Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

PHẦN BỐN: CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI (19. Sự suy tàn của chủ nghĩa Khắc kỷ)


10 tháng

trướctiếp

Marcus Aurelius là một triết gia khắc kỷ và đồng thời cũng là Hoàng đế La Mã, người đàn ông quyền lực nhất thế giới phương Tây. Sự kết hợp này của triết học và chính trị có thể mang lại nhiều lợi ích cho chủ nghĩa Khắc kỷ, nhưng như chúng ta đã thấy, ông không tìm cách cải đạo, thay đổi người dân La Mã đi theo triết học. Vì thế, Marcus trở thành, theo lời của nhà sử học thế kỷ 19 W. E. H. Lecky, “đại diện cuối cùng và hoàn hảo nhất của chủ nghĩa Khắc kỷ La Mã”. Sau cái chết của ông, chủ nghĩa Khắc kỷ rơi vào cuộc khủng hoảng mà từ đó đến giờ nó vẫn chưa hồi phục.
Cũng như với bất cứ hiện tượng xã hội phức tạp nào, có nhiều yếu tố đằng sau sự suy tàn này. Chẳng hạn, Lecky (tôi được biết quan điểm của ông không còn được ủng hộ nữa) cho rằng tình trạng tham nhũng và suy đồi ngày càng gia tăng ở xã hội La Mã khiến cho chủ nghĩa Khắc kỷ - như chúng ta thấy, vốn đòi hỏi khả năng kiểm soát bản thân rất lớn - trở nên kém hấp dẫn với người dân La Mã. Nhà cổ điển M. L. Clarke đưa ra một lời giải thích khác: theo ông, chủ nghĩa Khắc kỷ suy tàn một phần vì thiếu những giáo viên dạy chủ nghĩa Khắc kỷ cuốn hút sau cái chết của Epictetus. Người có thể mô tả mạch lạc các nguyên tắc của một thứ triết lý không thiếu, nhưng một trong những điều tạo nên sức sống của chủ nghĩa Khắc kỷ lại nằm ở những giảng viên của nó. Ví dụ như Musonius và Epictetus, bên cạnh việc có thể giải thích rõ ràng về chủ nghĩa Khắc kỷ, họ còn là hiện thân của học thuyết này. Họ là bằng chứng sống cho thấy việc thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ mang lại nhiều lợi ích. Khi chủ nghĩa Khắc kỷ được dạy bởi người phàm, những học sinh tiềm năng sẽ rất khó mà bị cuốn theo nó.
Chủ nghĩa Khắc kỷ cũng bị suy yếu bởi sự trỗi dậy của Ki-tô giáo, một phần vì những tuyên bố của Ki-tô giáo cũng giống với chủ nghĩa Khắc kỷ. Chẳng hạn, các nhà Khắc kỷ nói rằng các vị Thần đã tạo ra loài người, quan tâm đến hạnh phúc của con người và ban cho anh ta một phẩm chất thần thánh (khả năng suy luận); Ki-tô giáo tuyên bố rằng Chúa tạo ra loài người, quan tâm đến anh ta theo một cách rất riêng, và ban cho anh ta một yếu tố thiêng liêng (một linh hồn). Cả chủ nghĩa Khắc kỷ và Ki-tô giáo đều bắt buộc con người vượt qua những ham muốn không lành mạnh và theo đuổi đức hạnh. Và lời khuyên của Marcus rằng chúng ta phải “yêu thương nhân loại” chắc chắn đã được nhắc tới trong Ki-tô giáo.
Bởi vì những điểm tương đồng này, các nhà Khắc kỷ và các tín đồ đạo Ki-tô lâm vào cảnh ganh đua nhau để thu hút các môn đồ tiềm năng. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, Ki-tô giáo có một lợi thế lớn hơn so với chủ nghĩa Khắc kỷ: Nó hứa hẹn không chỉ một cuộc sống sau khi chết mà còn là một thế giới bên kia nơi con người sẽ được hạnh phúc mãi mãi. Mặt khác, các nhà Khắc kỷ cho rằng có thể có kiếp sau nhưng không chắc chắn về điều đó, và nếu quả thực có cuộc sống sau khi chết thì các triết gia Khắc kỷ cũng không chắc nó sẽ trông như thế nào.
Kể từ sau cái chết của Marcus, chủ nghĩa Khắc kỷ dần trở nên mờ nhạt, chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện le lói trở lại. Chẳng hạn, vào thế kỷ XVII, René Descartes thổ lộ khuynh hướng Khắc kỷ của ông trong Discourse on Method (Bài giảng về Phương pháp). Có lúc ông mô tả về các câu châm ngôn rằng, nếu tuân theo chúng, ông sẽ được sống hạnh phúc nhất có thể. Câu thứ ba trong số các câu châm ngôn đó có thể được lấy từ câu của Epictetus: “Luôn luôn tìm cách chiến thắng bản thân tôi thay vì chiến thắng số phận, luôn tìm cách thay đổi những ham muốn của tôi thay vì thiết lập trật tự, và đại thể thì tin rằng chẳng có thứ gì hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta ngoại trừ những ý nghĩ của ta, bởi thế, sau khi chúng ta đã cố gắng hết sức để thay đổi các vấn đề bên ngoài, những gì còn phải làm là hoàn toàn bất khả thi, ít nhất là ở mức độ chúng ta quan ngại.” (Nhân thể, hãy lưu ý rằng nội tại hóa mục tiêu trong lời khuyên của Descartes mang hàm ý là làm hết sức mình).
Vào thế kỷ 19, ảnh hưởng của phái Khắc kỷ có thể được tìm thấy ở các tác phẩm của triết gia người Đức Arthur Schopenhauer; các bài tiểu luận của ông Wisdom of Life (Trí tuệ cuộc sống) và Counsels and Maxims (Khuyên nhủ và phương châm), dù không thể hiện rõ ràng khuynh hướng Khắc kỷ, nhưng mang màu sắc Khắc kỷ rõ rệt. Đồng thời, băng qua Đại Tây Dương, ảnh hưởng của chủ nghĩa Khắc kỷ có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của các triết gia trường phái siêu nghiệm New England. Ví dụ, Henry David Thoreau, dù không trực tiếp đề cập đến chủ nghĩa Khắc kỷ hay bất kỳ triết gia Khắc kỷ vĩ đại nào trong kiệt tác Walden của ông, nhưng với những người biết mình cần tìm kiếm thứ gì, ảnh hưởng của phái Khắc kỷ vẫn luôn hiện diện. Thoreau rất thẳng thắn trong Journal. Chẳng hạn, ông viết thế này “Triết gia Khắc kỷ Zeno cũng hoàn toàn ở trong mối tương quan với thế giới giống như tôi lúc này vậy.”
Giống như các nhà Khắc kỷ, Thoreau cũng quan tâm đến việc phát triển một triết lý sống. Theo học giả nghiên cứu về Thoreau, Robert D. Richardson, “Ông lúc nào cũng đau đáu một câu hỏi thực tế, làm thế nào tôi có thể sống tốt nhất cuộc sống hằng ngày của mình?” và cuộc đời ông có thể được xem như, Richardson cho hay, “một nỗ lực liên tục để tìm ra ý nghĩa thực tế cụ thể của tư tưởng Khắc kỷ mà những quy luật chi phối thiên nhiên cũng chi phối cả con người nữa.” Thoreau đến đầm Walden để thực hiện thử nghiệm kéo dài hai năm nổi tiếng của ông về lối sống tối giản, chủ yếu để ông có thể trau chuốt triết lý sống của mình và bằng cách ấy tránh sống lầm lỗi: ông nói với chúng ta, động cơ chính của ông khi chuyển đến sống ở Walden là vì ông sợ rơi vào tình huống “khi sắp chết tôi mới nhận ra mình chưa từng sống.”

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp