé lặng yên cầm một đống đá nhỏ bày đi bày lại trên mặt đất.

Cảm giác thời gian trôi qua thật chậm, giống như chuyện gì cũng không cần sốt ruột.

Thời đại này có lẽ là như vậy —

Mấy gian nhà trệt mái ngói, trong sân có một đứa trẻ nhỏ.

Quần áo trên dây phơi bị gió thổi phất phơ.

Cô còn có tuổi trẻ và thân thể khỏe mạnh.

Giờ khắc này Kiều Vi thấy cực kỳ hài lòng với cuộc sống trước mắt — không vì mấy đồng bạc vụn mà bôn ba, cũng không có đau bệnh ngày đêm, đếm tiếng bước chân y tá trong hành lang lúc khuya, tính xem sinh mệnh của mình khi nào thì kết thúc.

Nghiêm Tương ngẩng đầu nhìn mặt trời, sau đó đứng lên chạy về cửa sổ, nhón chân lên bám vào bệ cửa: "Mẹ ơi, buổi trưa chúng ta ăn gì vậy ạ?"

"Ôi? Mấy giờ rồi?" Kiều Vi lộc cộc đi đến phòng khách xem đồng hồ để bàn: "Qua mười một giờ rồi à."

Nước bên ngoài cũng đang sôi lên ùng ục. Kiều Vi dùng khăn lau lót tay xách ấm nước tới bàn nhỏ để nguội, lại dùng ghế gỗ ngăn lại, đề phòng trẻ con chạy đụng phải sẽ bị bỏng.

Chảo bếp bằng gang đã được đậy kín, lửa cháy âm ỉ, Kiều Vi vén tay áo mặc tạp dề vào chuẩn bị nấu cơm.

Nồi cơm là một cái nồi nhôm nho nhỏ hình tròn. Sau khi vo gạo, không có vạch khắc như trong nồi cơm điện và cốc chia vạch, Kiều Vi dùng ngón tay đại pháp của người Trung Quốc vang danh thế giới - nước không qua một lóng tay là nấu được rồi.

Tiện nhắc thì cô biết chuyện này qua tiết mục Talk Show của nước ngoài. Dù sao từ khi có ký ức, trong nhà cô đã sử dụng nồi cơm điện.

Nồi cơm đặt trên cái bếp gang.

Bưng chậu nhôm lớn đựng rau đã thái đến bên giếng bơm để rửa.

Bên cạnh giếng có xây hai tường chắn thấp bằng gạch tạo thành một cái bệ, cô dọn tấm thớt thái thịt lên trên, vừa vặn. Chính là làm thành cái này.

Thời đại này giao thông chưa phát triển, hậu cần không thuận lợi, thức ăn bày bán ở chợ nông sản đều là đặc sản bản địa, bề ngoài không được đẹp mắt như đời sau nhưng đặc biệt tươi ngon. Sau khi rửa sạch thức ăn, cô vớt ra khỏi chậu rồi ném lên trên thớt, trực tiếp thái nhỏ.

Miếng thịt mới mua hôm nay cũng xắt lấy một phần ba.

Bưng đồ ăn đi vào bếp, vừa bắt đầu tiếp xúc nên còn nhiều thứ bất tiện — cái bệ bếp đất trong phòng bếp sử dụng củi đốt.

Đãi ngộ phúc lợi trong quân đội ngoại trừ hàng hóa linh tinh, vật dụng hàng ngày thì còn có "nhiên liệu", mỗi tháng nhà được phân phát củi phối với than đá. 

Bởi vì có ký ức, trên lý thuyết thì Kiều Vi biết cách làm, thế nhưng trên thực tế khi động tay lại thấy rất không quen.

Luống cuống tay chân mới nhóm được củi.

Nghiêm Tương thấy hơi kỳ quái, sao hôm nay mẹ nhóm lửa lại tốn sức như thế. Chờ lửa lên, không đợi Kiều Vi nói, cậu liền đi kéo ống bễ thụt lửa.

Bé con nhỏ nhỏ, nhưng cũng cao hơn ống bễ một chút. Cánh tay người lớn kéo ống bễ gập vào duỗi ra là được, còn Nghiêm Tương đến ôm vào trong tay dựa vào sức lực của toàn thân đẩy vào trong rồi kéo ra ngoài.

"Hây da", "Hây da".

Đáng yêu chết đi được.

Không cần bàn cãi, cái ống bễ này dùng thật tốt. Đứa bé nhỏ đẩy mấy cái là thổi lửa bùng lên.

Lần đầu Kiều Vi sử dụng loại bệ bếp chảo gang thế này, tay có hơi đau, nhưng cô vẫn thuận lợi xào được một mâm đồ ăn.

Xớt ra rồi đặt trên chiếc bàn nhỏ ở phòng bếp, dùng lồng che lại, sau đó cô mới phát hiện công cuộc cọ rửa chảo mới thật sự là phiền phức.

Đầu tiên là cái chảo kia rất lớn, sau đó là chảo có hai quai, không có tay cầm dài như loại Kiều Vi quen thuộc.

Hơn nữa chỗ này lại không có vòi nước và bồn nước ở hiện đại.

Kiều Vi cúi đầu nhìn, bên cạnh bệ bếp chỉ có cái nắp thùng. Nhấc cái nắp lên, bên trong là nước sạch, còn có một cái gáo múc nước.

Phải dùng gáo nước múc nước đổ vào trong lòng chảo. Trên vách tường bên cạnh bệ bếp có đóng đinh treo một cái chổi ngắn đầu tròn, đây chính là bàn chải cọ nồi.

Kiều Vi dùng khăn lau lót tay, nắm một bên quai chảo, để cái chảo gang nằm nghiêng, nhanh chóng dùng bàn chải chà qua một lần.

Lại lót thêm hai miếng vải rồi nhấc cái chảo lên, đổ nước vào trong một cái thùng khác. Vậy nên mới nói trong nhà có nhiều thùng như thế là có đạo lý cả. Thùng đựng nước sạch, thùng rửa chén, một cái cũng không thể thiếu!

Kiều Vi lại múc hai gáo nước vào trong chảo, chờ nó sôi lên, đánh một quả trứng gà vào làm món canh trứng.

Chỉ có mỗi trứng gà, hương vị quá nhạt. Kỳ thật nếu có thêm cải bẹ thì tốt, trước kia Kiều Vi thích thả cải bẹ vào trong canh trứng, không cần nêm muối, rất nhanh có thể nấu được một bát canh đơn giản ngon miệng.

Lúc mẹ mới qua đời có dặn dò cô phải ăn uống thật tử tế. Lúc trước Kiều Vi vốn thường gọi thức ăn bên ngoài, nhưng sau khi sống một mình thì ngược lại không gọi nữa, cô thường hay tự nấu cơm.

Nhân sinh trôi quá nhanh, vẫn nên cần một chút khói lửa.

Không có cải bẹ nhưng bên trong bình có dưa muối, Kiều Vi gắp vài miếng ném vào trong chảo canh cũng có thể thay thế.

Rất nhanh một nồi canh siêu tốc đơn giản đã xong.

Ở một thế giới khác, chỉ vào thời điểm bận rộn cô mới nấu loại canh cấp tốc này, nếu có thời gian cô sẽ nghiêm túc nấu canh. Nhưng điều kiện vật chất trước mắt chỉ cho phép nấu canh trứng, chính là loại canh cơ bản nhất. Dù sao muốn mua trứng gà cũng cần có phiếu.

Bởi vì nấu bằng bệ bếp tiêu tốn nhiều thời gian, cô lại quên hiện giờ không dùng nồi cơm điện, lúc bắt cơm xuống bếp có hơi chậm chút. Ăn vào hơi cưng cứng, nhưng cũng coi như thành công.

Xem như Kiều Vi đã thích ứng với phòng bếp ở thời đại này.

Trên mạng có một ít võng hữu trung niên nói đồ ăn bây giờ không ngon như đồ ăn ngày xưa, bị rất nhiều người nghi ngờ là do bộ lọc hồi ức. Nhưng hiện giờ Kiều Vi đã có thể chứng minh thật sự không phải do bộ lọc hồi ức.

Không có ô nhiễm của thời đại, rau xanh thực sự có "vị đồ ăn" hơn rau ở thời sau.

Nghiêm Tương ăn hai miếng, lớn tiếng khen: "Ngon quá!"

Kiều Vi cười hỏi một câu: "Trước kia ăn không ngon sao?"

Bởi vì trong trí nhớ, nguyên chủ có yêu cầu ăn uống rất cao, vậy nên trình độ nấu cơm hẳn là khá tốt.

"Ăn ngon." Nghiêm Tương nói, "Nhưng hôm nay đặc biệt thơm."

Cậu nhóc lại bổ sung: "So với dì Dương và chị Lâm nấu thì ăn ngon hơn."

Đứa bé vừa nói như thế, Kiều Vi nhớ tới bữa cơm đêm qua, không biết mùi vị thế nào...

Cô cúi đầu ăn thêm hai miếng, bừng tỉnh nhận ra!

"Là dầu." Cô nói, "Mẹ bỏ nhiều dầu."

Nhiều hơn nguyên chủ, cũng nhiều hơn chị Dương và Lâm Tịch Tịch.

Trách không được.

Mặc dù Lâm Tịch Tịch là nữ chính trùng sinh, có thể tính tính thời gian, cô ta đại khái là xuyên về từ đầu thập niên 90.

Bởi vì cả nhà nghỉ việc, thân là phụ nữ trung niên nghèo khó, trải qua cuộc sống túng quẫn càng ngày càng tệ hơn, cô ta không thể không đi tìm người thân vay tiền sống, có lẽ đến xào rau cũng không thể bỏ dầu.

Tưởng tượng như thế, sau khi Lâm Tịch Tịch sống lại, vì biết trước tiền đồ của Nghiêm Lỗi cho nên muốn ôm đùi, cũng không phải không hiểu được.

Nhưng, đùi chỉ có một cái, đã bị Kiều Vi ôm lấy.

Làm sao cô có thể chắp tay nhường cho người khác.

 

 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play