Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

20. Xét lại chủ nghĩa Khắc kỷ (1)


10 tháng

trướctiếp

Ở chương trước, tôi đã mô tả sự suy tàn của chủ nghĩa Khắc kỷ và cố gắng tìm hiểu lý do cho trạng thái hấp hối hiện tại của nó. Trong chương này, tôi sẽ nỗ lực làm hồi sinh học thuyết này. Mục tiêu của tôi khi làm như vậy là để khiến tư tưởng Khắc kỷ trở nên cuốn hút hơn đối với những ai đang kiếm tìm một triết lý sống.
Trong phần giới thiệu cho cuốn sách này, tôi đã giải thích rằng các triết lý về cuộc sống có hai thành phần: Chúng cho ta biết những thứ gì trong cuộc sống là đáng hay chẳng đáng theo đuổi, và chúng chỉ cho chúng ta biết cách đạt được những điều đáng giá. Như ta đã thấy, các triết gia Khắc kỷ xem sự bình thản là đáng để theo đuổi, và sự bình thản mà họ đang truy cầu sẽ được nhớ đến như một trạng thái tâm lý mà ở đó chúng ta ít trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như lo âu, đau buồn, sợ hãi, và thay vào đó lúc nào cũng tràn đầy những cảm xúc tích cực, đặc biệt là niềm vui. Các nhà Khắc kỷ không cho rằng sự bình thản là quý giá; đúng hơn là, họ giả định rằng trong cuộc sống của hầu hết mọi người, tại một thời điểm nào đó, giá trị của sự bình thản sẽ trở nên hiển nhiên.
Để phát triển và cải tiến những chiến lược của họ nhằm đạt được sự bình thản, các nhà Khắc kỷ trở thành những người quan sát nhạy bén của nhân loại. Họ cố tìm cho được những thứ phá vỡ sự bình thản của con người, làm thế nào để con người tránh không để cho những chuyện đó phá vỡ sự bình thản của họ, và khi, mặc cho những nỗ lực của họ, sự bình thản bị phá vỡ, thì làm thế nào họ có thể nhanh chóng phục hồi lại nó. Trên cơ sở của những sự xem xét này, các nhà Khắc kỷ đưa ra một bộ lời khuyên cho những ai đang tìm kiếm sự bình thản. Trong số các lời khuyên của họ có những điều sau:
- Chúng ta nên biết tự ý thức: Chúng ta nên quan sát chính bản thân mình khi thực hiện các công việc hằng ngày, và chúng ta thỉnh thoảng nên suy ngẫm về cách mà ta đáp ứng trước các sự kiện trong ngày. Chúng ta phản ứng như thế nào trước một lời sỉ nhục? Trước một sự mất mát của cải? Trước một tình huống gây căng thẳng? Trong các phản ứng của mình, liệu chúng ta có áp dụng các chiến lược tâm lý của chủ nghĩa Khắc kỷ không?
- Chúng ta nên sử dụng khả năng lý trí, suy luận của mình để vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta cũng cần sử dụng năng lực lý trí của mình để làm chủ các ham muốn, trong giới hạn khả năng của bản thân. Đặc biệt là, ta nên sử dụng lý trí của mình để khiến bản thân tin rằng những thứ như danh tiếng hay của cải chẳng có mấy giá trị - ở mức độ nào đó, nếu điều mà ta đang truy cầu là sự bình thản - và do đó không đáng theo đuổi. Cũng thế, chúng ta nên sử dụng khả năng lý luận của mình để để thuyết phục bản thân rằng mặc dù một số hoạt động nào đó cho ta nhiều lạc thú nhưng sa đà vào đó sẽ phá vỡ sự bình thản của ta, và nếu đánh mất sự bình thản thì hệ lụy sẽ vượt xa những khoái cảm ta nhận được.
- Nếu như, mặc dù không chạy theo giàu sang nhưng ta vẫn giàu, vậy thì ta cứ việc tận hưởng may mắn đó; chính những triết gia Hoài nghi, chứ không phải các nhà Khắc kỷ, mới ủng hộ lối sống khổ hạnh. Nhưng cho dù vui thích với sự giàu sang, chúng ta cũng đừng nên bám chấp vào nó; quả thật, ngay cả khi đang tận hưởng vinh hoa phú quý, chúng ta cũng nên suy nghĩ đến tình huống mình bị phá sản.
- Chúng ta là những sinh vật xã hội; đời ta sẽ khốn khổ nếu tách biệt với người khác. Bởi thế, nếu thứ mà ta mưu cầu là sự bình thản, chúng ta nên thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác. Nhưng khi làm vậy, ta cũng nên thận trọng chọn lựa người để kết giao. Chúng ta cũng nên, tùy theo hoàn cảnh, tránh xa những người có hệ giá trị đồi bại, kẻo những giá trị của họ sẽ lây nhiễm sang chúng ta.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp