Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

15. Những giá trị cá nhân 2: Bàn về cuộc sống xa hoa


10 tháng

trướctiếp

Bên cạnh việc coi trọng danh tiếng, con người thường đề cao sự giàu có. Hai giá trị này có vẻ độc lập, nhưng có thể cho rằng lý do chính chúng ta mưu cầu giàu sang là vì chúng ta tìm kiếm danh vọng. Chính xác hơn, chúng ta theo đuổi giàu sang vì chúng ta nhận ra của cải vật chất có thể khiến mọi người thán phục ta và do đó trao cho chúng ta một mức độ nổi tiếng nhất định. Nhưng nếu danh tiếng không đáng theo đuổi, và nếu lý do chính để chạy theo giàu sang của chúng ta là nhờ nó mà ta có được tiếng tăm, thì khi ấy sự giàu sang cũng không đáng để theo đuổi. Theo các nhà Khắc kỷ thì đúng là như vậy.
Chẳng hạn, trong thư an ủi gửi đến Helvia, Seneca nhắc rằng cơ thể của chúng ta nhỏ bé biết nhường nào và đặt ra câu hỏi này: “Ham muốn quá nhiều trong khi ta chỉ có thể chứa đựng quá ít, chẳng phải là điên rồ và mất trí nặng hay sao?” Hơn thế nữa, ông nói thật ngu ngốc khi “cho rằng vấn để quan trọng nằm ở số lượng tiền chứ không phải ở thái độ!” Musonius đồng ý với nhận định này. Theo quan sát của ông, sở hữu nhiều của cải sẽ chẳng giúp chúng ta sống cuộc đời không muộn phiền và sẽ không an ủi chúng ta khi về già. Và mặc dù sự giàu có có thể mua cho chúng ta những xa hoa vật chất và nhiều lạc thú khác về mặt giác quan, thì nó cũng không thể mang lại cho chúng ta sự thỏa mãn hay xua đi những khổ đau. Để ủng hộ cho tuyên bố này, Musonius chỉ ra tất cả những người giàu có nhưng vẫn cảm thấy buồn phiền và khốn khổ mặc cho khối tài sản của họ. Tương tự thế, Epictetus quả quyết rằng “Thà chết đói mà không phiền não và sợ hãi, còn hơn là sống giàu sang mà lo lắng, kinh hãi, nghi ngờ, và ham muốn vô độ.” Nhìn chung, ông cho rằng không màng đến giàu sang thì quý giá hơn cả bản thân sự giàu sang.
Riêng việc giàu có không mang lại hạnh phúc cho con người đã đủ tệ rồi, nhưng Musonius cho rằng tình hình còn tồi tệ hơn thế nữa: Giàu sang có quyền năng khiến con người bất hạnh. Thật vậy, nếu bạn muốn làm một người nào đó khổ sở, bạn có thể cân nhắc đến việc tặng cho anh ta của cải. Musonius từng cho một người đàn ông đang đóng giả là triết gia một khoản tiền. Khi người ta nói với ông rằng người đàn ông này là một kẻ giả danh, trên thực tế anh ta là kẻ xấu xa độc ác, Musonius, thay vì lấy lại tiền, cứ để anh ta giữ lấy tất. Ông nói với nụ cười trên môi, rằng nếu anh ta thực sự là kẻ xấu thì anh ta xứng đáng với số tiền đó.
Phần lớn mọi người sử dụng sự giàu có của họ để đáp ứng một lối sống xa hoa, nhờ thế mà họ khiến mọi người nể phục họ. Nhưng các nhà Khắc kỷ cho rằng một lối sống như vậy là phản tác dụng nếu mục tiêu của chúng ta không phải là sống dư dả mà là có một cuộc đời tốt đẹp.
Chẳng hạn, hãy xem những bữa ăn hoang phí gắn liền với cuộc sống xa hoa. Liệu những người ăn những bữa như vậy có sung sướng hơn những người ăn uống đơn giản không? Musonius không nghĩ như vậy. Ông nói rằng, những người có chế độ ăn uống xa hoa giống như một mẩu sắt kém chất lượng, phải liên tục được mài giũa; chính xác hơn, những người này sẽ cảm thấy không vui nổi với một bữa ăn trừ phi nó đã được “mài giũa” với rượu nguyên chất, giấm, hay nước sốt tart.
Thực tế có một nguy cơ là nếu tiếp xúc với lối sống xa hoa, chúng ta sẽ đánh mất khả năng tận hưởng, vui thích trước những điều đơn giản của mình. Đã có một thời chúng ta có thể nhâm nhi một bát mì ống và phô mai, kèm với một ly sữa, nhưng sau khi sống xa hoa một vài tháng, chúng ta có thể thấy bát mì ống không còn hấp dẫn khẩu vị của ta nữa; chúng ta bắt đầu từ bỏ nó để ăn Fettuccine Alfredo kèm với một chai nước uống có thương hiệu đặc biệt. Và chẳng mấy chốc, chúng ta có thể, nếu đủ khả năng chi trả, từ chối bữa ăn này để dùng món risotto ăn kèm với tôm hùm Maine và hoa bí vừa hái, kèm với một chai rượu vang trắng Riesling mà các nhà phê bình ẩm thực tán dương, và món khai vị tất nhiên sẽ là một đĩa salad xà lách xoắn xanh, bên trên là atiso hấp, đậu tằm, phô mai Valencay, măng tây non, và mấy quả cà chua anh đào.
Khi con người trở nên khó thỏa mãn, do hệ quả của việc tiếp xúc với cách sống xa hoa, một điều kỳ lạ xảy ra. Thay vì đau buồn vì mất đi khả năng tận hưởng những điều đơn giản của mình, họ lại lấy làm tự hào về khả năng mới có - chỉ yêu thích “những gì tốt nhất”. Tuy nhiên, các triết gia Khắc kỷ sẽ thấy thương hại cho những cá nhân đó. Họ chỉ ra rằng bằng việc làm suy yếu khả năng thưởng thức những điều đơn giản, những thứ dễ dàng có được của họ - ví dụ như một bát mì ống và phô mai - những người này đã làm suy yếu trầm trọng khả năng tận hưởng cuộc sống của mình. Các nhà Khắc kỷ cố gắng tránh trở thành nạn nhân của lối sống sành diệu này. Thật vậy, các nhà Khắc kỷ đánh giá cao khả năng tận hưởng cuộc sống bình thường của họ - và quả thực, khả năng tìm thấy nguồn vui ngay cả khi đang sống trong những điều kiện giản dị, thô sơ.

........(Còn tiếp ...)

Vui lòng đọc tiếp đầy đủ trên ứng dụng truyện TYT (iOS, Android).
Trải nghiệm nghe truyện audio, tải truyện đọc offline, đặc biệt hoàn toàn miễn phí.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp