Hứa Nguyện cầm theo hộp sữa, bấm chuông cửa trước nhà Trần Nặc.

Tiếng chuông vừa reo, giọng dì Hứa Kiến Lệ đã vọng ra từ trong: "Đợi chút! Đến rồi đến rồi! Đừng vội!"

"Con bé này, sang nhà dì còn mang đồ nữa chứ." Hứa Kiến Lệ mở cửa, cầm lấy hộp sữa từ tay Hứa Nguyện, mắng yêu: "Anh họ cháu đã chờ từ sớm rồi, mau vào đi, trưa dì nấu món ngon cho hai đứa."

Chú Trần Hàm làm việc ở bệnh viện tư, thu nhập khá. Kinh tế gia đình dư dả nên từ khi sinh Trần Nặc, bà Hứa Kiến Lệ đã chuyên tâm làm nội trợ toàn thời gian. Vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa chăm sóc con trai.

Hứa Nguyện đổi dép, cầm ba lô đi về phía phòng của Trần Nặc.

Dù cửa mở, cô vẫn đứng ở ngoài, gõ nhẹ vào cửa phòng: "Anh ơi, em tới rồi!"

Chàng trai đang ngồi bàn học nghe tiếng, quay lại mỉm cười nhẹ nhàng, nụ cười ấm áp làm tan băng tuyết: "Mau vào đây ngồi."

"Lại uống thuốc Đông y à?" Hứa Nguyện bước vào, ngửi thấy mùi thuốc quen thuộc, không khỏi nhăn mặt nhíu mày: "Anh bị bệnh hả anh?"

Trần Nặc kéo ghế bên cạnh mình cho cô: "Không có, chỉ hơi ho nhẹ thôi, tại mẹ anh lo lắng quá."

Hứa Nguyện chỉ tin được một nửa lời nói đó.

Cô ngồi xuống, ôm ba lô, chăm chú nhìn khuôn mặt Trần Nặc: "Anh nói thật không? Không lừa em đấy chứ?"

Hệ thống sưởi ở Tây Xuyên mùa đông sưởi ấm rất tốt, nhiệt độ trong nhà thường duy trì ở mức 25 độ C.

Hứa Nguyện vừa từ ngoài vào, cởi áo khoác, chỉ mặc áo thun mỏng, trên trán vẫn còn một lớp mồ hôi mỏng do nóng, mặt có chút ửng hồng đào.

Vậy mà Trần Nặc mặc chiếc áo len cao cổ, mặt trông vẫn nhợt nhạt.

Nghe cô nói vậy, anh mỉm cười nhẹ: "Sao anh lại phải giấu em chứ."

Giọng anh rất nhẹ nhàng, mặt còn trắng hơn cả tuyết bên ngoài cửa sổ, thanh tú mà mong manh.

Từ khi Hứa Nguyện có trí nhớ, Trần Nặc vẫn luôn như thế này.

Sức khỏe không tốt, thường xuyên ốm đau, mỗi lần nhiệt độ giảm hoặc vào mùa đông, anh phải đến bệnh viện ba bốn lần, có lúc thậm chí còn suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Đó cũng là lý do dì Hứa Kiến Lệ quyết định ở nhà làm nội trợ toàn thời gian.

May mắn là Trần Nặc tính cách trầm ổn, điềm đạm, thông minh, từ nhỏ đến lớn ngoài việc hay ốm đau, chưa từng gây phiền phức gì cho gia đình.

Luôn được hàng xóm đồng nghiệp khen ngợi, đúng chuẩn con nhà người ta.

Hứa Nguyện từng chứng kiến vài lần Trần Nặc nhập viện, đến giờ vẫn còn ám ảnh: "Miễn anh không sao là được."

"Đừng lo lắng cho anh hoài." Trần Nặc không vội dạy thêm cho Hứa Nguyện, liếc nhìn cửa, hạ giọng: "Đêm 30, em chạy đi đâu vậy?"

Do sức khỏe yếu, đêm Giao thừa Trần Hàm và Hứa Kiến Lệ sợ Trần Nặc nhất quyết muốn đi tìm Hứa Nguyện nên không dám cho anh biết chuyện này.

Cho nên hôm đó anh không xuất hiện ở nhà Hứa Nguyện.

Nhưng Trần Nặc là đứa trẻ thông minh, mặc dù bố mẹ không nói, sau này anh vẫn đoán ra được phần nào sự tình từ những câu chuyện cố ý nói khẽ của hai người.

"Không chạy đi đâu cả." Hứa Nguyện hạ mắt, lẩm bẩm: "Anh đừng hỏi nữa."

Ngày sinh chỉ cách nhau vài tháng, hai nhà thân thiết, từ nhỏ lớn lên bên nhau khiến Hứa Nguyện luôn coi Trần Nặc như anh ruột.

Dù vậy, cô vẫn không muốn Trần Nặc biết chuyện hôm đó.

Những cảm xúc hỗn độn khiếp sợ, xấu hổ, bất lực ấy, Hứa Nguyện chỉ muốn chôn sâu trong lòng.

Không muốn ai phát hiện.

Nghe thế, Trần Nặc nhíu mày nhẹ.

Anh còn chưa kịp nói gì, dì Hứa Kiến Lệ đã bưng khay trái cây vào: "Hai đứa đừng chỉ học thôi, mệt thì ăn chút gì đó. Hứa Nguyện, nhớ giúp dì canh chừng anh hai, không cho đọc những quyển sách chữ nhỏ xíu ấy nữa!" - chương mới đăng tải sớm nhất tại 𝖙y𝖙

Hứa Nguyện gật đầu: "Vâng ạ."

Trần Nặc chỉ biết cười khổ.

Dì Hứa Kiến Lệ đặt khay xuống, đóng cửa ra ngoài.

Hứa Nguyện nhìn khay táo tươi rửa sạch đặt trong khay, không nhịn được khen: "Dì ấy thương anh ghê."

Đào Thục Quân chưa bao giờ làm điều tương tự.

Việc bà thường làm chỉ là lao vào phòng Hứa Nguyện và gào thét khi cô đang làm bài tập. Lý do thay đổi lúc này lúc khác, có khi vì Hứa Nguyện không nghe thấy tiếng gọi ăn cơm của bà nên ra muộn. Có lúc vì Hứa Nguyện đã học bài xong từ sớm nên ra sớm.

Đào Thục Quân cho rằng cô không chăm chỉ học hành, chỉ biết ăn uống, lại mắng nhiếc cô một trận.

Tóm lại, Đào Thục Quân luôn tìm được lý do để mắng Hứa Nguyện.

Cô không giấu nổi sự ganh tị của mình, Trần Nặc mỉm cười với cô, không nói thêm về chủ đề này nữa. Anh vỗ vai cô an ủi.

"Sau này đừng tự chạy ra ngoài nữa."

Trần Nặc nhìn thẳng vào mắt Hứa Nguyện: "Em là con gái, bên ngoài tối tăm lạnh lẽo, dù may mắn không gặp phải kẻ xấu, nhưng chạy ra ngoài cả đêm không sợ bị chết cóng sao."

Trần Nặc hiếm khi xưng hô anh em với cô như thế.

Có lẽ do sức khỏe kém, từ nhỏ Trần Nặc nói chuyện rất nhẹ nhàng, chậm rãi, hoàn toàn không có vẻ ồn ào như các bạn trai cùng lứa.

Ánh mắt anh trong veo, dịu dàng và luôn toát lên sự bình yên.

Nghe anh nói vậy, Hứa Nguyện mím môi, gọi khẽ: "Anh..."

Ngày hôm đó sau khi trở về nhà, cô vẫn đứng giữa vòng khách giống hết như lần bị mắng trước đó. Điểm khác biệt duy nhất có lẽ là vợ chồng Hứa Kiến Đạt và Đào Thục Quân, họ vây quanh Hứa Nguyện và chỉ trích những sai lầm của cô bằng giọng điệu bớt gay gắt hơn.

Không ai quan tâm đến việc cô phải đi chân trần cả đêm.

Không ai quan tâm rằng cô đã lang thang một mình bên ngoài hàng giờ đồng hồ.

Đã lâu như vậy, chỉ có Trần Nặc là quan tâm đến cô. 

“Lần sau nếu có chuyện gì phải gọi cho anh trước.” Nhìn thấy mắt Hứa Nguyện đỏ lên, Trần Nặc đưa khăn giấy cho cô, trịnh trọng nói: “Anh trai luôn ở đây vì em.”

Hứa Nguyện nhận lấy tờ khăn, hít hít mũi, gật đầu: "Em biết mà."

Trong nhà này, chỉ có Trần Nặc không bao giờ đánh giá cô bằng điểm số.

*

Thích Dã dùng 10 tệ Hứa Nguyện đưa cho để thanh toán hóa đơn và mang theo bịch móc treo quần áo bằng nhựa về nhà.

Mở cửa, Thích Tòng Phong vẫn nằm dài trên ghế salon như mọi khi, xung quanh là đống chai bia rỗng. Ông ta cầm điện thoại di động nhìn chằm chằm vào người dẫn chương trình xinh đẹp trong phòng phát sóng trực tiếp, hoàn toàn không chú ý đến Thích Dã.

Giống như cậu chỉ là không khí vô hình.

Điều này khiến trong lòng Thích Dã bỗng dưng tràn ngập niềm vui hiếm có.

Cậu không ghét bị lờ đi, trái lại, với một người cha như Thích Tòng Phong, được bỏ mặc đã là một phúc lành.

Không cần phải sống trong nỗi sợ những cú đấm và đá mà đàn ông đó có thể giáng vào mình bất cứ lúc nào, và hậu quả là cậu sẽ phải bỏ thêm tiền để đi bệnh viện.

Không có gì tốt hơn việc bị lãng quên.

Vì Thích Tòng Phong cố thủ ở phòng khách nên Thích Dã không thể ra ban công để lấy những chiếc móc treo quần áo cũ.

Cậu để tạm bịch móc nhựa trong phòng, định chờ ông ta say khướt rồi ngủ quên mới lén lút ra ngoài.

"Bịch bịch bịch!"

Thích Dã vừa mới cất móc treo quần áo đi thì cửa phòng đã bị gõ mạnh.

Hay đúng hơn là đập cửa: "Thích Tòng Phong! Mày mở cửa cho tao! Ra đây! Khi nào mày mới định trả nợ tao!"

Tiếng cười của hot girl đột ngột im bặt.

Thích Dã không hề dao động, cụp mắt nhìn vết rách nhỏ trên áo khoác hồng.

Là do vết bỏng nhẹ khi bán khoai nướng, lộ ra chút bông gòn, dính bụi nên trông hơi dơ. ( truyện đăng trên app TᎽT )

"Đừng có giả chết với tao!" Không thấy ai mở cửa, tiếng đập cửa càng lớn hơn: "Tao nghe thấy giọng mày rồi đấy! Mày không ra tao vẫn xử được mày! Hôm nay tao phá cửa vào bắt mày trả nợ!"

Tiếng đập cửa ngày càng lớn khiến Thích Tòng Phong buộc phải từ bỏ ý định giả chết.

Ông ta ra mở cửa, nở một nụ cười tươi tắn với người đàn ông kia: “Tôi mới đi vệ sinh xong, không nghe thấy anh gõ cửa, thật xin lỗi!"

Nhưng chủ nợ không quan tâm lý lẽ của ông ta: "Trả tiền nhanh lên! Mày dọn từ Tây Xuyên đi rồi lại trở về, bao nhiêu năm rồi nhỉ? Tưởng tao dễ bắt nạt à?"

"Không phải, không phải." Thích Tòng Phong liên tục phẩy tay: "Không, không không, không phải tôi không muốn trả anh, chỉ là..."

Ông ta liếc mắt sang phòng bên cạnh, kéo Thích Dã ra: "anh Trương à, làm ơn đi mà, thằng bé còn đi học, sắp tới ngày khai giảng rồi, cần tiền lắm."

Thích Dã bị Thích Tòng Phong túm lấy, mặt vô cảm.

Cảnh tượng này cậu đã quá quen, từ nhỏ đến lớn, mỗi lần chủ nợ tới đòi tiền, Thích Tòng Phong đều kéo cậu ra làm lá chắn.

Đây cũng là lúc hiếm hoi hai cha con có tiếp xúc thân thể mà ông ta không đánh đập cậu.

"Anh thông cảm giúp tôi vài hôm nữa được không? Chỉ vài ngày nữa thôi." Thích Tòng Phong đặt tay lên gáy Thích Dã, ép cậu cúi đầu với chủ nợ: "Nào, cầu khẩn chú cho mày đi, bảo với chú mày còn cần học phí đi học."

Có lẽ do thường xuyên thiếu ăn, cơ thể Thích Dã tận dụng tối đa mọi chất dinh dưỡng ăn vào, không lãng phí.

Cho nên dù rất gầy, chiều cao của cậu vẫn khá, thuộc hàng cao trong số các bạn.

Nhưng Thích Tòng Phong vẫn cao và khỏe hơn.

Lòng bàn tay của người đàn ông trưởng thành ấn mạnh vào gáy, Thích Dã bị ép cúi đầu nhìn chằm chằm xuống sàn.

Im lặng.

"Sao thằng nhóc này? Câm à?" Thích Tòng Phong dường như rất bất mãn với phản ứng của cậu, quay sang chủ nợ tiếp tục nở nụ cười: "anh Trương à, nghe tôi nói đã..."

"Thôi thôi! Việc đàn ông ít dính dáng tới trẻ con!" Chủ nợ tuy gắt gỏng nhưng liếc nhìn chiếc áo khoác bông màu hồng trên người Thích Dã, không vui vẻ phẩy tay: "Cho mày thêm hai tháng! Chỉ hai tháng! Không trả tiền tao bẻ gãy chân mày!"

"Cám ơn anh Trương, cám ơn anh Trương." Thích Tòng Phong như được ân xá, cảm tạ người đàn ông kia thêm nhiều lời nịnh nọt, đưa anh ta ra tận cổng.

Thích Dã không đi theo.

Lợi dụng Thích Tòng Phong đưa chủ nợ đi, Thích Dã cầm bịch móc áo mới mua, ra ban công tháo những cái cũ xuống.

Căn hộ hai phòng ngủ một phòng khách này do ông nội Thích Dã để lại. Những năm trước Thích Tòng Phong dẫn cậu lang bạt bên ngoài không về nên cho thuê nhà.

Bao nhiêu năm vẫn không làm nên tích sự gì, hai cha con lại quay trở lại Tây Xuyên, ở nhờ căn nhà cũ để không phải chết cóng ngoài đường.

Những cái móc cũ là của người thuê trước đây. Lúc đó Thích Tòng Phong đòi phòng gấp, họ dọn đi vội nên để lại những cái móc sắt rẻ tiền này - dù rẻ nhưng chúng rất chắc chắn.

Chất lượng tốt, dùng được nhiều năm không hỏng.

Nhưng Thích Dã rất không thích loại móc này.

Trên ban công còn vài bộ quần áo chưa khô, cậu tháo từng bộ xuống, treo lên móc mới, rồi treo lại.

Vừa mới treo hết quần áo, còn chưa kịp cất đi những chiếc móc treo cũ, cửa phòng đã bị đá tung - "Bịch!"

Khác hẳn vẻ cẩn thận, nịnh nọt với chủ nợ, Thích Tòng Phong tiến thẳng về phía Thích Dã: "Vừa rồi mày có ý gì hả? Cố tình làm tao xấu mặt à?"

Mí mắt Thích Dã giật giật, trong lòng có dự cảm rất không tốt. Cậu không nói gì, quay người định rời khỏi ban công, cố gắng tránh được hậu quả tồi tệ hơn.

Nhưng Thích Tòng Phong đã chú ý đến những chiếc móc treo quần áo bằng sắt được đặt ở một bên, liền nhặt một chiếc lên ném thẳng về phía Thích Dã: "Mày nói đi! Đồ nhãi ranh! Tao nuôi mày khôn lớn! Giờ mày mọc cánh rồi à?"

Thích Dã đã dự đoán trước Thích Tòng Phong sẽ phát điên, nhưng không gian ở ban công có hạn, không có nơi nào để trốn.

Cậu giơ tay chặn lại nhưng không được, chiếc móc áo sắt đập vào cánh tay anh, lập tức để lại một dải thịt phồng lên và nóng hổi.

"Mày còn dám trốn à?" Thích Tòng Phong càng tức giận, "Tao là cha mày! Đánh chết mày cũng là lẽ thường tình! Là lẽ đương nhiên!"

Vừa nói, ông ta vừa nhặt chiếc móc treo bằng sắt lên.

Móc sắt găm thẳng vào mặt Thích Dã.

Đầu cậu lệch sang một bên.

Đồng thời, một dòng máu ấm nóng chảy dọc cằm, trong cơn đau rõ ràng, Thích Dã lạnh lùng nghĩ.

Trên đời này, cậu ghét nhất những cái móc treo quần áo bằng sắt.

*

Hứa Nguyện ở lại nhà Trần Nặc học thêm buổi sáng.

Trưa, dì Hứa Kiến Lệ nấu một bàn đầy ắp thức ăn ngon lành. Ăn xong, dì khăng khăng giữ cô ở lại: "Đừng vội về, chiều cũng ở đây cho anh trai dạy thêm môn khác."

Nhưng Hứa Nguyện lắc đầu: "Không được đâu dì, để anh ấy còn nghỉ ngơi nữa."

Buổi sáng, Trần Nặc giảng lại cho cô bài thi Vật Lý cuối kỳ.

Lớp 8 bắt đầu học thêm môn Vật Lý, Hứa Nguyện hơi theo không kịp tiến độ, lần thi này điểm Vật Lý kéo điểm của cô xuống nhiều nhất.

Một bài thi không nhiều nội dung, nhưng suốt cả buổi sáng, Hứa Nguyện cảm thấy sắc mặt của Trần Nặc càng tái nhợt hơn.

Giữa chừng còn ho khan vài cơn.

Chỉ khi ho dữ dội, khuôn mặt anh mới lộ chút hồng nhạt.

"Vậy em về ôn lại một lần nữa." Trần Nặc đưa Hứa Nguyện ra tận cửa, "Có chỗ nào không hiểu thì sang hỏi anh."

Hứa Nguyện gật đầu: "Em biết rồi, anh mau đóng cửa lại, đừng đứng ngoài lạnh nữa." Với thân thể yếu ớt của Trần Nặc, cô lo anh bị cảm lạnh nặng.

Trần Nặc nghe vậy, mỉm cười dịu dàng: "Ừ, về cẩn thận nhé."

Rời nhà Trần Nặc, Hứa Nguyện không về thẳng nhà mình, mà rẽ vào hướng khác.

Bây giờ mới hai giờ chiều, còn 4 tiếng nữa mới tới giờ tan sở của Đào Thục Quân.

Cô với ông Hứa Kiến Đạt không thân thiết vậy nên Hứa Nguyện không muốn về nhà đối mặt với thái độ xa cách và thờ ơ của cha, cũng không thích tính giờ, hồi hộp chờ Đào Thục Quân về.

Bốn tiếng này là của riêng cô.

Không biết đi đâu, Hứa Nguyện lang thang trên phố.

Đi một lúc, cô rút điện thoại, định hỏi bạn thân Thạch Tiểu Quả có rảnh đi chơi không.

Chưa kịp mở QQ, màu hồng quen thuộc lại xuất hiện cách đó không xa.

Hứa Nguyện định chào, nhưng nhìn rõ bóng dáng cậu, đứng hình ngay tại chỗ.

"Thất…Thất Gia!"

Cậu cầm một nắm móc sắt đã bị bẻ cong vặn vẹo, đứng chờ đèn đỏ ở ngã tư.

Cậu đang xoay người, cúi đầu xuống nên Hứa Nguyện không nhìn rõ biểu cảm, chỉ có thể nhìn thấy những vết sẹo đỏ, sưng tấy và phồng rộp lên lần lượt.

Tay, mặt, cổ...

Vết cắt trên má phải vẫn rỉ máu, trong không khí âm độ C, máu chảy ra ngoài lại đông cứng thành vệt mỏng.

Lần này Thích Dã nghe thấy.

Nhưng cậu không quay đầu lại nhìn, cũng không sửa lại việc cô gọi nhầm tên, cậu chỉ cụp mắt xuống, nắm chặt chiếc móc treo quần áo gần như đã gãy trong tay.

Cậu muốn ném những thứ này thật xa.

Ném đến nơi Thích Tòng Phong không thể tìm thấy.

Ba, hai, một.

Đèn đỏ hết giờ, đèn xanh sắp bật sáng, một giây trước khi Thích Dã toan bước đi thì bàn tay lạnh cóng bỗng ấm lên.

Giống như đêm giao thừa hôm đó, trong cơn gió tuyết lạnh lẽo như cắt vào da thịt, cô cũng không chút do dự, đưa tay nắm chặt lấy tay cậu.

 

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play